BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Chỉ ra và phân tích được quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích, tác dụng của việc học qua văn bản Bàn luận về phép học; nhận xét được về nghệ thuật lập luận của tác giả; rút ra được bài học cho bản thân. - Biết trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp. Biết sắp xếp và trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết bài văn nghị luận. 3. Thái độ: Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định. 4. Tích hợp: Tích hợp GDBVMT II. CHUẨN BỊ: - GV: Thiết kế hoạt động dạy-học; thông tin tư liệu cho bài học. - HS: Đọc văn bản; tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm. III. CHUỖI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Nội dung của hoạt động: Trao đổi để bổ sung, hoàn thiện sơ đồ trang 49. Những vấn đề trao đổi có điểm gì giống và khác với nội dung được đề cập trong văn bản Bàn luận về phép học? - Phương pháp tổ chức dạy học: * HS hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu của phần khởi động. * GV dẫn dắt vào bài. B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động Nội dung * HS tìm hiểu thông tin về tác giả, văn bản: ? Nêu hiểu biết chung về tác giả? - HĐ cá nhân, chia sẻ, bổ sung. - GV chốt kiến thức. * HS đọc văn bản: HĐ chung - GV cho HS đọc đoạn 1. - HS thảo luận về cách đọc: Đọc với tiết tấu chậm, rõ ràng, rành mạch. - HS đọc văn bản. * HS tìm hiểu chú thích: - HĐ cá nhân, chia sẻ. Thảo luận nhóm: Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì? HĐ chung cặp đôi: Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì? Hoạt động nhóm: Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? Hoạt động chung cả lớp: Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học" nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy? Từ thực tế của việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất? Vì sao? Hoạt động cá nhân: Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng sơ đồ. Hoạt động chung cả lớp: a. Đọc những đoạn trích trang 67 và thực hiện yêu cầu trang 68: - Đâu là những câu chủ đề (câu luận điểm) trong mỗi đoạn văn? - Câu chủ đề trong từng đoạn được đặt ở vị trí nào (đầu hay cuối đoạn) ? - Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn. b. Đọc đoạn trích trang 52 và hoàn thành phiếu học tập. c. Hoàn thành yêu cầu trang 52. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: Hoạt động nhóm: Hoạt động cá nhân: Hoạt động nhóm: I. VĂN BẢN: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC 1. Đọc- tìm hiểu chung: A. Tác giả: - Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử. - Quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. - Là người "thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu". B. Tác phẩm: - Xuất xứ: Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. - Thể loại: tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. - Văn bản chỉ rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh cho đất nước. 2. Đọc- hiểu văn bản: a. Mục đích chân chính của việc học: + Học để "biết rõ đạo" + Học cách làm người, để sống tốt, cư xử đúng mực → Qua việc học, con người được tu dưỡng về đạo đức, có tri thức vừa giúp tự hoàn thiện mình, vừa góp phần phụng sự đất nước. b. Tác giả phê phán những lối học: + Học lối học hình thức hòng cầu danh lợi → lối học vì mục đích tầm thường, thực dụng tiến thân- làm quan- cầu danh lợi. + Không biết tới tam cương ngũ thường → lối học hình thức, làm mất đi ý nghĩa chân chính của việc học. + Tác giả thẳng thắn, trung thực trong lời tâu thực trạng của việc học hình thức, học cầu lợi. → Những người theo sự học giả dối nếu làm quan sẽ trở thành "nịnh thần", trở thành kẻ tham quan, làm cho nước mất nhà tan. c. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp bàn tới hình thức học và cách học: + Mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học. + Việc học phải được tiến hành tuần tự: Bồi lấy gốc → tứ thư ngũ kinh → chư sử. + Học rộng rồi tóm lược. + Học đi đôi với thực hành. → Tầm nhìn chiến lược của bậc trung thần trong vấn đề giáo dục thực học, tạo ra hiền tài cho quốc gia. d. Bài tấu bàn về "phép học" đó là những phép học: - Từ đơn giản đến phức tạp: Học bồi lấy gốc - Từ thấp đến cao: Tuần tự tiến lên Tứ thư Ngũ kinh, Chư sử - Từ lý thuyết đến thực hành: Học kết hợp với thực hành → Khi thực hiện theo phép học này người học mới có thể "lập công trạng", lấy những điều học được mang lại cho đất nước sự "vững yên", "thịnh trị" cho đất nước. → Từ việc học của bản thân, em thấy phương pháp học tốt nhất là học từ những thứ cơ bản, rồi tới những điều phức tạp. Học phải kết hợp với thực hành để việc học trở nên nhuần nhuyễn, có ích. e. Sơ đồ lập luận của đoạn văn II. VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM - Câu chủ đề của đoạn văn (a) là :(Thành Đại La) Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Câu chủ đề trong đoạn văn (b) là: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (ý nói tinh thần yêu nước). - Câu chủ đề trong đoạn (a) nằm ở cuối đoạn, câu chủ đề trong đoạn (b) nằm ở đầu đoạn. - Đoạn (a) được viết theo cách quy nạp. Các câu từ đầu đến trước câu cuối nêu những dẫn chứng, câu cuối tổng hợp lại thành luận điểm. Đoạn (b), ngược lại được viết theo cách diễn dịch. Câu đầu nêu chủ đề, các câu sau đưa ra những luận cứ để minh họa cho luận điểm ấy. III. LUYỆN TẬP: Bài 1: Nhận xét về những quan điểm của Nguyễn Thiếp. Bài 2: Diễn đạt ý các câu văn thành luận điểm: A) Cần phải viết ngắn gọn, rõ ràng. B) Nguyên Hồng không chỉ đam mê viết mà còn muốn truyền nghề cho các bạn trẻ. Bài 3: - Luận điểm của đoạn văn được nêu ra ngay trong câu mở đầu: "Tôi thấy Tế Hanh là người tinh lắm". Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã trình bày các luận cứ: + Tế Hanh đã ghi được những nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi với mỗi con người. - Hai luận cứ trên được trình bày theo một trình tự hợp lý. Tác giả xuất phát từ những nhận định chính xác về Tế Hanh (một người rất tinh tế, có thể nghe thấy những điều không hình sắc, không thanh âm) đến những nhận định cũng rất chính xác về thơ Tế Hanh (đưa ta vào thế giới gần gùi mà ta chỉ cảm thấy một cách mờ mờ). Luận cứ thứ hai là hệ quả từ luận cứ thứ nhất. Điều đó tạo cho đoạn văn sự hợp lý và tính lô-gíc Bài 4: Hoạt động nhóm. A) Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài Có thể làm sáng tỏ luận điểm trên bằng các luận cứ và dẫn chứng sau: - Học là để nắm bắt tri thức. Nắm bắt tri thức rất quan trọng nhưng củng cố những tri thức đã nắm bắt được còn quan trọng hơn. Có thể lấy các dẫn chứng trong thực tế và trong học tập để chứng minh. Một người khi học lý thuyết có thể đạt kết quả cao nhưng anh ta không chú ý đến việc thực hành. Kết quả là những kiến thức thu nhận được nhanh chóng rơi rụng đi mất khiến cho khi tiếp xúc với công việc thực tế, anh ta đã hết sức vất vả. - Việc làm bài tập đều đặn, thường xuyên là cách củng cố tri thức hiệu quả nhất. Chứng minh: Với những người chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức họ thu nhận được không những được củng cố mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi được tiếp xúc với thực tế vô cùng phong phú. B) Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ - Trước hết cần phải giải thích rõ: "Học vẹt" nghĩa là như thế nào? "Học vẹt" nghĩa là chỉ nói theo như con vẹt, nói mà không hiểu mình đang nói cái gì. Nhiều người khi học chỉ cố học thuộc lòng, không chú ý đến việc phân tích, khái quát. Kết quả là khi làm bài, anh ta có thể nói rất đúng ý thầy cô, được điểm rất cao nhưng kỳ thực là không hiểu được bản chất của vấn đề. - Học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng. Do không sử dụng tư duy phân tích, giải thích.. nên các kỹ năng này của người học vẹt không được rèn luyện thường xuyên. Kết quả là khi tiếp xúc với thực tế, cần sử dụng các kỹ năng này một cách tích cực, họ đã gặp nhiều khó khăn. Bài 5: Một số luận điểm để em tham khảo: - Muốn xây dựng một đất nước hùng cường cần phải có những con người có tri thức và đạo đức tốt. - Nhà trường phổ thông là nơi bồi dưỡng tri thức, rèn luyện đạo đức cho HS. - Là chủ nhân tương lai của đất nước, học sinh cần xác định nhiệm vụ của mình là chăm chỉ học tập, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện đạo đức từ trong trường phổ thông. - Nhiều HS đang nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, người có ích cho xã hội sau này. - Một số bạn vẫn còn ham chơi, chây lười trong học tâp làm cho thầy cô, cha mẹ buồn lòng. - Chúng ta nên suy nghĩ về nhiệm vụ của mình, cố gắng học tập tốt để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, thầy cô và để có một tương lai tốt đẹp hơn cho mình. Bài 6, 7: GV hướng dẫn HS thực hiện. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: - GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động: 1. Viết bài tập làm văn số 6 - văn nghị luận. Đề bài: Viết 1 bài văn nghị luận về nạn ô nhiễm môi trường tại đia phương nơi em đang sinh sống? 2. Liên hệ với thực tế học tập của bản thân, hãy chỉ ra một số phương pháp học tập mà em cho là hiệu quả nhất và giải thích lí do. - HS thực hiện hoạt động cá nhân, báo cáo kết quả vào tiết sau. - GV giúp đỡ, động viên HS thực hiện. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: - GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động ở nhà: Sưu tầm 1- 2 bài viết về phương pháp học tập hiệu quả. Liên hệ với cách học của bản thân, em hãy đánh giá xem mình đã vận dụng được phương pháp học tâp đó ở mức độ nào. Những gì em chưa thực hiện được? Tại sao? - GV giúp đỡ, động viên HS thực hiện.