Đọc hiểu: Tuổi trẻ không trì hoãn - Trì hoãn là hiện tượng tâm lí và hành vi khá phổ biến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 5 Tháng ba 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đọc hiểu: Tuổi trẻ không trì hoãn - Đỗ Mai Dung dịch

    Đề 1

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Trì hoãn là hiện tượng tâm lí và hành vi khá phổ biến của con người. Mỗi người đều có thói quen trì hoãn cái này cái kia; bình thường thì chỉ là tật xấu nhưng nghiêm trọng sẽ trở thành "bệnh". Nhưng dù có nghiêm trọng hay không, trì hoãn sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống và công việc.

    Sự nguy hại của trì hoãn nằm ở chỗ, trên thực tế nó là một "bệnh mãn tính dạng ẩn"; trong thời gian ngắn sẽ thấy không ảnh hưởng quá nhiều, nhưng về lâu về dài thì nguy hại khôn lường.

    Quan trọng hơn, rất nhiều người mắc bệnh trì hoãn mà không biết. Họ luôn tìm được những lời giải thích tưởng chừng rất hợp lý cho hành vi trì hoãn của mình, đến khi phát hiện ra thì đã bước vào giai đoạn cuối và rất khó điều trị tận gốc.

    Trì hoãn là sát thủ của thời gian. Nó sẽ rút ngắn độ dài của tuổi thọ chúng ta, khiến chúng ta hao mòn năm tháng, tuổi xuân trong sự chờ đợi vô vọng và nỗi hối hận căm hờn vô bờ bến.

    Trì hoãn là kẻ cắp của sinh mệnh. Nó sẽ đánh cắp sự nhiệt tình, cơ hội, mài mòn ý chí chiến đấu của mỗi người trong vô thức, khiến cuộc sống dậm chân tại chỗ.


    (Trích Tuổi trẻ không trì hoãn, Thần Cách, Đỗ Mai Dung dịch, NXB Thế giới)​

    [​IMG]

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2. Đoạn trích đề cập đến hiện tượng tâm lí gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và công việc?

    Câu 3. Chỉ ra 01 phép liên kết hình thức trong những câu văn sau: Trì hoãn là hiện tượng tâm lí và hành vi khá phổ biến của con người. Mỗi người đều có thói quen trì hoãn cái này cái kia; bình thường thì chỉ là tật xấu nhưng nghiêm trọng sẽ trở thành "bệnh". Nhưng dù có nghiêm trọng hay không, trì hoãn sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống và công việc.

    Câu 4. Thông điệp từ đoạn trích trên là gì?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1.
    Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận

    Câu 2. Đoạn trích đề cập đến hiện tượng tâm lí: Trì hoãn. Tâm lí trì hoãn có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và công việc: Lãng phí thời gian, rút ngắn tuổi thọ, hao mòn năm tháng, đánh cắp sự nhiệt tình, cơ hội, mài mòn ý chí chiến đấu, khiến cuộc sống dậm chân tại chỗ..

    Câu 3. Trì hoãn là hiện tượng tâm lí và hành vi khá phổ biến của con người. Mỗi người đều có thói quen trì hoãn cái này cái kia; bình thường thì chỉ là tật xấu nhưng nghiêm trọng sẽ trở thành "bệnh". Nhưng dù có nghiêm trọng hay không, trì hoãn sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống và công việc.

    Các câu văn trên liên kết với nhau bởi phép liên kết: Lặp từ ngữ ( "trì hoãn" được lặp lại 3 lần trong 3 câu văn).


    Câu 4.

    - Thông điệp từ đoạn trích trên: Không nên trì hoãn;

    - Trì hoãn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và công việc: Làm lãng phí thời gian, đánh mất cơ hội, khó có được thành công lớn lao..
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng bảy 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đọc hiểu: Tuổi trẻ không trì hoãn - Đỗ Mai Dung dịch

    Đề 2

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Trì hoãn là hiện tượng tâm lí và hành vi khá phổ biến của con người. Mỗi người đều có thói quen trì hoãn cái này cái kia; bình thường thì chỉ là tật xấu nhưng nghiêm trọng sẽ trở thành "bệnh". Nhưng dù có nghiêm trọng hay không, trì hoãn sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống và công việc.

    Sự nguy hại của trì hoãn nằm ở chỗ, trên thực tế nó là một "bệnh mãn tính dạng ẩn"; trong thời gian ngắn sẽ thấy không ảnh hưởng quá nhiều, nhưng về lâu về dài thì nguy hại khôn lường.

    Quan trọng hơn, rất nhiều người mắc bệnh trì hoãn mà không biết. Họ luôn tìm được những lời giải thích tưởng chừng rất hợp lý cho hành vi trì hoãn của mình, đến khi phát hiện ra thì đã bước vào giai đoạn cuối và rất khó điều trị tận gốc.

    Trì hoãn là sát thủ của thời gian. Nó sẽ rút ngắn độ dài của tuổi thọ chúng ta, khiến chúng ta hao mòn năm tháng, tuổi xuân trong sự chờ đợi vô vọng và nỗi hối hận căm hờn vô bờ bến.

    Trì hoãn là kẻ cắp của sinh mệnh. Nó sẽ đánh cắp sự nhiệt tình, cơ hội, mài mòn ý chí chiến đấu của mỗi người trong vô thức, khiến cuộc sống dậm chân tại chỗ.


    (Trích Tuổi trẻ không trì hoãn, Thần Cách, Đỗ Mai Dung dịch, NXB Thế giới)

    Câu 1. Theo đoạn trích, trì hoãn khi nghiêm trọng sẽ trở thành gì?

    Câu 2. Theo tác giả, thói quen trì hoãn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nào?

    Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn trích trên.

    Câu 4. Bài học sâu sắc nhất em rút ra từ đoạn trích trên là gì? Tại sao?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1.
    Theo đoạn trích, trì hoãn khi nghiêm trọng sẽ trở thành "bệnh" - gây ra hậu quả và cần được chữa trị.

    Câu 2. Theo tác giả, thói quen trì hoãn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực:

    - Trì hoãn là sát thủ của thời gian. Nó sẽ rút ngắn độ dài của tuổi thọ chúng ta, khiến chúng ta hao mòn năm tháng, tuổi xuân trong sự chờ đợi vô vọng và nỗi hối hận căm hờn vô bờ bến.

    - Trì hoãn là kẻ cắp của sinh mệnh. Nó sẽ đánh cắp sự nhiệt tình, cơ hội, mài mòn ý chí chiến đấu của mỗi người trong vô thức, khiến cuộc sống dậm chân tại chỗ.

    Câu 3.

    - Biện pháp tu từ điệp cấu trúc

    Trì hoãn là.. của..

    Nó sẽ.. khiến..


    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh những tác hại của thói quen trì hoãn.

    + Làm cho đoạn văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, có nhịp điệu.

    Câu 4.

    - Bài học: Trì hoãn là một thói quen không tốt, vì vậy đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đi đến thành công.

    - Lí giải:

    + Nếu trì hoãn sẽ hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng, không cố gắng nỗ lực.

    + Ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả công việc, khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.

    + Bỏ lỡ cơ hội thành công, cuộc sống dậm chân tại chỗ..
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...