Đọc hiểu: Tư duy cá mập suy nghĩ cá vàng - Jon Gordon

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 10 Tháng ba 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Đọc hiểu: Tư duy cá mập suy nghĩ cá vàng

    [​IMG]
    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

    "Tư duy cá mập suy nghĩ cá vàng" là một series các câu chuyện kể về chú cá vàng Gordy yếu đuối, nhút nhát và bác cá mập Sammy anh hùng, dũng cảm.

    Nếu như cá vàng Gordy có một cuộc sống tuyệt vời và thanh bình, được bao bọc và chở che bởi con người với đầy đủ thức ăn hàng ngày trong chiếc hồ nhỏ bé, an toàn của mình thì cá mập Sammy lại luôn phải lo toan và đấu tranh với bộn bề mọi thứ ngoài đại dương rộng lớn.

    Hai loài vật tưởng chừng như chẳng có mối liên hệ nào với nhau, hai cuộc đời ấy sẽ mãi mãi chẳng có cơ hội được biết về nhau nếu như không có một ngày, khi cơn sóng ập đến, con sóng của sự thay đổi..

    Một ngày kia, cá vàng bất ngờ vướng vào nghịch cảnh khi phải bước vào thế giới mênh mông của đại dương. Và lẽ dĩ nhiên, Gordy không khỏi trở nên hoang mang, chới với. Trong lúc nguy hiểm nhất của cuộc đời, vô định giữa sự sống và cái chết thì cá vàng gặp được cá mập Sammy.

    Mối liên hệ giữa hai nhân vật ấy tự bao giờ đã hình thành theo một cách rất kỳ lạ. Hai nhân vật không ưa nhau, chẳng ghét nhưng cũng chẳng mến, chẳng thương nhau nhưng khi bước vào không gian chung lại ngẫu nhiên phát sinh tương tác.

    Cá mập không cứu vớt cá vàng hay cho cậu ăn đầy đủ mà bác ấy đã chỉ dạy cho cậu những nguyên tắc sống, làm việc, suy nghĩ và ứng xử trong từng tình huống để cá vàng không vô định, lênh đênh không điểm đích. Cuộc biến chuyển trong nội tại của Gordy từ đó mà hình thành..

    Cậu là một con cá vàng! Nhưng bây giờ cậu đang ở đại dương. Cậu phải trở thành một con cá mập.

    Câu 1. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

    A. Tự sự, miêu tả

    B. Miêu tả, biểu cảm

    C. Nghị luận, tự sự

    D. Biểu cảm, tự sự

    Câu 2. Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên là gì?

    A. Phong ngôn ngữ báo chí

    B. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

    D. Phong cách ngôn ngữ chính luận

    Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

    A. Tự sự

    B. Biểu cảm

    C. Nghị luận

    D. Miêu tả

    Câu 4. Đâu là sự đối lập khác biệt chính xác nhất giữa cá bàng Gordy và cá mập Sammy?

    A. Môi trường sống khác biệt

    B. Tính cách và suy nghĩ khác biệt

    C. Cuộc sống và sự phát triển trong cuộc đời hoàn toàn khác biệt

    Câu 5. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng xuyên suốt đoạn văn?

    A. So sánh

    B. Điệp từ

    C. Nhân hóa

    D. Ẩn dụ

    Câu 6. Cá vàng Gordy là hình ảnh đại diện cho giai đoạn nào của một đời người?

    A. Lúc còn nhỏ bé, chưa đủ khả năng thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài

    B. Khi thiếu niên ham mê tìm kiếm cuộc sống bên ngoài

    C. Lúc trưởng thành, phải lo toan với nhiều thứ

    Câu 7. Cá mập Sammy là hình ảnh đại diện cho giai đoạn nào của một đời người?

    A. Lúc còn nhỏ bé, chưa đủ khả năng thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài

    B. Khi thiếu niên ham mê tìm kiếm cuộc sống bên ngoài

    C. Lúc trưởng thành, phải lo toan với nhiều thứ

    Câu 8. Anh/ chị có suy nghĩ gì về câu nói cuối trong đoạn trích trên: "Cậu là một con cá vàng! Nhưng bây giờ cậu đang ở đại dương. Cậu phải trở thành một con cá mập"?

    Câu 9. Những bài học, đức tính anh/ chị có thể rút ra từ đoạn trích trên là gì?


    Gợi ý trả lời

    Câu 1. C. Nghị luận, tự sự

    Câu 2. C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

    Câu 3. C. Nghị luận

    Câu 4. C. Cuộc sống và sự phát triển trong cuộc đời hoàn toàn khác biệt

    Câu 5. D. Ẩn dụ

    Câu 6. A. Lúc còn nhỏ bé, chưa đủ khả năng thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài

    Câu 7. C. Lúc trưởng thành, phải lo toan với nhiều thứ

    Câu 8. Ý nghĩa của câu nói đó chính là mỗi con người đều phải cố gắng để vượt qua các hoàn cảnh khó khăn, nghịch cảnh của bản thân mình. Muốn trưởng thành, bản thân phải bước qua vòng an toàn của bản thân, phấn đấu, nổ lực mới có thể lo toan, ứng phó được với cuộc sống. Người mãi sống trong vòng an toàn sẽ mãi chỉ là đứa trẻ không thể đối mặt được với xã hội, không có khả năng lo cho bản thân mình.

    Câu 9. Từ đoạn trích này, chúng ta có thể rút ra một số bài học như tính tự chủ của một người, tính kiên cường, gan dạ, dám bước ra khỏi vòng an toàn, dám thử thách bản thân, không lùi bước trước khó khăn.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...