Đọc hiểu: Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 10 Tháng một 2024.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    Đọc đoạn thơ sau:

    Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

    Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?

    Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội

    Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

    Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng

    Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp

    Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?

    Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép

    Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia

    Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc

    Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng

    Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất

    Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân

    Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

    Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường

    Con đã đi nhưng con cần vượt nữa

    Cho con về gặp lại mẹ yêu thương. ()​

    Chú thích:

    1. Tác giả Chế Lan Viên

    - Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

    - Thơ Chế lan Viên có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng phong phú của thế giới hình ảnh.

    [​IMG]

    2. Bài thơ: Tiếng hát con tàu rút từ tập ánh sáng và phù sa (1960)

    Trả lời các câu hỏi:

    Câu 1: Văn bản trên sáng tác theo thể thơ nào?

    - Văn bản trên được sáng tác theo thể thơ tự do.

    Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

    - Phương thức biểu đặt chính của đoạn thơ: Biểu cảm.

    Câu 3: Chỉ ra hai hình ảnh tượng trưng có trong đoạn thơ?

    - Hình ảnh tượng trưng: con tàu, vành trăng, Tây Bắc, Mẹ quê hương, nơi máu rỏ..

    Câu 4: Câu thơ: Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp thể hiện điều gì?

    - Câu thơ: Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp thể hiện sự tương phản giữa không gian rộng lớn mênh mông của đất nước với cái nhỏ hẹp về cuộc đời, về hành trang của nhân vật trữ tình.

    - Câu thơ "Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp" trích trong bài thơ "Tiếng hát con tàu" của nhà thơ Chế Lan Viên, thể hiện sự nhận thức sâu sắc của nhân vật trữ tình về sự đối lập giữa cái rộng lớn, bao la của đất nước với cái nhỏ bé, tầm thường của cuộc sống cá nhân. Hình ảnh "Đất nước mênh mông" gợi lên sự rộng lớn, bao la, giàu đẹp của thiên nhiên, đất nước Việt Nam. Còn hình ảnh "đời anh nhỏ hẹp" lại gợi lên sự chật chội, tù túng, tầm thường của cuộc sống cá nhân. Sự đối lập này thể hiện sự khao khát vươn tới cái lớn lao, cao cả của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người nghệ sĩ trẻ tuổi, đang khao khát tìm kiếm một lí tưởng sống cao đẹp. Anh nhận thức được rằng cuộc sống cá nhân của mình quá nhỏ bé, tầm thường so với đất nước rộng lớn, bao la. Anh muốn vượt qua cái nhỏ bé, tầm thường ấy để hòa nhập với cuộc đời chung của đất nước, dân tộc.

    - Câu thơ "Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp" là một lời thức tỉnh sâu sắc đối với mỗi người. Nó nhắc nhở chúng ta hãy sống có trách nhiệm với đất nước, dân tộc. Hãy vượt qua cái nhỏ bé, tầm thường của bản thân để đóng góp sức mình xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

    Câu 5: Anh/ chị hiểu gì về ý nghĩa của cụm từ "máu rỏ", "chín trái đầu xuân" trong đoạn thơ?

    - Ý nghĩa của cụm từ:

    + Nơi máu rỏ: Nơi ông cha ta đã chiến đấu và hi sinh mất mát trong quá khứ.

    + Chín trái đầu xuân: Mảnh đất này nay đã hồi sinh sức sống mạnh mẽ hứa hẹn vụ mùa bội thu.

    Câu 6: Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ?

    "Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

    Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng"


    Tác dụng của các biện pháp tu từ:

    + Câu hỏi tu từ (Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi

    Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng)


    + Nhân hóa: (Gió ngàn đang rú gọi/ tàu đói những vành trăng).

    + Ẩn dụ: vành trăng. Vành trăng là biểu tượng của hòa bình, thống nhất

    - Tác dụng:

    + Thể hiện sự trăn trở của chính bản thân nhân vật trữ tình, qua đó bộc lộ khát vọng muốn được lên Tây Bắc và đến những chân trời mới.

    + Làm cho câu thơ sinh động, hấp dẫn, giàu giá trị hình tượng, biểu cảm.

    Câu 7: Hình ảnh nào trong đoạn thơ trên gợi cho anh/chị nhiều cảm xúc nhất, hãy diễn tả cảm xúc đó bằng một đoạn văn ngắn từ 5-7 dòng.

    Hình ảnh "Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất" trích trong bài thơ "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên là một hình ảnh thơ mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam. Hình ảnh "máu rỏ" là biểu tượng cho sự hi sinh, mất mát. "Tâm hồn ta thấm đất" là biểu tượng cho sự gắn bó, hòa quyện giữa tâm hồn con người với đất mẹ. Sự kết hợp giữa hai hình ảnh này đã tạo nên một biểu tượng mang ý nghĩa sâu sắc. Nó thể hiện sự hi sinh cao cả, sự gắn bó sâu sắc của những người con đất Việt với quê hương, đất nước. Những người con đất Việt đã sẵn sàng hi sinh xương máu, thậm chí cả tính mạng của mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Họ đã tưới đẫm máu đào trên mảnh đất quê hương, để rồi tâm hồn họ hòa quyện với đất mẹ, trở thành một phần của đất nước. Hình ảnh này không chỉ mang ý nghĩa thời sự mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng cao cả của nhân dân Việt Nam. Nó cũng là lời nhắc nhở mỗi người hãy luôn yêu quý, trân trọng quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, hình ảnh này còn mang ý nghĩa triết lý. Nó thể hiện sự gắn bó, hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Con người là một bộ phận của thiên nhiên, và thiên nhiên cũng là một phần của con người. Khi con người hi sinh, tâm hồn họ sẽ hòa quyện với thiên nhiên, trở thành một phần của thiên nhiên.

    Câu 8: Anh/chị hãy đánh giá ý nghĩa của các yếu tố tượng trưng có trong đoạn thơ.

    + Con tàu: Tượng trưng cho tâm hồn sôi nổi, khát vọng lên đường, khát vọng sáng tạo nghệ thuật

    + Vành trăng tượng trưng cho vẻ đẹp của những điều mới lạ nơi mà con tàu đang hướng tới

    + Tây Bắc: Tượng trưng cho những vùng đất xa xôi, là cuộc sống lớn của nhân dân và là biểu tượng cho hồn thơ.

    Câu 9: Phân tích, đánh giá vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong văn bản ở phần đọc hiểu (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) .

    * Đặc điểm về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ:

    * Nhan đề, cấu tứ và mạch cảm xúc của bài thơ:

    - Ý nghĩa nhan đề tiếng hát con tàu:

    + Con tàu: Tượng trưng cho khát vọng lên đường, khát vọng về với nhân dân, hòa nhập vào cuộc sống lớn của đất nước.

    + Tiếng hát: Là khát vọng cất thành tiếng là hành khúc lên đường say mê, giục giã thể hiện niềm vui.

    =>Thể hiện niềm hân hoan, sự hứng khởi của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ.

    – Cấu tứ và mạch cảm xúc: Là khúc hát yêu thương của một tấm lòng hướng về nguồn cội. Từ sự trăn trở trước lời mời gọi cho đến hoài niệm và sự biết ơn về quá khứ hào hùng đầy nghĩa tình.

    * Phân tích hệ thống hình ảnh trong đoạn thơ:

    – Dựng lên hai không gian đối lập:

    + Tây Bắc: Đi xa, gió ngàn rú gọi -> cuộc đời chung rộng mở

    + Hà Nội: Cửa ô, đời nhỏ hẹp, lòng đóng khép -> khoảng trời riêng chật chội tù túng

    + Con tàu: Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, khát vọng vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp quẩn quanh để đến với cuộc sống rộng lớn của nhân vật trữ tình. Nhà thơ khéo léo ví von tâm hồn mình như một con tàu, đây là cuộc hóa thân kì diệu thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa thi nhân với đất nước, với cuộc đời.

    => Sự trăn trở, lời giục giã và vẫy gọi của Tổ quốc.

    - Suy ngẫm về mảnh đất Tây Bắc và cuộc kháng chiến nghĩa tình:

    + Xứ thiêng liêng-> chiến công anh hùng-> niềm tự hào

    + Nơi máu rỏ -> sự hi sinh, mất mát-> nỗi đau

    + Chín trái đầu xuân

    + Ngọn lửa: Nhiệt tình cách mạng, chiến công rực rỡ, lí tưởng soi đường

    + Tây Bắc – tên gọi cụ thể chỉ địa danh một vùng đất xa xôi của Tổ quốc nhưng cũng là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống lớn lao của nhân dân và đất nước. Tây Bắc chính là cội nguồn cảm hứng của hồn thơ, của sáng tạo nghệ thuật.

    + Mẹ yêu thương: Chính là hình ảnh nhân dân..

    * Đánh giá:

    – Nội dung: Đoạn thơ thể hiện lời giục giã, thôi thúc khát vọng đến với cuộc sống mới đang rộng mở, là tiếng gọi đến với nhân dân đậm tình nặng nghĩa để khơi dậy nguồn cảm hứng nghệ thuật.

    – Nghệ thuật:

    + Hình ảnh độc đáo, sáng tạo kích thích trí tưởng tượng và suy ngẫm của người đọc.

    + Ngôn ngữ linh hoạt hòa quyện cảm xúc sôi nổi, giục giã, thôi thúc lên đường.

    + Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

    => Nét đẹp suy tưởng triết lý trong thơ Chế Lan Viên.
     
    Phượng Chiếu NgọcLieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...