Đọc hiểu: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang - Xuân Diệu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 17 Tháng ba 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Đọc hiểu: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang - Xuân Diệu

    Đoạn đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

    Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

    Đây mùa thu tới – mùa thu tới

    Với áo mơ phai dệt lá vàng.

    Hơn một loài hoa đã rụng cành

    Trong vườn sắc đó rĩa màu xanh.

    Những luồng run rẩy rung rinh lá..

    Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

    (Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)

    Câu 1. Phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên là?

    A. Miêu tả, tự sự

    B. Biểu cảm, tự sự

    C. Miêu tả, biểu cảm

    Câu 2. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

    A. Thơ tự do

    B. Thơ mới

    C. Thơ bảy chữ

    D. Thơ mới bảy chữ

    Câu 3. Đoạn thơ trên được trích từ tập thơ nào?

    A. Gửi hương cho gió

    B. Thơ thơ

    C. Sáng

    D. Dưới sao vàng

    Câu 4. Biện pháp tu từ trong hai câu "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, tóc xanh buông xuống lệ ngàn hàng" là?

    A. Nhân hóa

    B. So sánh

    C. Điệp từ

    Câu 5. Biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên là?

    A. Nhân hóa, điệp từ

    B. Điệp từ, liệt kê

    C. Liệt kê, nhân hóa

    Câu 6. Các cặp từ láy âm trong 4 câu đầu là?

    Câu 7. Các từ láy miêu tả vẻ đẹp man mác buồn của mùa thu?

    Câu 8. Câu thơ "Với áo mơ phai dệt lá vàng" sử dụng nghệ thuật nào?

    Câu 9. Câu thơ "Với áo mơ phai dệt lá vàng" có điểm sáng tạo từ ngữ nào đặc biệt?


    [​IMG]

    Gợi ý trả lời

    Câu 1. C. Miêu tả, biểu cảm

    Câu 2. D. Thơ mới bảy chữ

    Câu 3. B. Thơ thơ

    Câu 4. C. Nhân hóa

    Biện pháp nhân hóa "rặng liễu" đứng chịu tang.

    Câu 5. A. Nhân hóa, điệp từ

    Câu 6. Các cặp láy âm là: Liễu, đìu hiu, chịu; buồn, buông, xuống.

    Câu 7. Các từ láy: Đìu hiu, run rẩy, rung rinh, mong manh.

    Câu 8. Câu thơ "Với áo mơ phai dệt lá vàng" sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, tạo nên những cách cảm nhận riêng biệt cho câu thơ này.

    Đầu tiên ta có thể hiểu là do ánh nắng của ngày thu nhẹ nhàng phủ lên những phiến lá, tạo thành sắc vàng của một trời thu. Cách thứ hai là vì mùa thu, cây lá chuyển sang màu vàng, nhuộm vàng cả một bầu trời.

    Câu 9. Sáng tạo ở từ "mơ phai". Dùng một từ ngữ để có thể tinh tế miêu tả lại nét đẹp của trời thu thuở mới chớm nở. Không phải một màu vàng sơ xác, héo úa mất đi sức sống, mà một màu vàng rất thơ, rất trữ tình, đã rủ xuống nhưng vẫn tươi tắn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng ba 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...