Đọc hiểu: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông - Tương Tư - Nguyễn Bính

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 12 Tháng tư 2023.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,946
    Đọc hiểu: Tương tư - Nguyễn Bính

    Đọc đoạn thơ sau:

    Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

    Một người chín nhớ mười mong một người.

    Gió mưa là bệnh của giời,

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

    (Tương tư, Nguyễn Bính)​

    Chọn 1 đáp án đúng nhất

    Câu 1:
    Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

    A. Nghị luận

    B. Biểu cảm

    C. Miêu tả

    D. Tự sự

    Câu 2: Đoạn thơ trên thuộc thể thơ gì?

    A. Thất ngôn bát cú

    B. Tự do

    C. Sáu chữ

    D. Lục bát

    Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

    A. Nỗi nhớ, tâm trạng tương tư của nhân vật trữ tình

    B. Hoài niệm về quê hương

    C. Tâm trạng thất tình

    D. Cảm giác bơ vơ, trống trải, nhớ thương quê nhà

    Câu 4: Trong đoạn thơ, tác giả dùng địa danh nào để bộc lộ nỗi nhớ thương da diết trong tình yêu?

    A. Thôn Đoài

    B. Thôn Đông

    C. Hà Giang

    D. Đáp án A, B đúng

    Câu 5: Nêu biện pháp tu từ tác giả sử dụng trong hai câu thơ: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/Một người chín nhớ mười mong một người.

    A. Ẩn dụ

    B. Nhân hóa

    C. Hoán dụ

    D. Đảo ngữ

    Câu 6: Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó là gì?

    A. Đề cao tình yêu thủy chung

    B. Dùng địa danh để nói lên nỗi nhớ mãnh liệt, tâm trạng tương tư của chủ thể trữ tình

    C. Tăng sức sống cho đoạn thơ

    D. Tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ

    Câu 7: Giọng điệu đoạn thơ trên như thế nào?

    A. Căm phẫn

    B. Tức giận

    C. Ngọt ngào

    D. Trìu mến

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 8:
    Anh/chị cảm nhận gì về hai câu thơ:

    "Gió mưa là bệnh của giời,

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"

    Câu 9: Thông qua đoạn thơ trên, chủ thể trữ tình bày tỏ tâm tư, tình cảm như thế nào?

    Câu 10: Sau khi đọc đoạn thơ, anh/chị rút ra thông điệp gì?

    [​IMG]

    Gợi Ý Đọc Hiểu

    Câu 1: B. Biểu cảm

    Câu 2: D. Lục bát

    Câu 3: A. Nỗi nhớ, tâm trạng tương tư của nhân vật trữ tình

    Câu 4: D. Đáp án A, B đúng

    Câu 5: C. Hoán dụ

    Câu 6: B. Dùng địa danh để nói lên nỗi nhớ mãnh liệt, tâm trạng tương tư của chủ thể trữ tình

    Câu 7: C. Ngọt ngào

    Câu 8:

    Cảm nhận

    Tác giả ví von gió mưa vốn là hiện tượng tự nhiên của thời tiết, cũng giống như căn bệnh tương tư trong tình yêu vốn là điều hết sức bình thường mà bất cứ ai cũng từng trải qua trong đời. "Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng" là câu thơ tác giả khẳng định, nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, mãnh liệt trong tình yêu. Yêu và được yêu vốn là cảm xúc ngọt ngào, đáng trân quý. Khi yêu ai cũng lắm mơ nhiều mộng về những điều đẹp đẽ trong tương lai. Họ lấy tình yêu làm nền tảng biến mọi khó khăn, trở ngại, thử thách thành nguồn động lực để đương đầu và vượt qua tất cả. Tình yêu nhẹ nhàng, ý nhị, giàu tính triết lý, sâu sắc trong thơ Nguyễn Bính mang lại cho người đọc nhiều dư vị cảm xúc khó phai, bởi chất liệu ngôn từ, hình ảnh hết sức giản dị, gần gũi và chân thực.

    Câu 9:

    Tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình:

    - Ngẩn ngơ, suy tư, mơ mộng về một tình yêu hạnh phúc lâu bền

    - Thẫn thờ, suy tư khi nghĩ đến người con gái mà mình thầm thương trộm nhớ ở phương xa

    - Luôn hy vọng về ngày tương phùng

    - Vui sướng, hạnh phúc khi nỗi nhớ tình yêu ngày càng mãnh liệt.

    Câu 10:

    Thông điệp rút ra:

    - Khoảng cách về không gian, thời gian chính là thước đo giúp tình yêu trưởng thành hơn.

    - Sự đợi chờ là thử thách cần thiết giúp tình yêu lớn mạnh hơn theo thời gian.

    - Niềm tin, hy vọng trong tình yêu sẽ giúp cả hai người vượt qua tất cả trở ngại, chông gai, khó khăn và thử thách.

    - Hãy lấy tình yêu làm nguồn động lực để không ngừng nỗ lực, phấn đấu xây dựng hạnh phúc tương lai vững bền.


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...