Đọc hiểu văn bản Nhớ đồng - Tố Hữu, sách Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 2 Tháng sáu 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    NHỚ ĐỒNG - TỐ HỮU

    Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

    Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

    Đâu gió cồn thơm đất nhỏ mùi

    Đâu ruồng trẻ mát thở yên vui

    Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

    Đâu những nương khoai ngọt sẵn bùi?

    Đâu những đường cong bước vạn đời

    Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi

    Giữa dòng ngày tháng âm u đó

    Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi..

    Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

    Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

    Đâu những lưng cong xuống luống cày

    Mà bùn hi vọng nức hương ngây

    Và đâu hết những bàn tay ấy

    Vãi giống tung trời những sớm mai?

    Đâu những chiều sương phủ bãi đồng

    Lúa mềm xao xác ở ven sông

    Vùng lên trong tiếng xe lùa nước

    Một giọng hò đưa hộ nào nùng

    Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

    Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

    Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

    Sao mà cách biệt, quá xa xôi

    Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ

    Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

    Đâu những hồn thân tự thuở xưa

    Những hồn quen dãi gió dầm mưa

    Những hồn chất phác hiền như đất

    Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

    Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi

    Băn khoăn đi kiểm lẽ yêu đời

    Vơ vẫn theo mãi vòng quanh quẩn

    Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

    Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

    Nhẹ nhàng như con chim cà lơi!

    Say đồng hương nắng vui ca hát

    Trên chín tầng cao bát ngát trời..

    Cho tới chừ đây, tới chừ đây

    Tôi mơ qua cửa khám bao ngày

    Tôi thu tất cả trong thầm lặng

    Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

    Gì sâu băng những trưa hiu quanh

    Ôi ruộng đồng quê thương nhớ vì!

    * TỐ HỮU:

    - Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.

    - Thời thơ ấu: Sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

    - Thời thanh niên: Sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

    - Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.

    * XUẤT XỨ:

    Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Bài thơ được viết chính thức vào tháng 7 – 1939

    * BỐ CỤC BÀI THƠ: 3 phần

    - Phần 1 (Từ đầu đếnthiệt thà ) : Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.

    - Phần 2 (Tiếp theo đến ngát trời): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.

    - Phần 3 (Còn lại) : Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

    * ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1: Xác định thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.

    - Câu thơ bảy chữ, mỗi đoạn thơ thường có 4 câu thơ.

    - Vần trong bài thơ là vần liền: "Mùi – vui", "đời – hơi", "đồng – sông"; vần cách: "Vui – bùi", "đời – rời".

    - Nhịp 4/3; 3/4

    Câu 2: Tìm những câu thơ, từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng cách diễn đạt đó.

    - Câu thơ mở đầu và cũng là ý thơ được lặp đi lặp lại 4 lần: "Còn gì sầu bằng.." có tác dụng: Khẳng định sự mãnh liệt của nỗi nhớ.

    - Điệp từ "đâu" kết hợp cùng cấu trúc nghi vấn tạo thành giọng điệu tha thiết, sâu lắng và mãnh liệt. Giữa bốn bức tường của nhà giam, âm thanh của tiếng hò là chất xúc tác gợi ra biết bao hình ảnh thân thương của quê hương được gợi ra từ ký ức.

    Câu 3: Nhận xét và cách sắp xếp các phần trong bố cục bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

    - Nhận xét: Bố cục bài thơ đi từ nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài của người tù, nhớ lại bản thân khi chưa bị giam cầm => trở lại với thực tại bị giam cầm.

    - Mạch vận động của cảm xúc: Từ âm thanh tiếng hò → nhớ đồng quê → nhớ đồng bào → nhớ chính mình.. - Từ hiện tại → quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do

    Câu 4: Nêu cảm hứng chủ đạo của bải thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

    - Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò, được lặp lại nhiều lần:

    + Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữ trời trưa → Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh

    + Tiếng hò đã đồng cảm, hòa điệu của nhiều nỗi hiu quạnh → Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù. - Tiếng than khắc khoải, da diết → Diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thế giới bên ngoài → Nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.

    - Sự lặp lại → Nhấn mạnh liền ý liên kết nhiều nội dung khác nhau, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng → Triền miên vì nỗi nhớ da diết.

    - Đồng quê thể hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen. → Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương nhưng bị ngăn cách.

    - Con người gần gũi thân thuộc thân thương:

    + Những lưng còng xuống luống cày.

    + Những bàn tay vãi giống.

    + Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc (linh hồn đã khuất).

    - Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến

    - Nhớ đến bản thân mình: Nhớ tới những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng.

    ⇒ Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi cho nên càng cảm thấy cô đơn với thực tại cuộc sống bị giam cầm.

    Câu 5: Xác định chủ đề của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

    - Chủ đề bài thơ: Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương da diết cảnh vật quê hương, con người, niềm khao khát tự do của người tù trẻ tuổi có trái tim đang căn đầy nhựa sống và tràn trề nhiệt huyết

    - Căn cứ để xác định: Bố cục, giọng thơ, điệp từ, điệp ngữ..

    Câu 6: Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?

    Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc: Sống có lý tưởng, trân trọng và nỗi lực theo đuổi sự tự do.

    * NGHỆ THUẬT CỦA BÀI THƠ

    - Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

    - Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

    - Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...