Đọc hiểu: Ngôn chí bài 20 - Dấu chân người đi - Nguyễn Trãi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 21 Tháng hai 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Đọc hiểu: Ngôn chí bài 20 - Dấu chân người đi

    Đọc bài thơ: Ngôn chí bài 20 và trả lời câu hỏi:

    Dấu người đi là đá mòn,

    Ðường hoa vướng vất trúc luồn.

    Cửa song dãi xâm hơi nắng,

    Tiếng vượn kêu vang cách non.

    Cây rợp tán che am mát,

    Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn.

    Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn,

    Ủ ấp cùng ta làm cái con.

    (Dấu chân người đi, Nguyễn Trãi)

    Câu 1. Ban đầu bài thơ được viết với dạng nào?

    A. Chữ Hán

    B. Chữ Nôm

    C. Chữ quốc ngữ


    Câu 2. Bài thơ được trích từ tập thơ nào?

    A. Quốc Trai thi tập

    B. Quôc Âm thi tập

    C. Quân Trung từ mệnh tập

    D. Lam Sơn mạn lục


    Câu 3. Ngôn chí có tổng cộng bao nhiêu bài?

    A. 20 bài

    B. 21 bài

    C. 22 bài

    D. 23 bài


    Câu 4. Bài thơ được viết bằng thể thơ nào?

    A. Thất ngôn

    B. Thất ngôn bát cú

    C. Thất ngôn bát cú Đường Luật

    D. Thất ngôn bát cú Đường Luật biến thể.


    Câu 5. Bằng cách nào nà người ta tưởng tượng ra thời gian và không gian của bài thơ?

    A. Nhịp thơ

    B. Ý nghĩa bài thơ

    C. Nhan đề bài thơ

    D. Hình ảnh trong bài thơ


    Câu 6. Đâu không phải là bức tranh thiên nhiên ẩn trong bài thơ?

    A. Thiên nhiên hiện ra đầy hùng vĩ, thơ mộng và trữ tình.

    B. Thiên nhiên gần gũi với con người.

    C. Nét đẹp thiên nhiên với những hình ảnh quen thuộc, giản đơn.

    D. Bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu.


    Câu 7. Cảm nhận lối sống của nhân vật trữ tình bên trong tác phẩm. Liệu lối sống này có còn thích hợp cho cuộc sống hiện đại hay không?

    Gợi ý đọc hiểu bài Ngôn chí 20: Dấu chân người đi

    Câu 1. B. Chữ Nôm

    Câu 2. B. Quốc Âm thi tập

    Câu 3. B. 21 bài

    Câu 4. D. Thất ngôn bát cú Đường Luật biến thể (xen lẫn các câu 6 chữ)

    Câu 5. D. Hình ảnh trong bài thơ.

    Không gian và thời gian trong bài thơ được tái hiện và tưởng tượng thông qua cách cảm nhận hình ảnh. Điển hình là tiếng kêu, hình ảnh cây rợp bóng hay "cửa song giãi, xâm hơi nắng".

    Câu 6. A. Thiên nhiên hiện ra đầy hùng vĩ, thơ mộng và trữ tình.

    Câu 7. Lối sống của nhân vật trữ tình trong tác phẩm trên là một lối sống giản dị, đơn sơ và hòa mình với cuộc sống thiên nhiên. Có lẽ nó sẽ không quá phù hợp với nhịp sống hối hả hiện đại. Nhưng theo cảm nhận cá nhân, tôi nghĩ nó lại phù hợp với tất cả mọi người, thậm chí là mong ước của rất nhiều người.


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...