Đọc hiểu Ngôn chí, bài 10 - Nguyễn Trãi: Cảnh tựa chùa chiền lòng tựa thầy

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ThuyTrang, 23 Tháng hai 2023.

  1. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu Ngôn chí, bài 10 - Nguyễn Trãi

    Đề 1


    Đọc văn bản sau:

    Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy (1).

    Có thân chớ phải (2) lợi danh vây.

    Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

    Ngày vắng xem hoa bợ cây (3).

    Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

    Ao quang mấu ấu (4) cá nên bầy.

    Ít nhiều tiêu sái (5) lòng ngoài thế (6),

    Năng (7) một ông này đẹp thú này.

    (Ngôn chí 10, Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976) Chú thích:

    (1) Thầy: Sư thầy, sư trụ trì của chùa;

    (2) : Chớ phải: Chớ bị, chớ phụ thuộc;

    (3) Bợ cây: Chăm nom, săn sóc cây.

    (4) Mấu ấu: Mầm cây củ ấu

    (5) Tiêu sái: Thảnh thơi, thoát tục

    (6) Ngoài thế: Tránh xa sự đời bon chen, sát phạt

    (7) Năng (nừng) : Chỉ có

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

    Câu 2. Dựa vào nội dung bài thơ, cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ này.

    Câu 3. Phân tích tác dụng của phép đối sử dụng trong bài thơ.

    Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ đầu:

    Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy

    Có thân chớ phải lợi danh vây.

    Câu 5. Nhận xét về bức tranh phong cảnh được miêu tả trong bài thơ.

    Câu 6. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

    Câu 2. Từ nội dung bài thơ, ta có thể thấy, bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà (Tâm thế dứt bỏ danh lợi, vui với cảnh diền viên thôn dã)

    Câu 3.

    - P hép đối xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận:

    Đêm thanh >< Ngày vắng ; hớp nguyệt >< xem hoa; nghiêng chén >< bợ cây

    Cây rợp >< ao quang; chồi cành >< mấu ấu ; chim kết tổ >< cá nên bầy.

    - Tác dụng:

    + Mỗi câu trình bày một sự việc thời điểm khác nhau nhưng cùng nói lên tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và lối sống giản dị, thanh bạch nơi thôn quê với trăng gió, cỏ cây, hoa lá, cá chim.. của Nguyễn Trãi.

    + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

    Câu 4.

    Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy

    Có thân chớ phải lợi danh vây.

    Hai câu thơ trên được hiểu là:

    - Cảnh vật nơi thôn quê đẹp, bình yên như chốn cửa Phật, lòng người cũng thanh cao, hướng thiện như lòng thầy chùa;

    - Con người chớ bị phụ thuộc bởi danh lợi bon chen.

    => Hai câu thơ nói lên sự lựa chọn của Nguyễn Trãi; về với chốn bình yên quê nhà, giữ tâm hồn trong sạch, xa lánh lợi danh.

    Câu 5. Bức tranh phong cảnh được miêu tả trong bài thơ: Có trăng, có hoa; cây cối; chim chóc làm tổ trên cây, cá bơi từng đàn dưới nước => cảnh đẹp, yên bình như chốn cửa Phật.

    Câu 6. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ.

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài để đọc nội dung ẩn nhé!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem thêm: Đề 2
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng tư 2023
  2. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu Ngôn chí, bài 10 - Nguyễn Trãi

    Đề 2

    Đọc văn bản sau:

    Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy (1).

    Có thân chớ phải (2) lợi danh vây.

    Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

    Ngày vắng xem hoa bợ cây (3).

    Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

    Ao quang mấu ấu (4) cá nên bầy.

    Ít nhiều tiêu sái (5) lòng ngoài thế (6),

    Năng (7) một ông này đẹp thú này.

    Trả lời câu hỏi

    Câu 1.
    Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.

    Câu 2. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thực:

    Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

    Ngày vắng xem hoa bợ cây.

    Câu 3. Nhận xét cảnh thiên nhiên trong hai câu luận:

    Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

    Ao quang mấu ấu cá nên bầy.

    Câu 4. Khái quát bố cục bài thơ.

    Câu 5. Em hiểu như thế nào về quan niệm sống nhàn của Nguyễn Trãi qua bài thơ.

    Câu 6. Nhận xét nhận nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Phương thức biểu đạt của bài thơ: Biểu cảm, miêu tả

    Câu 2. Nội dung hai câu thực:

    Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

    Ngày vắng xem hoa bợ cây.

    - Miêu tả thú vui nơi quê nhà của Nguyễn Trãi: Đêm trăng thanh uống rượu, nghiêng chén uống cả ánh trăng. Ngày ngắm hoa, chăm cây, tỉa cành.

    - Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Yêu thiên nhiên, gắn bó với cảnh sắc quê nhà; tâm hồn thanh cao, hướng đến những thú vui tao nhã, di dưỡng tinh thần.

    Câu 3.

    Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

    Áo quang mấu ấu cá nên bầy.

    - Cảnh thiên nhiên trong hai câu luận: Cây cối xum xuê rợp mát, chim kéo tới kết tổ; dưới ao mầm ấu trổ lên, cá vui bầy bơi lội.

    - Nhận xét: Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, chim ríu rít trên cành, cá tung tăng dưới nước.

    Câu 4. Khái quát bố cục bài thơ:

    - Hai câu đầu: Sự lựa chọn của Nguyễn Trãi - bỏ lại công danh trở về với cuộc sống thanh nhàn;

    - Bốn câu tiếp: Những thú vui thanh cao, tao nhã của Nguyễn Trãi chốn quê nhà;

    - Hai câu cuối: Bức chân dung về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.

    Câu 5. Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Trãi qua bài thơ: Sống thuận theo lẽ tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, cuộc sống bình dị, lánh đục về trong, xem nhẹ vinh hoa phú quý, sống trong sạch.

    Câu 6. Nhận xét nhận nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

    + Câu lục xen lẫn câu thất ở dòng thứ ba, tư.

    + Hình ảnh thơ ước lệ, giản dị, gần gũi.

    + Ngôn ngữ mộc mạc, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày.

    Xem thêm: Đề 3
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng hai 2023
  3. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu Ngôn chí, bài 10 - Nguyễn Trãi

    Đề 3

    Đọc văn bản sau:

    Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy (1).

    Có thân chớ phải (2) lợi danh vây.

    Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,

    Ngày vắng xem hoa bợ cây (3).

    Cây rợp chồi cành chim kết tổ,

    Ao quang mấu ấu (4) cá nên bầy.

    Ít nhiều tiêu sái (5) lòng ngoài thế (6),

    Năng (7) một ông này đẹp thú này.

    Chọn đáp án đúng:

    Câu 1.
    Bài thơ có bao nhiêu câu thơ lục ngôn?

    A. 1 câu

    B. 2 câu

    C. 3 câu

    D. 4 câu

    Câu 2. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?

    A. Hai câu đề

    B. Hai câu thực

    C. Hai câu thực và hai câu luận

    D. Hai câu luận và hai câu kết

    Câu 3. Câu thơ Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy có nghĩa là:

    A. Cảnh đẹp như cảnh chốn cửa chùa

    B. Lòng người thanh cao, trong sạch như lòng thầy chùa

    C. Cảnh bình yên, thanh tịnh như cảnh chốn cửa chùa, lòng người trong sạch, thoát tục như lòng thầy chùa

    D. Cảnh bình yên, thanh tịnh như cảnh chốn cửa chùa, lòng người bình yên vì được nương tựa vào thầy chùa.

    Câu 4. Khung cảnh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống được miêu tả qua những câu thơ nào?

    A. Hai câu đề

    B. Hai câu thực

    C. Hai câu luận

    D. Hai câu kết

    Câu 5. Câu thơ Có thân chớ phải lợi danh vây thể hiện quan niệm gì của Nguyễn Trãi về danh lợi?

    A. Con người chớ bị phụ thuộc, bị ràng buộc bởi danh lợi

    B. Con người có thân thì phải giữ gìn, nếu không sẽ bị danh lợi vây bủa

    C. Lợi danh là cám dỗ mà con người dễ bị ràng buộc

    D. Lợi danh là mơ ước của những kẻ làm trai.

    Câu 6. Dòng nào khái quát vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài thơ?

    A. Yêu thiên nhiên, sống giản dị, thanh bạch, xa lánh lợi danh

    B. Yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật cuộc sống quê nhà

    C. Người anh hùng có lí tưởng cao cả, vì dân vì nước

    D. Có tấm lòng ưu quốc, ái dân.

    Câu 7. Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?

    A. Câu lục xen lẫn câu thất ở dòng thứ ba, tư.

    B. Hình ảnh thơ ước lệ, giản dị, gần gũi.

    C. Ngôn ngữ mộc mạc, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày.

    D. Khắc họa chân dung nhân vật sắc nét.

    Trả lời câu hỏi

    Câu 8.
    Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Trãi trong bài thơ trên có gì điểm tương đồng với quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong những câu thơ sau:

    Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

    Người khôn, người đến chốn lao xao.

    Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

    Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.


    (Trích Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)

    Câu 9. Em hiểu điều gì về tâm hồn Nguyễn Trãi trong hai câu thơ cuối:

    Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,

    Năng một ông này đẹp thú này.

    Câu 10. Viết đoạn 5 - 7 dòng đánh giá nét đặc sắc nội dung, nghệ thuật của hai câu thơ mà em ấn tượng nhất.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1: B. 2 câu

    Câu 2: C. Hai câu thực và hai câu luận

    Câu 3: C. Cảnh bình yên, thanh tịnh như cảnh chốn cửa chùa, lòng người trong sạch, thoát tục như lòng thầy chùa

    Câu 4: C. Hai câu luận

    Câu 5: A. Con người chớ bị phụ thuộc, bị ràng buộc bởi danh lợi

    Câu 6: A. Yêu thiên nhiên, sống giản dị, thanh bạch, xa lánh lợi danh

    Câu 7: D. Khắc họa chân dung nhân vật sắc nét.

    Câu 8: Điểm tương đồng trong quan niệm nhàn của Nguyễn Trãi với quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là:

    - Nhàn là xa lánh lợi danh, không bị danh lợi ràng buộc;

    - Nhàn là về với thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên, giữ gìn nhân cách.

    Câu 9: Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,

    Năng một ông này đẹp thú này.

    Hai câu kết cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Một con người lựa chọn về với thôn quê, xa lánh lợi danh (ngoài thế ) để tìm sự thảnh thơi, an lạc trong tâm hồn (tiêu sái ). Với Nguyễn Trãi đó là thú "đẹp" mà dường như chỉ có mình ông (một ông này ) có được. Nguyễn Trải là người có tâm hồn thanh cao, không màng danh lợi, và cũng rất bản lĩnh trong sự lựa chọn lối sống nhàn..

    Câu 10: HS tự do cảm nhận.

    Tham khảo (cảm nhận hai câu đầu) :

    Hai câu thơ đầu cho ta thấy sự lựa chọn của Nguyễn Trãi. Với quan niệm "Có thân chớ để lợi danh vây" Nguyễn Trãi đã cáo quan về ở ẩn, rời xa chốn quan trường nhiều danh lợi nhưng cũng lắm thị phi, bon chen, sát phạt. Đây là sự lựa chọn đúng đắn. Bởi thời thế nhiễu nhương, gian thần lộng hành, nếu cứ một mực cầu danh lợi, có khi con người sẽ thiệt thân hoặc đánh mất chính mình. Lựa chọn của Nguyễn Trãi cũng là lựa chọn của các bậc hiền nhân như Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Khuyến sau này. Chọn về nhàn để di dưỡng tinh thần, để giữ gìn nhân cách. Cuộc sống của Nguyễn Trãi khi về nhàn thật thảnh thơi, thoát tục: "Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy". Thiên nhiên, cuộc sống nơi Côn Sơn với trùng trùng thông, trúc, bình yên, đẹp như cõi cửa Phật. Lòng người vì thế cũng thanh tịnh, thoát tục như thầy chùa - người nương cửa Phật. Cảnh đẹp, lòng người cũng đẹp. Hai câu thơ đầu với giọng điệu khoan thai, nhẹ nhàng khiến ta hình dung cuộc sống của Nguyễn Trãi chốn thôn quê thật an nhiên, thảnh thơi, thật đáng sống.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...