Đọc hiểu: Một bữa no - Nam Cao

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 8 Tháng chín 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đề kiểm tra đọc hiểu truyện ngắn Một bữa no - Nam Cao bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu. Các kĩ năng cơ bản đó là: Nhận diện đề tài, chủ đề chính, chủ đề phụ, tư tưởng, giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, hạn tri, sự thay đổi điểm nhìn.. của các văn bản truyện; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài.

    Đọc hiểu: Một bữa no - Nam Cao

    ĐỀ 1

    Đọc đoạn trích:

    (Lược phần đầu: Chồng mất sớm, bà lão cả đời cặm cụi nuôi con. Rồi đứa con trai chết, vợ nó đi lấy chồng, bà lão lại một mình nuôi cháu gái. Do nghèo khổ, bà phải bán cháu gái cho bà phó làm đứa ở. Rồi bà ốm một trận thập tử nhất sinh, không thể đi buôn như trước, cũng không ai thuê làm, bà thường xuyên phải nhịn đói. Một hôm, bà đi thăm cháu)

    (Trích Một bữa no - Nam Cao )

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1: Xác định thể loại của văn bản.

    Câu 2: Văn bản viết về đề tài gì?

    Câu 3: Xác định ngôi kể trong đoạn trích. Điểm nhìn của người kể chuyện có sự chuyển dịch sang điểm nhìn nhân vật như thế nào? Nêu tác dụng của sự thay đổi điểm nhìn.

    Câu 4: Nhân vật được tập trung khắc họa trong đoạn trích là nhân vật nào? Đoạn trích kể lại tình huống gì của nhân vật?

    Câu 5: Xác định chủ đề chính, chủ đề phụ của văn bản.

    Câu 6: Em hiểu như thế nào về nhan đề "Một bữa no"?

    Câu 7: Thái độ của bà phó đối với bà lão già là thái độ gì?

    Câu 8: Để có được một bữa ăn, bà lào đã phải hạ mình như thế nào? Qua đó, em hiểu được điều gì về triết lí nhân sinh mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm?

    [​IMG]

    Gợi ý trả lời:

    Câu 1: Thể loại của văn bản: Truyện ngắn.

    Câu 2: Văn bản viết về đề tài: Người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

    Câu 3:

    - Ngôi kể: Ngôi thứ ba

    - Điểm nhìn của người kể chuyện có sự chuyển dịch

    + sang điểm nhìn nhân vật bà lão: Bà đoán rằng họ khảnh ăn; Bây giờ thì bà lão hiểu; Nhưng bà lão còn thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì khí tiếc. Vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì. Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi. Bà vẫn tiếc..

    + sang điểm nhìn nhân vật cháu gái: Cái đĩ vừa trông thấy bà, mừng rối rít. Nó cười rồi nó khóc chẳng biết vì sao cả. Nhưng đôi mắt khoằm khoặm của bà phó Thụ dội nước vào lòng nó. Nó tự nhiên ngượng nghịu. Nó không dám xoắn xuýt bà nó nữa; Cái đĩ hiểu nên chỉ nhìn xuống đất. Nó giận bà nó lắm. Nó đã bảo bà nó về đi mà bà nó không chịu về..

    + sang điểm nhìn nhân vật bà phó Thụ: Trông bà so đũa mà ngứa mắt! Bà phó muốn giật xoét lấy làm thật nhanh cho đỡ bực. Nhưng bà nhịn đuợc. Bà chỉ chép miệng và lừ lừ đôi mắt, tỏ ý khó chịu.

    - Tác dụng của sự thay đổi điểm nhìn:

    + Sự thay đổi điểm nhìn giúp tác giả có điều kiện nhập vào các vai, đi sâu vào nội tâm từng nhân vật, giúp nhân vật hiện lên chân thực, sống động hơn, cảm xúc nhân vật cũng được miêu tả cụ thể, trọn vẹn hơn.

    + Sự thay đổi điểm nhìn giúp câu chuyện trở nên tự nhiên, linh hoạt, giọng điệu đan xen, biến hóa, hấp dẫn người đọc.

    Câu 4:

    - Nhân vật được tập trung khắc họa trong đoạn trích là nhân vật: Người bà;

    - Đoạn trích kể lại tình huống người bà đến thăm cháu, được ăn một bữa no, nửa tháng sau thì chết.

    Câu 5:

    Chủ đề chính: Tình cảnh thê thảm, đáng thương của người nông dân trong nạn đói: Vì đói mà con người đánh mất cả lòng tự trọng để được ăn.

    - Chủ đề phụ: Phản ánh mâu thuẫn gia cấp, mâu thuẫn giàu nghèo/ lên án sự tàn nhẫn, cay nghiệt của tầng lớp thống trị..

    Câu 6: Nhan đề "Một bữa no" được hiểu là bữa cơm no duy nhất trong chuỗi ngày đói đằng đẵng của bà lão nghèo khổ; "Một bữa no" cũng là một bữa ăn đầy tủi hờn, nhục nhã, là nguyên nhân gây nên cái chết của người bà: Chết vì no nhưng thực ra là chết vì đói.

    Câu 7: Thái độ của bà phó đối với bà lão già là thái độ khinh bỉ, coi thường, miệt thị:

    Bà chỉ chép miệng và lừ lừ đôi mắt, tỏ ý khó chịu;

    Mặt bà vẫn hầm hầm;

    Bà phó đã cau mặt quát;

    Bà phó lại cau mặt, gắt;

    Bà phó đã mắng át đi;

    Bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt;

    Ăn cho nó nứt bụng ra thì ăn làm gì? - Bà phó vội gắt gỏng bảo thế..


    Câu 8:

    - Để có được một bữa ăn, bà lào đã phải hạ mình:

    + Cố nán lại để được ăn cơm;

    + Bà ngồi xón vén vào một xó ngay xuống đất để chờ cơm;

    + Bị quát, bà lão "vội vàng ăn ngay";

    + Mọi người đã đứng cả lên, bà lão vẫn ngồi ăn trong ánh mắt lườm nguýt của bà phó Thụ;

    + Bị gắt gỏng, sỉ nhục "ăn cho nứt bụng ra", bà lão vẫn trệu trạo "rấm" nốt mấy hạt cơm cháy.

    - Triết lí nhân sinh mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm: Cái đói có thể khiến con người đánh mất cả lòng tự trọng để được ăn.

    Xem tiếp bên dưới: Đề 2
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng mười một 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đọc hiểu: Một bữa no - Nam Cao

    ĐỀ 2

    Đọc đoạn trích (trên)

    Trả lời câu hỏi:


    Câu 1:
    Kể tên 3 tác phẩm viết cùng đề tài với "Một bữa no".

    Câu 2: Theo em, tại sao tác giả không đặt tên cho nhân vật người bà?

    Câu 3: Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của bà phó Thụ với nhân vật người bà.

    Câu 4: Xác định lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn:

    Cái đĩ vừa trông thấy bà, mừng rối rít. Nó cười rồi nó khóc chẳng biết vì sao cả. Nhưng đôi mắt khoằm khoặm của bà phó Thụ dội nước vào lòng nó. Nó tự nhiên ngượng nghịu. Nó không dám xoắn xuýt bà nó nữa. Nó cúi đầu, khẽ hỏi:

    - Bà đi đâu đấy?

    - Bà đến xin bà phó một bữa cơm ăn đây! Bà đói lắm.


    Câu 5: Trong truyện "Lão Hạc", ông lão vì không muốn "ăn" vào tiền của con mà phải chết. Còn trong truyện trên, bà lão vì muốn ăn một bữa no mà phải chết. Hai cái chết trên gợi cho em suy ngẫm gì về "miếng ăn" của con người trong xã hội cũ?

    Câu 6: Đoạn trích thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật người bà như thế nào? Có phải nhà văn "bôi nhọ" bà lão già khi để bà phải chết vì một bữa no?

    Câu 7: Có người cho rằng, bà lão chết no nhưng thực ra là chết vì đói. Em hiểu điều này như thế nào?

    Câu 8: Nhận xét những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao.

    Gợi ý trả lời:

    Câu 1:
    3 tác phẩm viết cùng đề tài với "Một bữa no" : "Lão Hạc", "Chí Phèo" (Nam Cao), "Tắt đèn" (Ngô Tất Tố) - đều viết về đề tại người nông dân trước Cách mạng.

    Câu 2: Tác giả không đặt tên cho nhân vật người bà là một cách để nói về số phận chung của những người nông dân nghèo khổ trong xã hội xưa. Xóa đi tên riêng của nhân vật nhằm dụng ý nhấn mạnh tính phổ quát của một tầng lớp người đói khổ.

    Câu 3: Những từ ngữ thể hiện thái độ của bà phó Thụ với nhân vật người bà: Xa xả, bực, nhịn, lừ lừ đôi mắt, khó chịu, hầm hầm, cau mặt, gắt, mắng, lườm, nguýt, gắt gỏng..

    Câu 4:

    - Lời người kể chuyện:

    Cái đĩ vừa trông thấy bà, mừng rối rít. Nó cười rồi nó khóc chẳng biết vì sao cả. Nhưng đôi mắt khoằm khoặm của bà phó Thụ dội nước vào lòng nó. Nó tự nhiên ngượng nghịu. Nó không dám xoắn xuýt bà nó nữa. Nó cúi đầu, khẽ hỏi:

    -
    Lời nhân vật:

    Bà đi đâu đấy?

    Bà đến xin bà phó một bữa cơm ăn đây! Bà đói lắm.

    Câu 5: Trong truyện "Lão Hạc", ông lão vì không muốn "ăn" vào tiền của con mà phải chết. Còn trong truyện trên, bà lão vì muốn ăn một bữa no mà phải chết. Hai cái chết trên gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm về "miếng ăn" của con người trong xã hội cũ:

    Đối với con người trong xã hội cũ, đặc biệt là những người nông dân nghèo, miếng ăn với họ là vấn đề sinh tử, là chuyện sống còn. Vì không đủ ăn, họ phải đối diện với cái chết bất cứ lúc nào. Có người phải chết vì đói. Có người phải tìm mọi cách để được ăn, kể cả bị sỉ nhục. Vì miếng ăn, không phải ai cũng giữ được lòng tự trọng.

    Câu 6:

    - Đoạn trích thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật người bà: Đồng cảm, xót thương,

    - Không phải nhà văn "bôi nhọ" bà lão già khi để bà phải chết vì một bữa no. Đây là một cách để tố cáo xã hội, bênh vực người nông dân, thể hiện nỗi đau xót tận cùng trước bi kịch của người nông dân: Vì bị đẩy đến bước đường cùng mà phải đánh đổi lòng tự trọng lấy miếng ăn, cuối cùng vẫn phải chết - chết vì no nhưng thực chất là chết vì đói.

    Câu 7: Có người cho rằng, bà lão chết no nhưng thực ra là chết vì đói.

    Ý kiến trên nhấn mạnh nguyên nhân dẫn đến cái chết của người bà: Người ta ngỡ rằng bà chết vì no nhưng thực chất, chính những ngày phải chịu đói thê thảm mới là nguyên nhân khiến bà phải chết. Vì đói, thấy cơm thừa, bà tiếc, bà phải ăn "cho tộ", ăn để bù lấp cái dạ dầy trống toác, ăn để dự trữ cho những ngày đói sắp tới. Nếu không đói khổ đói sở, bà đâu phải ăn trong nhục nhã như thế, đâu phải chết thảm như thế.

    Câu 8: Những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao: Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn:

    - Chọn ngôi kể thứ 3, điểm nhìn khách quan. Điểm nhìn nhiều lúc được chuyển dịch sang nhân vật giúp cảm xúc nhân vật được miêu tả cụ thể, sâu sắc, giọng điệu đa thanh xen kẽ..

    - Cách xây dựng nhân vật sắc nét: Qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ, sắc mặt, đặc biệt qua ngòi bút miêu tả tâm lí bậc thầy.

    - Dựng tình huống đặc sắc: Tình huống đói gặp được bữa ăn "sang" - tình huống giúp nhân vật bộc lộ tính cách và thể hiện được tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.

    - Dựng đối thoại sinh động, ngôn ngữ bình dân, phù hợp với nhân vật người nông dân.

    - Giọng điệu linh hoạt, khi lạnh lùng, khi đầy chua xót, khi lại bông đùa, hóm hỉnh.

    - Từ một tình huống nhỏ nhặt, nhà văn đã khái quát lên những vấn đề xã hội lớn lao hơn, vấn đề miếng ăn và lòng tự trọng.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...