I. Đọc - Hiểu Thầy khép lại bài giảng Trang cuối cùng hôm nay Bàn tay khép cánh cửa Đong nắng hạ vơi đầy.. Đêm khép một ngày dài Sen khép mùa xoan nở Hạ men vào khung cửa Khép tàu dừa đêm sao.. Tiếng trống trường chênh chao Khép một mùa hoa nắng Tuổi học trò.. Im lặng Khép vụng về câu thơ! Cửa khép để rồi mở Nụ khép rồi đơm hoa Em khép thời áo trắng Đến bao giờ mở ra? (Cầm Thị Đào, "Khép", Văn học và tuổi trẻ-số 5/2004, trang 49) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản? Câu 3. Chỉ ra ý nghĩa của các dấu ba chấm, dấu chấm than và dấu hỏi chấm trong bài thơ? Câu 4. Chỉ rõ ý nghĩa, cái hay của từ "khép" trong các khổ thơ? Câu 5. Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ: "Tiếng trống trường chênh chao Khép một mùa hoa nắng" Phần II. Tập làm văn Học tập dưới mái trường trong tình yêu thương của thầy cô, bè bạn là hạnh phúc và là ước mơ của bao trẻ thơ. Hãy viết về ngôi trường mà em yêu mến. Gợi ý: Phần I: Đọc hiểu Câu 1: Phương thức biểu cảm Câu 2: Cảm xúc, tâm trạng của người học trò trước lúc ra trường với bao hoài niệm về thời gian tuổi học trò kỉ niệm đã qua, bâng khuâng, hi vọng. (HS có thê nêu biêu hiện cụ thể) Câu 3: - Dấu ba chấm + Dấu ba chấm cuối khổ 1 diễn tả ý chưa nói hết thành lời: Cánh cửa khép nhưng vẫn còn cái gì đó đọng lại- là ánh nắng, là niềm bâng khuâng nuối tiếc, là nỗi nhớ nhung vơi đầy.. + Dấu ba chấm trong câu "Tuổi học trò.. Im lặng" diễn tả bao kỉ niệm, cảm xúc nỗi niềm của tuổi học trò chưa nói hết, muốn dấu kín.. - Dấu chấm than: Dấu chấm than cuối khổ ba "Khép vụng về câu thơ!" kết thúc câu trần thuật bộc lộ cảm xúc của người học trò về câu thơ khép vội. - Dấu chấm hỏi: Dấu chấm hỏi ở khổ cuối "Đến bao giờ mở ra?" kết thúc câu hỏi tu từ thê hiện cảm xúc bâng khuâng, ngẩn ngơ của người học trò khi kết thúc tuổi học trò hồn nhiên.. Câu 4: - Nghĩa thực: Từ "khép" có nghĩa thực là đóng lại, khép lại, kết thúc. - Trong bài thơ từ "khép" được sử dụng mười lần - biêu hiện của nghệ thuật điệp ngữ thê hiện đặc sắc trong cách dùng từ của tác giả Từ "khép" trong mỗi câu thơ gắn kết với một đối tượng với hành động cụ thê, khác nhau mang ý nghĩa riêng tinh tế: + Từ "khép" có nghĩa chỉ sự kết thúc đầy bâng khuâng, tiếc nuối nhưng lại gợi mở về một cái bắt đầu. + Trong khổ thơ đầu từ "khép" gắn với hình ảnh thầy giáo giảng bải "Thầy khép lại bài giảng" gợi về việc thầy kết thúc bài giảng - kết thúc một giờ học, khóa học.. nhưng gợi niềm tiếc nuối của người học trò về thời gian được học tập dưới sự dìu dắt của thầy đã hết. "Bàn tay khép cánh cửa" - đóng lại cánh cửa lớp học đọng lại điêu gì sau cánh cửa khép đó. + Khổ 2: Từ "khép' gắn với các sự vật, hình ảnh của thiên nhiên" đêm" "sen", "hạ" là biểu hiện nghệ thuật nhận hóa khiến thiên nhiên sinh động, có hồn, gần gũi thân quen. "Khép" vẫn có nghĩa là kết thúc, đóng lại- kết thúc một ngày, một mùa.. nhưng lại gợi niêm tiếc nuối và gợi mở vê một điêu mới mẻ sẽ đến. + Khổ 3: "Tiếng trống trường vang lên / Khép một mùa hoa nắng" - khép lại, kết thúc tuổi học trò hồn nhiên. + Khổ cuối: Từ "khép" ngoài ý nghĩa chỉ sự kết thúc đầy tiếc nuối như những khổ trên nhưng còn có nghĩa đó là bắt đầu của sự khởi đầu mới, niêm hi vọng mới: Cửa khép sẽ mở, nụ khép sẽ nở hoa, người học trò khép lại thời áo trắng sẽ khôn lớn trưởng thành hơn, chuẩn bị bước sang trang mới của cuộc đời. Câu 5: * Nội dung trả lời: Học sinh có những cảm nhận riêng nhưng cần hướng tới các ý sau: - Hai câu thơ là niêm bâng khuâng, tiếc nuối của người học trò khi nghe tiếng trống lúc quãng thời gian của tuổi học trò kết thúc. - Mùa "hoa nắng" : Nắng sân trường, nhưng cũng là ẩn dụ của mùa thi, mùa chia li.. Cái "chênh chao" là nỗi lòng bâng khuâng, xao xuyến, nôn nao khi tiếng trống trường vang lên kết thúc thời học sinh với bao kỉ niệm buồn vui không bao giờ trở lại. Phần II. Tập làm văn - Dẫn dắt giới thiệu hợp lí điều mình muốn viết về nhà trường. - Đặc điểm, nét đẹp cảnh quan, hoạt động của nhà trường trong kí ức của mỗi học trò - Hình ảnh thầy cô, bè bạn cùng tình cảm học tập dưới mái trường.. - Vai trò, ý nghĩa của mái ấm tình thương trong việc rèn rũa nhân cách, thể chất, hình thành kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. - Tình cảm của người học sinh với mái ấm tình thương ấy gắn với trách nhiệm trong việc vun đắp, dựng xây, đền đáp công ơn nhà trường. - Khẳng định được vấn đề và nêu những suy nghĩ sâu sắc của bản Thân. + Nhà trường là nơi con người được nuôi dưỡng vê tâm hồn, trí tuệ, yêu thương. + Nơi nuôi dưỡng thể chất con người. + Nơi gắn bó kỉ niệm. + Nơi chắp cánh ước mơ. - Suy nghĩ vê tình thầy trò, bè bạn gắn bó, kỉ niệm buồn vui của mỗi học trò trong những tháng năm tình cảm cá nhân đối với nhà trường: Yêu mến, biết ơn, tự hào.. Liên hệ thực tế đưa ra những nhận thức đúng đắn vê trách nhiệm của mỗi người học sinh đối với nhà trường và phê phán những hành động không đúng với tố ấm tình thương của chính mình.