Đọc hiểu: Khát Vọng - Xuân Quỳnh - Ngày còn bé ta mơ trăng tháng tám

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mẩu Tũn, 31 Tháng mười 2023.

  1. Mẩu Tũn

    Bài viết:
    316
    Đọc hiểu: Khát vọng - Xuân Quỳnh

    Đọc bài thơ:

    Ngày còn bé ta mơ trăng tháng tám

    Giữa đêm rằm bầy cỗ, vui chơi

    Cùng bạn nhỏ rước đèn múa hát

    Trống ếch lùng tùng náo nức trăng vui

    * * *

    Khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng

    Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu

    Trải tâm tư dưới trời trăng sáng

    Cuộc đời ơi, đẹp biết bao nhiêu!

    * * *

    Chỉ thế thôi ư? Ta còn mơ ước

    Thành nhà thơ ca ngợi cuộc đời

    Những vần thơ cùng du hành vũ trụ

    Sưởi ấm vừng trăng lạnh niềm vui

    * * *

    Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp

    Theo những con tàu cập bến các vì sao

    Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng

    Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao.

    (Khát vọng, Xuân Quỳnh, Trích từ tập Chồi biếc, NXB văn học, 1963)

    [​IMG]

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1: Bài thơ Khát Vọng được viết theo thể thơ gì?

    Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?

    Câu 3: Em hãy nêu chủ đề, đề tài của bài thơ trên?

    Câu 4 . Ở 3 khổ thơ đầu tác giả sử dụng từ "", "mơ ước", hoặc "ước mơ" nhưng đến khổ cuối lại dùng từ "khát vọng". Theo em sự thay đổi này có dụng ý gì?

    Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối?

    Câu 6. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào?

    "Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng

    Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao"

    Câu 7 . Qua văn bản trên tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Thông điệp ấy có ý nghĩa gì với em?

    Câu 8: Em hiểu điều gì về khát vọng của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai khổ thơ cuối? Em cảm nhận như thế nào khát vọng ấy?

    Đáp án tham khảo:

    Câu 1:

    Thể thơ: Tự do.

    Câu 2:

    Phương thức: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

    Câu 3:

    Chủ đề: Ước mơ và khát vọng

    Câu 4:

    Dụng ý:

    +Nhấn mạnh sự thay đổi của con người theo thời gian.

    =>Càng lớn, con người càng muốn theo đuổi những những thứ lớn lao hơn và mang trong mình nhiều khát vọng, hoài bão hơn.

    Câu 5

    Biện pháp tu từ: So sánh và nhân hóa

    Tác dụng:

    + Làm cho khát vọng của nhân vật "ta" thêm gợi hình, gợi cảm, sống động, hấp dẫn, sâu sắc hơn.

    + Nhấn mạnh vào những khát khao cháy bỏng của tác giả.

    Câu 6: Được hiểu là:

    - Nhân vật trữ tình là người luôn khát vọng, mong muốn chinh phục những điều mà mình mơ ước.

    - Mơ ước trong mỗi người là không có giới hạn, đạt được mơ ước này, lại muốn đạt được những ước mơ cao hơn.

    - Hai câu thơ ca ngợi những con người có ước mơ, khát vọng và có quyết tâm chinh phục chúng.

    Câu 7:

    Qua văn bản trên tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp:

    + Sống là phải biết ước mơ, có ước mơ và khát vọng.

    Ước mơ và khát vọng giúp chúng ta có thêm nhiều động lực phấn đấu để vươn tới những điều mình hằng mong ước

    Câu 8:

    Trong hai khổ thơ cuối, nhân vật trữ tình mong muốn mình sẽ trở thành nhà thơ, mang lời thơ góp sức vào cuộc đời, vào vũ trụ

    - Nhân vật trữ tình còn ước mơ thơ của mình sẽ có tác động đến tầm vũ trụ rộng lớn. Khát vọng của nhân vật trữ tình luôn vô hạn, hướng đến chinh phục những khát vọng lớn lao hơn những gì đã đạt được.

    - Cảm nhận: Đó là khát vọng lớn lao, cao cả, thôi thúc con người nỗ lực không ngừng để từng bước hoàn thiện, phát triển bản thân, thực hiện ước mơ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng mười 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...