Đọc hiểu: Đi lễ chùa - Dư Thị Hoàn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 14 Tháng bảy 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    ĐỌC HIỂU:

    Đọc đoạn văn bản:

    Đi lễ chùa


    Năm người đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa

    Tay khư khư ôm đầy vật tế lễ.

    Người thứ nhất thở dài:

    - Tội nghiệp nhất người đàn bà không chồng!

    Người thứ hai chép miệng:

    - Vô phúc nhất người đàn bà không con!

    Người thứ ba cười buông:

    - Bất hạnh nhất người đàn bà không khóc nổi trước mặt chồng

    Người thứ tư điềm đạm:

    - Tuyệt vọng nhất người đàn bà không cười được khi thấy con

    Người thứ năm:

    - Mô Phật!

    Lão xà ích giật dây cương

    Roi quất

    Tung bụi đường..


    (16-12-1987 - Dư Thị Hoàn)


    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1:
    Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản trên.

    Câu 2: Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên.

    Câu 3: Anh/ Chị hiểu như thế nào về hành động của lão xà ích ở cuối bài thơ?

    Lão xà ích giật dây cương

    Roi quất

    Tung bụi đường..


    Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất với bản thân anh/chị được gợi ra từ bài thơ là gì? Lý giải lý do lựa chọn thông điệp đó.

    Đáp án tham khảo:

    Câu 1: Thể thơ tự do.

    Câu 2:

    Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ: Liệt kê. Tác giả đã liệt kê những nỗi bất hạnh của người phụ nữ qua lời kể của những người đàn bà trên xe ngựa.

    - Tội nghiệp nhất người đàn bà không chồng

    - Vô phúc nhất người đàn bà không con

    - Bất hạnh nhất người đàn bà không khóc nổi trước mặt chồng

    - Tuyệt vọng nhất người đàn bà không cười được khi thấy con


    Cùng với đó là liệt kê thái độ của mỗi người phụ nữ qua câu chuyện kể của mình: "Người thứ nhất thở dài", "Người thứ hai chép miệng", "Người thứ ba cười buông", "Người thứ tư điềm đạm", còn "Người thứ năm" thì chẳng biểu lộ một sắc thái gì: Mô phật! "

    -
    Tác dụng: Các lời thoại của năm người đàn bà được sắp xếp đầy ẩn ý, nỗi đau được kể ra theo cấp độ tăng tiến.

    + Tác giả muốn nhấn mạnh những nỗi bất hạnh những nỗi đau, nỗi bất hạnh của kiếp đời người phụ nữ. Đồng thời bộc lộ nỗi niềm cảm thông, sự thấu hiểu và đồng cảm của nhà thơ với thân phận của người phụ nữ.

    + Biện pháp liệt kê tạo nhịp điệu da diết cho câu thơ bởi sự trùng điệp những nỗi đau, đồng thời tạo sự chú ý, lôi cuốn người đọc, người nghe.

    Câu 3:

    Câu kết của bài thơ: Lão xà ích giật dây cương/ Roi quất/ Tung bụi đường!

    Lão xà ích thúc ngựa chạy nhanh hơn đưa năm người khách đến chùa để họ được sớm kêu cầu, giãi bày với Trời Phật cho vơi bớt nỗi đau kiếp phận đàn bà muôn thuở hay là lão muốn thoát khỏi nỗi ám ảnh ghê gớm của những câu nói mà bốn người đàn bà đã nói trên đường đi. Dù muốn hay không thì lão cũng phải lắng nghe và suy ngẫm. Hành động cuống quýt ra roi quất ngựa phải chăng là biểu hiện sự" ngộ"ra của lão xà ích nói riêng và của cả giới đàn ông nói chung về bi kịch của phụ nữ muôn đời!

    Câu 4:

    Thí sinh lựa chọn một thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân, phù hợp với nội dung văn bản, đồng thời có sự lí giải thuyết phục, thể hiện sự sâu sắc trong nhận thức và sâu sắc trong diễn đạt.

    Có thể theo một số gợi ý sau:

    - Buông bỏ mọi nỗi khổ đau để mang lại sự bình an trong tâm hồn.

    - Hãy đồng cảm với nỗi bất hạnh của những người phụ nữ.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...