Đọc hiểu: Tiếng mùa xuân Phan Thị Thanh Nhàn Tiếng mùa xuân trắc nghiệm và tự luận ĐỀ 1 (Tự luận) Đọc bài thơ: Tôi đi dọc bờ sông Nghe thầm thì tiếng đất Lá mía kêu xào xạc.. Mầm ngô lên xanh non Bãi dâu vào mùa ngon Quả từng chùm chiu chít Cà chua hồng giấu mặt Sau chùm lá đung đưa Thuyền đón gió ngoài xa Lưới long lanh vảy cá Cát cựa mình lấp lóa Muốn cùng vôi lên tầng Đất nằm im dưới chân Nói bằng cây bằng trái Dòng sông trôi mê mải Gửi lời vào phù sa.. Tiếng đất trời bao la Cả chiều xuân vang động Cho lòng tôi như sông Muốn hóa thành biển khơi. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Bài thơ Tiếng mùa xuân sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 2: Em hãy xác định thể thơ của bài"Tiếng mùa xuân? Câu 3: Em hãy chỉ ra những từ láy đã sử dụng trong bài Tiếng mùa xuân? Câu 4. Qua bài thơ tiếng mùa xuân tác giả thể hiện tình cảm gì? Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau: Bãi dâu vào mùa ngon Quả từng chùm chiu chít Cà chua hồng giấu mặt Sau chùm lá đung đưa Câu 6. Qua bài thơ tiếng mùa xuân tác giả gửi đến chúng ta thông điệp gì? Câu 7. Em hãy viết một đoạn văn 10_15 dòng phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng mùa xuân Đáp án tham khảo Câu 1: Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm Câu 2 Thể thơ: 5 chữ Câu 3: - Từ láy: Thầm thì, xào xạc, chiu chít, đung đưa, long lanh, lấp lóa.. Câu 4: Thông qua bài thơ Tiếng mùa xuân tác giả muốn đưa người đọc đến với những hình ảnh của mùa xuân trong sáng, thanh tao và nhẹ nhàng. Đồng thời tác giả bày tỏ, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thiên nhiên, ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời lúc vào xuân. Khát vọng được sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên, đặc biệt, được sống và cống hiến cho đời ngày càng thêm tươi đẹp. Câu 5 Biện pháp tu từ: +Nhân hóa: Cà chua hồng giấu mặt Tác dụng: Câu 6. Tác giả gửi đến chúng ta thông điệp về tình yêu thiên nhiên, về sự đoàn kết, gần gũi giữa con người và đất đai, và về việc trân trọng sự sống của mọi loài. Bài thơ cũng nhắc nhở chúng ta hãy sống hòa hợp với thiên nhiên, đồng cảm và quan tâm đến những gì xung quanh ta. Câu 7: Bài thơ Tiếng mùa xuân của Phan Thị Thanh Nhàn là một áng thơ trữ tình chan chứa tình yêu thiên nhiên. Thế giới vạn vật qua ánh nhìn của nhà thơ trở nên rực rỡ, đầy sắc màu, sinh động và căng tràn nhựa sống. Thông qua những từ ngữ, hình ảnh được chọn lọc tinh tế, tác giả đã lồng ghép, đan xen mùa xuân với những cung bậc cảm xúc của con người, mang đến niềm tin và hy vọng về một mùa xuân tươi đẹp, bình yên và hạnh phúc. Bài thơ đã khơi gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc và sự suy tư về thời gian, về những giá trị đích thực của cuộc sống. Nó mở ra cho ta một thế giới đầy sức sống và tràn trề hi vọng về một tương tốt đẹp cùng những điều thiện lành.
Đọc hiểu trắc nghiệm Tiếng mùa xuân ĐỀ 2 (Trắc nghiệm) Đọc bài thơ: Tôi đi dọc bờ sông Nghe thầm thì tiếng đất Lá mía kêu xào xạc.. Mầm ngô lên xanh non Bãi dâu vào mùa ngon Quả từng chùm chiu chít Cà chua hồng giấu mặt Sau chùm lá đung đưa Thuyền đón gió ngoài xa Lưới long lanh vảy cá Cát cựa mình lấp lóa Muốn cùng vôi lên tầng Đất nằm im dưới chân Nói bằng cây bằng trái Dòng sông trôi mê mải Gửi lời vào phù sa.. Tiếng đất trời bao la Cả chiều xuân vang động Cho lòng tôi như sông Muốn hóa thành biển khơi. Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Bài thơ sử dụng các phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm B. Biểu cảm kết hợp miêu tả C. Tự sự. D. Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả Câu 2: "Tiếng đất trời" được tác giả thể hiện bằng: A. Âm thanh của mùa xuân B. Hình ảnh của mùa xuân C. Âm thanh và hình ảnh của mùa xuân D. Âm thanh, hình ảnh của mùa xuân qua cảm nhận của tác giả Câu 3: Trong bài thơ tác giả chủ yếu sử dụng cách gieo vần nào? A. Vần chân, liền B. Vần lưng C. Vần chân, cách. D. Vần hỗn hợp Câu 4: Dòng nào không là đặc điểm thiên nhiên mùa xuân trong cảm nhận của tác giả? A. Tràn đầy sức sống. B. Buồn vắng. C. Phong phú, sống động. D. Tươi đẹp. Câu 5: Trong bài thơ tác giả đã chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh. B. Nhân hóa C. Điệp ngữ. D. Hoán dụ. Câu 6: Qua bài thơ tác giả thể hiện tình cảm gì? A. Tình yêu thiên nhiên. B. Tình cảm bạn bè C. Tình yêu đất nước. D. Tình yêu con người Câu 7: Trong các từ láy sau từ nào không cùng loại với các từ láy còn lại? A. Chiu chít. B. Lấp lóa. C. Thì thầm. D. Long lanh Câu 8: Câu thơ "Đất nằm im dưới chân/ Nói bằng cây bằng trái" có nghĩa là gì? A. Đất nói qua âm thanh va đập của cây trái B. Đất im lặng không nói được mà nhờ cây trái nói hộ C. Đất góp mình làm lên tiếng xuân bằng việc nuôi cho cây trái tốt tươi, bội thu D. Đất im lặng nằm dưới chân người không thể có âm thanh như cây trái được Đáp án tham khảo Câu 1 C. Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả Câu 2. D. Âm thanh, hình ảnh của mùa xuân qua cảm nhận của tác giả Câu 3 A. Vần chân, liền. Câu 4 . B. Buồn vắng. Câu 5. A. So sánh Câu 6. A. Tình yêu thiên nhiên Câu 7. D. Long lanh Câu 8. B. Đất im lặng không nói được mà nhờ cây trái nói hộ.