Đọc hiểu: Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 2 Tháng mười một 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn

    [​IMG]

    Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho nhiều triều đại không được bền lâu, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

    Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ gập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

    (Trích Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn)

    Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2. Mục đích của vua khi dẫn sự việc vua Bàn Canh năm lần dời đô, vua Thành Vương ba lần dời đô là gì?

    Câu 3. Theo nhà vua, vì sao hai nhà Đinh, Lê lại không bền?

    Câu 4. Vua Lí Công Uẩn quyết định dời đô về đâu? Nơi này có điều kiện gì thuận lợi?

    Câu 5. Em hãy khái quát những lí do khiến nhà vua quyết định dời đô?

    Câu 6. Em có cảm nhận như thế nào về hình tượng vua Lí Công Uẩn qua bài chiếu?

    Câu 7. Em biết điều gì về thể loại chiếu?

    Câu 8. Em hãy khái quát nội dung của bài chiếu trên.

    Câu 9. Nghệ thuật lập luận của đoạn trích có gì đặc sắc?

    Câu 10. Suy nghĩ về vai trò của người lãnh đạo với vận mệnh quốc gia. (Trả lời 5 - 7 dòng)

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1.

    Phong cách ngôn ngữ: Chính luận

    Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận

    Câu 2. Mục đích của vua khi dẫn sự việc vua Bàn Canh năm lần dời đô, vua Thành Vương ba lần dời đô là:

    - Khẳng định việc dời đô là việc các vua vẫn làm, không có gì là bất thường.

    - Khẳng định việc dời đô là nhằm đưa đất nước phát triển vững bền, hưng thịnh; đây là việc làm chính nghĩa.

    => Nêu dẫn chứng nhằm khẳng định việc vua Lí Công Uẩn dời đô là tất yếu, hiển nhiên, phù hợp với ý trời, lòng người.

    Câu 3. Theo nhà vua, hai nhà Đinh, Lê lại không bền vì: Làm theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đất cũ.

    Câu 4.

    - Vua Lí Công Uẩn quyết định dời đô về Cổ Loa.

    - Cổ Loa là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ gập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi..

    Câu 5. Những lí do khiến nhà vua quyết định dời đô:

    - Đây là việc tất yếu, các vua xưa vẫn làm;

    - Ở mãi đất cũ thì vận hạn ngắn ngủi như nhà Đinh, Lê;

    - Đất Cổ Loa có nhiều điều kiện thuận lợi, giúp đất nước phát triển hưng thịnh.

    Câu 6. Qua bài chiếu, ta thấy vua Lí Công Uẩn là người:

    - Có tầm nhìn xa, trông rộng;

    - Yêu nước, thiết tha với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.

    Câu 7. Đặc điểm thể loại chiếu:

    - Chiếu là một thể văn nghị luận có từ xưa;

    - Chiếu là do vua viết, nếu có người khác viết thì cũng là truyền tải ý niệm của vua ví dụ như Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.

    - Chiếu dùng để ban bố mệnh lệnh, hoặc kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương, chính sách mà vua đề ra.

    Câu 8. Khái quát nội dung của bài chiếu trên: Bài Chiếu dời đô thể hiện chủ trương dời đô về đất Cổ Loa của nhà vua Lí Công Uẩn. Qua đó, thể hiện khát vọng của vua về một đất nước thái bình, thịnh trị và ý thức dân tộc, tự chủ, tự lập, tự cường của một quốc gia phong kiến.

    Câu 9. Nghệ thuật lập luận của đoạn trích:

    - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục:

    + Viện dẫn sử sách làm tiền đề: Việc dời đô của vua Bàn Canh..

    + Soi sử sách vào tình hình thực tế: Triều Đinh Lê ngắn vận vì không chịu dời đô.

    + Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô.

    - Có sự kết hợp giữa lí lẽ và cảm xúc.

    Câu 10. Suy nghĩ về vai trò của người lãnh đạo với vận mệnh quốc gia.

    Người lánh đạo là người đứng đầu của một nước. Quyết sách của người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thịnh suy của đất nước. Nếu người lãnh đạo có tư duy sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng, có nhân cách lớn lao, có lòng yêu nước, yêu dân, đưa ra quyết sách đúng đắn.. thì đất nước sẽ phát triển hưng thịnh và ngược lại.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng mười một 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...