Đề số 1: Đề bài: Đọc đoạn trichs sau và trả lời các câu hỏi: Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vẫn nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho nhiều triều đại không được bền lâu, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổn gập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (Trích Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn) Câu hỏi: Câu 1: Nội dung chủ yếu của đoạn trích trên là gì? Câu 2. Trong đoạn văn thứ 2, câu nào là câu chủ đề? Cho biết đoạn văn được trình bày theo cách nào? Câu 3: Tìm và giải thích 1 từ Hán Việt có trong đoạn trích Câu 4. Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô? Câu 5: Câu "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời" thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Câu 6. Nhận xét hình thức nghị luận của đoạn trích? Câu 7. Đoạn trích giúp em hiểu gì về vua lí Công Uẩn? Câu 8: Viết đoạn văn diễn dịch làm sáng tỏ luận điểm "Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời" Trả lời: (bộ đề đọc hiểu phần văn bản, môn ngữ văn) Câu 1: Nội dung chủ yếu của đoạn trích trên là gì? Vua Lí Công Uẩn chỉ ra dời đô là việc làm chính nghĩa, vì nước vì dân, nghe theo mệnh trời, thể hiện thựca lực của nước ta lớn mạnh, ý chí tự cường; và chọn Đại La làm kinh đô mới là một lựa chọn sáng suốt, lầ kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Câu 2. Trong đoạn văn thứ 2, câu nào là câu chủ đề? Cho biết đoạn văn được trình bày theo cách nào? - Câu cuối đoạn: Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời. - >Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn, đoạn văn trình bày theo cách quy nạp. Câu 3: Tìm và giải thích 1 từ Hán Việt có trong đoạn trích - Thắng địa: Chỗ đất có địa hình thuận lợi, đẹp và vững chắc; có phong cảnh và địa thế đẹp. Câu 4. Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô? + Về lịch sử: Đây là kinh đô cũ của Cao Vương. + Về mặt địa lí: Có vị trí trung tâm; có thế đất đẹp (thế rồng cuộn hổ ngồi, đất rộng, cao, thoáng), là thắng địa. + Về dân cư: Dân cư đông đúc, muôn vật phong phú, tốt tươi. + Về chính trị, văn hóa: Là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước Câu 5: Câu "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời" thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? - Câu trần thuật, hành động trình bày Câu 6. Nhận xét hình thức nghị luận của đoạn trích? - Sử dụng lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng - Cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục. Câu 7. Đoạn trích giúp em hiểu gì về vua lí Công Uẩn? - Lý Công Uẩn- là một vị vua sáng suốt, anh minh của dân tộc, là người có tầm nhìn xa trông rộng, thông minh tài trí. Câu 8: Viết đoạn văn diễn dịch làm sáng tỏ luận điểm "Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời" Định hướng: * Mở đoạn: Qua đoan đoạn trích, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra "Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời" *Thân đoạn: - Các lợi thế của thành Đại La + Về lịch sử: Đây là kinh đô cũ của Cao Vương. + Về mặt địa lí: Có vị trí trung tâm; có thế đất đẹp (thế rồng cuộn hổ ngồi, đất rộng, cao, thoáng), là thắng địa. + Về dân cư: Dân cư đông đúc, không bị thiên tai ngập lụt, muôn vật phong phú, tốt tươi. + Về chính trị, văn hóa: Là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước =>Thành Đại La hội tụ đủ mọi mặt của đất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước, giúp triều đại lâu bền, đất nước phát triển hưng thịnh. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
ĐỀ số 2 Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi: Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vẫn nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho nhiều triều đại không được bền lâu, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đô. " (Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn) Câu hỏi C âu 1. Đoạn trích cho em hiểu gì về hoàn cảnh sáng tác của văn bản? Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 3. Văn bản chứa đoạn trích thuộc thể loại gì? Khái quát đặc điểm của thể loại này? Câu 4: Khái quát xác định nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 5: Câu" Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời? "Thuộc kiểu câu gì? Dùng để làm gì? Câu 6. Theo em, việc cua Lí Công Uẩn dẫn ra việc dời đô của nhiều triều đại trước nhằm mục đích gì? Câu 7. Em có nhận xét về vua Lí Công Uẩn trong đoạn trích Trả lời: Câu 1 . Về hoàn cảnh sáng tác của văn bản - Sáng tác khi vua Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết. Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. -NL - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 3. Thể loại? Đặc điểm của thể loại. - Thể loại: Thể chiếu - Đặc điểm +Dùng để ban bố mệnh lệnh. + Có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi. +Được công bố và đón nhận một cách trang trọng. + Thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh cả triểu đại, đất nước. Câu 4: Xác định nội dung chính của đoạn văn trên. Vua Lí Công Uẩn nêu ra những cơ sở thực tế để chứng tỏ dời dô là cần thiết. Câu 5: Câu" Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời? "thuộc kiểu câu gì? Dùng để làm gì? - Câu" Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời? "là câu nghi vấn - Dấu hiệu: Có từ nghi vấn" phải đâu", có dấu hỏi chấm cuối câu. - Mục đích: Phủ định (các vua thời Tam đại không theo ý riêng mà tự tiện chuyển dời) Câu 6: Vua dẫn ra việc dời đô của nhiều triều đại trước nhằm mục đích gì? - Việc dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật. Dời đô để đưa đất nước phát triển vững bền, hưng thịnh. - Dời đô là việc làm chính nghĩa, vì nghã, vì dân - Dẫn chứng để khẳng định việc ông dời đô là điều tất yếu hợp đạo lý. Câu 7. Nhận xét về vua Lí Công Uẩn trong đoạn trích - Là vua anh minh, biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân, có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất, - Có lòng yêu nc, thương dân - Có tầm nhìn sáng suốt về vân mệnh đất nc - Có niềm tin mãnh liệt vào tương lai đất nước, dn hùng cường, lớn mạnh