Đọc hiểu: Bếp Lửa - Bằng Việt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi mèo nhỏ lạc quan, 8 Tháng tám 2024.

  1. mèo nhỏ lạc quan

    Bài viết:
    20
    ĐỌC HIỂU VÀ PHÂN TÍCH TÁC PHẨM: BẾP LỬA - BẰNG VIỆT (Bài viết dựa theo chủ đề THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG - SGK 9 chương trình mới CHÂN TRỜI SÁNG TẠO )

    Chuẩn bị đọc

    Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em.

    Trải nghiệm cùng văn bản

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa


    Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

    Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,

    Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

    Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay


    Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

    Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

    Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà,

    Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

    Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

    Mẹ cùng cha công tác bận không về,

    Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

    Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

    Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

    Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

    Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?


    Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

    Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

    Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

    Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh.

    "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

    Mày có viết thư chớ kể này nọ,

    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"


    Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen,

    Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

    Một ngọn lửa chứ niềm tin dai dẳng..





    Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

    Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

    Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

    Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

    Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui

    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ..

    Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!


    Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,

    Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

    Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

    - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?

    1963 (In trong Bằng Việt – Thơ với tuổi thơ, NXB Kim Đồng, 2002)

    Theo dõi

    1. Chú ý những từ ngữ thể hiện trực tiếp cảm xúc của tác giả trong ba khổ thơ đầu.


    - Một bếp lửa ấp iu nồng đượm – tình cảm sâu đậm, nồng nàn.

    - Cháu thương bà biết mấy nắng mưa – tình cảm với người bà

    - Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay – Xúc động, bồi hồi mỗi khi nghĩ về năm tháng tuổi thơ

    - Tu hú kêu sao mà tha thiết thế! – Tiếng tu hú như lời gợi nhắc về tuổi thơ, gợi lên nỗi nhớ da diết về bà.

    - Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc – Tình cảm dành cho bà là sự thấu hiểu về nỗi cực nhọc, vất vả.


    2. Lời dặn cháu thể hiện điều gì về bà?

    Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

    "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

    Mày có viết thư chớ kể này nọ,

    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"


    - Trước hết với cương vị là một người mẹ, bà đã dành cho con trai mình một tình yêu thương lớn lao, bà không muốn vì bà mà con trai phải lo lắng bất an, bà đã thấu hiểu và xây dựng một niềm tin vững chắc nơi quê nhà để con mình an tâm lo việc nước. Bên cạnh đó, bà còn là một chiến sĩ cách mạng, một hậu phương vững chắc cho những đứa con của mình. Có thể nói, lá thư được gửi đi mang tin báo bình yên không chỉ là tâm tư đơn thuần của một người mẹ, mà sâu trong đó là sự dũng cảm, kiêng cường bất khuất, chịu thương chịu khó của một "bà mẹ Việt Nam anh hùng", đúng với câu "giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh". Lời dặn chỉ vỏn vẹn vài ba câu đã gợi lên cảm xúc thổn thức trong lòng người đọc về hình ảnh một người phụ nữ giàu tình yêu thương, tảo tần và mang trong mình đức hi sinh đầy cao quý.

    3. Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này có gì khác với khổ thơ trên?

    Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

    Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

    Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

    Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

    Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui

    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ..

    Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

    - Ở khổ thơ:

    "Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen,

    Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

    Một ngọn lửa chứ niềm tin dai dẳng.."

    - Dưới ngòi bút của nhà thơ, từ "bếp lửa" đã chuyển sang thành "ngọn lửa", đó không chỉ đơn giản là bếp lửa nơi góc bếp, mà ngọn lửa đó là sự tượng trưng cho trái tim và niềm tin mãnh liệt. Đó là một niềm tin được cất giấu tận sâu trong đáy lòng, nhưng niềm tin đó không bao giờ bị dập tắt mà nó luôn được bà nhen nhóm, ủ ấp bền bỉ "dai dẳng". Đó có thể là niềm tin về ngày hòa bình của đất nước, niềm tin được gặp lại những người con của mình..

    - Nếu ở khổ thơ trên, "bếp lửa" là phản chiếu ngọn lửa bên trong lòng bà thì ở khổ thơ này "bếp lửa" "mấy chục năm" ấy lại cháy bỏng ngọn lửa của tình yêu thương của một người mẹ nghĩ về phương xa, hay sâu đậm và gần gũi hơn thế là tình cảm thân thương mà người bà dành cho đứa cháu của mình. Các từ "ấp iu nồng đượm", "khoai sắn ngọt bùi", "nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui" - đó điều là những từ thể hiện sự ấm no và hạnh phúc mà bà đã mang lại cho con cháu. Bà không chỉ là một người bà, mà có lẽ bà cũng đã hóa thân, đóng vai một người cha, người mẹ bao trọn và ấp ủ tình yêu thương cho đứa cháu của mình "Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ..". Tình cảm lớn lao ấy đã thành công xóa đi nỗi ấm ức và tủi thân của một đứa trẻ không ở bên cha mẹ, chính "bếp lửa" ấy đã sưởi ấm tâm hồn và cũng qua đó cũng là sự thể hiện niềm kính yêu và biết ơn sâu sắc của người cháu dành cho bà. Một bếp lửa đơn sơ đã cháy lên những rung cảm quá đỗi cao quý "Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!"


    Suy ngẫm và phản hồi

    1. Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ?

    - Mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ là mối quan hệ bổ sung, chính hình ảnh bếp lửa đã gợi lên kí ức về người bà trong lòng tác giả. Hình ảnh người bà luôn gắn liền với "một bếp lửa chờn vờn sương sớm" và ngược lại.

    - Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi qua các khổ thơ:

    + Khổ 1: Bếp lửa là hình ảnh phản chiếu cho sự tần tảo, chịu thương chịu khó của bà

    + Khổ 3 + 4: Bếp lửa là tấm gương phản chiếu cho tình cảm yêu thương gia đình và tình yêu đất nước sâu đậm, tha thiết. Bếp lửa là sự thể hiện niềm tin về đất nước, gợi lên nỗi đau "giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi", nhưng không vì thế mà chùn bước, ngược lại còn thể hiện sự kiên cường bất khuất mãnh liệt.

    + Khổ 5 + 6: Ở hai khổ thơ này, "bếp lửa" đã được chuyển thành "ngọn lửa" phản chiếu niềm tin dai dẳng trường tồn, đó còn là ngọn lửa cháy lên bao hi vọng về một tương lai ấm no, đong đầy hạnh phúc, là tình cảm mà người bà dành cho con cháu, và cả sự biết ơn, kính trọng thiêng liêng, sâu sắc người cháu – tác giả dành cho bà của mình.


    2. Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng.

    - Biện pháp tu từ xuyên suốt trong bài thơ: Điệp ngữ "bếp lửa"

    - Hiệu quả: Nhấn mạnh hình ảnh quen thuộc xuất hiện trong kí ức người cháu.


    "Một bếp lửa ấp iu nồng đượm"

    - Biện pháp tu từ: Nhân hóa

    - Hiệu quả: Gợi lên hình ảnh đôi bàn tay khéo léo, tảo tần và tình cảm sâu đậm của người bà qua hình ảnh bếp lửa


    - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ "tu hú"

    - Hiệu quả: Gợi lên những cung bậc cảm xúc khác nhau, tiếng tu hú nhớ về ngày xưa cũ, hay tiếng tu hú mang tình cảm da diết.


    - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ "bà" và "cháu"

    - Hiệu quả: Thể hiện tình cảm bà cháu thân thiết, quấn quýt bên nhau đầy yêu thương.


    - Biện pháp tu từ: Ẩn dụ "ngọn lửa"

    - Hiệu quả: Ngọn lửa đã phản chiếu niềm tin bất diệt về ánh sáng của tương lai- niềm tin hòa bình và độc lập, phản chiếu tình yêu vô bờ bến đầy mãnh liệt với gia đình và đất nước.


    - Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ "Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?"

    - Hiệu quả: Gợi lên nỗi nhớ và tình yêu da diết dành cho người bà trong lòng người cháu, đó cũng là nỗi nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn đất nước.


    3. Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì?

    - Trước hết yếu tố miêu tả là sự gợi tả sống động về đời sống tuổi thơ dưới bom đạn chiến tranh, dưới bút pháp của mình, tác giả đã vẽ ra bức tranh kí ức về người bà tảo tần sương sớm. Kết hợp với yếu tố biểu cảm và tự sự càng bộc lộ nỗi niềm nhớ nhung và tình cảm tha thiết, biết ơn, kính trọng mà tác giả dành cho người bà của mình. Nhà thơ đã để lại những hoài niệm trong tác phẩm nhưng đồng thời cũng kể lại nỗi cơ cực mà bà và đất nước khi ấy đã gánh chịu khi ấy.


    4. Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo cảu bài thơ.

    - Mạch cảm xúc của bài thơ là những nỗi nhớ về kí ức tuổi nhỏ, là nỗi niềm kính trọng, nhớ thương sâu sắc cho người bà và sâu sắc trong đó sự biết ơn với anh hùng hi sinh thân mình vì hòa bình dân tộc. Bên cạnh đó còn thể hiện tình yêu nước mãnh liệt, trường tồn, cháy bỏng như ngọn lửa trong bài thơ.

    - Cảm hứng chủ đạo: Tác phẩm được nhà thơ gửi gấm sự biết ơn chân thành, sự kính trọng và nỗi nhớ thương sâu sắc.


    5. Hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ.

    - Bài thơ là một cuộn phim ngắn được chiếu từ quá khứ đến hiện tại. Ở những khổ thơ đầu là sự khơi nguồn cảm xúc và mở ra đoạn kí ức ngày xưa với những kỉ niệm thân thương, quấn quýt bà cháu. Để rồi từ đó gợi lên những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời người bà, cuối cùng là sự trưởng thành của người cháu dưới sự chăm sóc, bao bọc của bà, nỗi nhớ thương sâu đậm trong tiềm thức và trái tim tác giả.

    6. Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua văn bản này?

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    7. Bài thơ thể hiện tư tưởng gì? Các động từ "nhóm", "nhen" và hình ảnh "bếp lửa" đã góp phần như thế nào về việc thể hiện tư tưởng đó?

    - Tư tưởng của bài thơ: Tình cảm gia đình, tình cảm bà cháu tha thiết và tình yêu đất nước mãnh liệt.

    - Các động từ "nhen", "nhóm" thể hiện sự nâng niu, chắt chiu tỉ mỉ cho tình cảm bà cháu. Kết hợp với hình ảnh bếp lửa chính gợi tả nên sự chân thành và hi vọng trường tồn về một tương lai tươi mới của đất nước thông qua ánh sáng rực rỡ của ngọn lửa dai dẳng, cháy mãi không ngừng.

    8. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em.


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Mộng Nguyệt Cầm thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...