Bài kiểm tra cuối kì I Môn: GDCD 12 Lưu ý: - Đề thi chỉ mang tính chất tham khảo - Phần in đậm mực đen là đáp án đúng Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc sinh con? A. Chồng thu nhập cao hơn nên có quyền quyết định việc sinh con B. Vợ, chồng cùng nhau bàn bạc quyết định việc sinh con C. Vợ, chồng nhờ cha mẹ hai bên giải quyết việc sinh con D. Vợ là người chăm con nên có quyền quyết định việc sinh con Câu 2: Điền vào chỗ trống: Bình đẳng trước pháp luật nghĩa là mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị.. trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. A. Hạn chế khả năng B. Phân biệt đối xử C. Ràng buộc bởi các quan hệ D. Khống chế về năng lực Câu 3: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về? A. Tự do tín ngưỡng B. Văn hóa, giáo dục C. Kinh tế D. Chính trị Câu 4: Chị M muốn đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nhưng chồng chị không đồng ý với lí do phụ nữ không nên học nhiều. Anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về? A. Tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau B. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt C. Việc được tham gia chính trị, xã hội D. Quyền được lao động và cống hiến trong cuộc sống Câu 5: Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm, đầu tư phát triển cho các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vì đây là những vùng A. Có lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế B. Có trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp C. Có trình độ phát triển kinh tế còn thấp D. Có đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn Câu 6: Trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa? A. Đang nuôi con từ 12 đến 24 tháng tuổi B. Mang thai từ tháng thứ 6 C. Đang nuôi con trên 24 tháng tuổi D. Mang thai từ tháng thứ 7 Câu 7: Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được: A. Mặt trận tổ quốc giữ gìn B. Tổ chức tôn giáo giữ bí mật C. Đảng quản lí D. Pháp luật bảo hộ Câu 8: Hành vi nào sau đây cần nghiêm cấm trong thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc? A. Dân tộc đa số cần đoàn kết với các dân tộc thiểu số B. Dân tộc đa số nên giúp đỡ các dân tộc thiểu số C. Dân tộc đa số cần tôn trọng dân tộc thiểu số D. Dân tộc đa số hay coi thường dân tộc thiểu số Câu 9: Khi thực hiện bình đẳng trong kinh doanh mọi công dân đều có quyền? A. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh B. Mở rộng sản xuất kinh doanh theo ý mình C. Thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh D. Tự do kinh doanh mọi mặt hàng Câu 10: Chị P theo đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, chồng chị-anh Q yêu cầu chị phải bỏ đạo Thiên Chúa, chuyển sang theo đạo Phật. Anh Q đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về nội dung nào dưới đây? A. Tự do thờ cúng tôn giáo trước pháp luật B. Bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật C. Hoạt động tôn giáo D. Tôn trọng quyền tự do, tín ngưởng tôn giáo của nhau Câu 11: Xã Q là một xã miền núi có đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã kinh doanh tốt. Nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Giáo dục B. Kinh tế C. Chính trị D. Văn hóa Câu 12: Mọi công dân đều bình đẳng về quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật là nội dung có khái niệm nào dưới đây? A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí phụ thuộc vào nhau C. Công dân bình đẳng về quyền D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Câu 13: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng trên cơ sở nào dưới đây: A. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật B. Quyền cơ bản của con người và quyền dân chủ của công dân C, Quyền cơ bản của con người và quyền công dân D. Quyền cơ bản của con người và quyền tự do, dân chủ của công dân Câu 14: Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền: A. Được làm mọi việc như nhau không phân biệt lứa tuổi B. Làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp C. Chuyển đổi công việc mà không cần căn cứ vào khả năng D. Xin việc, giao kết hợp đồng và làm việc ở mọi nơi Câu15: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình là nội dung của quyển nào dưới đây? A. Bình đẳng giữa cha mẹ và các con B. Bình đẳng giữa vợ và chồng C. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình D. Bình đẳng giữa anh chị, em trong gia đình Câu 16: Khó khăn cơ bản nhất trong việc thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế là các dân tộc: A. Hay cạnh tranh nhau trong tranh thủ nguồn đầu tư B. Bất đồng về ngôn ngữ và trình độ văn hóa chênh lệch nhau C. Luôn kì thị và thiếu tôn trọng nhau trong hợp tác phát triển D. Có trình độ phát triển kinh tế và xã hội chênh lệch nhau Câu 17: Tài sản nào dưới đây phải đăng ký quyền sở hữu của cả vợ và chồng? A. Tất cả tài sản chung mà pháp luật quy định B. Tất cả tài sản trong gia đình C. Tất cả tài sản được thừa kế riêng và chung D. Tất cả tài sản do vợ hoặc chồng làm ra Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa vợ với chồng trong quan hệ nhân thân? A. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau B. Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú C. Vợ, chồng phải tự tạo điều kiện học tập, phát triển cho bản thân D. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưởng, tôn giáo của nhau Câu 19: Chị K và em gái ruột chị K là chị L cùng làm việc cho công ty X. Trong thời gian chị K đang nghỉ chế độ thai sản chị L tự ý nghỉ việc để chuyển sang công ty khác làm việc với mức lương cao hơn. Liên lạc với chị L không được giám đốc công ti X là ông p đã quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với cả chị Kvà chị L, đồng thời nhận cháu họ của mình là chị T vào làm việc. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung về quyền bình đẳng trong lao động? A. Ông P, chị L và chị T B. Chị K, chị L và chị T C. Chị L và ông P D. Ông P và chị T Câu 20: Chị K và chị Y đều mở cửa hàng kinh doanh dược phẩm, nhưng để có lãi nhiều hai chị đã bán thực phẩm chức năng giả. Để mua chuộc đoàn thanh tra liên ngành, chị K nhờ chị H đưa 30 triệu đồng cho đoàn thanh tra là ông Q. Vì vậy khi lập biên bản chỉ xử phạt mình chị Y. Biết chuyện chị Y cùng chồng là anh N đến nhà ông Q chửi bới, hai bên đã xảy ra xô xát, chị K đã gọi điện báo công an phường. Sau khi xác minh, trưởng công an phường là ông T đã lập biên bản xử phạt chị Y về hành vi gây rối trật tự công cộng. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chị K, ông Q và chị Y B. Chỉ mình chị K C. Ông T, ông Q và chị K D. Ông T, ông Q và chị H Câu 21: Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ý, anh G đã "bồi thường" cho H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên A cũng hứa giúp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những chủ thể giáo dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh K, G, H và A B. Anh K và anh G C. Anh G và H D. Anh G, H và A Câu 22: Quy định về điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số trong tuyển sinh cao đẳng, đại học là: A. Không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tập của công dân B. Không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về cơ hội học tập của công dân C. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tập của công dân D. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền và cơ hội học tập của công dân Câu 23: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: A. Các tôn giáo lớn có quyền nhiều hơn các tôn giáo nhỏ B. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật C. Các tôn giáo được hoạt động trong khuân khổ pháp luật D. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự Câu 24: Do làm ăn ngày càng có lãi doanh nghiệp tư nhân AM đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp đã thể hiện quyền nào dưới đây: A. Quyền tự chủ đăng ký kinh doanh B. Quyền chủ động trong kinh doanh C. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề D. Quyết định đoạt tài sản Câu 25: Chị K là người dân tộc thiểu số, chị được tín nhiệm bầu vào Quốc hội khóa XIII, điều này thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về? A. Văn hóa B. Chính trị C. Xã hội D. Kinh tế Câu 26: Thấy chị H được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 60 phút vì đang mang thai, chị T không mang thai cũng yêu cầu được nghỉ như chị H vì cùng là lao động nữ. Theo quy định của pháp luật thì chị T: A. Không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc B. Cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động C. Cũng được nghỉ để đảm bảo thời gian lao động D. Không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi của pháp luật Câu 27: Bất kỳ công dân vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật thể hiện công dân bình đẳng: A. Trước nhà nước và xã hội B. Trước tòa án C. Về trách nhiệm pháp lí D. Về quyền và nghĩa vụ Câu 28: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật thể hiện bình đẳng về A. Trách nhiệm trước tòa án B. Trách nhiệm pháp lí C. Quyền và nghĩa vụ D. Thực hiện pháp luật Câu 29: Mục tiêu chủ yếu trong thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc nhằm A. Duy trì chữ viết riêng B. Xóa mù chữ C. Mở rộng quy mô giáo dục D. Nâng cao trình độ dân trí Câu 30: Theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động là biểu hiện nào dưới đây giữa người lao động và người sử dụng lao động? A. Sự thỏa thuận B. Sự hợp tác C. Sự cam kết D. Sự giao kèo Câu 31: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được quy định từ bản Hiến pháp của Việt Nam ban hành năm: A. 2013 B. 1992 C. 1980 D. 1946 Câu 32: Nội dung nào dưới đây thể hiện vợ và chồng bình đẳng trong quan hệ nhân thân A. Vợ, chồng không cần thỏa thuận về nơi cư trú B. Vợ, chồng không cần tôn trọng quyền tự do tôn giáo của nhau C. Vợ, chồng có quyền định đoạt tài sản riêng của nhau D. Vợ, chồng luôn giữ gìn danh dự cho nhau Câu 33: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi các doanh nghiệp thực hiện bình đẳng trong kinh doanh? A. Có quyền chủ động tìm kiếm thị trường đầu tư B. Có quyền chủ động mở rộng quy mô sản xuất C. Có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh D. Có quyền tự ý chấm dứt hợp đồng Câu 34: Phó chủ tịch UBND quận X cùng giám đốc công ty Y lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỷ đồng. Mặc dù cả 2 đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về: A. Nghĩa vụ pháp lý B. Trách nhiệm kinh doanh C. Nghĩa vụ kinh doanh D. Trách nhiệm pháp lý Câu 35: Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả 2 công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn đã được miễn giảm thuế trong thời gian 1 năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây: A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh D. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội Câu 36: Quyền và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ: A. Không tách rời nhau B. Tách rời hoàn toàn C. Trùng với nhau D. Không trùng với nhau Câu 37: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều được: A. Kinh doanh bất cứ sản phẩm nào theo nhu cầu của mình B. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng C. Kinh doanh ở bất cứ nơi nào D. Miễn giảm thuế thu nhập Câu 38: Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai hồ sơ xin mở văn phòng công chứng của ông A và ông B. Nhận của ông A là 10 triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ đầy đủ của ông B theo yêu cầu của ông A, cùng với anh V nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ cấp phép cho ông A; phát hiện anh V được chị N chia tiền để làm việc này, ông B tung tin bịa đặt chị N có mối quan hệ tình cảm với anh V khiến uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chị N, ông A và anh V B. Ông A, anh V và chị N C. Ông A, chị N và ông B D. Ông A, anh V, chị N và ông B Câu 39: Nội dung quyền bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc là các dân tộc có: A. Quyền dùng tiếng phổ thông và giữ gìn các tập quán, hủ tục lạc hậu của mình B. Quyền dùng tiếng nói, chữ viết, bảo tồn phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình C. Quyền tự do ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói trong quá trình phát triển văn hóa của mình D. Quyền dùng tiếng địa phương lưu giữ các giá trị truyền thống văn hóa của mình Câu 40: Để tìm việc làm phù hợp anh T có thể căn cứ vào quyền bình đẳng A. Trong tuyển dụng lao động B. Trong giao kết hợp đồng lao động C. Tự do lựa chọn việc làm D. Thay đổi nội dung hợp đồng lao động