Đề kiểm tra giữa kì II Môn: Công nghệ (Có đáp án) Câu 1. Một số máy tăng âm, không có khối nào sau đây mà vẫn hoạt động bình thường A. Mạch khuếch đại công suất B. Mạch âm sắc C. Micro D. Mạch tiền khuếch đại Câu 2. Trong máy tăng âm, các khối nào có thể tích hợp vào vi mạch IC? A. Mạch vào, mạch tiền khuếch đại, mạch ra B. Mạch tiền khuếch đại, mạch âm sắc, mạch khuếch đại trung gian, mạch khuếch đại công suất C. Mạch khuếch đại trung gian, mạch khuếch đại công suất, mạch âm sắc, lọa D. Mạch vào, mạch âm sắc, loa Câu 3. Ngoài việc thay đổi mức cường độ âm, máy tăng âm còn có nhiệm vụ nào khác? A. Thay đổi âm sắc của tín hiệu âm tần B. Thay đổi độ lớn của âm C. Thay đổi độ to của âm D. Thay đổi vận tốc truyền âm Câu 4. Thao tác nào quan trọng nhất khi sử dụng máy tăng âm? A. Kết nối đúng cổng cấp điện đúng định mức ổn định cho các mạch B. Kết nối tín hiệu truyền âm C. Kết nối các mạch truyền tin D. Kết nối các cổng thông tin Câu 5. Khối quyết định cường độ âm thanh trong máy tăng âm? A. Mạch khuếch đại công suất B. Mạch khuếch đại tín hiệu C. Mạch khuếch đại âm thanh D. Mạch khuếch đại tần số Câu 6. Biện pháp quan trọng đảm bảo cho máy tăng âm hoạt động ổn định? A. Sử dụng máy truyền tin B. Sử dụng lioa ổn định điện áp nguồn C. Sử dụng máy phát tín hiệu D. Sử dụng máy tăng âm sắc Câu 7. Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất trong máy tăng âm là gì A. Tín hiệu âm tần B. Tín hiệu cao tần C. Tín hiệu ngoại sai D. Tín hiệu trung tần Câu 8. Trong máy tăng âm, khối nào không nhận điện trực tiếp từ nguồn nuôi? A. Loa B. Bàn phím C. Lioa D. Stato Câu 9. Âm thanh muốn phát lên vệ tinh cần làm thế nào? A. Biến đổi thành tín hiệu điện và gửi vào sóng cao tần ít bị không khí hấp thụ phát lên không gian B. Dùng thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh trong không gian C. Biến đổi thành tín hiệu điện gửi vào sóng có tần số siêu cao trong không gian D. Dùng đài truyền thanh phát sóng vô tuyến Câu 10. Mức trầm bổng của âm liên quan đến yếu tố nào? A. Tín hiệu B. Âm thanh C. Tần số âm D. Hình ảnh Câu 11. Các mạch khuếch đại trung gian và mạch khuếch đại công suất có nhiệm vụ chung là gì? A. Khuếch đại công suất của tín hiệu cao tần B. Khuếch đại công suất của tín hiệu trung tần C. Khuếch đại công suất của tín hiệu trung hòa D. Khuếch đại công suất của tín hiệu âm tần Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm thính giác khi nghe đài Radio là gì? A. Sử dụng tai nghe trong thời gian dài B. Sử dụng radio quá cũ C. Không thay pin radio thường xuyên D. Không đeo tai nghe Câu 13. Cần điều chỉnh tần số mạch dao động ngoại sai là bao nhiều để nghe được kênh 102, 7 MHz của đài FM A. 102, 7 MHz B. 113, 4 MHz C. 567, 7 MHz D. 92 MHz Câu 14. Tín hiệu nào có khả năng bức xạ thành sóng điện tử truyền đi xa A. Sóng có tần số >=10KHz B. Sóng có tần số >=100KHz C. Sóng có tần số >=1000KHz D. Sóng có tần số >=80KHz Câu 15. Trong máy thu thanh AM, sóng có tần số 455 KHz là sóng nào? A. Sóng cao tần B. Sóng âm tần C. Sóng trung tần D. Sóng trung tính Câu 16. Khi sử dụng máy thu thanh, người ta xoay nút dò đài để làm gì? A. Thay đổi tần số riêng của mạch dao động ngoại sai B. Thay đổi mạch chuyển phát tín hiệu C. Thay đổi tần số âm thanh D. Thay đổi âm sắc Câu 17. Khối nào trong mạch tăng âm quyết định mức trầm bổng của âm thanh? A. Mạch ra B. Mạch khuếch đại công suất C. Mạch khuếch đại trung gian D. Mạch âm sắc Câu 18. Hiện tượng vỡ loa thường do nguyên nhân nào? A. Do volum để chế độ quá lớn khi mở máy B. Do volum để chế độ quá nhỏ khi mở máy C. Do volum không hoạt động D. Do máy có vấn đề Câu 19. Mạch dao động ngoại sai trong máy thu thanh AM tạo ra sóng nào? A. Tạo ra sóng cao tần có tần số lớn hơn sóng thu về qua angten là 455KHz B. Tạo ra sóng cao tần có tần số nhỏ hơn sóng thu về qua angten là 455KHz C. Tạo ra sóng cao tần có tần số bằng sóng thu về qua angten là 455KHz D. Tạo ra sóng cao tần có tần số lớn hơn sóng thu về qua angten là 450KHz Câu 20. Trong máy thu thanh, tín hiệu ra của khối tách sóng là gì? A. Là tín hiệu 1 chiều B. Là tín hiệu 2 chiều C. Là tín hiệu 3 chiều D. Là tín hiệu đa chiều Câu 21. Nhiệm vụ của khối trộn sóng trong máy thu thanh A. Trộn hai sóng cao tần với nhau tạo ra sóng trung tần B. Trộn sóng cao tần với sóng trung tần tạo ra sóng âm tần C. Trộn sóng trung tần với sóng âm tần tạo ra sóng cao tần D. Trộn sóng cao tần với sóng âm tần tạo ra sóng trung tần Câu 22. Để tăng độ nhạy cho máy thu thanh, người ta phải dùng các khối nào? A. Khối khuếch đại cao tần, trung tần, âm tần B. Khối khuếch đại cao tần C. Khối khuếch đại âm tần D. Khối khuếch đại trung tần Câu 23. Căn cứ vào đâu để phân biệt máy thu thanh AM và FM A. Đường truyền tín hiệu B. Điều chế tín hiệu C. Mã hóa tín hiệu D. Xử lí tín hiệu Câu 24. Khi sử dụng máy thu thanh, làm thế nào để nghe được một kênh của đài truyền thanh? A. Chỉnh anten thu sóng B. Chỉnh tần số của khối trộn sóng C. Chính đồng thời khối chọn sóng và mạch dao động ngoại sai D. Chỉnh tần số của mạch dao động ngoại sai Câu 25. Sóng trung tần của máy thu thanh FM có giá trị bao nhiêu? A. 10, 7 MHz B. 10, 9 MHz C. 10, 8 MHz D. 10, 0 MHz Câu 26. Sóng trung tần của máy thu thanh AM có giá trị bao nhiêu? A. 455 KHz hoặc 465 KHz B. 450 KHz hoặc 460 KHz C. 455 KHz hoặc 460 KHz D. 450 KHz hoặc 465 KHz Câu 27. Mạch dao động ngoại sai trong máy thu thanh AM tạo ra sóng nào sau đây A. Sóng trung tấn 465 KHz B. Sóng cao tần trên 10 KHz C. Sóng cao tần 455 KHz D. Sóng cao tần có tần số lớn hơn sóng thu về qua Anten là 455 KHz Câu 28. Trong máy thu thanh, khối nào tạo ra sóng cao tần? A. Khối dao động ngoại sai B. Khối dao động công sai C. Khối dao động âm sắc D. Khối dao động tần số Câu 29. Nêu tần số và bước sóng của sóng vô tuyến? A. Tần số từ 3 KHz-300GHz, bước sóng từ 10 nghìn km đến 1mm B. Tần số từ 30 KHz-300GHz, bước sóng từ 10 nghìn km đến 1mm C. Tần số từ 3 KHz-30GHz, bước sóng từ 10 nghìn km đến 1mm D. Tần số từ 3 KHz-300GHz, bước sóng từ 10 nghìn km đến 100mm Câu 30. Thông tin Rada thường truyền tín hiệu dưới dạng sóng nào? A. Siêu cao tần B. Siêu âm tần C. Siêu trung tần D. Siêu tần Đáp án: 1. B 2. B 3. A 4. A 5. A 6. B 7. A 8. A 9. A 10. C 11. D 12. A 13. B 14. A 15. C 16. A 17. D 18. A 19. A 20. A 21. A 22. A 23. D 24. C 25. A 26. A 27. D 28. A 29. A 30. A Hướng dẫn giải: Câu 1 - Một số máy tăng âm, không có khối mạch âm sắc vẫn hoạt động bình thường Câu 2 - Trong máy tăng âm, các khối có thể tích hợp vào vi mạch IC là: Mạch tiền khuếch đại, mạch âm sắc, mạch khuếch đại trung gian, mạch khuếch đại công suất Câu 3 - Ngoài việc thay đổi mức cường độ âm, máy tăng âm còn có nhiệm vụ: Thay đổi âm sắc của tín hiệu âm tần Câu 4 - Thao tác quan trọng nhất khi sử dụng máy tăng âm là: Kết nối đúng cổng cấp điện đúng định mức ổn định cho các mạch Câu 5 - Khối quyết định cường độ âm thanh trong máy tăng âm là: Mạch khuếch đại công suất Câu 6 - Biện pháp quan trọng đảm bảo cho máy tăng âm hoạt động ổn định là: Sử dụng lioa ổn định điện áp nguồn Câu 7 - Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất trong máy tăng âm là: Tín hiệu âm tần Câu 8 - Trong máy tăng âm, khối không nhận điện trực tiếp từ nguồn nuôi là: Loa Câu 9 - Âm thanh muốn phát lên vệ tinh cần: Biến đổi thành tín hiệu điện và gửi vào sóng cao tần ít bị không khí hấp thụ phát lên không gian Câu 10 - Mức trầm bổng của âm liên quan đến yếu tố: Tần số âm Câu 11 - Các mạch khuếch đại trung gian và mạch khuếch đại công suất có nhiệm vụ chung là: Khuếch đại công suất của tín hiệu âm tần Câu 12 - Nguyên nhân chủ yếu làm giảm thính giác khi nghe đài Radio là: Sử dụng tai nghe trong thời gian dài Câu 13 - Cần điều chỉnh tần số mạch dao động ngoại sai là 113, 4 MHz để nghe được kênh 102, 7 MHz của đài FM Câu 14 - Tín hiệu nào có khả năng bức xạ thành sóng điện tử truyền đi xa: Sóng có tần số >=10KHz Câu 15 - Trong máy thu thanh AM, sóng có tần số 455 KHz là sóng trung tần Câu 16 - Khi sử dụng máy thu thanh, người ta xoay nút dò đài để: Thay đổi tần số riêng của mạch dao động ngoại sai Câu 17 - Khối nào trong mạch tăng âm quyết định mức trầm bổng của âm thanh: Mạch âm sắc Câu 18 - Hiện tượng vỡ loa thường do volum để chế độ quá lớn khi mở máy Câu 19 - Mạch dao động ngoại sai trong máy thu thanh AM tạo ra sóng cao tần có tần số lớn hơn sóng thu về qua angten là 455KHz Câu 20 - Trong máy thu thanh, tín hiệu ra của khối tách sóng là tín hiệu 1 chiều Câu 21 - Nhiệm vụ của khối trộn sóng trong máy thu thanh là: Trộn hai sóng cao tần với nhau tạo ra sóng trung tần Câu 22 - Để tăng độ nhạy cho máy thu thanh, người ta phải dùng các khối khuếch đại cao tần, trung tần, âm tần Câu 23 - Căn cứ vào xử lí tín hiệu để phân biệt máy thu thanh AM và FM Câu 24 - Khi sử dụng máy thu thanh, để nghe được một kênh của đài truyền thanh cần: Chính đồng thời khối chọn sóng và mạch dao động ngoại sai Câu 25 - Sóng trung tần của máy thu thanh FM có giá trị: 10, 7 MHz Câu 26 - Sóng trung tần của máy thu thanh AM có giá trị: 455 KHz hoặc 465 KHz Câu 27 - Mạch dao động ngoại sai trong máy thu thanh AM tạo ra sóng cao tần có tần số lớn hơn sóng thu về qua Anten là 455 KHz Câu 28 - Trong máy thu thanh, khối tạo ra sóng cao tần là: Khối dao động ngoại sai Câu 29 - Sóng vô tuyến: Tần số từ 3 KHz-300GHz, bước sóng từ 10 nghìn km đến 1mm Câu 30 - Thông tin Rada thường truyền tín hiệu dưới dạng sóng: Siêu cao tần