Đề cương ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn (2023) 1. TÂY TIẾN (Quang Dũng) 1. Tác giả: - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. - Một hồn thơ giàu chất lãng mạn, tinh tế, tài hoa: Nhà thơ của "xứ Đoài mây trắng", thơ giàu chất nhạc, chất họa. 2. Tác phẩm: A. Xuất xứ: In trong tập Mây đầu ô (1986) B. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ Tây Tiến: - Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng: Thượng Lào & Tây Bắc Bộ Việt Nam. - Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh sinh viên (như Quang Dũng), chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. - Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về hòa bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên là Tây Tiến. - Cảm hứng chính: Cảm hứng lãng mạn. - Tình thần chung: Tinh thần bi tráng. c. Nghệ thuật: - Cảm hứng và bút pháp lãng mạn. - Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: Các địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt.. - Kết hợp chất nhạc và chất họa D. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta. (Học thuộc bài thơ) LUYỆN ĐỀ: Đề 1: Phân tích đoạn thơ: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! .. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Trích đoạn thơ. 2. Thân bài: Giới thiệu sơ lược nội dung đoạn thơ a. Cảm xúc bao trùm là nỗi nhớ: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi + Sông Mã: Là hiện thân của thiên nhiên Tây Bắc, gắn bó với đoàn quân Tây Tiến trong suốt cuộc trường chinh. + Xa rồi: Mang âm hưởng ngậm ngùi, nuối tiếc. + Tây Tiến ơi: Thổ lộ tâm sự, gợi nhắc. Cách nói như Tây Tiến đang còn bên cạnh. + Điệp từ nhớ: Khắc sâu, nhấn mạnh, bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ. + Từ láy chơi vơi: Cách dùng từ sáng tạo, vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ. - > Câu cảm thán, âm ơi nằm ở cuối câu thơ kéo dài ra da diết -> Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng không kìm nén nổi đã bật lên thành lời, thành tiếng gọi thiết tha. b. Nỗi nhớ được khắc sâu qua nhiều kỉ niệm: * Kỉ niệm với Sài Khao, Mường Lát: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi - Sài Khao, Mường Lát gắn với nhiều địa danh khác.. - > Gợi lên nhiều phạm vi không gian, nhiều địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến. - Hình ảnh "Sương lấp đoàn quân mỏi" + Tả thực: Sương mù vùng cao như che lấp, nuốt chửng đoàn quân mỏi. + Bút pháp lãng mạn: Gợi không gian huyền ảo: Cảnh vật về khuya phủ đầy hơi sương lạnh giá. - Hình ảnh "Hoa về trong đêm hơi" : + Ngàn hoa của núi rừng Tây Bắc. + Hình ảnh của những bông hoa lửa bập bùng trên đầu ngọn đuốc trong đêm đoàn quân Tây Tiến trở về Mường Lát. => Vừa lãng mạn vừa hào hùng của một thời Tây Tiến. * Kỉ niệm về những chặng đường hành quân (Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc) Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi - Điệp từ "Dốc" : Dốc tiếp dốc gần như không có điểm dừng diễn tả độ cao ngất trời của núi đèo và độ sau hun hút của vực thẳm. - Từ láy "Khúc khuỷu" giàu giá trị tạo hình, miêu tả sự hiểm trở, lắt léo, quanh co, gập ghềnh. - Từ láy "heo hút", nghệ thuật đảo cấu trúc câu gợi tả sự xa xôi, hoang vắng. - Hình ảnh "Súng ngửi trời" -> Nghệ thuật nhân hóa -> Một cách nói vui, dí dỏm về độ cao của Tây Bắc. - Điệp từ "Ngàn thước" kết hợp với nghệ thuật tương phản -> câu thơ như bị bẻ đôi ra diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. - "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" -> câu thơ toàn thanh bằng, mở ra một không gian thoáng đãng, một chốn bình yên nơi bản làng, có sự giăng mắc của sương rừng, mưa núi. => Sự kết hợp thanh bằng trắc một cách khéo léo làm cho những câu thơ giàu chất nhạc. => Một không gian vừa cao sâu vừa xa rộng, rất hùng vĩ nhưng cũng rất thơ mộng của núi rừng Tây Bắc làm nổi bật lên tầm vóc của người lính Tây Tiến. * Hồi ức về sự hi sinh Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! - Anh bạn: Cách gọi thân thiết, trìu mến. - Không bước nữa: Nghệ thuật nói giảm nhằm chỉ sự sinh nhưng nó giảm bớt đau thương. - Gục lên súng mũ: Tư thế ngang tàng, gan góc, quả cảm. - > Chân thực, không giấu giếm sự vất vả của những chặng đường hành quân, nhưng chắc chắn là họ không gục ngã. Bởi hòa cùng với sự oai linh của thiên nhiên là sự oai hùng của họ được tô đậm ở phần cuối bài thơ. * Hồi ức về cuộc sống ở Tây Bắc Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi, Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. - Chiều chiều, đêm đêm: Chỉ phạm trù thời gian, sự lặp lại hằng ngày. - Âm thanh: "Thác gầm thét", "cọp trêu người" được đặt trong những khoảng thời gian "chiều chiều, đêm đêm" - > Tô đậm sự hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật, luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với con người. - Nhớ ôi: Nhớ đến da diết, nhớ đến nao lòng. - Hình ảnh "Cơm lên khói" "thơm nếp xôi" - > Tạo cảm giác êm dịu, ấm áp. Chứa đựng một nỗi nhớ da diết của người lính về một Tây Bắc đằm thắm ân tình. => Vừa hoang sơ, dữ dội, vừa đầm thắm ân tình. * Nghệ thuật - Cảm hứng và bút pháp lãng mạn. - Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: Các địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt.. - Kết hợp chất nhạc và chất họa. 3. Kết bài: Đề 2: Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ sau đây: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.. * * * Sông Mã gầm lên khúc độc hành". Dàn bài 1. Mở bài: Tham khảo đề 1 2. Thân bài: Tượng đài người lính Tây Tiến bất tử trước thời gian: A. Ngoại hình: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá.. Mắt trừng.. - Tây Tiến: Nhan đề bài thơ, là tên của đoàn quân, được lặp đi lặp lại để giữ nhịp cho bài thơ. - Đoàn binh: Gợi lên một tập thể đông đảo, hùng hậu. - Không mọc tóc: + Quyết tâm chiến đấu đến cùng (cạo đầu trọc). + Dấu ấn của căn bệnh sốt rét rừng + Cách nói chủ động, ngang tàng (Không mọc tóc) - Quân xanh màu lá + Màu xanh áo lính (Chưa chắc) + Màu xanh lá ngụy trang + Màu da – do sốt rét. - Mắt trừng: Đôi mắt mở to với cái nhìn dữ dội. Còn gợi tả khuôn mặt hốc hác vì thiếu ăn, thiếu ngủ. => Toát lên vẻ đẹp cứng cỏi, gân guốc. B. Vẻ oai phong lẫm liệt: "Dữ oai hùm" (Liên hệ với Nhớ rừng- Thế Lữ). - > Dữ dội, lẫm liệt, mang oai của loài chúa sơn lâm. => Lính Tây Tiến không chỉ là đối thủ xứng tầm với thiên nhiên mà còn là chúa tể của núi rừng Tây Bắc. c. Tâm hồn hào hoa, phong nhã ".. gởi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" - Lính Tây Tiến có tâm hồn lãng mạn, nhiều mơ mộng "gởi mộng, đêm mơ" - Biên giới: Gợi địa bàn hoạt động xa xôi của người lính trẻ. - Hà Nội: + Khung trời hoa lệ. + Thủ đô của nước Việt Nam. + Quê hương của phần đông lính Tây Tiến. =>Tình cảm gắn bó với đất nước, với quê hương của người lính Tây Tiến. - Dáng kiều thơm + Hình ảnh ước lệ, gợi hình ảnh người con gái đẹp. + Hình ảnh người thiếu nữ Hà Nội. =>Trong tâm hồn người lính Tây Tiến luôn có một bóng hồng. Đó chính là nét đẹp đa tình, lãng mạn, hào hoa của người lính trẻ. (Liên hệ: Anh bộ đội trong Đồng chí nhớ "giếng nước, gốc đa, trong Nhớ của Hồng Nguyên nhớ " Mái nhà gianh Tiếng mõ đêm trường Luống cày đất đỏ Ít nhiều người vợ trẻ Mòn chân bên cối gạo canh khuya " Người lính TT mơ về" Dáng kiều thơm ".. Những giấc mơ ít nhiều thơm tho mùi sách vở học trò). - >Bút pháp lãng mạn khi khắc họa hình ảnh người tráng sĩ, hiệp khách xưa thường thấp thoáng một bóng hình người đẹp như vậy. Trong TT dường như đoạn nào cũng vấn vương một bóng dáng thướt tha. d. Lí tưởng khát vọng của người lính TT" Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh " + Tình yêu tổ quốc mãnh liệt + Hào khí thời đại đã ùa vào chắp cánh cho câu thơ này + Nó gợi cái âm vang hào sảng của một thời" Quyết tử.. " + Nó mang tinh thần" Nhất khứ bất phục phản "của những tráng sĩ thời xưa (Kinh Kha).. e. Sự hi sinh của người lính: + Rải rác biên cương mồ viễn xứ -> Những nấm mồ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi. + Áo bào thay chiếu -> Sang trọng hóa sự hi sinh.. + Về đất-> Nghệ thuật nói giảm. => Sự hi sinh càng thầm lặng càng cao cả. Viết về điều này, QD sử dụng nhiều từ Hán Việt để nói một cách trang trọng về sự hi sinh thầm lạng của đồng đội. Con người thì đau thương kính cẩn cúi đầu còn thiên nhiên thì gầm thét" Sông Mã.. ". Con sông Mã gắn bó với hành trình TT, chia sẻ buồn vui, đau thương nên khi nhớ về TT là nhắc về Sông Mã. => Bút pháp lãng mạn chủ yếu được bộc lộ qua vẻ đẹp dữ dội phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập qua hình tượng người lính TT. Còn cái bi được hiện lên qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quan và nơi biên giới xa xôi lạnh lẽo. Buồn đau, mất mát nhưng không ủy mị, yếu đuối. Cái tráng là lí tưởng, khát vọng cống hiến đời xanh cho tổ quốc, là âm hưởng hào hùng của thiên nhiên. * Nghệ thuật: - Với hồn thơ lãng mạn, một bút pháp tài hoa và độc đáo, Quang Dũng đã thể hiện thành công đoạn thơ. - Bên cạnh đó tác giả còn bộc lộ tài năng của mình trong việc xây dựng những hình ảnh tuyệt đẹp về người lính Tây Tiến, nghệ thuật nói giảm, nói tránh, đảo ngữ.. 3. Kết bài: Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng tạo nên tính chất sử thi đặc biệt của bài thơ" Tây Tiến ". Hồn thơ Quang Dũng đã làm ngời sáng lên hình ảnh đẹp nhất của một thời: Hình ảnh người lính" Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
2. VIỆT BẮC (Tố Hữu) 1. Nhan đề: Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hi vọng của dân tộc (nơi có Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ). 2. Hoàn cảnh ra đời: - Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7 – 1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới được mở ra. - Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, và trong tình cảm lưu luyến giữa kẻ ở người đi, Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc. 3. Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên Việt Bắc (1946-1954). 4. Nghệ thuật: Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: Thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình- ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi. 5. Ý nghĩa văn bản: Bản hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. Đề 1: Em hãy phân tích đoạn thơ sau: "Mình về mình có nhớ ta * * * Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" (Việt Bắc – Tố Hữu) I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Trích nguyên văn đoạn thơ. II. Thân bài: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người. - Với kẻ ở: Thương nhớ bật lên thành lời - Cách xưng hô: Mình- ta + Đậm tính dân tộc + Gợi mối quan hệ thân thiết, gắn bó. - Câu hỏi: "có nhớ ta", "có nhớ không" - > Tạo âm hưởng da diết, thể hiện nỗi băn khăn, trăn trở, không biết người đi có nhớ mình không. - Thời gian "mười lăm năm" - > Thời gian thực (tính từ khởi nghĩa Bắc Sơn). Đó chính là ngọn nguồn tình nghĩa, tạo nên mối keo sơn gắn bó "thiết tha mặn nồng" giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến. - Không gian: "Cây, núi, sông, nguồn" - > Không gian Việt Bắc, không gian của cội nguồn cách mạng, nhắc nhớ về Việt Bắc đồng thời đánh thức những kỉ niệm ở nơi này. => Nỗi nhớ tràn ngập cả thời gian "Mười lăm năm", cả không gian "cây, núi, sông, nguồn" - Với người đi: + Im lặng để lắng nghe "tiếng ai tha thiết" -> hợp với tâm lí người đi xa, cũng là sắc thái tâm lí kín đáo của anh bộ đội miền xuôi. Kẻ ở nói "thiết tha", người đi nghe "tha thiết" -> lắng nhận được nỗi niềm kẻ ở. + Tâm trạng: Những từ láy "bâng khuâng", "bồn chồn" đứng gần nhau như những vòng sóng cảm xúc lan tỏa nhiều cung bậc -> sự lưu luyến, bịn rịn không nỡ xa rời. Hình ảnh "áo chàm" là một hoán dụ, màu áo xanh đặc trưng của người Việt Bắc -> tác giả hướng nỗi nhớ Việt Bắc qua hình ảnh cụ thể "áo chàm" – chiếc áo, màu áo bình dị, đơn sơ, mộc mạc nhưng sâu nặng nghĩa tình đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến cứu nước. Hành động: "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" -> tính biểu cảm "biết nói gì" không phải không có gì để giãi bày mà chính vì có quá nhiều điều muốn nói không biết phải nói điều gì. Dấu chấm lửng ở cuối câu thơ như khoảng lặng để tình cảm sâu lắng, ngân dài.. - Nghệ thuật: + Chất dân tộc đậm đà. + Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết. + Xây dựng nhiều hình ảnh chọn lọc, có sức gợi cảm cao. => Chuyện ân tình cách mạng được tác giả khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu đôi lứa. Diễn biến tâm trạng được tổ chức theo lối đối đáp của ca dao dân ca. Thực ra chính là lời độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của nhà thơ, của chính những người tham gia kháng chiến. III. Kết bài: (Đánh giá chung về đoạn thơ). Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau: "Mình đi, có nhớ những ngày * * * Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.." (Trích "Việt Bắc" - Tố Hữu) DÀN BÀI 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Trích dẫn thơ. 2. Thân bài: Lời của Việt Bắc chỉ có 12 câu lục bát – câu hỏi nhưng tất cả đều xoáy vào kỉ niệm không thể nào quên của những ngày kháng chiến gian khổ mà hào hùng * Điệp khúc "Mình về có nhớ" - Mình: Gọi người cán bộ về xuôi. - Có nhớ -> Gợi nhắc, gợi nhớ. Dùng kỉ niệm để lay động nỗi nhớ. Sau từ "Có nhớ" là kỉ niệm. - > Hỏi người về xuôi, cũng là nỗi lo âu, phấp phỏng của người dân Việt Bắc. * Những kỉ niệm được nhắc đến: - Kỉ niệm về một thời gian nan, khổ cực nhưng vẻ vang, oanh liệt: + Những ngày - mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù. Tả thực về sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên Việt Bắc. Tượng trưng cho những khó khăn, thử thách cơ cực mà đồng bào và cán bộ đã phải chịu đựng và vượt qua. + Khi kháng Nhật thuở còn Việt minh - > Những ngày đầu kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng. => Gợi nhắc những tháng ngày người cán bộ kháng chiến sống, chiến đấu ở Việt Bắc. - Kỉ niệm về không gian Việt Bắc: + Chiến khu: Quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến. + Những nhà – hắt hiu lau xám Gợi hình ảnh mái tranh nghèo của đồng bào Việt Bắc. Gợi thiên nhiên Việt Bắc hoang sơ, hiu hắt nhưng vẫn thi vị, trữ tình. + Núi non –> Thiên nhiên hùng vĩ, trùng điệp. + Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào -> những địa danh đóng vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. =>Không gian tiêu biểu, gắn liền với cuộc kháng chiến ở Việt Bắc. - Kỉ niệm về cuộc sống, con người ở Việt Bắc: + Khó khăn, gian khổ "Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai" - > Hiện tượng tiểu đối vừa gợi sự gian khổ vừa cụ thể hóa mối thù của dân tộc như đang đề nặng trên vai. + Giàu tình nghĩa: . Mình về rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già -> Nghệ thuật nhân hóa. Mượn hình ảnh rừng núi để nói lên nỗi nhớ của người Việt Bắc. . Đậm đà lòng son - > Tấm lòng thủy chung son sắt với cách mạng, với Đảng. => Khéo léo gợi lại những kỉ niệm ở Việt Bắc, nhắc nhở người cán bộ về xuôi đừng quên Việt Bắc. * Triết lý nhân sinh : Mình đi mình có nhớ mình - Nhắc nhở vấn đề quên nhớ - Cách ứng xử với quá khứ với cội nguồn. *Đặc sắc nghệ thuật: - Điệp từ "nhớ", đại từ xưng hô "mình-ta" tạo nên âm điệu du dương cho cả đoạn thơ. - Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của ca dao, dân ca, của điệu thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc, => Vượt ra ngoài những câu hỏi, nó còn diễn tả một vấn đề mang màu sắc nhân sinh - vấn đề quên, nhớ, thái độ ứng xử của mỗi người đối với quá khứ, cội nguồn. 3. Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ. Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau đây: "Ta với mình, mình với ta.. đều đều suối xa". DÀN BÀI I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Trích dẫn thơ. II. Thân bài: 1. Người ra đi khẳng định lòng chung thủy của mình: "Ta với mình, mình với ta.. Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu" - Mượn cách so sánh, ví von quen thuộc của ca dao để khẳng định nghĩa tình thủy chung son sắt giãi "Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu". 2. Nỗi nhớ Việt Bắc được diễn tả cụ thể: - Nhớ cảnh Việt Bắc thanh bình: + Nghệ thuật so sánh ".. như nhớ người yêu" -> Cách so sánh mới lạ, sáng tạo thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm. Người đọc có thể thấy tình cảm của người ra đi dào dạt biết chừng nào. + Hình ảnh gợi cảm, đầy thi vị, hiện lên trong những khoảng không gian và thời gian khác nhau ".. bản cùng sương", ".. bếp lửa", "trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.." "ngòi Thia", "sông Đáy".. Mở ra một không khí thanh bình, địa danh gắn liền với Việt Bắc. - Nhớ cuộc sống khó khăn, gian khổ nhưng đậm đà tình nghĩa được tác giả thể hiện bằng những hình ảnh tượng trưng "củ sắn lùi", "bát cơm", "chăn sui".. kết hợp với các từ gần nghĩa "chia", "sẻ", "cùng" cho người đọc cảm nhận được sự "chia ngọt sẻ bùi" của người dân Việt Bắc với người cán bộ về xuôi. - Nhớ người mẹ Việt Bắc: "Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô" Gợi người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của bà mẹ chiến sĩ trong kháng chiến đã cưu mang đùm bọc người chiến sĩ cách mạng. Đó là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, cái ân tình không thể phai nhòa trong kí ức người về xuôi. - Khung cảnh sinh hoạt cơ quan và những âm thanh quen thuộc: + Khung cảnh quen thuộc với những hình ảnh quen thuộc, tiêu biểu cho sinh hoạt trong kháng chiến ".. lớp học i tờ", "Đồng khuya đuốc sáng, những giờ liên hoan" + Câu thơ đối ý "Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo" nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời của cán bộ chiến sĩ cách mạng dù cuộc sống còn gian khổ khó khăn. + Âm thanh "tiếng mõ", "chày đêm" đặc trưng của Việt Bắc phản ánh cuộc sống, sinh hoạt yên ả thanh bình nơi núi rừng. - Nghệ thuật: + Điệp từ "nhớ gì, nhớ từng, nhớ sao" được lặp đi, lặp lại đã nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ trong tâm tư của người ra đi. + Hình ảnh, âm thanh gợi cảm được chắt lọc từ cuộc sống. + Giọng thơ bồi hồi, xao xuyến của một dòng hoài niệm chứa chất ân tình. III. Kết bài: (Đánh giá chung về đoạn thơ Đề 4: Phân tích đoạn thơ sau: "Ta về mình có nhớ ta .. Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" DÀn bÀi I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Trích dẫn thơ. 2. Thân bài: Đoạn thơ chỉ có mười câu nhưng đã thu gọn sắc màu bốn mùa, cả âm thanh, con người Việt Bắc. a. Hai câu mở đầu thâu tóm nội dung, cảm hứng của cả đoạn + Câu hỏi tu từ: Vừa là lời thoại, vừa là cầu nối để chuyển sang câu sau. Đây cũng chính là cái cớ để bày tỏ nỗi nhớ của mình "nhớ hoa cùng người". + Cách giới thiệu mang tính chất khái quát về hai hình ảnh không thể tách rời trong búc tranh Việt Bắc. Hoa: Là vẻ đẹp tinh túy nhất của thiên nhiên được kết tinh từ hương đất, sắc trời. Hoa ở còn mang nghĩa ẩn dụ cho thiên nhiên Việt Bắc Người là con người Việt Bắc sâu nặng nghĩa tình. B. Bức tranh bốn mùa ở Việt Bắc: * Mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng . - Gam màu chủ đạo: Màu xanh + Màu xanh lặng lẽ của rừng già. + Màu xanh ngằn ngặt tràn đầy sức sống ngay giữa mùa đông tháng giá. + Màu xanh chứa chất bao sức mạnh bí ẩn – màu xanh của núi rừng "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". -> Thâm u, trầm mặc. - Hình ảnh những bông hoa chuối "đỏ tươi" + Như những bó đuốc thắp sáng, làm ấm cả không gian, ấm cả lòng người, xua tan cái lạnh lẽo, hoang vu của núi rừng. + Hai chữ "đỏ tươi" không chỉ là từ ngữ chỉ màu sắc mà chứa đựng cả một sự bừng thức, một khám phá ngỡ ngàng. - Hình ảnh con người: + Con người gắn với lao động. + Tư thế khỏe khoắn, hiên ngang đứng trên đỉnh đèo tỏa sáng cùng thiên nhiên. - > Sự hòa sắc tài tình làm cho mùa đông Việt Bắc không lạnh lẽo, hoang vu mà vẫn tươi tắn và ấm áp. *Mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. - Hình ảnh "Mơ nở trắng rừng" + Màu trắng bạt ngàn + Màu trắng bung nở + Màu trắng trải dài, bao phủ không gian núi rừng VB. - > Rừng chuyển từ xanh sang trắng, sắc trắng tinh khiết, sáng trong tràn đầy sức sống. - > Cảnh đẹp lãng mạn, tươi mới. - Hình ảnh con người gắn với lao động nhẹ nhàng 'Đan nón chuốt từng sợi giang " - > Cần cù, khéo léo, tỉ mỉ, tài hoa. => Để thương để nhớ cho người ra đi. * Mùa hè: Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình - Thiên nhiên: + Âm thanh: Tiếng ve kêu -> Ấn tượng về thính giác. + Màu sắc: Rừng phách đổ vàng -> Ấn tượng về thị giác. - > Sự chuyển đổi cảm giác thật thú vị. - > Màu vàng của rừng phách hòa quyện với màu vàng của nắng hè tạo nên một không gian tươi sáng, rực rỡ. + Chữ" đổ " Gợi sự chuyển biến mau lẹ của màu sắc. Thể hiện chính xác khoảnh khắc hè sang. - Con người: + Cách xưng gọi: Cô em gái -> Thân gần như tình ruột thịt. + Công việc" hái măng một mình "->Sự cống hiến thầm lặng, biểu tượng cho hậu phương vững chắc. => Tươi đẹp, có âm thanh rộn rã, màu sắc tươi sáng, hài hòa. *Mùa thu: Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. - Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên vào ban đêm + Có ánh trăng thu tròn đầy, viên mãn, sáng vằng vặc. + Có cánh rừng VB tắm dưới ánh trăng thu. + Trăng rọi qua kẽ lá tạo nên thảm trăng lung linh, huyền ảo, đẹp mơ màng. + Cụm từ" Trăng rọi hòa bình "giàu sức gợi. Trăng không chỉ ban phát ánh sáng mà còn biểu tượng cho hòa bình. - Hình ảnh con người: + Cất cao tiếng hát" ân tình, thủy chung " - > Con người VB son sắt, thủy chung. + Đại từ" ai "mở rộng đối tượng, tạo nên sự tình tứ cho câu thơ. => Mùa thu đẹp, thanh bình, yên ả - Nghệ thuật: + Câu lục tả cảnh, câu bát tả người, thiên nhiên và con người như hòa quyện vào nhau. + Điệp từ" nhớ " + Cách xưng hô" ta-mình". 3. Kết bài: (Đánh giá chung về đoạn thơ)