Đề cương ôn tập thi cuối kì I môn Ngữ văn 11

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi vllananhh, 24 Tháng mười hai 2023.

  1. vllananhh

    Bài viết:
    9
    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CUỐI KÌ I

    MÔN NGỮ VĂN 11

    Năm học 2023 - 2024

    ĐỀ SỐ 1

    I. ĐỌC HIỂU (6, 0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau:

    [..]

    Tôi từ chối không chấp nhận sự tuyệt vọng như câu trả lời cuối cùng cho những điều mơ hồ của lịch sử. ()

    Tôi từ chối không chấp nhận cái ý tưởng cho rằng con người chỉ là những vật vô giá trị, những đám rong rêu nổi trôi trên con sông của cuộc đời, và không có khả năng ảnh hưởng đến những biến cố đang xảy ra chung quanh anh ta.

    Tôi từ chối không chấp nhận cái quan điểm cho rằng nhân loại đã bị buộc một cách bi thảm vào đêm đen không trăng sao của chủ nghĩa chủng tộc và chiến tranh đến nỗi ánh sáng của ngày mới, của hòa bình và tình Huynh đệ không bao giờ có thể trở thành hiện thực.

    Tôi từ chối không chấp nhận cái khái niệm yếm thế cho rằng hết nước này đến nước khác phải chịu đi theo vòng xoáy quân sự của bậc thang đi xuống đến địa ngục của sự hủy diệt của chiến tranh nguyên tử.

    Tôi tin rằng sự thật, một thứ sự thật tay không, không sử dụng tới vũ khí, và tình yêu thương vô điều kiện sẽ có tiếng nói chung cuộc trong thực tế. Đó là lý do tại sao, dân quyền, dù tạm thời bị đánh bại, vẫn mạnh mẽ hơn sự chiến thắng của sự xấu xa.

    Tôi tin rằng ngay cả giữa những tiếng súng và tiếng đạn bay mang tính chất ta thán, vẫn còn có hy vọng cho một ngày mai tươi sáng hơn.

    Tôi tin rằng nền công lý bị tổn thương – đang nằm sóng soài trên những con đường đẫm máu của đất nước chúng tôi – có thể được nhấc ra khỏi đống bụi bặm của sự tủi nhục, để chiếm lại vị trí cao cả trong lòng những người con của nhân loại.

    Tôi dám cả gan tin tưởng rằng những dân tộc ở mọi nơi đều có thể có được ba bữa ăn một ngày để nuôi dưỡng thể chất của họ, có giáo dục và văn hóa cho tâm trí, và nhân phẩm, bình đẳng, và tự do cho tâm linh của họ. Tôi tin rằng những điều mà những kẻ vị kỷ đã phá hủy thì những người vị tha khác có thể xây dựng lại.

    Tôi tin rằng có một ngày nhân loại sẽ cúi đầu trước bàn thờ Thượng Đế và được trao cho vương miện chiến thắng chiến tranh và xương máu, và thiện ý cứu rỗi bất bạo động sẽ được tuyên xưng là luật pháp trên trái đất. Và sư tử cùng chiên con sẽ cùng nằm xuống với nhau, và mọi người sẽ ngồi dưới tàn cây nho hay cây vải của mình mà không còn sợ hãi gì nữa hết.

    Tôi tin rằng chúng ta sẽ vượt qua những thách thức và trở lực.

    Niềm tin này có thể cho ta sự dũng cảm để đối diện với những bất trắc của tương lai. Niềm tin này có thể tạo cho đôi chân đã mệt mỏi của chúng ta một sức mạnh mới khi dấn bước về phía trước hướng tới thành phố của tự do. Khi những ngày trong đời ta trở nên ảm đạm với những đám mây bao phủ và những đêm trở nên tối tăm hơn cả ngàn lúc nửa đêm, ta biết rằng ta đang sống trong tình trạng hỗn mang đầy tính sáng tạo của một nền văn minh mới đang nỗ lực để được sinh ra. [..]

    (Trích Diễn văn nhận giải Nobel Hòa bình của Mục sư Martin Luther King,

    Nguồn: https: //icevn.org / )


    Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

    Câu 2. Xác định luận đề của văn bản?

    Câu 3. Để tăng tính thuyết phục, tác giả đã sử dụng những yếu tố bổ trợ nào?

    Câu 4. Văn bản trên có mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào?

    Câu 5. Chỉ ra những biện pháp tu từ có trong câu văn sau đây: Tôi từ chối không chấp nhận cái ý tưởng cho rằng con người chỉ là những vật vô giá trị, những đám rong rêu nổi trôi trên con sông của cuộc đời, và không có khả năng ảnh hưởng đến những biến cố đang xảy ra chung quanh anh ta.

    Câu 6. Nêu vai trò của phép điệp có trong đoạn văn sau:

    "Tôi tin rằng sự thật, một thứ sự thật tay không, không sử dụng tới vũ khí, và tình yêu thương vô điều kiện sẽ có tiếng nói chung cuộc trong thực tế. Đó là lý do tại sao, dân quyền, dù tạm thời bị đánh bại, vẫn mạnh mẽ hơn sự chiến thắng của sự xấu xa.


    Tôi tin rằng ngay cả giữa những tiếng súng và tiếng đạn bay mang tính chất ta thán, vẫn còn có hy vọng cho một ngày mai tươi sáng hơn.

    Tôi tin rằng nền công lý bị tổn thương – đang nằm sóng soài trên những con đường đẫm máu của đất nước chúng tôi – có thể được nhấc ra khỏi đống bụi bặm của sự tủi nhục, để chiếm lại vị trí cao cả trong lòng những người con của nhân loại."

    Câu 7 . Anh/chị hiểu quan điểm sau: "Tôi từ chối không chấp nhận cái ý tưởng cho rằng con người chỉ là những vật vô giá trị, những đám rong rêu nổi trôi trên con sông của cuộc đời.." như thế nào?

    Câu 8. Anh/chị có nhận xét gì về thái độ, tình cảm của tác giải thể hiện trong đoạn trích?

    Câu 9. Bạn rút ra được thông điệp gì cho bản thân sau khi đọc đoạn trích trên?

    Câu 10. Bạn có đồng tình với quan điểm của tác giả: "Tôi từ chối không chấp nhận cái ý tưởng cho rằng con người chỉ là những vật vô giá trị, những đám rong rêu nổi trôi trên con sông của cuộc đời, và không có khả năng ảnh hưởng đến những biến cố đang xảy ra chung quanh anh ta" không? Lí giải?


    II. LÀM VĂN (4, 0 điểm)

    Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 đến 800 chữ) bàn về vấn đề phân biệt đối xử trong xã hội hiện nay

    ĐỀ 2

    I. ĐỌC HIỂU (6, 0 điểm)

    Học sinh đọc văn bản sau trả lời các câu hỏi:

    .. "Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng:" Tri thức là sức mạnh ". Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn:" Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh ". Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ty Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ty phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi:" Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la. ". Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?


    Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều nhà tri thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu.. Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, giáo dục, y tế.. góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thành công. Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức góp phần phá hủy lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng. Và ngày nay, các nhà khoa học nông nghiệp như Bùi Huy Đáp, Vũ Tuyên Hoàng.. đã lai tạo giống lúa mới, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, làm cho nước ta không chỉ có đủ lương thực mà còn trở thành một trong những nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo thế giới".

    Đáng tiếc hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiểm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực.

    (Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr. 35 – 36)

    Câu 1: Xác định luận đề của văn vản trên?

    Câu 2: Văn bản trên có mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào?

    Câu 3: Để tăng tính thuyết phục cho văn bản, tác giả đã sử dụng những yếu tố bổ trợ nào?

    Câu 4: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu văn: "Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều nhà tri thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu.." ?

    Câu 5: Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ "xem xét" máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng "làm cho máy hoạt động trở lại" nói lên điều gì?

    Câu 6: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: "Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?"

    Câu 7: Anh/chị hiểu gì về câu nói của Lê-nin: "Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh"

    Câu 8: Anh/ chị có nhận xét gì thái độ và tình cảm của tác giả trong văn bản?

    Câu 9: Anh/chị có đồng tình với tác giả cho rằng "người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi" ?

    Câu 7: Việc tác giả kể câu chuyện của Xten-mét-xơ có tác dụng gì?

    Câu 8: Anh/chị có đồng tình vơi tác giả cho rằng "người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi" ?

    Câu 9: Anh/chị có đồng tình vơi tác giả cho rằng "hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức" ?

    Câu 10: Tại sao trong giấy biên nhận, ông Xten-mét-xơ ghi: "Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đô la"?

    Câu 11: Bài học có ý nghĩa nhất với anh/chị qua văn bản trên là gì?


    II. VIẾT (4, 0 điểm)

    Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (từ 500- 800 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc trau dồi vốn tri thức của giới trẻ hiện nay.

    ---------HẾT---------
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 4 Tháng một 2024
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...