Dấu hiệu chủ quan của đồng phạm (Luật hình sự) - Haosamthi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi haosamthi, 6 Tháng mười 2024.

  1. haosamthi Yewwww

    Bài viết:
    27
    DẤU HIỆU VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA ĐỒNG PHẠM

    BY: HẢO

    1. Khái niệm đồng phạm:

    - Đồng phạm là trường hợp phạm tội có 2 người trở lên cùng cố ý thực hiện tội phạm.

    - Đồng phạm là một trường hợp phạm tội đặc biệt vừa thỏa mãn các đặc điểm chung của tội phạm vừa phải thỏa mãn những dấu hiệu pháp lí riêng, mang tính đặc thù, được gọi là "dấu hiệu pháp lí của đồng phạm".

    + Dấu hiệu chung:

    Có tính nguy hiểm cho xã hội

    Có lỗi

    Được quy định trong BLHS

    Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.

    + Dấu hiệu pháp lí của đồng phạm: Là những căn cứ quy định trong BLHS được sủ dụng để xác định những trường hợp phạm tội là đồng phạm.

    Gồm: Những dấu hiệu về mặt khách quan.

    Những dấu hiệu về mặt chủ quan.

    2. Những dấu hiệu về mặt khách quan:

    - Là những dấu hiệu bộc lộ ra thế giới khách quan.

    - Có hai dấu hiệu:

    + DH1: Có từ hai người trở lên, đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, tham gia và việc thực hiện tội phạm.

    Điều kiện về chủ thể của tội phạm để được coi là đồng phạm:

    Đối với cá nhân:

    Có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi)

    Phải đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

    Ví dụ: Trong vụ án trộm cắp tài sản, A rủ B vào một nhà dân trộm cắp tiền và tải sản. Sau khi trộm cắp xong, A và B đem đi bán, chia nhau số tiền thu lời bất chính là 20 triệu đồng do trộm cắp mà có. Tại thời điểm thực hiện hành vi thì A 18 tuổi, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, còn B 13 tuổi, khả năng nhận thức kém. Theo quy định hiện hành thì B không phải chịu trách nhiệm hình sự do chưa đủ tuổi theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015. Tuy có đủ điều kiện về số lượng người tham gia thực hiện nhưng lại không đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm. Do vậy đây không phải vụ án đồng phạm, mà là vụ án phạm tội đơn lẻ.

    Đối với pháp nhân thương mại: Phải thỏa mãn 4 điều kiện quy định tại Điều 74 BLHS.

    + DH2: Các chủ thể phải cùng tham gia thực hiện một tội phạm cụ thể.

    Nghĩa là người đồng phạm phải tham gia tội phạm với một trong bốn hành vi:

    Hành vi thực hiện tội phạm: Thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm ---> Người thực hành.

    Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm: Tổ chức thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm ---> Người tổ chức.

    Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm: Xúi giục người khác thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm ---> Người xúi giục.

    Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm: Giúp sức cho người khác thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm---> Người giúp sức.

    => Người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Có thể tham gia từ đầu hoặc tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.

    => Tất cả các đồng phạm đều có những hành vi nguy hiểm cho xã hội và trong mối liên kết thống nhất với nhau, góp phần thực hiện tội phạm chung
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...