Dấu hiệu của bệnh đau dạ dày - Điều trị nhanh bằng phương pháp y học cổ truyền đơn giản tại nhà

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi bachnguyenq9, 17 Tháng chín 2023.

  1. bachnguyenq9

    Bài viết:
    4
    Tỷ lệ phát bệnh cao, thường thấy ở nam giới hơn nữ giới, nhất là ở thanh thiếu niên. Yếu tố và nguy cơ gây bệnh khá phức tạp. Nói chung bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng là do yêú tố hóa học, cơ học của thực phẩm có quá nhiều tính axit, men tiêu hóa gây tổn hại cho niêm mạc dạ dày tạo nên. Trong tình trạng bình thường thì chúng không có triệu chứng gây khó chịu. Chỉ khi dịch vị tiết ra quá nhiều, hệ thống thần kinh bị rối loạn, ăn uống thất thường, dùng thuốc tây thường xuyên có hại cho niêm mạc dạ dày, hút thuốc, uống rượu bia.. thì đây là tác nhân gây bệnh.

    [​IMG]

    Viêm loét dạ dày có thể đưa tới những biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.. khoảng 5 – 10% số người mắc bệnh viêm dạ dày đưa tới biến chứng ung thư, còn viêm loét hành tá tràng thì không bị.

    Muốn phòng ngừa chứng bệnh viêm loét dạ dày ta cần chú ý đến việc rèn luyện cơ thể, bảo vệ tinh thần, tăng cường thể chất, tập thói quen ăn uống đều độ, giảm hút thuốc, uống rượu bia hoặc dùng chung vật dụng với người đang mắc bệnh, nhưng còn trong thời kì phát triển thì nên tích cực uống thuốc đều độ, khi bệnh giảm cần phòng ngừa bệnh tái phát, hạn chế việc dùng các chất kích thích, tăng cường vệ sinh ăn uống, sắp xếp hợp lý công việc và cuộc sống, kiêng dùng các thuốc có hại cho dạ dày.


    [​IMG]

    NGÂM CHÂN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY

    Vị hoàn thống tức là bệnh đau dạ dày, chủ yếu là xảy ra ngay ở dạ dày. Theo y học hiện đại, chứng bệnh này thường là viêm cấp tính dạ dày và 12 đoạn tràng, ung thư dạ dày, thần kinh dạ dày..

    I. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

    Bệnh này có chứng đau là chính. Do nguyên nhân bệnh khác nhau, tính chất của cơn đau cùng khác nhau, như đau cấp, đau nhẹ, đau chướng, đau vì đói, đau thắt, đau như cắt.. Quy luật đau cũng khác nhau như: Đau tăng sau khi ăn, ăn xong lại giảm đau, đau không thành quy luật. V. V..

    Các chứng kèm theo cũng khác nhau như: Nôn oẹ, ợ chua, kém án, mệt mỏi, đi lỏng hoặc bí đại tiện, thậm chí xuất hiện nôn ra máu, đi ngoài ra máu..

    II. ĐIỀU TRỊ

    1. Thành phần nước ngâm chân


    • Nước nóng bình thường.

    [​IMG]

    2. Công hiệu của ngâm chân

    • Nước thông thường: Chủ yếu là hiệu ứng của nước ấm, làm tàng hoạt động máu toàn cơ thể, cải thiện tuần hoàn. Đối với người bị lạnh dạ dày thì hiệu ứng nóng này rất quan trọng.

    3. Thời gian ngâm chân

    Với đặc điểm: Hay đau ban ngày, hay phát về mùa thu, tâm tính không vui cũng phát đau, nên:

    • Mùa thu, mùa xuân khi nhiệt độ không quá thấp, ngày 1 lần/40 phút, ngâm vào chiều hoặc buổi tối trước khi ngủ.

    • Mùa đông khí hậu lạnh, ngâm hai lần/ngày, chiều và trước lúc ngủ, 40phút/lần.

    4. Kết hợp với mát xa, bấm huyệt

    • Mát xa phần dạ dày theo chiều xuôi rồi ngược lại 200 lần, sau đó day huyệt Trung hoàn, Khí hải, Thiên khu.

    • Day huyệt Túc tam lý 3 phút - 5 phút

    • Bấm huyệt Can du, Tỳ du, Vị du, Đản du, Tam tiêu du, rồi xoa hai bên cột sống đến khi nóng thì thôi.

    Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng chín 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...