Dàn ý 1, Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Tác giả Nguyễn Thành Long nổi tiếng với nhiều truyện ngắn, bút kí; - Ông thường viết về cuộc sống của người dân miền Bắc trong công cuộc xây dựng XHCN. - Lặng lẽ Sa Pa một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên qua đó ca ngợi những người sống trách nhiệm, lao động thầm lặng. 2, Thân bài: * Hoàn cảnh sáng tác, thể loại, chủ đề +Tác phẩm kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của nhà văn. +Qua thiên truyện, nhà văn muốn giới thiệu với chúng ta về một mảnh đất giàu đẹp ở phía Tây tổ quốc, ở đó có những con người lao động bình dị đang miệt mài cống hiến thầm lặng cho quê hương, đất nước. +Truyện ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, ca ngợi con người lao động thầm lặng, chứa đựng nhiều triết lí nhân sinh. *Phân tích tác phẩm - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lãng mạn, sống động, rực rỡ đầy sức sống: +Sa Pa dưới ngòi bút Nguyễn Thành Long lại hiện lên rất mộng mơ, trữ tình với sự hài hòa của màu sắc: Màu bạc của cây thông trước nắng, màu hoa cà của những cây tử kinh điểm xuyết giữa màu xanh của rừng. +Sa Pa hiện ra như thiên đường đầy nắng rực rỡ, chói chang như đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo, mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi suống đường cái, luôn cả vào gầm xe. + Hòa trong khung cảnh ấy là cái bồng bềnh, lãng đãng trôi của những đám mây. - >Chính trong khung cảnh đó đã tạo nên cuộc gặp đầy chất trữ tình ở phía sau. - Vẻ đẹp của các nhân vật cống hiến thầm lặng tuổi trẻ, sức lao động cho đất nước, tiêu biểu là anh thanh niên hiện lên tự nhiên, chân thực, khách quan qua cái nhìn và đánh giá, qua lời giới thiệu của bác lái xe với ông họa sĩ và cô gái khi họ nghỉ ngơi bên dọc đường. - >Điều đó cho thấy cách dẫn truyện rất khéo léo của Nguyễn Thành Long, đồng thời cũng làm cho nhân vật +Anh quê ở Lào Cai, anh hai mươi bảy tuổi – cái tuổi đầy hoài bão, mơ ước được bay nhảy, nhưng anh lại lựa chọn cho mình một cuộc sống rất khác đó là làm khí tượng một mình trên đỉnh núi Yên Sơn hoang vu cao 2.600 mét quanh năm lạnh buốt. + Dù vậy, anh rất có tinh thần trách nhiệm rất cao trong công việc; sự cống hiến của mình là lẽ đương nhiên. +Công việc của anh là: "Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mấy, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo chính xác trước thời tiết hằng ngày. Ngày nào cũng vậy, nửa đêm, đúng giờ" ốp "thì dù mưa tuyết hay lạnh giáđến thấu xương, anh vẫn trở dậy ra ngoài trời làm việc. Anh báo việc đều đặn, chính xác đủ bốn lần trong ngày. - >chính những suy nghĩ với thái độ sống tích cực ấy đã khiến anh vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh sống và công việc của mình mà hướng tới cuộc sống đẹp và ý nghĩa hơn. + Anh còn là một con người hết sức khiêm tốn. Khi nhận thấy bác họa sĩ anh vẽ mình anh đã vội vàng xua tay và giới thiệu những người đáng để vẽ hơn. => Những nét tính cách đẹp đẽ đó đã góp phần làm nên chất trữ tình đậm nét cho tác phẩm. + Tuy chỉ sống một mình nhưng anh thanh niên lại có nếp sống gọn gàng, quy củ, ngăn nắp. Nơi nhỏ góc phòng chính là chiếc giường đơn và cái giá sách. +Bàn ghế, đồ đạc luôn sạch sẽ cùng những đồ dùng, phương tiện, công cụ làm việc của anh: Biểu đồ, thông kê, máy bộ đàm sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, cẩn thận. +Anh còn biết biết làm cho cuộc sống của mình thêm phong phú, ý nghĩa, bàng việc liên tục trau dồi tri thức cho bản thân và sau những giờ làm việc mệt nhọc anh thanh niên còn nuôi gà và có một giá sách hết sức đồ sộ nhờ sự giúp đỡ của bác lái xe. + Trong giao tiếp với mọi người, anh rất khiêm tốn, vui vẻ, chân tình. Nên khi chia tay, anh cảm thấy thật lưu luyến và không quên hẹn gặp lại mọi người.. - Vẻ đẹp của ông họa sĩ - chính là sự hóa thân của nhà văn, từng trải, giàu kinh nghiệm sống. +Ông đam mê nghệ thuật: Đi thực tế trước khi về hưu, yêu mến anh thanh niên liền đem giấy bút ra phác họa anh ngay, đoạn suy nghĩ của bác lúc vẽ anh là những cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật đối với cuộc sống. +Sống chân thành, hứa sẽ quay lại ở với anh mấy ngày để tìm hiểu công việc của anh. +Ông thân thiện, quý người: Nhanh chóng kết thân với cô gái trẻ làm bạn đồng hành, quý nhau như cha con. +Trò chuyện niềm nở với bác lái xe. +Quý mến và cảm phục anh thanh niên cùng những con người lặng lẽ làm việc nơi đây. - Cô gái kĩ sư nông nghiệp trẻ tuổi trẻ trung, lãng mạn, đầy nhiệt huyết vừa ra trường, trong chuyến đi đầu đời của mình. +Cô yêu mến bác họa sĩ và anh thanh niên; những biểu hiện trên gương mặt. +Cuộc gặp ngắn ngủi với anh thanh niên nhưng đã giúp cô tìm được nguồn động lực trong công việc của riêng mình, vững tin hơn vào sự lựa chọn nghề nghiệp của côkhi quyết tâm rời thành phố để đến nơi núi rừng sâu thẳm làm việc. - Nhân vật bác lái xe giúp diễn biến truyện mới được mở ra một cách tự nhiên, bác là cầu nối cuộc gặp gỡ giữa người miền xuôi với miền ngược, tạo nên cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị giữa anh thanh niên với ông họa sĩ, cô gái kĩ sư nông nghiệp. *Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm - Nghệ thuật xây dựng được tình huống truyện hợp lí, giản dị mà ý nghĩa. - Cả tác phẩm thấm đẫm chất trữ tình, chất thơ, tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện thể hiện qua từ nhan đề, từ phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng của núi rừng Sa Pa, từ sự miệt mài, hăng say cống hiến trong lặng lẽ mà khẩn trương của con người nơi đây, từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng ba nhân vật, từ lời văn mượt mà, nhẹ nhàng đầy chất thơ, giàu chất họa. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng một vài điểm đã nêu bật được nội tâm, tính cách nhân vật kết hợp những đoạn độc thoại nội tâm. - Bằng những cảm nhận tinh tế và hết sức tài hoa, Nguyễn Thành Long đã đem đến một cái nhìn mới về thiên nhiên Sa Pa, một cái nhìn đúng về thế hệ trẻ trong thời kì xây dựng đất nước. 3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm - Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng cống hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. - Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng. Bài làm chi tiết Đề bài viết Tập làm văn, dạng nghị luận văn học – nlvh – Chủ đề phân tích tác phẩm truyện. Tác giả Nguyễn Thành Long là nhà văn nổi tiếng với nhiều truyện ngắn, bút kí. Các tác phẩm của ông thường viết về cuộc sống của người dân miền Bắc trong thời kì xây dựng XHCN mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng. Lặng lẽ Sa Pa một trong những tác phẩm truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long. Truyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên qua đó ca ngợi những người sống trách nhiệm, lao động thầm lặng, cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước thời kì tạm hòa bình ở miền Bắc, tiếp tục kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được sáng tác trong một lần tác giả đi công tác thực tế tại Lào Cai vào vào mùa hè năm 1970. Bất ngờ và thú vị giữa những con người khác nhau về nghề nghiệp, địa vị, giống nhau trong tình yêu công việc Qua thiên truyện, nhà văn muốn giới thiệu với chúng ta về một mảnh đất Sa Pa tươi đẹp, thơ mộng ở phía Tây tổ quốc, cùng lời ca ngợi cuộc sống và con người lao động bình dị, lặng lẽ cống hiến tuổi xuân cho đất nước. Thông điệp của truyện ngắn được gửi gắ ngay từ nhan đề" Lặng lẽ Sa Pa' đầy chất thơ. Tính từ "lặng lẽ" được đảo lên đầu đã nhấn mạnh cái vẻ lặng lẽ, yên tĩnh, bình yên của Sa Pa nhưng hơn thế để làm nổi bật hình ảnh nhũng người ngày đêm làm việc miệt mài, lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước. Họ không hề nghĩ đến phần thưởng, họ chỉ biết rằng đây là công việc, trách nhiệm của mình mà thôi. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị giữa những con người khác nhau về nghề nghiệp, địa vị, giống nhau trong tình yêu công việc qua tình huống truyện bất ngờ mà hợp lí, giản dị mà ý nghĩa - từ sự giới thiệu của bác lái xe đến cuộc gặp gỡ của ba người, trò chuyện, chia tay. Với cách tạo ra tình huống ấy, tác giả để câu chuyên được phát triển tự nhiên, các nhân vật tự hiện hình nổi sắc lên qua cái nhìn, đánh giá, ấn tượng của nhân vật khác. Từ đó, góp phần làm nổi bật lên chủ đề tác phẩm, ngợi ca những con người lao động bình thường mà đáng quý xung quanh ta. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi nhân vật những cảm xúc đẹp đẽ cũng như để lại nhiều suy ngẫm về ý nghĩa công việc trong lòng mỗi bạn đọc Mở bắt đầu với hình ảnh chuyến xe khách đường dài Hà Nội - Lào Cai hôm ấy có hai người khách được mời lên ghế đầu là một ông họa sĩ già và một cô kĩ sư trẻ mới ra trường. Ông họa sĩ già chuẩn bị về hưu đi thực tế lên Lai Châu. Cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Lai Châu. Bác lái xe đã có 32 năm công tác trên tuyến đường này, từng chở lên chở về bao nhiêu họa sĩ nổi tiếng như Tô Ngọc Vân.. Qua hành trình di chuyển của xe, vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa dần dần hiện ra. Sa Pa dưới ngòi bút Nguyễn Thành Long lại hiện lên rất mộng mơ, rất trữ tình và hiện lên đẹp một cách kì lạ. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào, với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ hai bên đường. Và cả một thiên đường đầy nắng được nhà văn vẽ ra vô cùng tinh tế và vô cùng tài hoa, tuyệt mĩ. Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Ở đây có sự hài hòa của màu sắc: Màu bạc của cây thông trước nắng, màu hoa cà của những cây tử kinh điểm xuyết giữa màu xanh của rừng Hình ảnh nhân hóa thật thú vị, sinh động, những cây thông chỉ cao quá đầu cứ "rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc". Mây và nắng hiện lên như một đứa trẻ chơi đá bóng: "Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe". Quả thật với cảm xúc tinh tế mà dạt dào, bức tranh thiên nhiên Sa Pa hiện lên thật thơ mộng, chất nhạc, đầy âm vang tạo thành những âm vang trong văn xuôi. Chính nơi nơi Sa Pa thơ mộng, lãng mạn đầy ý nghĩa đó đã diễn ra cuộc gặp gỡ thú vị, lãng mạn giữa những con người khác nhau về nghề nghiệp, địa vị, giống nhau trong tình yêu, nhiệt huyết với công việc: Ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên sống, làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2700 mét. Đầu tiên là nhân vật anh thanh niên. Là nhân vật chính trong truyện nhưng anh thanh niên lại không xuất hiện một cách trực tiếp ngay ở mở đầu câu truyện mà lại xuất hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe với ông họa sĩ và cô gái khi xe khách dừng nghỉ bên đường. Điều đó cho thấy cách dẫn truyện rất khéo léo của Nguyễn Thành Long, đồng thời cũng làm cho nhân vật hiện lên tự nhiên, chân thực, khách quan qua cái nhìn và đánh giá của nhân vật khác. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và ông họa sĩ, cô kĩ sư tuy rất ngắn ngủi nhưng người đọc cũng đủ cảm nhận thật sâu sắc hoàn cảnh sống, làm việc và những phẩm chất tốt đẹp, cũng như những cống hiến thầm lặng của anh thanh niên đối với quê hương, đất nước. Anh quê ở Lào Cai, anh hai mươi bảy tuổi – cái tuổi đầy hoài bão, mơ ước được bay nhảy, nhưng anh lại lựa chọn cho mình một cuộc sống rất khác đó là làm khí tượng một mình trên đỉnh núi Yên Sơn hoang vu cao 2.600 mét quanh năm lạnh buốt, vất vả, nguy hiểm. Công việc của anh là: "Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mấy, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo chính xác trước thời tiết hằng ngày, Công việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc sống sinh hoạt, sản xuất, phục vụ chiến đấu của nhân dân miền Bắc khi đó". Có lẽ, đây là cái gian khổ nhất với chàng trai trẻ này là sự cô đơn, quanh năm suốt tháng không có một bóng người qua lại. Chính bác lái xe vẫn gọi anh là kẻ cô độc nhất thế gian. Cách gọi ấy quả thực rất đúng với hoàn cảnh sống của anh khi mà quanh năm suốt tháng, bốn bề anh chỉ biết làm bạn với cỏ cây, mây núi Sa Pa. Buồn tẻ tới mức anh phải hạ cây chắn ô tô lại để được trông thấy và nghe thấy tiếng người nói vì "thèm người quá". Còn trong công việc anh luôn tôn trọng nghề nghiệp của chính mình. Bởi thế, ngày nào cũng vậy, nửa đêm, đúng giờ "ốp" thì dù mưa tuyết hay lạnh giáđến thấu xương, anh vẫn trở dậy ra ngoài trời làm việc. Anh báo việc đều đặn, chính xác đủ bốn lần trong ngày. Đặc biệt là khi thời tiết khắc nghiệt trên cao, khi làm việc xong thì trở về không tài nào ngủ được nữa. Bởi thế dù quanh năm suốt tháng không có một bóng người qua lại nhưng anh không hề cảm thấy buồn tẻ, chán nản hay một phút buông lơi trách nhiệm với công việc. Anh thanh niên đã từng quan niệm bản thân và công việc là một đôi, vậy sao có thể gọi là một mình được, khi trò chuyện cùng bác họa sĩ. Anh luôn coi công việc chính là người bạn đồng hành với mình trong cuộc sống. Thậm chí anh hiểu sự cống hiến của mình và nó sợ dây để gắn kết anh với mọi người xung quanh anh. Đối với anh, hạnh phúc là khi được cống hiến, tận tụy với công việc. Khi biết một lần tình cờ phát hiện ra một đám mây khô mà không quân ta hạ được bao nhiêu là phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình "thật hạnh phúc". Hạnh phúc đối với anh thật ý nghĩa biết bao khi anh cảm thấy mình đã góp phần vào thắng lợi của đất nước trong kháng chiến chống Mĩ. Có lẽ, chính những suy nghĩ với thái độ sống tích cực ấy đã khiến anh vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh sống và công việc của mình mà hướng tới cuộc sống đẹp và ý nghĩa hơn. Và anh còn là một con người hết sức khiêm tốn. Khi nhận thấy bác họa sĩ anh vẽ mình anh đã vội vàng xua tay và giới thiệu những người đáng để vẽ hơn. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem