Dàn ý - Bài văn Phân tích, Cảm Nhận bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - Vịnh Khoa Thi Hương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 22 Tháng mười một 2023.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Bài Làm: Phân tích bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu Đầy Đủ Ý Nhất

    Dàn ý:

    [​IMG]

    1. Mở bài:
    Giới thiệu tác giả, tác phẩm

    - Nhà thơ Trần Tế Xương còn được biết đến với bút danh Tú Xương là một nhà thơ nổi tiếng có nhiều bài thơ trào phúng hay. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về cả mặt văn học và xã hội.

    - Trong đó, Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một tác phẩm nổi tiếng và tiêu biểu khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.

    2. Thân bài

    A. Giới thiệu chung về bài thơ


    - Bài thơ tiêu biểu cho ngôn ngữ trào phúng giọng điệu châm biếm sâu cay để châm biếm, lên án cái xã hội với cái văn hóa lai căng đương thời..

    - Bài thơ đã vẽ lên một cách sống động tình trạng suy đồi của Nho học thời ấy cùng những cảnh chướng tai gai mắt lúc chế độ thực dân nửa phong kiến bước đầu được xác lập ở nước ta qua cảnh trường thi, khoa thi.

    b. Phân tích chi tiết theo bố cục 4 phần đề - thực - luận - kết

    - Hai câu đề: Giới thiệu chung về khoa thi Đinh Dậu

    +Việc thi cử ngày xưa được nhà vua tổ chức nhằm mục đích tuyển chọn nhân tài ra làm quan giúp vua, giúp nước, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ "ba năm mở một khoa".

    +Câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp của kì thi: "Trường Nam thi lẫn với trường Hà".. Đó là thời điểm sau khi thực dân Pháp đô hộ, trường thi ở Hà Nội đã bị bãi bỏ, các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định. Đây là bức tranh khái quát về thực trạng thi cử phong kiến ở nước ta cuối thế kỷ XIX.

    => Tú Xương sử dụng ngôn ngữ hài hước và châm biếm để tạo ra một bức tranh thực trạng về cuộc thi này.

    - Hai câu thực: Miêu tả cảnh xướng danh chốn Quan trường đầy khôi hài, nhếch nhác, hài hước, nực cười:

    +Hình ảnh "sĩ tử" ở đây lại hiện lên thật lôi thôi, xấu xí, nhếch nhác (vai đeo lủng củng lọ mực, lọ đựng nước uống trong ngày thi

    +Biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa từ láy "lôi thôi" lên đầu câu thơ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

    +Quan trường "ậm oẹ" và "thét loa", cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.

    - >Cấu trúc câu thơ đảo ngữ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường "miệng thét loa" nạt nộ, quát tháo trong khung cảnh nhốn nháo..

    - Hai câu luận: Nét biếm họa về chốn quan trường còn hài hước, sâu cay hơn ở sự xuất hiện của ông Tây và mụ đầm:

    +Hình ảnh "Lọng cắm rợp trời" gợi tả cảnh đón tiếp dành cho "quan sứ" - lũ ăn cướp đất nước ta, đang đè đầu cưỡi cổ ta – nhưng lại có một nghi lễ cực kì hoành tráng.

    +Sự xuất hiện của người phụ nữ mặc váy lê quét đất đi dạo chơi trong trường thi khiến cuộc thi trở nên lố bịch và đảo lộn.

    => Nghệ thuật đảo ngữ đã chuyển sự long trọng thành sự hài hước.. Điều này tạo ra tiếng cười chua chát và châm biếm quết liệt, sâu cay về sự thay đổi, mất điểm trọng đại trong chốn thi cử và phê phán thực trạng xã hội xuống cấp tại thời điểm đó.

    - Đến hai câu kết, nhà thơ chuyển từ giọng điệu trào lộng sang giọng điệu trữ tình thâm trầm sâu lắng:

    +Câu hỏi tu từ "Nhân tài đất Bắc nào ai đó?" phản ánh sự thất vọng và niềm đau của tác giả đối với cuộc thi cử và tình hình đất nước bấy giờ.. Những tài năng của đất Bắc đã biến mất, cuộc thi cử trang nghiêm đã trở thành một trò cười với xã hội.

    +Chữ "ngoảnh cổ" gợi một tâm thế, tâm trạng không thể cam tâm sống nhục mãi trong cảnh đời nô lệ.

    - > Lời thơ cũng ẩm chứa tâm sự u uất, đau thương, ô nhục bẽ bàng của Tế Xương - một sĩ tử đương thời khi đó.

    c. Đánh giá chung về bài thơ

    - Bài thơ "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu" của Tú Xương không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một bức tranh sống động về thời đại đầy biến động và xúc cảm.

    - Từ ngữ, hình ảnh, âm điệu, bút pháp của bài thơ đã bộc lộ tài hoa của một hồn thơ Tú Xương lỗi lạc.

    - "Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu" của Trần Tế Xương được coi là "sử thi" về đời sống nhà nho lúc Tây sang.

    3. Kết bài:

    - Tổng kết chung về bài thơ, liên hệ ý nghĩa, sức sống của bài thơ..

    [​IMG]

    Bài làm văn chi tiết - Môn Ngữ văn - Phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học


    Phân tích bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - Vịnh Khoa thi Hương

    Nhà thơ Trần Tế Xương còn được biết đến với bút danh Tú Xương là một nhà thơ nổi tiếng có nhiều bài thơ trào phúng hay. Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về cả mặt văn học và xã hội. Trong đó, Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một tác phẩm nổi tiếng và tiêu biểu khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.

    Bài thơ tiêu biểu cho ngôn ngữ trào phúng giọng điệu châm biếm sâu cay để châm biếm, lên án cái xã hội với cái văn hóa lai căng đương thời. Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu sáng tác để vừa tái hiện cảnh cảnh "nhập trường", vừa tái hiện cảnh "lễ xướng danh", khoa thi Hương năm 1897 tại Nam Định. Bài thơ đã vẽ lên một cách sống động tình trạng suy đồi của Nho học thời ấy cùng những cảnh chướng tai gai mắt lúc chế độ thực dân nửa phong kiến bước đầu được xác lập ở nước ta qua cảnh trường thi, khoa thi.

    Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu nét mới của khoa thi Đinh Dậu:

    Nhà nước ba năm mở một khoa,

    Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

    Vốn dĩ, việc thi cử ngày xưa được nhà vua tổ chức nhằm mục đích tuyển chọn nhân tài ra làm quan giúp vua, giúp nước, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ "ba năm mở một khoa". Tuy nhiên, câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp của kì thi này: "Trường Nam thi lẫn với trường Hà". Trước đây, ở Bắc Kì vốn có hai trường thi Hương là "trường Nam" - trường thi ở Nam Định và "trường Hà" - trường thi ở Hà Nội. Nhưng sau khi thực dân Pháp đô hộ, trường thi ở Hà Nội đã bị bãi bỏ, các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định. Đây là bức tranh khái quát về thực trạng thi cử phong kiến ở nước ta cuối thế kỷ XIX. Mà về sau, việc tổ chức thi cử còn thực hiện không thường xuyên. Tú Xương sử dụng ngôn ngữ hài hước và châm biếm để tạo ra một bức tranh thực trạng về cuộc thi này.

    Tiếp đến, hai câu thực miêu tả cảnh xướng danh chốn Quan trường đầy khôi hài, nhếch nhác, hài hước, nực cười:

    Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

    Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

    "Sĩ tử" vốn là những người thuộc tầng lớp trí thức, theo nghiệp bút nghiên nên mang phong thái nho nhã. Nhưng hình ảnh "sĩ tử" ở đây lại hiện lên thật lôi thôi, xấu xí, nhếch nhác. Vai đeo lủng củng lọ mực, lọ đựng nước uống trong ngày thi trông như đi làm ăn, đi kiếm kế sinh nhai, đi tứ xứ chứ không phải đi thi. Cách sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa từ láy "lôi thôi" lên đầu câu thơ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Hai chữ "lôi thôi" không chỉ làm sĩ tử không còn mang vẻ nho nhã của những người thuộc tầng lớp trí thức mà còn chứng tỏ cảnh hỗn loạn, khó coi của chốn quan trường.

    Không chỉ thế, cảnh trường thi lúc này cũng không còn là chốn tôn nghiêm mà trở nên lộn xộn, ồn ào, nhốn nháo, ầm ĩ chẳng khác nào cảnh họp chợ hỗn loạn. Vì thế, quan trường mới "ậm oẹ" và "thét loa". Lời thơ đã vẽ thêm 1 nét về thực trạng trường thi bấy giờ, đến cả những người coi thi cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường "miệng thét loa" nạt nộ, quát tháo trong khung cảnh nhốn háo. Bức tranh biếm họa độc đáo này gợi lại cảnh thối nát của chế độ phong kiến ở nước ta khi đó. Lời thơ không chỉ sự phê phán sâu sắc đối với thực dân Pháp và chính quyền bộ máy quản lí nhà nước nà còn ám chỉ sự suy tàn của chế độ phong kiến khi đó.

    Nét biếm họa về chốn quan trường còn hài hước, sâu cay hơn ở sự xuất hiện của ông Tây và mụ đầm trong cảnh "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu" :

    Cờ cắm rợp trời, quan sứ đến;

    Váy lê quét đất, mụ đầm ra.

    Hình ảnh "Lọng cắm rợp trời" gợi tả cảnh đón tiếp dành cho "quan sứ" - lũ ăn cướp đất nước ta, đang đè đầu cưỡi cổ ta – nhưng lại có một nghi lễ cực kì hoành tráng. Điều đó tạo ra một hình ảnh ấn tượng về sự tráng lệ và long trọng của cuộc thi cử năm Đinh Dậu. Từ "lọng" vừa chỉ ra sự xa hoa và rộng lớn, "rợp trời" biểu thị sự quyền uy và tôn nghiêm của triều đình ta khi đón tiếp quan sứ Pháp. Câu thơ ẩn chúa nỗi đau mất nước.

    Hơn thế từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến. Vậy mà giờ đây lại có sự xuất hiện của người phụ nữ mặc váy lê quét đất đi dạo chơi trong trường thi khiến cuộc thi trở nên lố bịch và đảo lộn. Nghệ thuật đảo ngữ đã chuyển sự long trọng thành sự hài hước. Hơn thế, "cờ" (che đầu quan sứ) đối với "váy" (bà đầm) càng hạ nhục bọn thực dân xâm lược. Điều này tạo ra tiếng cười chua chát và châm biếm quết liệt, sâu cay về sự thay đổi, mất điểm trọng đại trong chốn thi cử và phê phán thực trạng xã hội xuống cấp tại thời điểm đó.

    Đến hai câu kết, nhà thơ chuyển từ giọng điệu trào lộng sang giọng điệu trữ tình thâm trầm sâu lắng:

    "Nhân tài đất Bắc nào ai đó?

    Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà."

    Câu hỏi tu từ "Nhân tài đất Bắc nào ai đó?" phản ánh sự thất vọng và niềm đau của tác giả đối với cuộc thi cử và tình hình đất nước bấy giờ. Tác giả đặt câu hỏi này để nhấn mạnh bối cảnh đất nước một cổ hai tròng, chế độ thi cử phong kiến đang suy tàn thì việc tìm kiếm nhân tài và phục dựng đất nước đã trở nên khó khăn. Những tài năng của đất Bắc đã biến mất, cuộc thi cử trang nghiêm đã trở thành một trò cười với xã hội.

    Hai câu thơ còn như một lời than, như một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì. Qua đó, tác giả bộc lộ sự tủi nhục, xót xa trước thực tại đau đớn của nước nhà. Chữ "ngoảnh cổ" gợi một tâm thế, tâm trạng không thể cam tâm sống nhục mãi trong cảnh đời nô lệ. Bởi thế, phải biết "ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà", trong cái cảnh nhục nhã của đất nước. Từ nước nhà đặt ở cuối bài thơ mang dư âm tha thiết, có tác dụng thức tỉnh tinh thần dân tộc. Lời thơ cũng ẩm chứa tâm sự u uất, đau thương, ô nhục bẽ bàng của Tế Xương - một sĩ tử đương thời khi đó.

    Bài thơ "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu" của Tú Xương không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một bức tranh sống động về thời đại đầy biến động và xúc cảm. Nghệ thuật trào lộng và trữ tình của Tú Xương đều sâu sắc, thấm thìa. Đối với sĩ tử, nhà thơ thương mà cười, đối với quan trường, nhà thơ căm ghét mà châm biếm, đối với bọn thực dân, nhà thơ căm thù mà đả kích, hạ nhục. Từ ngữ, hình ảnh, âm điệu, bút pháp của bài thơ đã bộc lộ tài hoa của một hồn thơ Tú Xương lỗi lạc.

    "Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu" của Trần Tế Xương được coi là "sử thi" về đời sống nhà nho lúc Tây sang. Khi đạo học suy đồi, thi cử bát nháo, bọn thực dân nghênh ngang đến trường thi là một nỗi ô nhục của nhân tài đất Bắc. Nỗi đau của nhà thơ đã làm thức tỉnh tầng lớp trí thức đương thời.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Chúc các em học tốt!
     
    linh le18, dynn9858, anh15021054 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 25 Tháng năm 2024
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...