Dám Mơ Ước Để Trưởng Thành - Sandra Mcleod Humphrey

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Crystal, 26 Tháng sáu 2018.

  1. Crystal

    Bài viết:
    42
    NORMAN VINCENT PEALE
    “Kẻ mang mặc cảm tự ti nặng nề nhất bang Ohio”
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    Norman Vincent Peale sinh ra ở một vùng nông thôn thuộc bang Ohio năm 1898, là con của một mục sư đồng thời là nhà vật lý học.

    Từ khi còn là một cậu bé, Norman đã rụt rè một cách kỳ lạ. Hễ thấy khách đến chơi nhà, ông ngay lập tức trốn lên căn gác xép để không phải đứng trước mặt khách đọc thơ cho họ nghe.

    So với những đứa trẻ cùng tuổi, trông ông khá là ốm yếu, trái ngược hẳn với thân hình cường tráng, vạm vỡ của em trai ông. Điều này khiến ông phần nào nhận thức được về vẻ bề ngoài của mình.

    Ông rất ngưỡng mộ bố, nhưng làm con của một mục sư không hề dễ dàng chút nào. Thỉnh thoảng ông bị bạn bè chọc ghẹo vì có bố là mục sư đi thuyết giảng, và cũng vì lý do đó, mà thầy cô giáo luôn kỳ vọng ông là một học sinh gương mẫu.

    Đến tuổi dậy thì, ông bắt đầu bị nỗi mặc cảm nặng nề xâm lấn. Ông tự nhủ mình sẽ chẳng làm nên trò trống gì.

    Khi ông nhận ra mọi người có vẻ đồng tình với cách tự đánh giá này của ông, ông càng cảm thấy tồi tệ. Ông phát chán việc lúc nào cũng rụt rè e ngại, nghi ngờ bản thân và nhát như thỏ đế, nhưng ông không biết phải làm sao để giải thoát mình khỏi mặc cảm tự ti đang khiến cuộc đời ông khổ sở đến thế.

    Suốt những năm phổ thông trung học, vì muốn kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống, ông lái xe đến một khu vực khác của thị trấn, nơi người ta không biết ông là ai, để bán nồi niêu xoong chảo. Nhưng chỉ sau lần chào bán đầu tiên, ông bối rối đến mức chui luôn vào xe hơi và lái về nhà.

    Cha mẹ ông đều là những người mạnh mẽ và hướng ngoại; họ quyết định thay cho ông nhiều đến mức ông khó mà đưa ra những quyết định, dù nhỏ, cho bản thân mình.

    Học kỳ đầu tiên tại trường đại học, ông không có nổi một con điểm A hay B. Đến học kỳ thứ hai, môn tiếng Hy Lạp của ông điểm thấp lè tè, và ông ăn một con F trong môn Thể dục. Điểm A duy nhất ông kiếm được là nhờ môn Hùng biện.

    Ông tự ý bỏ học khi còn là sinh viên năm nhất, quay về nhà để nhập ngũ, nhưng cha mẹ ông không đồng ý, bắt ông trở lại trường học ngay lập tức.

    Hết năm nhất, mẹ ông bảo ông phải cải thiện điểm số nếu mai này muốn trở thành người có ích cho xã hội.

    Ông tiếp tục bị sự e dè ngượng ngập làm cho khổ sở mỗi lần đứng trả bài trước lớp, và thường trở nên lúng túng như gà mắc tóc, líu lưỡi và đỏ mặt tía tai.

    Ông tự miêu tả mình là "kẻ mang mặc cảm tự ti nặng nề nhất bang Ohio". Đến một ngày nọ, một sự việc xảy ra đã thay đổi cuộc đời ông mãi mãi.

    Sau giờ học, giảng viên môn Kinh tế gọi ông lại để nói chuyện nghiêm túc rằng cảm giác e dè của ông chủ yếu bắt nguồn từ việc ông tự xem mình là trung tâm vũ trụ và đã đến lúc ông phải khắc phục bệnh tự ti ấy để trưởng thành.

    Giảng viên đó còn bảo ông rằng, là con của một mục sư, ông nên biết tìm sự giúp đỡ ở đâu.

    Trưởng thành:

    Norman quyết định nghe theo lời khuyên của thầy và cầu xin Chúa trời giúp đỡ mình. Dù tính nhút nhát bẽn lẽn đó của ông không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhưng ông đã tiến bộ hơn rất nhiều.

    Ông không biết chắc mình có muốn trở thành mục sư như cha hay không, thế nên sau khi tốt nghiệp đại học, ông quyết định xin vào làm cho một tờ báo.

    Ông làm cho tòa soạn này được tầm một năm thì quay lại trường học. Dù hoàn toàn không có ý trở thành mục sư, ông vẫn thấy mình quan tâm đến môn thần học. Đến năm 1924, ông lấy bằng cử nhân Thần học của Đại học Boston.

    Ông bắt đầu trở nên nổi tiếng không chỉ với vai trò một nhà hùng biện tài ba mà còn là một mục sư có thể đơn giản hóa những gì về Chúa để tất cả mọi người cùng nắm bắt.

    Ông quyết định thử viết sách nhưng sớm nản chí và cuối cùng vứt hết bản thảo của mình vào sọt rác. Tuy nhiên, vợ ông lại lén nhặt bản thảo đó ra và gửi đến một nhà xuất bản. Tác phẩm về sau được mang tên A Guide to Confident Living (Cẩm Nang sống) và trở thành đầu sách bán chạy nhất. Nó được tái bản đến 25 lần chỉ trong vòng 4 năm.

    Thời điểm đó, ông trở thành một diễn giả được săn lùng và giành được nhiều bằng cấp danh giá của các trường đại học, cao đẳng.

    Năm 1952, tác phẩm The Power of Positive (Sức Mạnh Tư Duy Tích Cực) của ông được xuất bản. Từ đó đến nay, số lượng ấn phẩm phát hành của quyển sách này chỉ xếp sau Kinh Thánh. Nó giữ ngôi vị sách bán chạy nhất thế giới trong nhiều năm liền và được dịch sang 23 thứ tiếng.

    Vào những năm 1960, bộ phim One Man Way dựa trên tiểu sử cuộc đời ông được trình chiếu trên hàng loạt các kênh truyền hình khắp nước Mỹ.

    Ông là mục sư tại Nhà thờ Marble Collegiate, thành phố New York. Vào mỗi sáng Chủ nhật, buổi trò chuyện của ông thu hút 3.000 người tham dự. ông còn là đồng chủ bút tờ nguyệt san Guideposts với vợ mình, tạp chí truyền cảm hứng được hàng triệu người đón nhận.

    Ông là chủ tịch và cũng là người đồng sáng lập Tổ chức Tôn giáo và Tâm thần học Hoa Kỳ, nơi áp dụng những phương pháp kết hợp giữa tôn giáo với tâm thần học để giúp mọi người giải quyết vấn đề. Ông thành lập Trường Tin lành dành cho các mục sư nhằm mang đến cho họ cơ hội học hỏi và củng cố niềm tin vào tôn giáo.

    Ngày 26 tháng 3 năm 1984, ông được Chính phủ Hoa Kỳ trao tặng Huân chương Tự do tại Nhà Trắng với lời khen ngợi "không có mấy công dân Mỹ đóng góp nhiều đến vậy Cho hạnh phúc của cộng đồng như ông".

    Năm 1984, ông an tâm nghỉ hưu sau một chặng đường dài: từ một cậu bé mang mặc cảm tự ti nặng nề trở thành một trong những nhà thuyết giáo có ảnh hưởng sâu rộng, được yêu quý và nổi tiếng nhất trên đất Mỹ.

    "Hãy tin vào Thượng đế và vui sống mỗi ngày."
    Norman Vincent Peale (1898-1993)

    [Còn nữa]
     
  2. Crystal

    Bài viết:
    42
    NGÔ KIỆN HÙNG
    “Con người ham học”

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    Ngô Kiện Hùng sinh năm 1912 tại một tỉnh nhỏ thuộc Trung Quốc, nơi không có trường dành cho nữ sinh. Vậy nên cha Ngô Kiện Hùng quyết định mở trường. Mang tư tưởng nam nữ bình quyền, ông muốn con gái mình được học hành càng tử tế càng tốt.

    Trong nhà Ngô Kiện Hùng lúc nào cũng đầy sách, báo, tạp chí và mỗi buổi tối, cả gia đình quây quần bên nhau đọc sách. Cha bà khuyến khích 3 đứa con, hai gái một trai, thường xuyên đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề, còn mẹ bà thì đi nài nỉ các bậc phụ huynh khác hãy cho con gái họ đến trường, đừng trói chân chúng ở nhà mãi thế.

    Ngôi trường do cha Ngô Kiện Hùng mở là trường dành cho nữ sinh duy nhất trong vùng thời bấy giờ, và chỉ có lớp dạy những em từ 9 tuổi trở xuống.

    Hầu hết các bạn cùng lớp của bà không lên phổ thông trung học, nhưng bà muốn theo đuổi sự học đến cùng, và cũng bởi cha mẹ bà tin rằng con gái cũng cần được ăn học đầy đủ như con trai, họ gửi bà vào trường nội trú ở thành phố Tô Châu khá xa nhà.

    Ngôi trường này có 2 hình thức giáo dục: đào tạo giáo viên sư phạm và nghiên cứu chuyên sâu. Bà chọn theo ngành sư phạm vì chế độ học miễn phí và sinh viên ra trường bảo đảm có việc làm ngay.

    Nhưng khi bà bắt đầu nhận thấy những người bạn theo học nghiên cứu chuyên sâu được mở mang kiến thức sâu rộng về các môn khoa học và ngoại ngữ, bà thuyết phục họ cho mình mượn sách vào mỗi đêm, sau khi họ hoàn tất bài tập. Bà học thâu đêm, tự mình tìm hiểu Vật lý, Hóa học và Toán.

    Trong thời gian học phổ thông trung học ở Tô Châu, bà đứng lên lãnh đạo làn sóng đấu tranh ngầm trong giới sinh viên đòi chính quyền Trung Quốc phải kiên quyết chống lại Nhật.

    Bà tốt nghiệp tại Tô Châu vào năm 1930 với điểm số cao nhất lớp và được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia đặt tại thành phố Nam Kinh.

    Và một lần nữa, bà dốc sức học để trở thành sinh viên xuất sắc nhất trường. Một lần nọ, một nhóm các giảng viên ngồi trò chuyện với nhau, họ thi nhau khoe về sinh viên giỏi nhất của mình. Một lúc sau cả nhóm mới vỡ lẽ ra họ đang cùng nói về một người - nữ sinh Ngô Kiện Hùng.

    Bà tin vào nỗ lực phấn đấu và từng nói, "Bạn phải học hành chăm chỉ ngay từ lúc đầu. Sẽ khó mà tiếp cận một môn học mới. Nhưng khi hiểu được vấn đề, mọi thứ sẽ trở nên vô cùng thú vị."

    Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1934, bà ở lại giảng dạy một năm, rồi chuyển sang công tác nghiên cứu tại Viện khoa học Quốc gia tại Thượng Hải, tại đây bà được thầy khuyến khích theo học tiến sĩ tại Mỹ.

    Năm 1936, bà đi tàu sang Mỹ, dự định học xong bằng sĩ Vật lý sẽ quay về cố hương, nhưng bà không còn hội gặp lại gia đình nữa.

    Một năm sau đó, Nhật xâm chiếm Trung Quốc. Gia đình khuyên bà hãy ở lại Mỹ cho đến khi an toàn rồi hãy về

    Đến năm 1973, khi bà có dịp quay về Trung Quốc thăm thân nhân, cả cha mẹ và các anh em trai bà đã chết.

    Bà trở thành nhà vật lý học nổi tiếng tại Mỹ và là chuyên gia về phản ứng phân hạch (hiện tượng hạt nhân nguyên tử bị phân thành hai phần). Khi ấy, trái bom nguyên tử đầu tiên vẫn chưa thành hình, nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu khá kỹ về nền tảng của nó, trong đó bao gồm phản ứng phân hạch.

    Bà không được mời tham gia vào nhóm nhà khoa học thiết kế bom nguyên tử vì vào thời kỳ đó, vật lý vẫn được xem là ngành độc quyền dành cho nam giới. Tại một số trường đại học, phụ nữ thậm chí còn không được học ngành vật lý.

    Trong Thế chiến thứ hai, thái độ này buộc phải thay đổi vì tình trạng thiếu hụt các chuyên gia vật lý, vậy nên phụ nữ được tuyển dụng. Bà được chỉ định làm giảng viên vật lý tại Đại học Princeton, và cũng là người phụ nữ đầu tiên đảm đương vị trí đó.

    Đến năm 1944, cuối cùng bà cũng được mời vào nhóm chế tạo bom nguyên tử. Làm việc cho Đại học Columbia tại New York, bà đã giúp thiết kế máy dò phóng xạ cho trái bom.

    Sau Thế chiến, bà tiếp tục ở lại Đại học Columbia, tại đây bà được mọi người trân trọng vì sự cần mẫn và tiêu chuẩn cao trong công việc. Một số sinh viên đặt cho bà cái tên "Long Nữ" vì bà muốn họ phải học hành chăm chỉ giống như bà ngày trước.

    Năm 1956, Tiến sĩ Lý Chính Đạo (Tsung-Dao Lee) và Tiến sĩ Dương Chấn Ninh (Chen Ning Yang) đã mời bà giúp họ khám phá lý do tại sao các hạt phân tử cấu thành nguyên tử không phải lúc nào cũng tuân theo quy luật tự nhiên.

    Bà thành lập nhóm nghiên cứu tại thủ đô Washington và 6 tháng sau, nhóm của bà đã tìm được câu trả lời. Hai Tiến sĩ Lý và Dương được trao giải Nobel Vật lý cho khám phá này - một khám phá vốn bác bỏ tất cả những định luật lâu đời từ trước đến nay trong ngành vật lý học, và bà vô cùng thất vọng khi thấy tên mình hoàn toàn không được nhắc đến.

    Nhưng bà nhớ lời khuyên của cha khi còn bé, "Hãy quên đi những trở ngại. Cứ cúi đầu và tiếp tục đi tới," và bà nhanh chóng "tiếp tục đi tới" với các dự án nghiên cứu mới.

    Bà thật sự yêu công việc của mình, như bà có lần phát biểu, "Chỉ có một điều duy nhất tồi tệ hơn việc đối diện với một đống chén bát chưa rửa khi từ phòng thí nghiệm về nhà là không được bước chân đến phòng thí nghiệm một giây phút nào."

    Trước khi về hưu vào năm 1981, bà được xem là một trong những nhà vật lý hàng đầu thế giới, và những thí nghiệm chu đáo, những công trình nghiên cứu tận tụy đã mang về cho bà nhiều giải thưởng và danh hiệu, trong đó có giải Wolf Prize ngành Vật lý và Huân chương Khoa học Quốc gia. Bà còn là nhà vật lý đầu tiên có một hành tinh đặt theo tên bà khi bà còn sống.

    Sau khi về hưu, bà đi du lịch khắp nơi, vừa để giảng dạy, vừa để khuyến khích thêm nhiều phụ nữ khác trở thành nhà khoa học. Bà còn là nhà vật lý nữ xuất sắc nhất thời đại bà sống, và được tạp chí Newsweek gọi là "Nữ hoàng Vật lý học" (1963).

    Thậm chí sau khi bà qua đời vào năm 1997, bà vẫn là một trong số những nhà vật lý huyền thoại và là nguồn cảm hứng cho tất cả những ai đam mê phát minh, thử nghiệm và thách thức nền khoa học đương thời.

    "Cứ cúi đầu và tiếp tục bước tới."
    _Ngô Kiện Hùng (1912-1997)


    [Còn nữa]
     
  3. Crystal

    Bài viết:
    42
    JACKIE ROBINSON
    “Ông nội ông là nô lệ, còn cha ông là nông dân lĩnh canh”

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    Jackie Robinson sinh ra trong một gia đình làm nông ở Cairo, bang Georgia vào năm 1919, là con út trong số 5 người con. Ông nội của ông từng là nô lệ, còn cha ông là nông dân lĩnh canh (phải thuê đất để trồng trọt và phân nửa số hoa màu thu hoạch được thuộc về chủ đất).

    Khi Jackie mới 6 tháng tuổi, cha ông bỏ gia đình và đi sang bang khác sinh sống. Không có người cha lo việc đồng áng, Jackie và gia đình phải rời nông trại.

    Năm 1920, Jackie và gia đình chuyển đến Pasadena, California, sống cùng với người cậu trong một căn hộ nhỏ. Mẹ ông đi giặt thuê để kiếm tiền, còn Jackie thường lấy bánh mì cũ từ hôm trước chấm sữa và đường ăn lót dạ trước khi ngủ.

    Bằng cách nào đó, mẹ ông xoay sở để dành được một ít tiền, và một đơn vị phúc lợi xã hội giúp bà mua một căn nhà nhỏ. Vài người hàng xóm da trắng gọi mấy anh em ông là thứ này thứ kia, thậm chí ném đá vào bọn trẻ. Mặc cho bọn họ làm đủ mọi cách để gia đình ông phải chuyển đi chỗ khác, mẹ của Jackie cương quyết không đi vì những trò phân biệt chủng tộc ấy.

    Mẹ ông kỳ vọng con cái học hành chăm chỉ, và dù Jackie học tốt, trái tim ông lúc nào cũng hướng về thể thao và ăn chơi lêu lổng hơn là bài tập ở trường.

    Sau giờ học, ông đi bán đồ lạc xoong, đánh giày và bán báo để kiếm tiền. Ông còn giao du với một nhóm côn đồ địa phương, và nếu không có sự xuất hiện của hai người đàn ông, hẳn ông đã sa vào đủ loại rắc rối.

    Người thứ nhất là một thợ máy trong vùng cảm thương tình cảnh của ông nên cố khuyên ông rằng, nếu còn giao du với bọn bất hảo đó, trước sau gì ông cũng làm tổn hại đến mẹ ông và cả bản thân mình. Người còn lại là một vị linh mục, người đã trở thành bạn và cố vấn của ông, đã thổi bùng ngọn lửa đam mê thể thao trong ông.

    Jackie chơi tất cả các môn thể thao và chơi rất giỏi. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, ông đoạt chức vô địch toàn thành phố, rồi vụt trở thành ngôi sao thể thao sáng giá ở trường cấp ba giành được những giải thưởng của trường trong các môn bóng bầu dục, chạy điền kinh, bóng chày và bóng rổ của ông luôn cao ngất ngưởng.

    Khi vào trường Trung cấp Pasadena năm 1938, buổi sáng ông vừa lập kỷ lục mới trong môn nhảy xa với kết quả hơn 23 mét, thì đến buổi chiều ông đã khoác lên người bộ đồng phục thi đấu bóng chày. Ở vị trí phòng thủ, ông giúp đội nhà đoạt chức vô địch bóng chày. Đội bóng bầu dục và bóng rổ ông tham gia cũng đoạt danh hiệu vô địch liên đoàn, và các huấn luyện viên trường đại học dĩ nhiên tranh nhau trao học bổng thể dục thể thao cho ông.

    Jackie chọn Đại học California tại thành phố Los Angeles (UCLA) để được học gần nhà. Bóng bầu dục là tình yêu nhất của ông vào thời điểm đó, và ông giữ vị trí trung và hậu vệ cho đội "bất khả chiến bại" UCLA năm 1939.

    Khi mùa bóng kết thúc, ông chuyển sang chơi bóng rổ, chạy điền kinh và bóng chày. Ông chơi giỏi đến mức trở thành sinh viên đầu tiên của UCLA được trao huy hiệu những đóng góp quý giá cho thành tích thi đấu thể của trường.

    Mùa xuân năm 1941, ông nghỉ học vì muốn ra ngoài kiếm tiền phụ giúp mẹ, và ông cũng không dám chắc một người da đen với tấm bằng đại học có kiếm nổi việc tốt khi ra trường hay không.

    Ngày 7 tháng 12 năm 1941, quân đội Nhật đánh bom Trân Châu Cảng và 6 tháng sau, ông nhận được giấy gọi nhập ngũ.

    Trưởng thành:

    Quân đội chuyển Jackie đến Fort Riley vùng Kansas, nơi ông hoàn tất khóa huấn luyện căn bản và xin được tiếp tục theo học trường đào tạo sĩ quan (OCS), nhưng quân đội không nhận học viên da đen.

    Jackie than thở với Joe Louis, nhà vô địch đấm bốc hạng nặng thế giới, người cũng nhập ngũ và tập trung tại căn cứ Fort Riley vào thời điểm đó. Không lâu sau, hồ sơ xin học của Jackie được OCS chấp thuận. Ông tốt nghiệp năm 1943 và được trao quân hàm thiếu úy.

    Sau khi giải ngũ năm 1944, ông muốn quay lại chơi bóng chày, nhưng lúc đó, không một vận động viên da đen nào chơi trong bất kỳ đội tuyển chuyên nghiệp nào.

    Ông gia nhập đội Kansas City Monarchs dành cho cầu thủ Mỹ gốc Phi. Tại đây, ông vẫn đối diện với tình trạng phân biệt chủng tộc nhiều như trong quân đội. Nhiều khách sạn và nhà hàng từ chối phục vụ người da đen, nên ông và các đồng đội thường ăn ngủ trên xe buýt chở cầu thủ.

    Nhưng tại New York, có một người đàn ông nuôi ý định dẹp bỏ rào cản màu da cho các cầu thủ bóng chày. Branch Rickey, ông bầu đội bóng Brooklyn Dodger, quyết định đã đến lúc phải chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc trong môn thể thao này.

    Rickey biết rằng cầu thủ da đen đầu tiên vào chơi cho Dodger sẽ bị người hâm mộ và cả đồng đội tẩy chay, thế nên nhân vật ấy không thể chỉ là một cầu thủ xuất sắc, mà phải có phẩm chất tốt đẹp nữa.

    Năm 1945, Rickey quyết định Jackie chính là cầu thủ đó. Jackie biết mọi thứ sẽ khó khăn, nhưng ông chấp nhận đương đầu với thử thách vì ông nghĩ mình có thể mở ra cánh cửa cho các cầu thủ da đen khác trên thế giới.

    Jackie gia nhập đội Montreal Royals, một đội bóng bán chuyên của Dodger và dù người hâm mộ ra sức châm chọc, tinh thần thi đấu của ông không hề giảm sút.

    Rickey sau đó quyết định đã đến lúc đưa Jackie vào thi đấu giải chuyên nghiệp. Ngày 15 tháng 4 năm 1947 là cột mốc lịch sử của giải bóng chày chuyên nghiệp và trên toàn nước Mỹ. Khi mùa giải khai mạc vào ngày hôm đó, Jackie đứng trong hàng ngũ đội Dodger, người Mỹ gốc Phi đầu tiên được tham gia giải bóng chày chuyên nghiệp.

    Lúc đầu, các đồng đội da trắng đối xử bình thường với ông, nhưng khi người hâm mộ và các cầu thủ đội bạn quấy rối Jackie bằng cách huýt sáo chọc ghẹo và lăng mạ ông, cả đội đoàn kết đứng lên ủng hộ ông.

    Jackie đáp trả tất cả những hành vi khiếm nhã ấy bằng đôi chân và cây gậy bóng chày trong tay mình. Với tỉ lệ đánh trúng bóng 297, ông đã giúp Dodger giành chức vô địch và dẫn đầu giải về số lần chạy cướp gôn (một chiến thuật khó trong môn bóng chày, khi đó người chơi sẽ chạy trước khi bóng bị đập). Ông còn được phong danh hiệu cầu Thủ Mới Nổi của Năm. Đến năm 1949, ông được trao danh hiệu cầu Thủ Xuất sắc Nhất (MVP) giải bóng chày chuyên nghiệp liên đoàn, và ông cũng thủ vai chính trong một bộ phim về cuộc đời mình.

    Năm 1957, ông giải nghệ với tỉ lệ đập trúng bóng là .311 và vào năm 1962, tên ông nằm trong danh sách những nhân vật xuất chúng của bộ môn bóng chày nước Mỹ, National Baseball Hall of Fame - người da đen đầu tiên nhận vinh dự cao quý đó.

    Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn không ngừng cất tiếng nói tranh đấu chống lại bất công và đóng góp nhiều vào công cuộc giành lại quyền bình đẳng cho tất cả người Mỹ. Lòng quả cảm của ông đã mở đường cho những giải thi đấu bóng chày chuyên nghiệp không còn rào cản màu da về sau.

    Rickey đã chọn đúng người. Jackie không chỉ là một cầu thủ giỏi, ông còn là một con người tuyệt vời!

    "Quyền tự do đầu tiên của con người là được tự do chọn lựa."
    _Jackie Robinson (1919-1972)

    [Còn nữa]
     
  4. Crystal

    Bài viết:
    42
    MAYA ANGELOU
    “Tuổi thơ bị ruồng bỏ”

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    Maya Angelou được sinh ra với tên khai sinh là Marguerite Johnson, tại thành phố St. Louis, bang Missouri năm 1928. Khi bà được 3 tuổi, cha mẹ bà ly hôn. Bà và anh trai 4 tuổi Bailey được gửi đến sống ở nhà bà ngoại tại thành phố Stamps, bang Arkansas.

    Lớn lên ở Stamps, Marguerite hiểu cuộc sống của một bé gái da đen giữa một nơi mà mọi thứ luật lệ, lề thói đều do người da trắng đặt ra là như thế nào. Sống ở đó đồng nghĩa với việc phải mặc quần áo cũ do các phụ nữ da trắng vứt ra, và không được bác sĩ người da trắng khám bệnh.

    Từ lúc còn bé, bà đã nhìn nhận mình là "đứa bé gái da đen quá to xác, tóc đen, chân to và khoảng cách giữa các răng đủ để lọt cả cây viết chì". Bà cứ ước ao một ngày nọ thức dậy, mái tóc đen xoăn của mình sẽ biến thành mái tóc vàng óng ả, bởi bà hiểu cuộc sống của một bé gái da trắng sẽ tốt hơn nhiều.

    Sống với bà ngoại được vài năm, bà và anh trai quay về St. Louis với mẹ vốn đang kiếm sống bằng nghề chia bài bán thời gian trong một sòng bạc.

    Lên 8 tuổi, Marguerite bị bạn trai của mẹ cưỡng hiếp, và sau khi bà ra làm chứng trong phiên tòa xử tên hiếp dâm, người ta phát hiện hắn bị giết chết. Cảm thấy cái chết của người đàn ông này xảy ra là vì lời khai của mình trước tòa, Marguerite thề từ nay sẽ không nói điều gì trước mặt mọi người nữa.

    Cảm giác tồi tệ đó khiến bà câm lặng và chỉ nói chuyện với anh trai Bailey. Cuối cùng, bà phải quay về sống ở Stamps vì không một ai biết cách giúp bà vượt qua mọi chuyện.

    Dù không giao tiếp với người ngoài trong nhiều năm, bà vẫn chăm chú lắng nghe mọi thứ diễn ra chung quanh. Nhiều người tưởng bà bị chậm phát triển và thản nhiên buông lời nhận xét dù bà đang đứng ở đó, như thể bà chẳng biết gì. Chỉ có bà ngoại là không bao giờ nản lòng hay bỏ cuộc trước vấn đề của cháu mình.

    Năm 10 tuổi, bà gặp Bertha Flowers, người phụ nữ da đen có học thức nhất thành phố Stamps. Bertha Flowers không những đọc sách cho bà nghe mà còn tặng hẳn cho bà một tập thơ và dặn "Người thật sự yêu thơ thường đọc to chúng lên". Lần đầu tiên sau ngần ấy năm, Marguerite lại tin tưởng vào bản thân mình và bắt đầu cất tiếng nói.

    Sau khi hoàn tất năm lớp 8 với thứ hạng ưu vào năm 1940, bà lại nói như sáo. Và mọi người bắt đầu nhận ra bà chững chạc so với tuổi và có tài hùng biện.

    Tuy nhiên, bà vẫn phải đương đầu với nạn phân biệt chủng tộc trong cộng đồng. Khi Marguerite bị đau răng, hai bà cháu phải đón xe buýt đi hơn 40 cây số đến Greyhound vì trong thành phố Stamps không có nha sĩ người da đen, còn các nha sĩ da trắng thì cương quyết không chữa cho người da đen - kể cả những đứa trẻ da đen đang đau đớn khổ sở.

    Đến cuối năm 1940, bà và anh trai được cho về San Francisco sống với mẹ một lần nữa, và Marguerite mang thai. Mới 16 tuổi, bà hạ sinh bé trai tên Clyde, chỉ 3 tuần sau ngày tốt nghiệp cấp ba.

    Về sau, bà mang con quay lại Stamps nhưng vẫn không thể thích nghi nổi với lối sống mang nặng định kiến màu ta ở miền Nam nước Mỹ. Một lần nữa, bà ôm con bỏ đi vì bị dọa rằng Đảng cực đoan phân biệt chủng tộc Ku Klux Klan sẽ tìm đến giết.

    Trưởng thành:

    Sau khi rời Stamps, bà quay lại San Francisco và sống trong căn nhà rộng thênh thang có 14 phòng của mẹ mình. Anh trai Bailey của bà cũng đang ở đó.

    Những năm tiếp theo đầy chật vật và khổ sở cho hai mẹ con bà, bởi Marguerite phải xoay sở đủ nghề để kiếm sống nuôi bản thân và con trai. Bà làm vũ công, ca sĩ, diễn viên và cuối cùng là nhà văn.

    Thời gian đầu, bà thử đủ thứ nghề nhưng chẳng nghề nào được lâu. Khi làm trong nhà hàng, một trong những việc bà được giao là khích cho các võ sĩ đấm bốc đánh nhau giành giải thưởng. Nhưng bà nhanh chóng bị đuổi việc khi cố gắng ngăn cản một trận đấu vì không muốn bạn của mình bị thương tích.

    Khoảng năm 22 tuổi, bà quyết định kiếm sống bằng tài năng sáng tạo của mình. Sau một thời gian ngắn làm vũ công, bà thử giọng làm ca sĩ ở Purple Onion, một hộp đêm nổi tiếng thuộc thành phố San Francisco. Bà được nhận và năm 26 tuổi, bà đổi họ thành Angelou.

    Về sau, bà tham gia dàn hợp xướng của đoàn biểu diễn người da đen Porgy and Bess và đi lưu diễn khắp 26 quốc gia khác nhau. Nhưng trong một lần Clyde ngã bệnh, bà rời ban nhạc và quay về nhà mẹ mình để chăm sóc con.

    Một lần nữa bà thất nghiệp, còn anh trai bà phải đi tù vì tiêu thụ hàng trộm cắp, bà rơi vào trầm cảm nặng nề. Một người bạn nghệ sĩ khuyên bà hãy trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống thay vì mải bận tâm đến những phiền muộn, nhờ đó bà dần thoát khỏi nỗi đau buồn và bắt đầu đặt bút viết.

    Năm 42 tuổi, những ghi chép hài hước về tuổi thơ bị phân biệt đối xử ở Arkansas của bà trong tác phẩm I Know Why The Caged Bird Sings được đề cử giải thưởng Văn học Toàn quốc, và bà trở thành nữ văn sĩ người Mỹ gốc Phi đầu tiên có tác phẩm phi tiểu thuyết lọt vào danh sách bán chạy nhất.

    Bà có khả năng diễn đạt tốt những cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực bằng thi ca, và năm 43 tuổi, tập thơ đầu tay Just Give Me a Cool Drink of Water 'fore I Diiie của bà đến tay công chúng. Tác phẩm này được đề cử giải thưởng Pulitzer.

    Chính bà cũng là người sáng tác và đọc bài thơ "On the Pulse of Morning" trong buổi lễ nhậm chức của cựu Tổng thống Bill Clinton ngày 20 tháng 1 năm 1993. Tổng thống Bill Clinton tin rằng cuộc đời và sự nghiệp của bà chính là niềm hy vọng tươi sáng nhất của ông về cương vị mới của mình: "Một nước Mỹ mà nơi đó những tài năng xuất chúng vẫn nảy nở bất chấp cảnh nghèo đói, thất học và bị phân biệt đối xử."

    Trong vai trò nữ đạo diễn da đen đầu tiên tại Hollywood, bà viết kịch bản, sản xuất, đạo diễn và tham gia diễn xuất trong rất nhiều tác phẩm trên sân khấu, điện ảnh và phim truyền hình. Trong vai trò tác giả tự truyện và nhà thơ, bà đã biến những trải nghiệm thương đau thành những tác phẩm sáng giá nhất nền văn học đương đại Hoa Kỳ.

    Bà là một văn sĩ, thi sĩ, sử gia, nhạc sĩ, nhà soạn kịch, vũ công, nhà sản xuất phim và kịch nói, đạo diễn, diễn viên, ca sĩ và nhà hoạt động xã hội vì nhân quyền.

    "Bạn có thể gặp nhiều thất bại, nhưng đừng bao giờ cho phép mình thất bại."
    Maya Angelou (1928-2014)

    [Còn nữa]
     
  5. Crystal

    Bài viết:
    42
    MARTIN LUTHER KING JR
    “Mấy đứa bạn bị cấm chơi với ông”

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:
    [​IMG]

    Martin Luther King Jr. Sinh ngày 15 tháng 1 năm 1929 tại thành phố Atlanta, bang Georgia và lớn lên trong một ngôi nhà gần nhà thờ Tin lành Ebenezer Baptist, nơi cha ông làm mục sư, còn mẹ ông đánh đàn organ kiêm phụ trách âm nhạc.

    Khi ông lên 6 tuổi và bắt đầu đến trường, hai đứa bạn thân nhất của ông lúc ấy - con trai của một gia đình bán tạp hóa gần nhà - không được phép chơi với ông nữa vì chúng da trắng còn ông da đen. Sự kiện này khắc ghi trong tâm trí ông đến hết đời.

    Lớn lên, ông hứng chịu nhiều hành vi phân biệt chủng tộc từ cộng đồng. Người da đen chỉ được sống trong khu của người da đen, còn trẻ con da đen chỉ được học trường, dành riêng cho chúng. Người da đen không được dùng phòng vệ sinh của người da trắng, cũng không được uống nước từ vòi nước của người da trắng. Người da đen mặc nhiên phải ngồi ở cuối xe buýt và phải biết đứng lên nhường chỗ cho người da trắng nếu hết ghế trống. Phần lớn người da đen phải chấp nhận các công việc thấp kém như gác cổng hay thu gom rác.

    Có lần Martin và cha mình bị chủ cửa hàng giày bắt đi ra phía sau tiệm là khu dành riêng cho dân da đen, hai cha con không đồng ý nên bỏ về không mua nữa.

    Trong gia đình ông có một quy định không ai được quên: Trẻ con phải về nhà ăn tối đúng giờ để cả nhà quây quần bên nhau trò chuyện, và chúng phải luôn tôn trọng người khác.

    Ông là một cậu bé nhạy cảm, ghét bạo lực và nỗ lực né tránh những tình huống khó chịu. Có lần đang đi mua sắm, ông bị một phụ nữ da trắng kết tội là giẫm lên chân bà và tặng luôn cho ông một cái bạt tai. Ông không nói gì, chỉ lẳng lặng bỏ đi.

    Hồi bé, ông cũng có tham gia đánh nhau vài lần, nhưng chưa bao giờ ông dùng tới nắm đấm. Mà ông cũng chẳng thích đánh nhau, và nếu không thể dàn xếp với đối thủ để khỏi thượng cẳng tay hạ cẳng chân, ông sẽ nói, "Tao với mày ra bãi cỏ kia", bởi ông là một tay đấu vật có hạng.

    Ông và đứa em trai thi thoảng cũng có choảng nhau, trong đó có lần ông đánh nó bất tỉnh khi nó lấy điện thoại đánh vào đầu ông.

    Ông đặc biệt thương bà của mình, nên khi em trai ông vô tình làm bà té bất tỉnh trong lúc trượt thành cầu thang và hai đứa tưởng bà đã chết, Martin hối hận đến mức mở cửa sổ lầu hai nhảy luôn xuống đất. May sao cả hai bà cháu không ai gặp chuyện gì nghiêm trọng.

    Ông luôn thích những lời "có cánh", và kho từ ngữ của ông thật sự đáng nể. Năm lớp 11, ông tham gia cuộc thi hùng biện tại Valdosta, bang Georgia, và đoạt giải thưởng. Nhưng sau cuộc thi đó, ông và giáo viên đi cùng phải đứng trên xe buýt suốt đoạn đường về nhà vì chẳng còn ghế trống phía sau xe, mà người da đen thì đâu được phép ngồi vào dãy ghế "da trắng" đằng trước.

    Năm 15 tuổi, ông đậu kỳ thi tuyển sinh vào trường Cao đẳng Morehouse ở thành phố Atlanta, ngôi trường dành riêng cho nam sinh da đen, và đó cũng là nơi ông nội và cha của ông theo học.

    Trưởng thành:

    Trong quá trình theo học tại Morehouse, Martin chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của thầy hiệu trưởng Benjamin Mays, người mang phong thái giảng giải từ tốn vốn khác xa với cách biểu cảm của cha ông.

    Sau khi tốt nghiệp trường Morehouse, ông tiếp tục xin vào trường dòng Crozer dạy ngành thần học ở bang Pennsylvania. Tại đây, ông tốt nghiệp với số điểm cao nhất lớp và giành được học bổng cao học vào trường nào tùy thích.

    Sau khi hoàn tất bằng tiến sĩ của Đại học Boston, ông quay lại miền Nam nước Mỹ để làm mục sư tại Montgomery, bang Alabama.

    Cả đời ông luôn hướng theo những tấm gương người da đen như Harriet Tubman, Nat Turner và Frederick Douglass. Ông còn mơ ước sẽ giúp đỡ được nhiều người da đen giống những gì thần tượng của ông đã làm.

    Ông kết hợp các bài giảng của Chúa Giê-xu (kêu gọi con người hãy rủ lòng thương kẻ thù của mình) với lời dạy của Mahatma Gandhi (kêu gọi đấu tranh phi bạo lực chống lại bất công xã hội) và những bài học của Henry David Thoreau (kêu gọi con người đứng lên đấu tranh khi hoàn cảnh yêu cầu). Ông trở thành ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh phi bạo lực vì nhân quyền.

    Tham gia ngày càng tích cực vào những hoạt động cải cách xã hội, ông tổ chức nhiều buổi biểu tình ngồi, cầu nguyện tập thể, vận động hành lang, tẩy chay, diễu hành, v.v... ông còn phát động đăng ký bầu cử và đi khắp đất nước để diễn thuyết truyền cảm hứng.

    “We Shall Overcome" (Chúng Ta Sẽ Vượt Qua) được chọn làm bài hát chủ đề cho phong trào tự do. Năm 1963, ông dẫn đầu đoàn diễu hành vì nhân quyền tại thủ đô Washington, với sự tham gia của hơn 250.000 người (hơn nửa số đó là da trắng). Ông gọi cuộc diễu hành ấy là "minh chứng hùng hồn nhất cho nền tự do thật sự của đất nước này".

    Martin có một bài phát biểu nổi tiếng "I have a dream" (Tôi có một ước mơ) ngay trên những bậc thang của đài tưởng niệm Abraham Lincoln, và bất chấp nhiều lời đe dọa đến tính mạng, ông vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ vì công lý và bình đẳng của mình.

    Tạp chí Time bình chọn ông là "Người Đàn Ông Của năm" và hình của ông được đăng trên bìa ấn phẩm ra vào ngày 3 tháng 1 năm 1964 (người đàn ông da đen thứ hai được tôn vinh).

    Ngày 2 tháng 7 năm 1964, Dự luật Nhân quyền mà ông các nhà lãnh đạo da đen khác đồng soạn đã được thông qua thành luật.

    Cũng trong năm đó, ông được trao tặng giải Nobel vì Hòa bình cho những cống hiến của ông về vấn đề chủng tộc - ông là người trẻ tuổi nhất, người da đen thứ 3 và là người Mỹ thứ 12 được vinh dự nhận giải thưởng cao quý này.

    Sau sự kiện ông bị mưu sát ngày 4 tháng 4 năm 1968 tại Memphis, bang Tennessee, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đổ về dự lễ tang của ông. Cả nước Mỹ và thế giới cùng ngả mũ khâm phục vị mục sư da đen trẻ tuổi, điều mà chưa một công dân nào khác có được. Cờ Mỹ và cờ Liên Hiệp Quốc được treo rủ để tưởng nhớ người đàn ông đã dành trọn cuộc đời mình tìm cách cải thiện cuộc sống của những người da đen.

    Sau khi ông mất đi, tiếng nói và tấm gương sáng của ông vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng cho nhiều người, và ngày nay nước Mỹ có hẳn một ngày lễ nhằm vinh danh ông: Ngày Martin Luther King, Jr.

    "Tôi có một ước mơ."
    Martin Luther King (1929-1968)

    [Còn nữa]
     
  6. Crystal

    Bài viết:
    42
    SANDRA DAY O’CONNOR
    “Từng sống cảnh không có điện, không có nước”

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    [​IMG]
    Sandra Day 0'Connor sinh ra tại E1 Paso, bang Texas năm 1930, nhưng không bao lâu sau khi chào đời, bà cùng gia đình chuyển đến sống trong một căn nhà trệt có 4 phòng tại Arizona — giáp biên giới New Mexico. Căn nhà sơ sài này không có phòng tắm, không có nước máy, không có điện và không có ga.

    Cha của bà muốn con gái mình lớn lên cũng biết cưỡi ngựa, quăng dây thừng và bắn súng giỏi không thua gì nam giới, vậy nên ông dạy bà cưỡi ngựa, lái xe tải nhẹ, bắn thỏ rừng tai to, sửa hàng rào và chăm sóc những con thú nuôi bị bệnh.

    Mẹ của bà, ngược lại, luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức. Từ ngày bé, mẹ đã đọc sách cho bà nghe, và Sandra thừa hưởng tình yêu sách từ mẹ.

    Bởi nơi họ ở quá hẻo lánh nên cả thời niên thiếu bà không có đứa trẻ nào để chơi cùng. Phần lớn thời gian bà quanh quẩn bên các công nhân và động vật ở nông trại. Bà đặc biệt cảm thương mấy con mèo hoang, mấy chú chim bị thương, thậm chí cả mấy bé chuột con nữa.

    Năm 1937, gia đình bà trở nên khấm khá đủ để xây phòng ngủ tập thể cho những người chăn nuôi gia súc thuê (trước nay họ toàn phải ngủ ngoài mái hiên) và lắp đặt hệ thống ống nước bên trong nhà để phục vụ cho sinh hoạt gia đình.

    Thế nhưng mọi thứ vẫn còn rất khắc nghiệt bởi nhiệt độ trong vùng rất cao và tình trạng hạn hán tàn khốc đang hoành hành khắp các bang miền nam đến miền trung và kéo dài đến miền tây nước Mỹ. Hơn 400.000 hecta đất cực kỳ phì nhiêu trước đây nay bỗng trở nên khô cằn, bỏng cháy. Đó là đợt hạn hán tồi tệ nhất lịch sử Hoa Kỳ. Miền Trung nước Mỹ sớm được biết đến với cái tên "Dust Bowl" (Vũng Bụi) và tước đi mọi kế sinh nhai của nông dân và chủ trại gia súc vùng này vì họ chẳng thể nào trồng trọt gì nữa.

    Bí đường sinh sống, nhiều người di cư về miền Viễn Tây hoặc lên phía Bắc, hy vọng có được một cuộc sống dễ thở hơn. Hàng ngàn người chịu mất trang trại, đất đai vì bị ngân hàng xiết nợ.

    Đó là thời điểm khó khăn cho tất cả mọi người, cha của Sandra cất trong tủ sắt khoản tiền 500 đô-la phòng trường hợp khẩn cấp cả gia đình phải bỏ đất mà đi.

    Cuối cùng, chính phủ đưa ra một chế độ trợ cấp đặc biệt dành cho những người chăn nuôi gia súc: 12 đô-la được trả cho mỗi con vật đang hấp hối và 20 đô-la cho mỗi con còn sống mang ra chợ bán. Dĩ nhiên, số tiền này chẳng thấm vào đâu so với thu nhập của họ trước hạn hán, nhưng ít ra nó cũng đủ để họ cầm cự qua ngày.

    Và bởi trường học trong vùng có điều kiện không tốt bằng khu El Paso nên Sandra chuyển đến sống cùng ông bà tại El Paso.

    Trong những năm cắp sách đến trường dành riêng cho nữ sinh, bà không chỉ nhận được nền giáo dục tốt ( mà còn phát triển kỹ năng nói trước công chúng, vốn có ích rất nhiều cho cuộc đời bà về sau này. Bà vẫn duy trì đuợc tình bạn đẹp với những người bạn học chung thời đó cho đến tận bây giờ.

    Bà học được rất nhiều từ cả cha lẫn mẹ. Bà học được ở mẹ tính hòa nhã và điềm đạm dù phải đối mặt với những tình huống thử thách. Còn ở cha, bà học được cách sống, sự chân thành, công bằng và tính độc lập.

    Bà tốt nghiệp đầu lớp với số điểm xuất sắc, và sau khi hoàn tất cấp ba vào năm 1946, bà nộp đơn vào một trường đại học duy nhất - Đại học Stanford tại California.

    Trưởng thành:

    Bà tốt nghiệp trường Stanford năm 1950 loại giỏi và năm 1952, bà tốt nghiệp trường Luật Stanford với điểm số cao thữ ba trong lớp.

    Trong quá trình học tại Stanford, bà nỗ lực học ngày đêm và được cử làm biên tập cho tờ Stanford Law Review. Với cương vị này, bà ngồi hàng giờ trong thư viện để biên tập và kiểm tra tính xác thực của bản thảo. Công việc dạy cho bà hiểu về tầm quan trọng của quá trình chuẩn bị tỉ mỉ và nghiên cứu công phu.

    Sau khi tốt nghiệp ngành luật, ra ngoài tìm việc quả là vấn đề nan giải đối với bà vì khi ấy nhiều công ty luật không thích thuê nhân viên nữ.

    Cuối cùng bà cũng tìm được một chân thư ký trong văn phòng luật sư tại hạt San Mateo, bang California. Bà nhận ra chính tại văn phòng luật nhà nước này, bà được giao nhiều việc, nhiều trọng trách và có cơ hội học hỏi thêm về luật hơn hẳn so với vị trí tương tự ở một văn phòng luật tư nhân.

    Trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1965, bà ở nhà chăm sóc gia đình và nuôi ba đứa con trai, đồng thời vẫn giữ các mối liên hệ trong ngành luật thông qua các công việc tình nguyện.

    Năm 1965, bà nhận chức trợ lý Bộ trưởng tư pháp bang Arizona và đến năm 1969, bà được đề cử vào Thượng nghị viện bang Arizona.

    Dù dành nhiều thời gian cho những dự luật ủng hộ bình đẳng giới cho phụ nữ, bà vẫn đảm đương tốt vai trò của một người mẹ trong gia đình.

    Năm 1970, bà được bầu làm Thượng nghị sĩ bang Arizona và phục vụ 2 nhiệm kỳ, nhưng đến năm 1974, bà tuyên bố không muốn tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba. Bà quyết định đã đến lúc rời chính trường, quay lại lĩnh vực bà yêu thích nhất — luật.

    Bà nhanh chóng được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án cấp cao bang Arizona vào năm 1974. Tại đây, bà nổi tiếng là vị thẩm phán nghiêm khắc. Bà đòi hỏi các luật sư khi bước vào phòng xử phải chuẩn bị kỹ lưỡng và nghiên cứu luật đầy đủ, giống như những gì bà đã làm.

    Ngoài ra, bà còn nổi tiếng là một thẩm phán có tài và công minh. Năm 1978, Thượng nghị sĩ Mỹ Barry Goldwater và Đảng Cộng hòa bang Arizona mời bà tranh cử chiếc ghế thống đốc bang. Bà nhã nhặn từ chối vì cảm thấy với vị trí thẩm phán, bà có thể làm được nhiều thứ hơn cho người dân.

    Năm 1979, bà được chỉ định làm Thẩm phán Tòa phúc thẩm bang Arizona. Tại đây, bà không còn phải một mình cầm cân nảy mực như ở các phiên tòa xét xử nữa. Bà cùng với 2 vị quan tòa khác làm việc cùng nhau để đưa ra quyết định cuối cùng.

    Thế rồi năm 1981, bà ghi dấu ấn lịch sử khi trở thành nữ thẩm phán đầu tiên được bổ nhiệm vào Tòa án tối cao Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Khi được chính Tổng thống Ronald Reagan tiến cử, bà được toàn thể Thượng nghị viện nhất trí phê chuẩn.

    Năm 1988, bà bị chẩn đoán ung thư vú và phải điều trị. Một số người nghĩ bà sẽ nghỉ hưu để dưỡng bệnh, nhưng không, bà xem căn bệnh ung thư là một "cột mốc" đáng nhớ khác trong đời, chứ không phải là một trở ngại.

    Bà vẫn tiếp tục đảm đương trọng trách được giao, và trở thành tấm gương liêm chính của toàn thể công dân Hoa Kỳ — một con người không bao giờ hành động trái lương tâm, dẫu đôi khi đó không phải là cách được đa số mọi người ủng hộ.

    "Một tiếng nói dù nhỏ vẫn có thể tạo ra sự khác biệt."
    Sandra Day 0’Connor (1930 )
    [Còn nữa]
     
  7. Crystal

    Bài viết:
    42
    TONI MORRISON

    "Chủ đất nhăm nhe đốt trụi căn nhà của gia đình bà"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    Chloe Anthony Wofford sinh năm 1931 tại Lorain, bang Ohio, nơi rất đông người da đen sinh sống, gần Underground Railroad (một tổ chức giúp hàng ngàn nô lệ da đen đi tìm tự do ở Bắc Mỹ và Canada).

    Ông bà ngoại của Chloe làm tá điền tại Alabama, nhưng cha mẹ bà chuyển đến phía Bắc Lorain, Ohio để tránh tình trạng phân biệt chủng tộc ở miền Nam.

    Mẹ của bà vốn nhẫn nại nhưng quyết đoán. Bà xé nát tờ giấy đòi tịch thu nhà. Và khi phát hiện có dòi trong bột mì, bà viết luôn một lá thư gửi cho Tổng thống Franklin Roosevelt.

    Cha của bà, một thợ hàn mẫn cán của xưởng đóng tàu vì từng gặp quá nhiều chuyện rắc rối với dân da trắng nên ông chẳng còn tin bất kỳ người da trắng nào và tìm mọi cách để không phải dính dáng gì đến họ trong cuộc sống.

    Khi Chloe lớn hơn một chút, bà được nghe người thân trong gia đình kể nhiều chuyện về nạn phân biệt màu da và bất công trong xã hội, và đặc biệt có một câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc trong bà.

    Gia đình bà kể khi bà khoảng 2 tuổi, họ không kiếm đủ 4 đô-la tiền nhà hàng tháng để trả cho chủ đất, nên người này suýt chút nữa đã châm lửa đốt rụi căn nhà với cả gia đình bà trong đó. Câu chuyện về sự căm phẫn ấy bà nhớ đến hết đời, và về sau nó cũng được nhắc đến trong tác phẩm của bà.

    Dù gia đình bà sống trong cộng đồng nhiều sắc tộc và con cái được học ở trường dành cho tất cả mọi người, nhưng một số nơi trong thành phố vẫn còn cấm không cho người Mỹ gốc Phi bước vào, chẳng hạn như ở hồ nước trong công viên thành phố, chỉ có trẻ con da trắng mới được phép xuống bơi.

    Gia đình bà vốn rất tự hào về truyền thống gia đình, họ thường kể chuyện cho nhau nghe những khi vui vẻ. Trong đó có nhiều bài hát, truyền thuyết của cộng đồng người da đen về sau được bà đưa vào các tác phẩm.

    Bà rất ham đọc sách, dù chật vật nhưng gia đình bà vẫn thường dành ra một khoản nho nhỏ để mua sách. Mẹ bà còn tham gia một câu lạc bộ sách, và bà vẫn nhớ như in cảm giác phấn khích mỗi khi nhận được một quyển sách mới.

    Năm 13 tuổi, bà làm công việc dọn dẹp nhà cửa cho một gia đình người da trắng sau giờ học để phụ giúp chi tiêu trong gia đình. Khi bà than thở với cha rằng công việc cực nhọc và bà chủ thì rất khó chịu, ông nhắc con rằng bà không sống trong căn nhà đó. Ông bảo bà cứ làm xong công việc của mình, nhận tiền rồi về nhà. Đức tính cần cù và chính trực luôn được gia đình bà xem trọng.

    Ngay cả khi nghèo khó, cha mẹ Chloe vẫn khiến các con cảm thấy mình quan trọng và cha dạy cho bà biết tự hào về công việc mình làm.

    Ông kể mỗi lần tạo được một mối hàn hoàn hảo, ông ký tên vào mép hàn đó, dẫu cho không ai nhìn thấy. Chloe noi gương cha và luôn nỗ lực hết sức.

    Bà là một học sinh xuất sắc. Năm 1949, bà tốt nghiệp trường Trung học phổ thông Lorain loại giỏi và là người phụ nữ đầu tiên trong gia đình bước vào bậc đại học.

    Trưởng thành:

    Sau khi nộp đơn vào trường Đại học Howard tại thủ đô Washington, bà viết tắt tên Anthony của mình thành Toni, và từ đó trở đi, mọi người đều gọi bà bằng cái tên này.

    Trong một chuyến đi chơi cùng các bạn trong nhóm kịch nghệ của trường về miền Nam, lần đầu tiên trong đời bà chứng kiến nạn phân biệt chủng tộc và sự bất công đối với người da đen giống như những câu chuyện trong gia đình bà được nghe.

    Sau khi lấy bằng cử nhân Ngữ văn Anh của trường Đại học Howard vào năm 1953 và bằng thạc sĩ Ngữ văn Anh của trường Đại học Cornell vào năm 1955, bà đứng lớp giảng dạy trong vài năm.

    Năm 1958, bà lập gia đình nhưng hôn nhân không hạnh phúc. Bà tham gia nhóm văn đàn để quên đi nỗi buồn trong cuộc sống cá nhân. Trong một tác phẩm, bà viết về câu chuyện của một bé gái Mỹ gốc Phi lấy cảm hứng từ thời thơ ấu của bà. Cô bé ấy ao ước có một đôi mắt màu xanh. Tác phẩm chứa đựng nỗi đau đáu khát khao được thay đổi diện mạo, và được trở thành một con người khác.

    Năm 1965, bà nhận công việc biên tập cho nhà xuất bản Random House tại Syracuse, New York và chuyển đến đó sống cùng hai đứa con trai. Tại đây, bà viết tiếp câu chuyện còn dang dở về bé gái da đen ao ước đôi mắt màu xanh. Bà viết vào những lúc rảnh rỗi và việc tạo dựng thế giới của riêng mình trong các tác phẩm khiến bà hạnh phúc.

    Đánh giá cao tài năng biên tập của bà, Random House chuyển bà đến văn phòng làm việc của nhà xuất bản tại thành phố New York vào năm 1968, tại đây bà lên chức chủ biên - người phụ nữ da đen đầu tiên được giữ chức vụ này vào thời điểm đó.

    Bà trở thành biên tập viên được nhiều người kính trọng và gắn bó với Random House mãi đến năm 1983. Khi nhận ra có quá ít tác phẩm viết về phụ nữ và trẻ em da đen, bà quyết định phát triển câu chuyện ấp ủ bấy lâu thành một tác phẩm thực thụ. Năm 1970, tiểu thuyết đầu tay của bà - The Bluest Eye (Mắt Biếc) - ra mắt công chúng.

    Lúc này, những bài viết, bài báo và bình luận văn học của bà trên tạp chí và các trang báo được độc giả cả nước yêu mến đón nhận. Năm 1973, bà cho ra đời tiểu thuyết thứ hai, Sula, tác phẩm viết về tầm quan trọng của tình bạn giữa những phụ nữ da đen.

    Quyển sách tiếp theo của bà, Song of Solomon (Bài Hái Của Solomon), kể về người thanh niên da đen khám phá ra quá khứ giàu có của tổ tiên. Khi được xuất bản vào năm 1977, tác phẩm nhanh chóng trở thành quyển sách bán chạy nhất trên toàn nước Mỹ.

    Tiếp đến là Tar Baby (Bé Tar) (1981), tác phẩm nhanh chóng được Thời báo New York bình chọn là tác phẩm bán chạy nhất chỉ chưa đến một tháng kể từ ngày xuất bản và duy trì vị trí ấy trong suốt 4 tháng liền.

    Tiểu thuyết Beloved (Người Yêu Dấu) (1987) được xem là lời tuyên bố hùng hồn về chế độ nô lệ và đoạt giải thưởng Pulitzer dành cho tiểu thuyết vào năm 1988. Đến năm 1993, bà nhận giải Nobel Văn học, trở thành người phụ nữ thứ tám và cũng là người phụ nữ da đen đầu tiên được nhận giải thưởng danh giá này.

    Tuy đã trở thành một trong những nhà văn nữ vĩ đại nhất nhưng bà chưa bao giờ quên các học trò của mình. Thậm chí, trong ngày bà biết tin mình được trao giải Nobel, bà vẫn đến Đại học Princeton để giảng dạy.

    "Tôi xem trọng việc dạy học không kém gì việc sáng tác."

    Toni Morrison (1931)

    [Còn nữa]
     
    Mery jean thích bài này.
  8. Crystal

    Bài viết:
    42
    BILL COSBY
    “Anh hề của lớp”

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    [​IMG]
    Bill Cosby sinh năm 1937 tại Philadelphia, bang Pennsylvania, trong thời kỳ khó khăn. Từ khi còn nhỏ, Bill gặp cha mình ngày càng ít đi. Rồi cuối cùng không ai thấy ông ấy nữa, cả nhà phải nương tựa nhau mà sống.

    Mẹ Bill giúp việc cho người ta, một ngày 12 tiếng, còn ông phụ mẹ kiếm tiền sau giờ học. Ông xách thùng đựng đồ nghề đánh giày tự tay ông chế lại từ khay đựng cam đi khắp đường phố. Việc nhà một tay ông lo hết, cho đến lúc mẹ đi làm về khi trời đã sụp tối.

    Từ năm 9 tuổi, lúc nào ông cũng tìm một việc gì đó để làm. Đến năm 11 tuổi, tận dụng kỳ nghỉ hè, ông phụ việc cho một cửa hàng tạp hóa 12 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần để mang về cho mẹ 8 đô-la sau mỗi tuần làm việc.

    Mẹ là người có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời ông dù suốt ngày phải làm việc nhưng bà vẫn sắp xếp thời gian đọc sách cho các con nghe. Và dù không có tiền mua cho con đồ chơi hay quà Giáng sinh, bà vẫn luôn dành cho các con tình yêu thương vô bờ bến.

    Hai người khác có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời Bill chính là ông bà ngoại. Ông bà hay kể chuyện và khuyến khích Bill phát huy năng khiếu kể chuyện của mình.

    Đêm trước lễ Giáng sinh nọ, không có tiền mua quà cũng chẳng sắm nổi một cây thông, Bill tự chế ra một cây thông và kể chuyện giúp vui cho cả nhà.

    Khả năng kể chuyện cười đến với ông hết sức tự nhiên, rồi dần dần ông không chỉ là diễn viên hài trong gia đình mà cả trong lớp học. Kể chuyện cười trở thành cách để ông kết bạn và ông dùng chính vẻ hóm hỉnh này của mình để bù đắp cho tội học dở và ít chịu nghe lời thầy cô giáo.

    Sự lanh lợi cũng vài lần cứu ông khỏi bị đánh nhừ tử — như có lần ông mách với một nhóm côn đồ trong khu phố rằng hội từ thiện Salvation Army đang phát kem miễn phí ở đầu đường, nhờ thế chúng bỏ đi thay vì đập ông và đám bạn một trận.

    Dù ông rất sáng dạ nhưng chuyện học hành chẳng mấy sáng sủa. Ông tự ý bỏ học vào năm lớp 10. ông học làm thợ sửa giày, nhưng chỉ được một thời gian ngắn vì chủ tiệm thấy chuyện ông mang gót giày phụ nữ gắn vào giày đàn ông "cho vui" chứ chả có gì vui hết.

    Ông ra phố đánh giày một thời gian, thậm chí đăng ký theo học lớp bổ túc văn hóa ban đêm, nhưng tính ông chẳng gắn bó với chuyện học được lâu. Năm 19 tuổi, ông theo bước cha gia nhập hải quân.

    Tại đây, ông được đào tạo phương pháp vật lý trị liệu cho các đồng đội bị thương và các cựu chiến binh trở về từ chiến tranh Triều Tiên. Đây là bước ngoặt to lớn trong đời ông khi ông nhìn thấy một số cựu chiến binh vẫn đam mê đèn sách, điều mà trước nay ông chưa bao giờ nghĩ là quan trọng. Vậy là ông quyết định đăng ký học từ xa và hoàn tất chương trình cấp ba.

    Sau khi đậu kỳ thi cuối khóa, cuối cùng ông cũng được trao tấm bằng quý giá mà ông đã bỏ quên quá lâu.

    Trưởng thành:

    Sau bốn năm phục vụ trong quân ngũ, ông quyết tâm học cao hơn nữa, nhưng giờ ông đã gần 23 tuổi, ông không biết liệu trường nào còn nhận mình hay không.

    Khi còn trong hải quân, ông từng là thành viên của đội điền kinh Hải quân Hoa Kỳ. Ấn tượng bởi sức khỏe và cả sự chững chạc của Bill, Đại học Temple tại Philadelphia quyết định trao cho ông học bổng toàn phần dành cho vận động viên.

    Trong năm thứ hai đại học Temple, khi đi làm pha chế rượu bán thời gian, ông nhận ra rằng mình rất có duyên kể chuyện chọc cười các khách quen. Không lâu sau, chủ quán bar gọi ông lên diễn thế cho một diễn viên hài chuyên nghiệp khi anh ta nghỉ mà không báo trước.

    Tiếng tăm về tài năng của ông lan xa đến tận New York, và ông được mời đến biểu diễn tại Gaslight một quán cà phế thuộc Greenwich Village. Ông cố gắng vừa đảm bảo việc học, vừa đi làm cho đến kỳ nghỉ hè.

    Trong năm thứ ba đại học, ông phải ra một quyết định khó khăn nhất trong đời. Được mời đến biểu diễn tại Tòa thị chính thành phố Philadelphia, ông phải lựa chọn giữa việc học và hài kịch.

    Ông chọn nghiệp diễn và phát triển phong cách diễn hài độc đáo của riêng mình, chứ không nhắm vào chủ đề phân biệt chủng tộc vốn được nhiều diễn viên hài độc thoại tận dụng triệt để để kết nối với khán giả.

    Vào thời điểm nóng bỏng của phong trào đấu tranh đòi nhân quyền, ông là diễn viên hài da đen duy nhất trong giai đoạn đó không đánh vào yếu tố màu da, chủng tộc. Ông chọn nội dung nêu bật lên những điểm tương đồng của con người trên toàn thế giới thay vì tập trung vào những điểm khác nhau.

    Năm 1965, ông chuyển từ hài độc thoại sang diễn xuất và trở thành diễn viên Mỹ gốc Phi đầu tiên đóng vai chính trong loạt phim truyền hình nhiều tập Spy (1965 - 1968), từ đó phá vỡ rào cản màu da trên truyền hình.

    Đó là thời khắc đi vào lịch sử khi người da trắng và da đen có cùng đất diễn như nhau. Chính điều đó đã khuấy lên làn sóng hâm mộ trên toàn thế giới dành cho loạt phim truyền hình này cũng như người diễn viên hài trẻ tuổi đã 3 lần đoạt giải Emmy, đồng thời tạo danh, tiếng cho người Mỹ gốc Phi trong các chương trình truyền hình.

    Sau đó, ông tham gia diễn xuất trong nhiều phim nhựa, rồi quay lại sóng truyền hình với loạt phim hài tình huống do chính ông đạo diễn, đóng vai chính và một loạt phim trinh thám khác.


    Với nội dung hài hước nhẹ nhàng và những thông điệp tươi sáng, loạt phim hài tình huống của ông đã phá vỡ những ranh giới chủng tộc và được mọi người đồng loạt đón nhận.

    Thông điệp của ông luôn là, "Màu da là một yếu tố, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất, càng không phải là điều chính yếu."

    Ông đã cách mạng hóa mảng hài kịch Mỹ nhưng ông không đơn giản là một nghệ sĩ mua vui. Ông dùng tài năng hài hước của mình để thay đổi quan điểm của cả một đất nước bằng cách chứng minh rào cản về màu da hoàn toàn có thể bị xóa bỏ, và bằng cách thể hiện cho mọi người thấy phong cách hài hước dựa trên những điểm chung của con người trên toàn thế giới, thay vì cứ chăm chăm khai thác những căng thẳng sắc tộc hay những nhân vật khuôn mẫu, được công chúng yêu mến đón nhận trên toàn cầu.

    Tên ông được viết trang trọng trong danh sách những nhân vật xuất chúng trong giới truyền hình (Television Hall of Fame) vào năm 1984, nhưng ông chưa bao giờ quên những tháng ngày nghèo khó của mình. Ông dành cả thời gian lẫn tiền bạc của mình để hỗ trợ nhiều hoạt động xã hội và tổ chức giáo dục.

    "Tôi không biết chìa khóa dẫn bạn đến thành công là gì, nhưng chìa khóa dẫn đến thất bại là cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người."
    _Bill Cosby (1937)

    [Còn nữa]
     
  9. Crystal

    Bài viết:
    42
    MARIAN WRIGHT EDELMAN
    “Bà ý thức được nạn phân biệt chủng tộc và căm ghét nó”
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    Marian Wright Edelman sinh năm 1939 tại một thị trấn nhỏ thuộc Bennettsville, bang South Carolina, là con út trong gia đình có 5 người con. Cũng như bao thị trấn ở khu vực miền Nam thời bấy giờ, nạn phân biệt chủng tộc tràn lan ở nơi đây.

    Nói như vậy đồng nghĩa với việc những người Mỹ gốc Phi sống trong những khu dân cư nghèo không có quyền bầu cử, không được bước vào thư viện, không được ra công viên công cộng chơi, không được uống chung vòi nước với người da trắng hay nhảy xuống hồ bơi trong vùng.

    Lớp học của người da đen không được lắp đặt hệ thống sưởi, sách giáo khoa thì rách tan nát, còn học trò thường phải dùng chung sách với nhau vì không bao giờ đủ sách cho tất cả.

    Cả cha của bà, một mục sư và mẹ của bà, người chơi đàn organ và chỉ huy đội hợp xướng trong nhà thờ, đều nỗ lực truyền đạt cho con tư tưởng "lao động là vinh quang". Họ luôn chỉ đạo các con hoặc phụ việc nhà, hoặc đọc sách, hoặc ngồi vào bàn học.

    Trong mảng học hành và hoạt động cộng đồng, chính cách giáo dục của cha mẹ đã định hướng cuộc đời cho Marian từ rất sớm. Bà hiểu rằng giúp đỡ người khác không phải là chuyện làm khi rảnh rỗi, mà đó là "ý nghĩa cuộc đời".

    Cha mẹ chính là tấm gương trong cuộc sống hàng ngày cho con cái về tính cần cù, chăm chỉ, lòng quyết tâm, khả năng xoay sở trước khó khăn và không bao giờ bỏ cuộc.

    Cha mẹ bà muốn con mình phải nỗ lực hết sức trong mọi chuyện. Mỗi tối, bọn trẻ phải hoàn tất bài tập về nhà, và nếu hôm ấy thầy cô không giao bài, chúng phải tự kiếm việc mà làm. Đó là đọc, đọc và đọc.

    Dù thời thơ ấu và cuộc sống trong gia đình của bà thật đẹp, nạn phân biệt chủng tộc đầy khắc nghiệt vẫn luôn chực chờ trước cửa.

    Một cậu bạn thuở nhỏ của Marian đã mất mạng vì đạp trúng con ốc sên có độc và chỗ viêm tấy trở nặng do không được các y bác sĩ cứu chữa đàng hoàng.

    Một bạn học cùng lớp khác của bà bị gãy cổ trong lúc nhảy từ trên cầu xuống sông, vì chỉ có trẻ con da trắng mới được phép bơi ở hồ bơi công cộng về sau bà mới biết chính con sông mà người dân da đen được phép bơi và đánh cá là nơi đón nhận nước thải chảy ra từ bệnh viện trong vùng.

    Cha của bà qua đời sau một cơn đau tim vào năm bà 14 tuổi. Khi ngồi bên cha trong chiếc xe cứu thương, bà lắng nghe từng lời trăn trối của ông. Ông bảo bà có thể đạt được bất cứ điều gì bà muốn, và một lần nữa ông nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức, kỷ luật cá nhân, tính cách cao đẹp, sự sẵn sàng giúp đỡ người khác và lòng quyết tâm.

    Cha bà trút hơi thở cuối cùng trước khi xe kịp đến bệnh viện, nhưng sau cái chết của ông, cuộc sống gia đình vẫn diễn ra theo cách ông mong muốn - các con học hành chăm chỉ, làm việc hết mình và giúp đỡ người khác.

    Trước khi tốt nghiệp cấp ba, Marian là đứa con duy nhất trong nhà chưa ra ngoài tìm việc, và mẹ của bà, người đang phụ trách viện dưỡng lão đối diện nhà thờ, tiếp nhận thêm trẻ mồ côi trong vùng về nuôi dưỡng.

    Marian được chọn làm học sinh đại diện lớp lên phát biểu chia tay trong buổi phát bằng tốt nghiệp cấp ba và trong quyển kỷ yếu của lớp, bà được dự đoán sẽ trở thành nhà vật lý học.

    Trưởng thành:

    Trở thành sinh viên trường Cao đẳng Spelman thuộc thành phố Atlanta, bang Georgia, phương châm của bà cũng giống những gì cha mẹ trông đợi: học giỏi để cải thiện chất lượng cuộc sống của người khác và để khi qua đời, mình đã làm được một điều gì đó tốt đẹp cho cộng đồng và thế giới.

    Trong quá trình học tại Spelman, bà nhận được học bổng để sống và học tập tại nước ngoài. Sau đó, bà quay về Hoa Ky, tham gia biểu tình đòi nhân quyền. Khi nhận ra có rất nhiều người nghèo cần tư vấn pháp lý nhưng đànhbuông tay vì không đủ tiền, bà quyết định trở thành luật sư.

    Sau khi tốt nghiệp Spelman, bà nhận học bổng vào trường luật thuộc Đại học Yale, nhưng bà cảm thấy khó mà ngồi yên trong lớp học luật trong khi bao nhiêu người khác dành trọn thời gian đấu tranh đòi nhân quyền.

    Nhân dịp nghỉ Xuân vào năm thứ 3 ở trường luật, bà đến Greenwood, bang Mississippi, để phổ cập kiến thức cho cộng đồng người da đen về nhân quyền. Cảnh sát thả chó ra tấn công bà và các đồng sự. Sự việc này càng nung nấu quyết tâm trở thành luật sư của bà để chống lại những hành vi trái luật như thế.

    Bà quay về Đại học Yale và hoàn tất chương trình luật, rồi ngay lập tức trở thành một trong những thực tập sinh đầu tiên trong chương trình của Quỹ Đấu tranh Pháp lý và Giáo dục do NAACP (Hiệp hội vì sự tiến bộ của cộng đồng người da màu) tài trợ. Bà đào tạo tại thành phố New York, sau đó chuyển về Mississippi, nơi bà nghĩ mình sẽ làm được những việc hữu ích nhất.

    Sau hơn một năm kiêm nhiệm vị trí tư vấn pháp lý, bà thi lấy chứng chỉ hành nghề và chính thức trở thành nữ luật sư da đen đầu tiên của bang Mississippi.

    Năm 1986, bà chuyển đến Thủ đô Washington để tiếp tục công cuộc giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, tại nơi mà bà tin nó sẽ tạo tiếng vang lớn nhất.

    Với sự hỗ trợ của Quỹ tài trợ Field, bà lập ra Dự án nghiên cứu Washington để báo cáo về hiện trạng sống của người nghèo khó. Mục tiêu của bà là trở thành tiếng nói của người nghèo trên toàn nước Mỹ và củng cố những điều luật bảo vệ họ.

    Năm 1973, Dự án Nghiên cứu Washington trở thành Quỹ Vì trẻ em (CDF). Với lần đổi tên dự án này và sự quan tâm dành cho trẻ em, bà dốc hết năng lượng vì tương lai của 50 triệu trẻ em toàn quốc.

    Bảo vệ quyền lợi trẻ em trở thành động lực cuộc đời bà. Bà xem các em là "những gì quý giá và mong manh nhất của chúng ta".

    Bà bắt đầu được công nhận vì những nỗ lực giúp trẻ em, và năm 1983, tờ Ladies Home vinh danh bà là một trong 100 nguời phụ nữ quyền lực nhất nước Mỹ.

    Nhiều người cho rằng hiện bà là tiếng nói cá nhân mạnh mẽ nhất vì quyền trẻ em trên toàn nước Mỹ. Là nhà hoạt động xã hội, luật sư, giảng viên, người vợ, người mẹ, và tác giả có sách bán chạy nhất, bà dành trọn cuộc đời để nâng đỡ những ai không phải lúc nào cũng có thể tự nâng mình dậy.

    "Thước đo giá trị của ta nằm trong tâm trí và trái tim của ta chứ không phải những gì ta nắm trong tay hay gánh trên vai."
    Marian Wright Edelman (1939)

    [Còn nữa]
     
  10. Crystal

    Bài viết:
    42
    WILMA RUDOLPH
    “Bác sĩ nói bà không bao giờ đi lại được nữa”
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    Wilma Rudolph sinh ra trong một túp lều hẻo lánh vùng Tennessee của một gia đình nghèo khó vào năm 1940. Trong nhà không có nước sạch để dùng, không có điện và cũng không có hệ thống xử lý nước thải.

    Wilma sinh thiếu 2 tháng, bé tí và quặt quẹo, cân nặng chưa đến 2 kí lô. Bà ốm yếu đến mức mọi người sợ bà không sống nổi.

    Năm 4 tuổi, bà bị một loạt chứng bệnh tấn công cùng lúc: ban đỏ, thủy đậu, sởi, viêm cả hai bên phổi và sốt bại liệt khiến một chân của bà bị liệt. Bác sĩ chẩn đoán bà sẽ không bao giờ đi lại được nữa.

    Cũng như bao gia đình người da đen khác, bất công xã hội luôn tồn tại trong cuộc sống của gia đình bà. Người da đen không được phép ngồi chung với người da trắng trên xe buýt, xe lửa hay trong rạp chiếu phim. Còn trẻ con da trắng, da đen không được học chung trường.

    Bác sĩ da trắng chỉ chăm sóc cho bệnh nhân da trắng, bác sĩ da đen lo cho người da đen, và chỉ có một bác sĩ da đen duy nhất phải khám cho cả một cộng đồng nơi bà sống.

    Bệnh viện gần nhất dành cho người da đen ở tận Nashville. hơn một giờ đồng hồ lái xe, nên mỗi tuần 2 lần, mẹ Wilma đưa bà đến đó bằng xe buýt để chữa tật ở chân cho con gái.

    Về nhà, mọi người giúp xoa bóp và tập luyện cho cái chân yếu của bà, trong khi bà mường tượng cảnh mình tự đi lại và tung tăng chạy nhảy.

    Điều đau buồn nhất là trường học trong vùng không nhận bà vào học vì bà không thể đi lại. Thật ra bà vẫn có thể nhảy lò cò một đoạn trên cái chân khỏe, nhưng chỉ được một lúc thì thấm mệt, bà phải ngồi nghỉ rồi lại lò cò tiếp.

    Bà liên tục luyện tập cải thiện cơ chân cho đến một ngày, bác sĩ nói bà đủ điều kiện mang bộ nẹp bằng thép nặng trịch để đỡ cho chân.

    Cuối cùng bà cũng được đi học, nhưng trường học chẳng vui như trong trí tưởng tượng của bà. Bà cảm thấy cô độc và bị bỏ rơi khi phải đứng ngoài nhìn chúng bạn vui đùa và làm những thứ bà không thể làm được. Thậm chí vài đứa bạn còn chọc ghẹo cái nẹp chân của bà.

    Bà vẫn kiên trì tập luyện chân, và gia đình không ngừng cổ vũ nỗ lực của bà. Năm 12 tuổi, bà sung sướng gỡ bỏ cái nẹp chân mãi mãi.

    Vào cấp ba, bà trở thành ngôi sao bóng rổ và điền kinh của trường. Tốc độ và sự nhanh nhẹn của bà đã khiến Ed Temple, huấn luyện viên điền kinh của Đại học công lập Tennessee (TSU) chú ý.

    Năm 1956, ông mời bà tham gia giải điền kinh mùa hè của TSU và rèn luyện chung với các vận động viên của trường. Bà học cách xuất phát chuẩn, cách chuyển động chân và đôi tay, cũng như các bài tập thể lực đặc biệt giúp tăng sức bền và tốc độ.

    Bà nhanh chóng được gửi đi tham gia các giải thi đấu điền kinh trên toàn quốc. Năm 1956, bà được chọn vào đội tuyển đại diện cho nước Mỹ tham dự Olympic. Thời điểm đó, bà là thành viên nhỏ tuổi nhất.

    Năm 1956, Thế vận hội diễn ra tại Melbourne, Úc. Bà thi đấu nội dung chạy 200 mét không tốt lắm, nhưng bà và đồng đội đã mang về cho đất nước một huy chương

    Trưởng thành:

    Sau khi tốt nghiệp cấp ba, bà được trường Đại học công lập Tennessee trao học bổng môn điền kinh. Bà là thành viên đầu tiên trong gia đình lên đến bậc đại học.

    Bà học hành chăm chỉ và luôn ghi nhớ cảm giác được đứng trên bục nhận huy chương vào năm 1956 ở Thế vận hội, và bà mong một ngày mình quay lại đó, giành huy chương vàng.

    Năm 1960, bà lại là vận động viên nổi trội, và một lần nữa được gọi vào đội tuyển Olympic. Năm 1960, Thế vận hội được tổ chức tại Rome. Đối thủ của bà là vận động viên giỏi nhất thời đó, cô gái trẻ người Đức tên Jutta Heine. Chưa một ai đánh bại được Jutta, nhưng trong nội dung chạy 100 mét, Wilma không chỉ vượt mặt Jutta giành huy chương vàng mà còn chinh phục đường đua trong vòng 11 giây, lập kỷ lục thế giới mới, chỉ thua kỷ lục nội dung tương ứng của nam có tám phần mười giây.

    Sang nội dung chạy 200 mét, bà tiếp tục chiến thắng và lập kỷ lục thế giới mới. Một mình bà nắm trong tay 2 huy chương vàng.

    Trong ngày thi đấu cuối cùng, bà là người nhanh nhất trong nội dung 400 mét tiếp sức, tiếp tục thống trị đường đua với một chiến thắng vẻ vang kèm một kỷ lục thế giới khác.

    Đội của bà chiến thắng trong nội dung tiếp sức dù Wilma đã hào hứng đến mức suýt đánh rơi cây gậy chuyền và phải chạy bù khoảng cách bị Jutta Heine bỏ xa, một điều không ai tin nổi. Thế mà bà đã thành công và chia tay Olympic 1960 với 3 huy chương vàng.

    Bà đã làm được điều không tưởng khi trở thành nữ vận động viên Mỹ đầu tiên đoạt 3 huy chương vàng trong một kỳ Olympic.

    Sau sự kiện Thế vận hội năm 1960 và trở thành người hùng trong mắt cộng đồng thế giới, bà và gia đình được mời đến Nhà Trắng gặp mặt Tổng thống John F. Kennedy.

    Bà đạt danh hiệu Vận Động Viên Của Năm do Thông tấn xã Hoa Ký bình chọn (năm 1960), danh hiệu Vận Động Viên Nữ Xuất Sắc Nhất Năm do Liên đoàn Báo chí trao tặng (năm 1960, 1961), và trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận giải James E. Sullivan vì tinh thần thể dục thể thao (năm 1961).

    Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1963, bà ở lại trường làm giảng viên, huấn luyện viên điền kinh, tư vấn thể dục thể thao và trợ lý giám đốc thể thao cho Tổ chức Tuổi trẻ của Thị trưởng tại Chicago.

    Bà luôn ưu ái đào tạo các bạn trẻ có tuổi thơ gian khó, với hy vọng thể thao là con đường giữ họ ở lại trường. Năm 1981, bà thành lập tổ chức riêng để chăm lo cho các vận động viên nhỏ tuổi, dạy chúng biết nỗ lực vươn đến thành công dù còn biết bao khó khăn phải đối mặt

    Trong suốt cuộc đời mình, bà luôn cất tiếng nói về các vấn đề đáng quan tâm như nạn phân biệt chủng tộc và giá trị của các vận động viên trong quá trình rèn luyện tố chất, và bà luôn là tấm gương sáng, là nguồn cảm hứng cho bao người.

    Nhờ biết theo đuổi ước mơ và tin tưởng vào bản thân, bà đã vượt qua nghịch cảnh bệnh tật, nghèo đói và đạt được điều không tưởng. Bà không chỉ đi lại, mà còn chạy rất nhanh.

    Ngày xưa bà nổi tiếng là đứa bé ốm yếu nhất vùng, giờ bà trở thành người phụ nữ chạy nhanh nhất thế giới. Bà dám mơ lớn và phấn đấu hết mình. Bà không chỉ chiến thắng trong thể thao mà còn thành công trong cuộc sống.

    "Tôi không thể là ba từ không tồn tại trong kho từ vựng của tôi."
    _ Wilma Rudolph (1940- 1994)

    [Còn nữa]
     
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...