Dám Mơ Ước Để Trưởng Thành - Sandra Mcleod Humphrey

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Crystal, 26 Tháng sáu 2018.

  1. Crystal

    Bài viết:
    42
    Dám Mơ Ước Để Trưởng Thành

    25 Câu Chuyện Đời Phi Thường


    [​IMG]

    SANDRA MCLEOD HUMPHREY In lần thứ 2

    Đội ngũ thực hiện: Uông Xuân Vy

    Bùi Hoàng Thanh Dung

    VIVA BOOKS

    NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    Mục lục





    "Bạn trẻ nào cũng cần có một người hùng. Trẻ con đứa nào cũng cần một người kề cận, dẫn dắt khi phải đối mặt với các quyết định khó khăn, giúp chúng biết sắp xếp thứ tự ưu tiên trong cuộc sống, dạy cho chúng có trách nhiệm với những gì mình nói và làm, và luôn là người ủng hộ chúng cuồng nhiệt nhất. Dám Mơ Ước Để Trưởng Thành đã làm được điều đó. Quyển sách mang đến cho các bạn trẻ những người hùng thật sự để họ trân trọng và noi theo."

    Tiến sĩ Terry Hitchcock,

    Giám đốc điều hành Tổ chức Heroes & Dreams



    "Dám Mơ Ước Để Trưởng Thành khích lệ các bạn trẻ biết đặt mục tiêu và nỗ lực thật nhiều để khắc phục những trở ngại đang cản bước họ trên con đường đi đến những mục tiêu đó."


    Daniel R. Hart,

    Cựu thẩm phán hạt Hennepin, Minnesota



    "Mỗi một bạn trẻ, bất kể hoàn cảnh gia đình ra sao, đều cần một thứ: Đó là hy vọng. Dám Mơ Ước Để Trưởng Thành góp nhặt những câu chuyện đời có thật của những con người nổi tiếng, thành đạt đến từ mọi tầng lớp và trải qua đủ mọi nghịch cảnh, buộc họ phải chinh phục núi cao, vực sâu và cả dòng đời chảy xiết mà không bỏ quên ước mơ hay khoanh tay trước số mệnh.. Tác giả đã thành công rực rỡ trong việc mang hy vọng đến với cuộc sống của các bạn trẻ, thông qua những câu chuyện thành công."

    Tiến sĩ Donald Draayer,

    Chánh thanh tra xuất sắc cấp Quốc gia của năm 1990,

    Kiêm giáo viên, quản lý và tư vấn giáo dục trong 46 năm



    "Trong Dám Mơ Ước Để Trưởng Thành, bạn sẽ tìm thấy câu chuyện đời của rất nhiều con người thuộc mọi tầng lớp xã hội, những người trở thành anh hùng bởi họ luôn mang trong mình niềm tin mạnh mẽ đồng thời nỗ lực phấn đấu để thực hiện hóa ước mơ. Chúng tôi khuyến khích các bạn trẻ hãy dành thời gian để đọc quyển sách này để thực hiện được cả hai điều ấy. Bằng việc tin vào chính mình và vươn đến những gì cao cả tốt đẹp, bạn không chỉ đạt được mục tiêu đề ra, mà còn trở thành mẫu người mà bạn khao khát- một cá nhân xứng đáng được gia đình, bạn bè và đồng sự tôn vinh."

    _Sara 0'Meara,

    Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO và Yvonne Fedderson,

    Đại diện tổ chức Childhelp USA



    "Dám Mơ Ước Để Trưởng Thành là quyển sách dành cho thế hệ trẻ mà tôi dám mơ ước về họ. Thay vì toàn đề cập vào thể thao, giải trí và lối sống trọng tiền tài danh, danh vọng như những gì giới truyền thông đang ngày và đêm nhồi nhét, tác phẩm này nói về những nỗ lực trong cuộc sống và quá trình tìm kiếm thành công của những con người nổi tiếng vốn phải đương đầu với vô vàn khó khăn.. Tôi hi vọng quyển sách này sẽ trở nên phổ biến trong các trường cấp hai."

    _Benjamin s. Carson Sr,

    Bác sĩ chuyên khoa kiêm Trưởng khoa Giải phẫu thần kinh nhi ,

    Bệnh viện Johns Hopkins

    Người hùng là những con người bình thường làm nên những điều phi thường trong cuộcsống, và quyển sách này tôn vinh tất cả những vị anh hùng của chúng ta - từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai.

    Mối nguy lớn nhất đối với đa số chúng ta không phải là đặt mục tiêu quá cao, để rồi thấtbại, mà chính việc ta đặt mục tiêu quá dễ dàng, rồi đạt được nó.

    Michelangelo (1475 - 1564)
     
    lnanhhAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 19 Tháng chín 2018
  2. Đăng ký Binance
  3. Crystal

    Bài viết:
    42
    Lời nhắn nhủ dành cho người lớn
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có quá nhiều bạn trẻ thời nay thiếu những người hùng để noi theo, không biết đặt mục tiêu và sống không định hướng.

    Quyển sách này viết ra nhằm đánh thức những ước mơ lãng quên và khơi dậy những người hùng trong lòng các bạn trẻ. Người hùng ở đây không phải là những siêu nhân không bao giờ gặp rắc rối, mà chính là những con người bình thường mang trong mình một ước mơ và quyết tâm theo đuổi ước mơ ấy đến cùng, nỗ lực thật nhiều để vượt qua mọi trở ngại và cuối cùng đạt được ước mơ ấy.

    Quyển sách này dành tặng cho các bạn trẻ trên khắp thế giới nhằm khuyến khích họ Dám Mơ Ước, theo đuổi nó đến cùng và đừng bao giờ bỏ cuộc.

    [Còn nữa]
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng sáu 2018
  4. Crystal

    Bài viết:
    42
    Lời nhắn nhủ dành cho các bạn độc giả trẻ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi bạn đọc phần tóm tắt tiểu sử của các nhân vật sau đây, bạn sẽ nhận ra một điều: họ không phải là những con người xuất chúng toàn diện, nhưng rõ ràng mỗi người đều có những tài năng và thế mạnh riêng hết sức đặc biệt. Và một điều nữa là giữa các tiểu sử ấy có vài điểm tương đồng— những điểm chung mà bạn sẽ thấy lặp đi lặp lại trong từng câu chuyện.

    Họ đều dũng cảm như nhau. Một số mạnh mẽ về thể chất, số khác về đạo đức hoặc mang một tinh thần thép, nhưng tất thảy đều sẵn sàng đón nhận rủi ro và can đảm bảo vệ chính kiến của mình, dù đôi khi điều đó đồng nghĩa với việc phải một mình chiến đấu trên mặt trận cuộc sống.

    Tất cả họ đều kiên trì theo đuổi ước mơ. Họ rất bền chí, kiên cường, cả cương trực nữa, để vượt qua mọi trắc trở những phút nản lòngvà không bao giờ từ bỏ. Họ là những vận động viên chạy đua đường trường bền sức chứ không phải những tay đua chạy nước rút, và họ bám trụ đường đua đến cùng.

    Ai cũng có những trở ngại phải vượt qua. Một số gặp khó khăn về thể chất (như bị tật nguyền, sức khỏe yếu hoặc vẻ ngoài không mấy ưa nhìn), một số gặp khó khăn về tâm lý (vô cùng rụt rè, nhút nhát, hoặc luôn cảm thấy tự ti), số khác gặp trở ngại về mặt tài chính (như gánh nặng trách nhiệm, sự kỳ vọng đi kèm với cuộc sống giàu sang, hoặc là cực kỳ nghèo khó), hoặc những trường hợp gặp khó khăn trong đời sống xã hội (bị kỳ thị chủng tộc hoặc không được học hành). Họ cố gắng vượt lên hoàn cảnh bằng cách làm việc chăm chỉ, tin vào bản thân, và một số còn biến nhược điểm thành ưu điểm bằng cách thay đổi thái độ sống.

    Và cuối cùng, tất cả đều mang trong mình những khát khao lớn. Cảm giác hài lòng mãn nguyện không xuất phát từ thành công cá nhân hay từ cuộc sống đầy đủ, mà chính từ-sứ mệnh muốn cải thiện cuộc sống cho những người chung quanh họ.
    [Còn nữa]
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng sáu 2018
  5. Crystal

    Bài viết:
    42
    ABRAHAM LINCOLN
    "Đồ chây lười"

    Bấm để xem
    Đóng lại

    Abraham Lincoln sinh ra trong một căn nhà gỗ nhỏ tại Ken- tucky, Hoa Kỳ, một trong những bang dành cho nô lệ, vào năm 1809 và được đặt theo tên của ông nội.

    Năm Abraham lên 7 tuổi, gia đình ông chuyển đến Indiana, vùng đất của sự tự do và chế độ nô lệ không được chấp nhận ở nơi này.

    Tại đây, ông và chị gái Sally hàng ngày phải lội bộ hơn 14 cây số đường rừng để đến lớp, con đường có nhiều động vật hoang dã như gấu, hươu, nai, gấu trúc Bắc Mỹ và cả mèo rừng sinh sống.

    Cha ông cảm thấy con mình ngày ngày lặn lội hơn 14 cây số đến trường chỉ để ngồi cùng mấy đứa trẻ khác và học cả ngày thật phí thời gian, nhưng mẹ ông, Nancy, lại khuyến khích việc học của con. Bà dặn ông phải cố gắng học càng nhiều càng tốt.

    Năm Abraham được 9 tuổi, mẹ ông qua đời. Cả gia đình ông chìm trong không khí ảm đạm thê lương, cho đến khi cha ông tái hôn với một người phụ nữ khác một năm sau đó. Ông thỉnh thoảng nhắc đến mẹ kế Sarah như một người bạn tốt nhất mà ông từng có với tên gọi trìu mến "người mẹ thiên thần"

    Ông thường hỏi cha nhiều câu khiến người nổi đóa, và rất nhiều đêm ông thức trắng, nằm vắt tay lên trán nghĩ về những từ phức tạp đối với một đứa trẻ như "độc lập" và "định mệnh"

    Lớn thêm một chút, vẻ ngoài của ông không được ưa nhìn cho lắm, thậm chí một số người còn thẳng thừng chê ông xấu xí, thô kệch. Trong mắt mọi người, ông cao lênh khênh, kỳ khôi, dị hợm và "chẳng khác gì bộ xương di động"

    Ông đi đứng chậm chạp, khác người, hai vai thõng xuống và với chiều cao quá khổ, mỗi khi bước qua cửa, ông đều phải cúi đầu thấp xuống.

    Khác hẳn bạn bè đồng trang lứa, ông chẳng ham chơi bài, uống rượu hay vác súng đi săn. Năm 11 tuổi, ông có bắn chết một con gà gô chạy rông trên đồng cỏ, và từ đó về sau, ông không tham gia săn bắn gì nữa.

    Bạn bè và một số họ hàng cho rằng ông "thuộc hàng lập dị" bởi cả ngày ông chỉ biết vùi đầu đọc sách, thậm chí từng đi bộ hơn 30 cây số chỉ để mượn một quyển sách mà ông muốn đọc.

    Mẹ kế Sarah lúc nào cũng khuyến khích niềm đam mê đọc sách và tinh thần hiếu học của ông, trong khi cha ông cho rằng việc mê chữ nghĩa sách, vở là biểu hiện của kẻ lười biếng.

    Dù cha ông suốt ngày càm ràm chuyện đọc sách là "phí phạm thời giờ", Abraham vẫn yêu sách hơn bất kỳ thứ gì khác trên đời. Ông đọc tất cả những quyển sách nào ông tìm được trong vòng bán kính 80 cây số quanh nhà.

    Ông hay chia sẻ rằng mình tiếp thu kiến thức chậm, nhưng bộ não của ông như một miếng thép."rất khó khắc chữ lên nó, nhưng một khi đã khắc thành công, chữ nghĩa chẳng thể nào bay mất".

    Người hàng xóm thuê ông làm việc than phiền."thằng này cả ngày đọc sách và suy tư" và người này xem ông là "đồ lười chảy thây".

    Chưa bao giờ ông hòa hợp được với cha mình, nhưng ông lại dành tình thương yêu đặc biệt cho mẹ kế, bởi bà hiểu ông ham học đến nhường nào và luôn động viên ông đọc càng nhiều càng tốt.

    Thật ra, ông chẳng được đến lớp nhiều (tổng cộng chưa đầy một năm đi học), nhưng ngọn lửa đam mê học hỏi trong ông thì không thể nào dập tắt được, ông luôn nói rằng những gì ông muốn biết đều nằm trong sách, và người bạn tốt nhất của ông là "người trao cho tôi quyển sách tôi chưa được đọc bao giờ".

    Dù ông từng là nhà vô địch chạy đua, nhảy cao và đấu vật ở rất nhiều hạt, nhưng tình yêu to lớn nhất đời ông vẫn dành cho sách và việc học.

    Trưởng thành:

    Năm 19 tuổi, Abraham Lincoln rời nhà đến Illinois để phụ việc trên một chiếc xà lan chở hàng xuôi theo dòng Mississippi đến New Orleans. Tại đây, ông chứng kiến một cuộc đấu giá nô lệ.

    Cảnh những người da đen ở miền Nam bị đối xử không khác gì đồ vật đã ám ảnh ông mãi về sau. ông thề sẽ đấu tranh chống lại chế độ nô lệ bằng mọi giá.

    Năm 22 tuổi, ông trở về Illinois làm chân bán hàng cho một cửa tiệm, nhưng không may tiệm thua lỗ phải đóng cửa. Thế là ông thử mở cửa hàng riêng nhưng cũng thất bại nốt. Phải mất mấy năm trời ông mới trả hết nợ nần từ thương vụ này.

    Ngoài kinh nghiệm phụ việc trên tàu và trông cửa hàng, ông còn làm thợ chặt gỗ, giám đốc bưu điện, giám định viên, đội trưởng đội dân quân và tự học thêm ngành luật.

    Đến năm 23 tuổi, ông tranh cử vào một vị trí thuộc cơ quan lập pháp bang Illinois nhưng thất bại. Hai năm sau, ông tái tranh cử và lần này, ông được ngồi vào chiếc ghế đó từ năm 1834 đến năm 1841.

    Người đời thường nói, trong vai trò luật sư, ông tuy nổi tiếng nhưng không có tài, còn trong vai trò chính trị gia, ông có tài nhưng không phải lúc nào cũng nổi tiếng.

    Ông được bầu làm thành viên Hạ nghị viện Hoa Kỳ năm 1846 trong một nhiệm kỳ. Năm 1860, ông trở thành tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

    Sau lần bầu cử này, 7 bang phía Nam tách ra khỏi liên minh và thành lập nhà nước tự trị. Họ tự gọi mình là Liẻn minh miền Nam Hoa Kỳ và bầu Jefferson Davis lên làm tổng thống. Nước Mỹ bị chia hai.

    Khi phe ly khai nổ phát súng khai chiến đầu tiên tại đồn Sumter vào ngày 12 tháng 4 năm 1861, cuộc nội chiến chính thức bắt đầu. Khi ấy có tổng cộng 11 bang gia nhập Liên minh miền Nam - tất cả đều là những bang muốn giữ lại chế độ nô lệ.

    Tình trạng nô lệ là nguyên nhân gây ra cuộc nội chiến, và Abraham biết rõ đất nước này không bao giờ có hòa bình nếu cứ duy trì một nửa tự do, một nửa nô lệ. Thế nên, năm 1863, ông ký bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ, trong đó tuyên bố tất cả nô lệ thuộc các bang miền Nam nổi dậy đều được trả tự do. Đối với ông, đó là hành động quan trọng nhất trong suốt nhiệm kỳ làm tổng thống của mình.

    Ông còn là một nhà văn và nhà hùng biện tài năng. Bài diễn văn của ông tại thị trấn Gettysburg vào năm 1863 vẫn được xem là một trong những bài phát biểu vĩ đại nhất trong lịch sử.

    Nếu không có sự sáng suốt và tài lãnh đạo cứng rắn của ông trong suốt thời kỳ nội chiến, hẳn nước Mỹ vẫn còn chịu cảnh chia cắt đến ngày hôm nay. Ông là hiện thân của tinh thần tự do, dân chủ bất diệt và ông đã chứng minh cho cả thế giới thấy "chính phủ của dân, do dân và vì dân" sẽ vĩnh hằng.

    Ông tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1864 nhưng không lâu sau, ông bị John Wilkes Booth, một nam diễn viên bị loạn trí, bắn chết vào ngày 14 tháng 4 năm 1865 - chỉ 5 ngày sau khi Đại tướng Lee tuyên bố đầu hàng tại thành phố Appomattox, bang Virginia, kết thúc cuộc nội chiến.

    Ngày nay, Abraham vẫn được xem là một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất. Dù ông đã qua đời hơn một thế kỷ, nhưng tài lãnh đạo và lòng quả cảm của ông vẫn mãi là tấm gương của biết bao nhiêu người trên thế giới.

    "Một căn nhà bị chia làm đôi không thể nào đứng vững."
    Abraham Lincoln (1809 1865)

    [Còn nữa]
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng sáu 2018
  6. Crystal

    Bài viết:
    42
    THOMAS ALVA EDISON
    "Thứ đầu óc không bình thường"
    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    Thomas Alva Edison sinh năm 1847 tại thành phố Milan, bang Ohio, Hoa Kỳ. Ngay từ khi còn là một cậu bé, tính tò mò đã khiến ông vướng phải không biết bao nhiêu là rắc rối.

    Lúc nào ông cũng hỏi "Tại sao?" Mới lên 3 tuổi, ông bị ngã vào chiếc máy hút lúa và suýt chết ngạt trong đó vì ông muốn biết cỗ máy hoạt động ra sao. Năm ông 4 tuổi, cha ông phát hiện con trai mình ngồi chồm hổm ấp mấy cái trứng vịt trong chuồng gia súc lạnh ngắt, vì ông muốn xem liệu mình có thay vịt mẹ ấp cho trứng nở được không.

    Ông đến lớp chẳng được bao nhiêu vì các giáo viên cho rằng việc ông hỏi suốt ngày là do đầu óc ông ngu dốt. Vậy nên, năm ông lên bảy tuổi, mẹ ông vốn cũng là một giáo viên quyết định, cho con nghỉ học ở trường và dạy con học tại nhà.

    Mấy người hàng xóm nghĩ đứa bé trai kỳ dị với thân hình nhỏ thó, cái đầu to quá mức bình thường cùng những câu hỏi không bao giờ dứt ấy hẳn là đồ "tưng tửng", thậm chí một bác sĩ trong vùng còn e ngại rằng cậu bé "có vấn đề về trí não" cũng bởi cái đầu to quá khổ kia.

    Ông mê đọc sách vô cùng. Đặc biệt, sách viết về hóa học là loại sách khoái khẩu nhất của ông, nhưng ông đọc thì ít, thực hành thì nhiều, ông thử rất nhiều thí nghiệm được mô tả trong sách để chứng minh với bản thân rằng những gì sách viết là thật.

    Khoảng 10 tuổi, ông tự lập ra phòng thí nghiệm riêng trong tầng hầm dưới nhà, và trong một lần thí nghiệm, ông làm lửa cháy đùng đùng và suýt thổi bay ông ra khỏi căn hầm.

    Đến năm 12 tuổi, để kiếm tiền mua hóa chất làm thí nghiệm, ông mang kẹo và báo đi bán ở trạm xe lửa gần nhà, và tranh thủ thời gian rảnh ở nhà ga để làm thí nghiệm.

    Ông bị buộc phải tạm chấm dứt mấy trò thí nghiệm của mình khi một mảnh phốt-pho bắt lửa trong căn phòng thí nghiệm tạm bợ ông bày ra ở một toa xe chở hành lý. Viên quản lý tống cổ ông cùng mấy thứ vật dụng thí nghiệm khi xe lửa dừng ở trạm kế tiếp.

    Hầu như lúc nào ông cũng thí nghiệm và thí nghiệm. Có lần, ông còn cho đứa bạn uống 3 liều bột thuốc tẩy nhẹ với hy vọng bụng nó sẽ giải phóng ra đủ khí để bay lên. Kết quả là đứa bạn đau bụng quằn quại, còn ông thì ăn một trận đòn nhớ đời.

    Năm 16 tuổi, ông có cơ hội được học làm nhân viên đánh điện tín, sau đó ông quay sang mê ngành điện không kém gì ngành hóa trước đây.

    Và bởi trong đầu ông lúc nào cũng đầy ý tưởng thay vì chú tâm vào công việc phải làm, ông trở thành một nhản viên điện tín cực kỳ chểnh mảng.

    Chỉ sau một năm làm việc, ông bị sa thải vì cả ngày chỉ có đọc sách, thí nghiệm rồi ngủ gục.

    Trong giới nhân viên điện tín, ông nổi tiếng là "đồ gàn dở" vì dành quá nhiều thời gian cho chuyện đọc và thí nghiệm.

    Các đồng nghiệp suốt ngày châm chọc, cười cợt vẻ ngoài xoàng xĩnh, đầu tóc rối bù của ông. sếp ông thì mất hết kiên nhẫn với một nhân viên như ông."một kẻ thiếu thực tế, đầu óc trên mây và chắc cả đời chẳng làm nên trò, trống gì"

    Trưởng thành:

    Năm 21 tuổi, Edison không thí nghiệm nữa mà chuyển sang phát minh sản phẩm toàn thời gian. Có quá nhiều sáng kiến mà ông biết mình phải nỗ lực thật nhiều để làm ra mọi thứ mình muốn.

    Khi thị trường cho những phát minh của ông phát triển, ông nhận ra mình cần nhiều trang thiết bị cỡ lớn. Thế là năm 1876, ông chuyển đến Menlo Park, bang New Jersey, tại đây, ông lập nên trung tâm nghiên cứu của riêng mình. Ông mời tất cả những thợ thủ công và nhà khoa học giỏi nhất ông tìm được, đưa họ vào làm nơi ông gọi là "nhà máy của những ý tưởng".

    Một năm sau, phát minh vĩ đại đầu tiên được cả thế giới biết đến - chiếc máy hát đĩa - đã ra đời. Với phát minh này, thoắt cái ông trở thành người nổi tiếng, nhưng tất cả chỉ mới bắt đầu.

    Năm 1879, sau nhiều tháng miệt mài, ông cho ra đời một phát minh vĩ đại khác - bóng đèn điện - sản phẩm làm thay đổi cách sống của nhân loại mãi mãi.

    Cả đời ông là những câu hỏi "tại sao" không bao giờ dứt. Và việc tiếp theo ông làm là tìm hiểu xem còn cách nào khác hơn, hay hơn để làm mọi thứ hay không.

    Sự kiên nhẫn trong ông là vô hạn, và hiếm khi nào ông nản lòng, ông tiếp cận vấn đề với thái độ tích cực và không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi nào giải quyết được mới thôi. Mỗi ngày ông làm việc 18 tiếng đồng hồ là chuyện bình thường, và trong cả cuộc đời mình, ông sở hữu hơn 1.000 bằng sáng chế khác nhau cho các phát minh của mình.

    Chính nhờ tính tò mò bẩm sinh và nỗ lực làm việc không mệt mỏi của ông mà thế giới chúng ta đang sống ngày nay tốt đẹp hơn trước rất nhiều.

    Chưa từng có ai mang các khám phá khoa học vào đời sống nhiều như ông với máy hát đĩa (phát minh theo ông là vĩ đại nhất), bóng đèn điện, máy đánh chữ, máy ghi âm, máy phát điện, máy quay phim và nhiều sản phẩm khác. Ông còn cải tiến một số phát minh đã có từ trước như điện thoại và máy điện tín.

    Chưa bao giờ ông để cho những "thất bại" (theo cách người đời gọi) làm ông nhụt chí, thay vào đó, ông xem chúng như những nấc thang cần thiết trong cuộc đời làm khoa học của mình.

    Ông tự dàn dựng và thực hiện bộ phim câm đầu tay, ngoài ra ông tạo ra "hình ảnh biết nói" bằng cách kết hợp 2 phát minh của mình: máy hát đĩa và máy quay phim. Với 2 phát minh này, có lẽ ông là nguời đóng góp to lớn nhất vào ngành công nghiệp giải trí của thế giới hơn bất kỳ ai.

    Dù sau này đã trở thành một triệu phú, ông vẫn khiêm tốn và luôn cảm thấy hạnh phúc nhất vào những lúc được làm việc trong phòng thí nghiệm để phát minh ra sản phẩm mới.

    Ông đuợc Quốc hội Hoa Kỳ truy tặng Huy chuơng Danh dự vào năm 1928, và vào ngày ông mất ở tuổi 84, Tổng thống Herbert Hoover đã yêu cầu tất cả công dân Mỹ tắt bóng đèn điện trong vòng một giờ để tưởng nhớ tài năng sáng tạo khôn cùng của Thomas Edison.

    Ông là một trong những nhà sáng chế vĩ đại nhất mà thế giới từng biết. Ông đã gặt hái được nhiều hơn là cải thiện cuộc sống của một người bình thường. Bạn thấy đấy, chính những phát minh vĩ đại của ông đã giúp cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều - điều mà không phải nhà khoa học nào trong lịch sử cũng làm được.

    "Thiên tài chỉ có 1% bẩm sinh, còn lại 99% là do cần cù."
    Thomas Alva Edison (1847 1931)
    [Còn nữa]
     
  7. Crystal

    Bài viết:
    42
    NELLIE BLY
    Người tự nhận mình là "cô gái mồ côi đơn độc"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cha bà, ông Michael Cochran, nổi tiếng là người cương trực và tham vọng, tự mình vươn lên trong cuộc sống - từ một thợ rèn bình thường, ông đã trở thành một địa chủ giàu có thịnh vượng và một thẩm phán có tầm ảnh hưởng.

    Rõ ràng, Elizabeth thừa hưởng tố chất cương trực và ý chí mạnh mẽ từ cha, cùng vẻ điệu đàng từ mẹ.

    Tuổi thơ:

    Elizabeth Jane Cochran sinh năm 1864 tại Cochran's Mills, bang Pennsylvania, thành phố được đặt theo tên của ngưòi công dân lỗi lạc nhất vùng, cha bà.

    Elizabeth được làm phép rửa tội trong chiếc váy màu hồng, và trong khi các bé gái khác mặc những bộ váy nâu sồng, xám xịt chán ngắt, thì mẹ của bà trau chuốt cho con gái bộ váy hồng sặc sỡ.

    Hồng luôn là màu yêu thích của Elizabeth, từ bé bà đã mặc màu hồng thường xuyên đến nỗi "Hồng" trở thành biệt danh của bà.

    Cha bà luôn khuyến khích bà đọc sách, thế nên từ những năm tháng đầu đời bà đã đặc biệt yêu thích văn chương và sáng tác truyện.

    Nhưng khi Elizabeth lên 6 tuổi, cuộc đời bà xảy ra biến động dữ dội. Cha bà qua đời sau một cơn bạo bệnh ập đến bất ngờ khiến toàn thân ông bị liệt.

    Dù từng là một công dân tiêu biểu có nhiều đóng góp to lớn cho cộng đồng, nhưng khi qua đời, cha bà chết đi mà không kịp để lại di chúc. Không sở hữu giấy tờ hợp pháp trong tay, mẹ Elizabeth bị buộc phải mang toàn bộ tài sản của chồng ra đấu giá và toàn bộ gia đình bà bị bắt chuyển sang sống trong một căn hộ chật chội hơn nhiều.

    Với hy vọng 5 đứa con của mình có một cuộc sống sung túc, mẹ Elizabeth tái hôn. Nhưng bất hạnh thay, người cha dượng có thói hành hạ ngược đãi con riêng của vợ, và vào năm 14 tuổi, Elizabeth phải ra tòa làm chứng để giúp mẹ được chấp thuận ly hôn.

    Sau vụ việc đó, Elizabeth cùng gia đình chuyển đến sống tại một thành phố xô bồ, tăm tối vùng Pittsburgh, với hy vọng sẽ dễ kiếm việc làm hơn ở nơi đây.

    Trải qua những năm tháng chứng kiến cuộc hôn nhân thứ hai đầy khốn khổ của mẹ, Elizabeth nhận ra một điều rằng bà không muốn bị lệ thuộc vào bất kỳ ai, trừ chính bản thân mình, thế nên trong khi các bạn gái đồng trang lứa chọn con đường hôn nhân, bà quyết định ưu tiên sự nghiệp.

    Có điều, để kiếm được việc làm không dễ. Các anh em trai của bà nhanh chóng kiếm được những chân làm việc nhàn hạ chốn văn phòng, còn công việc dành cho cánh phụ nữ thời bấy giờ toàn là trong những nhà máy, xưởng chế biến bóc lột sức lao động công nhân tàn tệ.

    Suốt 4 năm ròng rã, bà nằm trong số những phụ nữ không thể tìm nổi cho mình một công việc ổn định với mức tiền công đàng hoàng tử tế.

    Thế rồi, vào tháng Giêng năm 1885, bà đọc được một: bài viết trên tờ Pittsburgh Dispatch có nhan đề "Những Thế Mạnh Của Nữ Giới". Tác giả của bài báo chính là Erasmus Wilson, nhà báo tiếng tăm nhất vùng Pittsburgh. Ông cho rằng bất kỳ phụ nữ nào có việc làm đều là "quái nhân" bởi phụ nữ sinh ra là để ở nhà chăm lo gia đình và nuôi dạy con cái.

    Elizabeth vô cùng tức giận đến nỗi bà gửi một bức thư chống đối nặc danh đến George Madden, chủ bút tờ Dispatch, trong đó miêu tả chi tiết hoàn cảnh khó khăn của rất nhiều phụ nữ trẻ đang phải làm việc quần quật để sống sót - ở xứ sở Pittsburgh cay nghiệt.

    Bài báo đó đã thay đổi cuộc đời bà mãi mãi!

    Trưởng thành:

    George Madden cảm thấy cực kỳ ấn tượng với bức thư ký tên "Cô gái mồ côi đơn độc" này. Ông cho đăng vài dòng trên số Chủ Nhật kêu gọi tác giả tiết lộ danh tính.

    Ngày hôm sau, Elizabeth nhận công việc đầu tiên của mình: trở thành một nhà báo. Bản chất công việc đòi hỏi bà phải chọn bút danh, bởi trong những ngày ấy, người ta không chấp nhận chuyện phụ nữ viết báo và công khai tên tuổi trước công chúng.

    Sau nhiều gợi ý từ những nhân viên phòng biên tập, ông Madden quyết định chọn tên Nellie Bly cho bà, cũng là tên nhân vật trong bài hát "Nellie Bly" do Stephen Foster sáng tác 35 năm về trước.

    Nellie tập trung viết về những bất công trong xã hội và bà cũng là người khơi mào cho công tác điều tra báo chí. Bà đặc biệt xuất sắc trong nhiệm vụ nhập vai để tác nghiệp, giả làm một nữ công nhân nghèo khổ nhằm phơi bày mức độ tàn nhẫn và điều kiện làm việc đáng sợ trong các nhà xưởng, nơi biết bao phụ nữ đang cặm cụi làm việc ngày đêm.

    Khi các chủ nhà máy dọa sẽ rút quảng cáo khỏi tờ Dispatch sau những bài viết của bà, Nellie thuyết phục vị chủ bút chuyển bà sang công tác ở Mexico. Tại Mexico, bà tiếp tục viết bài về tình trạng nghèo đói và tham nhũng chính trị, dẫn đến hệ lụy là bà bị chính phủ nước này trục xuất.

    Thay vì trở về Pittsburgh, bà đến thành phố New York với hy vọng sẽ tìm được việc ở những tòa soạn lớn. Nhưng 4 tháng trôi qua, bà vẫn thất nghiệp và không một xu dính túi.

    Cuối cùng, bà cũng liên hệ được với văn phòng của tờ báo lớn nhất New York lúc bấy giờ, tờ New York World. Sự xuất hiện của bà thật đúng nơi đúng lúc, bởi khi ấy tờ báo đang tìm một phóng viên điều tra đủ thông minh và can đảm để thâm nhập vào nhà thương điên dành cho nữ giới Women "s Lunatic Asylum tại Blackwell" s Island nhằm làm sáng tỏ tin đồn nơi này ngược đãi và quấy rối bệnh nhân.

    Sau này bà mô tả nhà thương điên này là "bẫy người" và chính chuyến công tác liều lĩnh, táo bạo ấy đã không chỉ đưa bà lên hàng phóng viên tên tuổi lẫy lừng trong làng báo New York, mà còn kéo theo công cuộc cải thiện điều kiện chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại New York.

    Mùa thu năm 1888, khi bà biết tờ World có ý định gửi một phóng viên nam đi vòng quanh thế giới trong vòng 80 ngày, bà dọa sẽ thực hiện điều tương tự trong khoảng thời gian ngắn hơn cho một tờ báo khác nếu World không chọn bà thay cho người đàn ông kia.

    Chuyến đi đã biến bà thành nhân vật nổi tiếng khi tờ World cập nhật tình hình chuyến đi của bà mỗi ngày trên mặt báo. Khi cuộc hành trình kết thúc với số ngày kỷ lục: 72 ngày, bà trở về trong sự đón chào nồng nhiệt của đám đông.

    Trong cả cuộc đời làm báo của mình, bà luôn nỗ lực chống lại cái xấu. Từ chỗ vào vai bệnh nhân tâm thần để thâm nhập vào nhà thương điên nhằm phơi bày điều kiện nuôi bệnh vô nhân đạo ở nơi này, đến việc trở thành một trong số phóng viên chiến trường đầu tiên tường thuật từ tiền tuyến của Thế chiến thứ nhất, bà tranh đấu để vạch mặt bất công và tham nhũng, góp phần tái lập vai trò của phụ nữ vốn bị bó buộc suốt hàng thế kỷ tại Mỹ.

    Khi bà qua đời năm 1922 sau trận bệnh viêm phổi, tất cả những tờ báo tại New York đồng loạt đăng cáo phó về cuộc đời bà một cách trân trọng.

    "Một khi ta nỗ lực vì những lý do chính đáng.. việc gì cũng thành công."
    - Nellie Bly (1864 1922)
    [Còn nữa]
     
  8. Crystal

    Bài viết:
    42
    ALBERT EINSTEIN
    "Đứa chậm tiêu"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    Albert Einstein sinh năm 1879 tại Ulm, nước Đức, và ông chậm nói đến mức cha mẹ tưởng ống bị thiểu năng thể nhẹ.

    Dù gia đình là người Do Thái nhưng thời tiểu học, ông theo học ở trường dòng và không phải là một học sinh giỏi giang. Các giáo viên nhận xét ông "chẳng giống ai" vì ông hỏi quá nhiều, phát biểu thì chậm chạp, thêm tật bẽn lẽn nên ngay cả bạn học cùng lớp cũng hghĩ ông là đứa "chậm tiêu".

    Vị hiệu trưởng còn nói với gia đình ông rằng mai này cậu bé học ngành nào cũng không quan trọng, bởi cậu sẽ chẳng làm nên trò trống gì.

    Ông hay bẽn lẽn và mơ mộng, bạn bè thì chẳng chơi được với ai, thế nên ông cứ lủi thủi một mình hoặc ngồi nghe mẹ chơi đàn dương cầm hàng giờ đồng hồ.

    Trong khi bạn bè đùa nghịch trên sân thì ông đứng riêng một góc, chìm trong suy nghĩ và mơ mộng. Đối vối ông, niềm vui là sáng tác ra những bài hát ngắn trên đàn dương cầm, rồi ngân nga trong miệng những khi không có chiếc đàn bên cạnh.

    Nhiều giáo viên thời tiểu học cho rằng ông bị "" đần". Chính tả là môn không nuốt nổi đối với ông, và bởi ông không thích học thuộc lòng nên ông học hành chểnh mảng, điểm số thì thấp lè tè.

    Năm 12 tuổi, ông bắt đầu mê mẩn Đại số, môn học về sau thay đổi toàn bộ cuộc đời ông bởi nó cho ông thấy người ta có thể làm được những gì chỉ bằng "những luồng suy nghĩ".

    Và rồi, ông tìm đọc 'thật nhiều sách, tự học toán vi phân và tích phân. Nhưng ông vẫn không thích đến trường. Năm 15 tuổi, ông bị trường cấp ba buộc thôi học vì kết quả học hành không tiến triển của ông là "tấm gương xấu" cho các học sinh khác.

    Sau khi rời khỏi trường, ông cùng gia đình chuyển đến Ý và bỏ quốc tịch Đức. Ông không có quốc tịch cho đến khi hình thức trở thành công dân Thụy Sĩ vào năm 1901.

    Ông trượt trong lần thi đầu tiên vào Viện Khoa học Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại thành phố Zurich. Kết quả bài thi Toán và Vật lý của ông rất tốt, nhưng lại làm quá tệ môn Sinh học, Hóa học và tiếng Pháp.

    Khi được Viện Khoa học Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ nhận vào, kết quả học tập của ông cũng chẳng khá khẩm gì hơn bởi ông dành phần lớn thời gian và sức lực vào những gì mình thích, chứ không theo giáo trình do viện đặt ra. Ông không quan tâm đến phương pháp học kiểu đó, và ông rất ghét phải thường xuyên đến lớp rồi làm bài kiểm tra.

    Chính cách học hành kiểu này đã khiến ông không có được việc làm sau khi tốt nghiệp. Ông là sinh viên duy nhất tốt nghiệp mà không được viện mời làm trợ giảng.

    Trưởng thành:

    Sau khi tốt nghiệp vào năm 1900, Einstein tìm việc rất khó khăn, nên tạm thời ông đi dạy. Đến năm 1902, ông được Cục Sở hữu Trí tuệ Thụy Sĩ nhận vào làm với công này ông có thời gian nghiên cứu Vật lý và Toán cao cấp.

    Năm 1905, ông đặt nền móng đầu tiên cho thời đại nguyên tử khi đưa ra phương trình: E=mc2 (năng lượng = khối lượng nhân với bình phương tốc độ ánh sáng), vốn có thể xem là công thức nổi tiếng nhất trong ngành khoa học.

    Thuyết tuơng đối của ông đuợc các nhà khoa học xem là một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất nhân loại. Ông là nguời đầu tiên công bố mối tương quan giữa vật chất và năng lượng, vốn có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.

    Ông trở nên nổi tiếng toàn cầu sau khi phát minh ra Thuyết tương đối hẹp vào năm 1905 và Thuyết tương đối rộng vào năm 1916. Cả hai thuyết này đã trở thành nền tảng cho ngành năng lượng hạt nhân.

    Ông được trao giải Nobel Vật lý vào năm 1921, đồng thời đạt Huy chương vàng do Hội Thiên văn học Hoàng gia trao tặng. Năm công trình nghiên cứu được ông chính thức công bố đã thay đổi quan niệm của con người về vũ trụ mãi mãi.

    Vốn là người Do Thái nên ông lên tiếng phản đối tội ác mà Đức Quốc Xã trút lên dân tộc lưu vong của ông, vậy nên Đế quốc thứ ba này chẳng ưa gì ông. Sau khi Đảng Phát xít lên nắm quyền tại Đức vào năm 1932 và ông bị tịch thu toàn bộ tài sản, ông không bao giờ quay lại Đức nữa.

    Viện Nghiên cứu cao cấp thuộc Đại học Princeton mời ông về giảng dạy. Tại đây, ông đã thử hợp nhất các định luật vật lý. Đến năm 1940, ông trở thành công dân Mỹ trong khi vẫn giữ quốc tịch Thụy Sĩ truớc đây của mình.

    Công trình nghiên cứu của ông gián tiếp dẫn đến phát minh bom nguyên tử, điều này khiến ông buồn vô hạn vì ông không nghĩ đứa con tinh thần của mình lại phục vụ cho mục đích hủy diệt.

    Ông dành những năm tháng cuối đời cho công cuộc kêu gọi kiểm soát vũ khí hạt nhân và sử dụng năng luợng nguyên tử một cách hòa bình. Đến năm 1945, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Cơ quan Phản ứng nhanh ngành khoa học nguyên tử nhằm thúc đẩy hòa bình thế giới.

    Năm 1952, đất nuớc Israel non trẻ ngỏ lời mời ông vào vị trí tổng thống nhưng, dù cảm thấy rất vinh dự, ông đã từ chối.

    Một tuần truớc khi qua đời, ông ký tên vào bức chúc thư gửi đến triết gia vĩ đại Bertrand Russell, với nội dung là ông đồng ý để triết gia này sử dụng tên tuổi ông trongg bản tuyên ngôn kêu gọi tất cả quốc gia trên thế giới từ bỏ vũ khí hạt nhân. Hành động cuối cùng này thuận theo triết lý sống cả đời của ông: mãi mãi tranh đấu vì hòa bình thế giới.

    Ông là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, sánh ngang với Galileo và Isaac Newton trong vai trò là người cách mạng hóa khái niệm về không gian, thời gian, vật chất, năng lượng và ánh sáng, đồng thời dẫn dắt nhân loại vào cuộc hành trình tìm hiểu vũ trụ đầy mới mẻ.

    Ông là công dân ưu tú được cả thế giới công nhận và là một trong những nhân vật đi vào lịch sử loài người của thế kỷ XX.

    "Điều khó hiểu nhất về thế giới này là mọi thứ đều có thể hiểu được."
    Albert Einstein (1879 - 1955)
    [Còn nữa]
     
  9. Crystal

    Bài viết:
    42
    HELEN KELLER
    “Con người ngớ ngẩn”

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    Helen Keller sinh năm 1880, con gái của một chủ tòa soạn và là một cô bé cực kỳ hoạt bát, khỏe mạnh và thân thiện.

    Nhưng khi được 19 tháng tuổi, bỗng nhiên bà lên cơn sốt dữ dội, và di chứng nặng nề của nó là bà bị mù và điếc hoàn toàn. Từ đó về sau, cuộc đời bà thay đổi một cách khủng khiếp.

    Do không biết cách nào diễn đạt ý muốn của mình, bà càng ngày càng trở nên nóng nảy, hung hãn và không thể nào kiểm soát nổi. Những cơn giận dữ cứ diễn ra không dứt.

    Cách hành xử của bà khi ngồi vào bàn ăn lại càng không chấp nhận nổi. Bà dùng tay bốc thức ăn chứ nhất quyết không dùng muỗng hay nĩa. Bà chộp thức ăn trên đĩa người khác trong lúc họ đang dùng bữa.

    Bà lúc nào cũng sưng sỉa, luộm thuộm nhưng cương quyết không cho bất kỳ ai chải tóc hay ủi quần áo giúp mình.

    Bà giống một con thú hoang hơn là một con người. Bà la hét, đá vào đồ đạc chung quanh, thậm chí cắn xé khi nổi giận hoặc sợ hãi.

    Bà hành hạ cả gia đình với lối cư xử của mình: bà khóa trái cửa nhốt mọi người trong phòng rồi giấu biến chìa khóa đi, bà giật mạnh khăn trải bàn với đủ thứ chén bát trên đó và quăng xuống sàn, bà còn khiến mọi người phát hoảng với những cơn thịnh nộ của mình khi chuyện không như ý.

    Một số người nghĩ bà bị bệnh "thiểu năng", thậm chí vài người họ hàng bên ngoại còn tưởng bà bị bệnh thần kinh và nên được gửi vào nhà thương điên bởi "con bé quá khùng và cứ nhìn thấy nó là mất cả vui".

    Rõ ràng là không thể để như vậy mãi, cần phải làm một cái gì đó. Bởi thế ngay trước sinh nhật lần thứ 7 của Helen, gia đình đã thuê một nữ gia sư tên Anne Sullivan.

    Anne lúc đó 21 tuổi và vừa tốt nghiệp với số điểm cao nhất lớp tại Trường Perkins dành cho Người khiếm thị ở Boston. Chính bản thân Anne cũng suýt bị mù nhưng may mắn thay, các bác sĩ đã khôi phục lại được phần lớn thị lực cho cô. Giờ đây cô muốn giúp đỡ các trẻ em bị mù khác.

    Vốn từng suýt bị mù nên Anne hiểu nỗi bức bối và tức giận của Helen, cô biết mình phải dạy cho Helen cách giao tiếp. Nhưng trước khi dạy được đứa trẻ hoang dại này, cô phải kiểm soát được con thú hoang trong Hellen. Cuối cùng, Anne cũng chiến thắng trong cuộc chiến cam go với Helen bằng ý chí sắt đá và lòng kiên trì.

    Thời gian đầu, Helen cào cấu, đấm đá và cắn Anne, thậm chí lật đổ đồ đạc khi Anne đặt ra giới hạn cho đứa nọc trò bướng bỉnh. Trong một lần nộ khí xung thiên, Helen đánh gãy hai cái răng của cô giáo Anne.

    Bước ngoặt xảy đến khi Anne quyết định dạy cho Helen bảng chữ cái bằng tay - loại ngôn ngữ ký hiệu trong đó 5 chữ cái được viết lên tay người mù-điếc để họ cảm nhận được.

    Khi Helen khám phá ngôn ngữ này, bà "nói" không ngừng. Cuối cùng bà cũng đã biết cách bày tỏ suy nghĩ của mình với người khác và chấm dứt chuỗi ngày, đơn độc đã cầm tù bà suốt ngần ấy năm.

    Từ đó, không gì có thể ngăn cản bà nữa, bà học hành vô cùng chăm chỉ với quyết tâm bù đắp lại quãng thời gian đã phung phí.

    Trưởng thành:

    Mùa thu năm 1889, Helen ghi danh vào Trường Perkins dành cho người khiếm thị. Đến tháng 3 năm 1890, bà bắt đầu những buổi học nói với Sarah Fuller, Hiệu trưởng trường Horace Mann dành cho người khiếm thính.

    Anne tiếp tục là người bạn đồng hành của Helen cho đến khi bà 14 tuổi và sẵn sàng cho bước tiếp theo trên con đường học tập. Bà xin vào Trường Wright-Humason chuyên dạy nói cho người điếc tại thành phố New York.

    Helen sở hữu khả năng tập trung và trí nhớ siêu phàm cùng ý chí vươn lên ngoan cường, và với sự giúp sức của cô giáo Annie, bà đã chứng tỏ mình là một học giả vượt trội.

    Năm 1904, bà tốt nghiệp Đại học Radcliffe hạng danh dự. Bà đã làm được một điều tưởng như không thể: một người vừa mù vừa điếc bước ra từ một trong những ngôi trường danh giá nhất nước Mỹ.

    Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, bà viết quyển tự truyện The Story of My Life (Chuyện Đời Tôi). Tác phẩm được đón nhận nhanh chóng và tiền thu về đủ cho bà mua một căn nhà cho bà và Anne.

    Năm 24 tuổi, bà trở nên nổi tiếng toàn cầu, nhưng bà quyết tâm làm một điều gì đó để giúp đỡ người khác.

    Khi nhận ra thế giới này còn nhiều bất công, bà quyết định tham gia phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử, quyền bình đẳng cho nữ giới, và mức thu nhập tốt hơn cho tầng lớp lao động.

    Bà thậm chí còn học nói nhiều hơn để có thể đứng nói trôi chảy trước công chúng về những vấn đề bà quan tâm.

    Sau đó, bà cùng Anne đi vòng quanh nước Mỹ để thuyết giảng — trong khi Anne trình bày về phương pháp giáo dục của mình thì Helen truyền tải những thông điệp đầy cảm hứng và trả lời các câu hỏi đặt ra.

    Bà càng trở nên nổi tiếng, càng có nhiều quyển sách, bộ phim về cuộc đời bà được thực hiện.

    Năm 1921, Hội Người mù nước Mỹ được thành lập. Helen - Anne tiếp tục thực hiện nhiều bài nói chuyện trên mọi vùng đất nước nhằm gây quỹ hoạt động cho tổ chức.

    Năm 1931, Helen góp phần vào việc tổ chức Hội nghị giới về công việc dành cho người khiếm thị, và bà đã thuyết phục được Tổng thống Herbert Hoover cùng phu nhân đến tham dự sự kiện này.

    Chính khát khao giao tiếp đã giúp bà tiếp cận được nhiều người, nổi tiếng có, bình thường có. Trong suốt Thế chiến thứ hai, bà rong ruổi khắp mọi miền đất nước đến thăm các chiến sĩ bị thương, đặc biệt những người bị mù do bom đạn. về sau, bà nhắc lại chuyến đi ấy như một "trải nghiệm vinh dự nhất đời tôi".

    Qua đời năm 1968, bà luôn được nhớ đến như một biểu tượng của ý chí vượt qua nghịch cảnh và lòng hiếu học, bất chấp tật nguyền và khát khao giao tiếp không chỉ với những người thân trong gia đình và bạn bè, mà còn với toàn thế giới.

    Với sự giúp đỡ của cô giáo Anne Sullivan, và nhờ chính tinh thần bất khuất của mình, Helen đã trở thành nhà văn, người du hành khắp thế giới, ngọn cờ đầu bất khuất trong công cuộc đấu tranh để cải thiện đời sống cho người mù và điếc trên khắp hành tinh.

    "Hãy luôn hướng về phía mặt trời và bạn sẽ không bao giờ thấy bóng tối."

    _Helen Keller (1880 -1968)

    [Còn nữa]
     
  10. Crystal

    Bài viết:
    42
    GEORGIA O’KEEFFE
    “Suýt bị đuổi học”

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    Georgia 0'Keeffe sinh ra trong một nông trại ở bang Wisconsin vào năm 1887, là con thứ hai trong gia đình có 7 người con. Từ thuở bé, bà đã yêu thích những màu sắc, họa tiết xung quanh mình mà những người khác không hề để ý.

    Bà luôn thích đụng chạm để cảm nhận mọi vật, và khi còn bé xíu, bà bỏ đất vào miệng nhai xem nó có vị gì.

    Bà vốn là đứa trẻ thích tự lập với những suy nghĩ rất riêng. Nếu các chị em gái đeo nơ, bà không đeo. Và nếu họ búi tóc, bà sẽ xõa tóc.

    Dù có rất nhiều anh chị em để chơi chung nhưng bà thích ngồi một mình nựng nịu mấy con búp bê, may quần áo cho chúng và tự làm một căn nhà búp bê xếp mở được để xách đi vòng vòng trong nông trại.

    Phần lớn thời gian, bà rong ruổi ngoài trời, tự do tự tại giống cha hơn là ở nhà đọc sách giống mẹ. Thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời bà, cũng như trong những bức tranh sau này của bà.

    Năm 11 tuổi, Georgia và các chị em gái theo học lớp mỹ thuật, nhưng bà chóng chán bởi giáo viên buộc học sinh phải vẽ theo một chồng tranh in sẵn để trên kệ.

    Ở nhà, bà tha hồ múa cọ theo trí tưởng tượng. Bà rất mê thử nghiệm nhiều gam màu khác nhau, pha trộn màu sắc và gia giảm sáng tối để tạo được hiệu ứng theo ý mình muốn.

    Chưa tròn 13 tuổi, bà đã có ý định trở thành một họa sĩ và ghi danh vào các lớp mỹ thuật suốt những năm cấp ba. Bà tỏ vẻ không bằng lòng nếu giáo viên chỉnh sửa tranh của bà, bởi bà muốn mọi người chiêm ngưỡng vạn vật như cách bà quan sát chúng.

    Khi gia đình chuyển đến sống tại Virginia, bà đăng ký học 2 năm cuối cấp ba tại một ngôi trường nội trú dành cho học sinh nữ.

    Ở Virginia, bà khá là khác các cô gái miền Nam nữ tính theo kiểu truyền thống, vốn chuộng những bộ váy nhiều lớp viền đăng-ten đính nơ, suốt ngày nghĩ ngợi và bàn tán về các chàng trai. Georgia thích ăn vận giản dị và ít khi để ý đến bạn khác phái. Trong khi các cô gái được dạy phải biết phục tùng và dễ bảo, Georgia giữ nguyên tính cách tự lập, tự khẳng định mình như trước nay vẫn thế.

    Các bạn nữ nhanh chóng bị cá tính mạnh và vẻ láu lỉnh của bà thu hút. Bà vẽ tranh biếm họa về thầy cô giáo, dạy các bạn chơi bài xì-phé, đi chơi quá giờ giới nghiêm và một mình lang thang khắp nẻo đường quê — những việc làm vốn không được phép đối với nữ sinh thời bấy giờ.

    Bà chưa bao giờ chịu sống theo những lề thói khuôn phép mà bà cảm thấy vô lý. Có lúc nhà trường phải cảnh cáo nếu còn phạm lỗi lần nữa, bà sẽ bị đuổi học.

    Các bạn gái cử Georgia làm người phụ trách kỷ yếu năm học đầu tiên của trường, và bức tranh vẽ trái bắp bằng hai màu đỏ vàng của bà đoạt giải nhất toàn trường.

    Trưởng thành:

    Những năm đại học, Georgia đăng, ký vào Học Mỹ thuật Chicago, sau đó chuyển đến một trường thuật khác thuộc thành phố New York, nhưng bà vẫn cảm thấy còn thiếu một điều gì đó.

    Việc học của bà tại New York khá thuận lợi và bức tranh vẽ tĩnh vật đã mang đến cho bà học bổng ở trường, nhưng bà cảm thấy tác phẩm mình vẽ ra chưa thật sự là của mình. Bà khao khát được vẽ những gì thật sự quan trọng với chính mình, theo cách của riêng mình.

    Rồi bà tham gia một khóa học vẽ tranh tại Đại học Virginia, tại đây bà gặp một giảng viên tên là Alon Bement. Ông nói về mỹ thuật theo cách mà Georgia chưa từng nghe trước đây.

    Ông chia sẻ với các học viên rằng điều quan trọng nhất là hãy lấp đầy tờ giấy vẽ bằng những gì tươi đẹp. Ông cho học viên nhiều bài tập để họ tha hồ tung tẩy với đủ mọi hình thù, đồng thời khích lệ họ tạo ra những bức tranh của riêng mình. Bà bắt đầu làm quen với tranh trừu tượng và học cách mang lại vẻ đẹp hài hòa trên trang giấy.

    Theo lời thầy Befment thì sắc màu và những đường nét bay bổng là cách ta lột tả cảm xúc, thậm chí thầy còn mở nhạc trong lớp để học viên miêu tả cảm nhận âm nhạc trong bức vẽ của mình.

    Mùa thu năm 1915, Georgia nhận công việc giảng dạy tại một lớp mỹ thuật của một trường nữ sinh phía Nam Carolina để kiếm tiền trang trải cuộc sống, đồng thời có thời gian vẽ vời, tìm kiếm phong cách nghệ thuật cho riêng mình.

    Không còn vẽ những gì mình được dạy, bà bắt đầu vẽ những hình ảnh xuất hiện trong tâm trí. Bà biết đã đến lúc bà nên vẽ những gì mình mong muốn.

    Tranh của bà lúc này không còn là những vật thể mà người ta dễ dàng nhận ra như cây cối, hoa cỏ... mà là những hình trừu tượng - những đường nét, hình thù được kết hợp từ những sắc thái trắng đen biến chuyển khác nhau - tất cả nhằm bộc lộ cảm xúc nội tâm của bà.

    Giờ đây bà đã có phong cách riêng, và bà sẵn sàng quay lại với màu sắc. Lấy cảm hứng từ thiên nhiên, hoa cỏ luôn là chủ đề yêu thích trong những tác phẩm của bà, và bà vẽ chúng thật to, to đến nỗi những công dân New York bận rộn cũng phải dừng lại và cảm nhận vẻ đẹp của chúng.

    Bà thường nhận ra vẻ đẹp mà đa số mọi người bỏ qua, hoặc chưa bao giờ nhận biết, và bà đặc biệt yêu mến vùng Texas, nơi có những dải đất cứ trải dài không dứt như đại dương mênh mông.

    Bà còn yêu thích vùng sa mạc New Mexico, nơi bà dành nhiều thời gian say sưa vẽ những hòn đá và lông chim vô tình bà nhặt được, hoặc những bộ xương thú chết khô còn sót lại.

    Dù quen biết nhiều họa sĩ nổi tiếng, chưa bao giờ bà bắt chước phong cách hay đi theo xu hướng của họ. Các tác phẩm không khác gì những đứa con của bà, và giá vẽ là nơi bà bộc lộ những suy tư.

    Không chỉ là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ XX, điều đáng chú ý ở đây là bà trở thành một họa sĩ vào thời điểm mà không có nhiều phụ nữ được khuyến khích theo đuổi tài năng nghệ thuật của mình.

    Cả cuộc đời và tác phẩm của bà thể hiện sự nhất quán về lòng chính trực và dũng khí cá nhân của bà.

    Dù hiếm khi bà ký tên lên bức vẽ, bà đã để lại dấu ấn riêng cho nền mỹ thuật thế kỷ XX của nước Mỹ và trên toàn thế giới.

    "Tôi nhận ra với màu sắc và đường nét, tôi có thể thể hiện được nhiều thứ mà tôi không thể diễn đạt bằng bất kỳ cách nào - những điều mà không lời nào tả xiết."
    Georgia Q’Keeffe(1887-1986)
    [Còn nữa]
     
  11. Crystal

    Bài viết:
    42
    JIM THORPE
    “Thứ học trò hết thuốc chữa”

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tuổi thơ:

    [​IMG]
    Jim Thorpe sinh năm 1887 trong một căn nhà gỗ ở Oklahoma. Theo truyền thống của nhiều người da đỏ, mẹ ông đặt cho ông và người em trai song sinh cả hai tên: tên người da đỏ và tên thánh.

    Bà gọi ông là Wa-tho-huck, nghĩa là "con đường tươi sáng", mà không hề biết cái tên này thật sự "linh ứng" khi ông trở thành vận động viên rạng danh toàn thế giới và là người da đỏ nổi tiếng nhất thế kỷ XX.

    Ông thừa hưởng tình yêu thể thao từ cha. ông thường nói rằng mình chưa từng chứng kiến vận động viên nào có được sức mạnh và sức bền như cha.

    Năm 6 tuổi ông và em trai được gửi vào một trường nội trú tách biệt, cách nhà 40 cây số bởi cha mẹ ông tin rằng ở đây con mình sẽ được giáo dục tốt.

    Nhưng nhiều giáo viên da trắng làm việc trong ngôi trường này không được đào tạo bài bản và cũng không đủ kiên nhẫn với những đứa trẻ da đỏ. Một trong các giáo viên đã từng nhận xét Jim là "hết thuốc chữa" vì ý chí mạnh mẽ và bản tính hiếu động của ông.

    Nhờ có em trai học chung trường nên cuộc sống của ông có phần dễ chịu, dù nỗi nhớ nhà luôn thổn thức trong ông. Bất hạnh thay, khi hai anh em được 9 tuổi, cậu em song sinh qua đời vì chứng viêm phổi và bệnh thủy đậu, bỏ lại Jim một mình đau buồn khôn nguôi.

    Không còn em bên cạnh, ông cảm thấy khổ sở hơn bao giờ hết, ông xin cha cho mình nghỉ học về nhà làm nông phụ gia đình, nhưng cha ông cương quyết bắt con tiếp tục đến lớp.

    Một buổi sáng nọ sau khi ăn sáng xong, Jim trốn khỏi trường và cuốc bộ hơn 40 cây số về nhà, nhưng ngay lập tức ông bị cha đưa lên xe ngựa bắt quay lại trường học.

    Thế nhưng khi cha vừa quay xe đi khỏi, ông ngang ngược trốn về nhà lần nữa. Lần này ông đi đường khác, ngắn hơn con đường cũ vài cây số. Với sức bền đáng kinh ngạc, ông chạy bộ gần hết quãng đường và về đến nhà trước cả cha mình.

    Cha ông quyết định cách duy nhất để ông không trốn về nhà nữa là gửi ông đến học ở một trường xa hơn. Thế nên khi Jim lên 11 tuổi, cha đăng ký cho ông vào Học viện Haskell, một ngôi trường dành cho học sinh người da đỏ tại Lawrence, vùng Kansas cách nhà đến hơn 160 cây số.

    Trong quá trình học tại Haskell, ông phát triển tố chất bẩm sinh của một vận động viên, cộng với ý chí mạnh mẽ tưởng chừng như không giới hạn. ông sẵn sàng thử bất cứ điều gì và nỗ lực hết mình để thành công.

    Năm 13 tuổi, hay tin cha bị thương trong một lần đi săn, ông đã nhảy lên tàu chở hàng mà ông nghĩ nó đang hướng về Oklahoma để thăm cha, nhưng thật ra con tàu chạy về hướng ngược lại. Khi nhận ra mình đã nhầm, ông nhảy khỏi tàu và cuốc bộ hơn 430 cây số về nhà.

    Mẹ ông qua đời năm 1901. Trừ một khoảng thời gian sống tại Texas — nơi ông làm nghề sửa hàng rào và thuần hóa ngựa hoang, ông ở nhà giúp cha chuyện đồng án trong suốt 4 năm sau đó. Cũng trong khoảng thời gian này, ông đi học ở một trường công, vốn chỉ có một phòng học duy nhất, cách nhà ông gần 5 cây số.

    Khi sắp bước sang tuổi 17, năng lực của một vận động viên giúp ông được nhận vào trường Carlisle dành cho người da đỏ tại Pennsylvania.

    Trưởng thành:

    Thể chất khỏe mạnh vượt trội mà Jim có được khi trưởng thành phần lớn nhờ vào những bài học ngày bé do cha và những người đàn ông da đỏ khác dạy dỗ, trong đó đề cao tầm quan trọng của một cơ thể cường tráng và tinh thần thể dục thể thao.

    Tại trường Carlisle, huấn luyện viên Glenn "Pop" Warner nhanh chóng nhận ra tài năng của Jim, và tính đến ngày tốt nghiệp, Jim đã có được bằng chứng nhận của 11 môn thể thao: đấm bốc, đấu vật, lacrosse (môn thể thao dùng vợt để bắt bóng), thể dục dụng cụ, bơi lội, khúc côn cầu, bóng ném, bóng rổ, bóng bầu dục, điền kinh và bóng chày ông còn rèn luyện phẩm chất của một vận động viên thực thụ và vẫn sống đúng theo nguyên tắc đó đến hết cuộc đời.

    Trong những năm ông học tại Carlisle, trường Carlisle trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào bóng bầu dục thuộc các trường đại học, thậm chí đánh bại cả những ngôi trường rạng danh về bóng bầu dục như Harvard - đương kim vô địch quốc gia thời bấy giờ.

    Jim là một cầu thủ cừ khôi, và với tài năng của một vận động viên điền kinh, ở ông là sự kết hợp kỳ diệu giữa tốc độ và sức mạnh, giúp ông cướp bóng thành công từ tay đối thủ cũng như bỏ xa họ.

    Với khả năng chạy phi thường, điều khiển bóng chính xác và là cơn ác mộng của hàng phòng thủ đối phương, ông được vinh danh là cầu thủ bóng bầu dục xuất sắc nhất nước Mỹ thuộc trường đại học vào các năm 1911, 1912. Đặc biệt trong năm 1912, ông ghi được 25 bàn thắng.

    Năm 1912 cũng đánh dấu 2 sự kiện lớn trong sự nghiệp thể thao của ông: đoạt 2 huy Chương vàng Thế vận hội môn điền kinh tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển, ông trở thành vận động viên duy nhất chiến thắng ở cả 2 nội dung thi đấu: 5 môn và 10 môn phối hợp. Ông lập kỷ lục thế giới mới khi ghi được 8.412 điểm, bỏ xa gần 700 điểm so với người về nhì.

    Carlisle đón ông trở về như một người hùng và được cả đất nước ca ngợi là "Vận Động Viên Vĩ Đại Nhất Thế Giới".

    Sau khi rời trường Carlisle, ông ký hợp đồng với câu lạc bộ bóng chày New York Giants. Đến năm 1915, ông bắt đầu sự nghiệp cầu thủ bóng bầu dục chuyên nghiệp. Ông chơi bóng bầu dục vào mùa thu và quay lại với' bóng chày vào mùa xuân.

    Ông là một trong những ngôi sao sáng và nổi tiếng của môn bóng bầu dục chuyên nghiệp trong những năm đầu của bộ môn thể thao này. Năm 1920, ông trở thành chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Bóng bầu dục Chuyên nghiệp Hoa Kỳ (về sau đổi thành NFL).

    Năm 1950, Associated Press phong tặng ông danh hiệu "Cầu Thủ Bóng Bầu Dục Vĩ Đại Nhất" và "Vận Động Viên Nam Vĩ Đại Nhất" của nửa cuối thế kỷ XX.

    Năm 1925, ông tuyên bố giải nghệ và được mời đi diễn thuyết tại các trường học trên toàn quốc. Công việc này giúp ông có cơ hội trò chuyện với các bạn trẻ về giá trị của thể thao, và về văn hóa của người da đỏ — hai chủ đề mà ông cực kỳ tâm huyết. Trong những lần diễn thuyết, ông đều nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe thể chất cho cả học sinh nam và nữ, với niềm tin rằng đó chính là yếu tố quan trọng giúp hạn chế vấn đề tội phạm vị thành niên.

    Tiếng tăm của ông trong làng thể thao tồn tại mãi với thời gian, và người ta mãi mãi nhớ đến ông như một vận động viên huyền thoại của mọi thời đại. Huyền thoại về Wa-tho-huck sẽ còn sống mãi!

    "Vận động viên là người khơi dậy trong bạn tinh thần chiến đấu ngoan cường khi phải đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống, và họ gầy dựng tinh thần thượng võ."
    Jim Thorpe (1887 1953)


    [Còn nữa]
     
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...