I. Khái niệm - Là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường xoay một tình huống nào đó trong cuộc sống + Về dung lượng: Ngắn + Hệ thống nhân vật, sự việc, sự kiện: Ít, không nhiều. + Xoay quanh một khoảnh khắc, một lát cắt của đời sống. - Tính cô đọng và hàm súc: Dung lượng ngắn nhưng sức chứa của nội dung tư tưởng lớn. Từ điểnThuat ngữ văn học có ch rằng: Qua một cảnh ngộ, một nỗi lòng, một tình huống nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh. Nhà văn Mĩ: Một truyện ngắn đặc sắc giống như một hạt mầm mà ở đó có thân cây đại thụ đang ngủ yên Pau – top -xki: Truyện ngắn là một truyện rất ngắn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì rất bình thường, cái bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường. NCM: Truyện ngắn là một lát cắt của đời sống, một mặt cắt của thân cây đại thụ mà qua những đường vân tròn tròn trên thơ gỗ, người ta có thể thấy cả trăm năm của một đời thảo mộc. => Dung lượng nhỏ nhưng sức chứa nội dung thì lớn, vỏ thì mỏng nhưng lõi thì dày. II. Những biểu hiện của đặc trưng thể loại 1. Tình huống truyện - Khái niệm: Là những hoàn cảnh, sự việc, sự kiện xảy ra có tính chất bất ngờ, bất thường và nghịch lí được nhà văn phản ánh trong tác phẩm => Lát cắt nhưng ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, khoảnh khắc đời người nhưng chứa cả đời nhân loại. - Vai trò của tình huống truyện: + Nổi hình nổi sắc nhân vật; bộc lộ được số phận, tính cách và vẻ đẹp của nhân vậ + Thể hiện, làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm + là yếu tố quan trọng chi phối đến cốt truyện và các sự viêc, chi tiết. = > Tình huống truyện là hạt nhân của truyện ngắn. Sáng tạo tình huống truyện giàu sức khám phá trở thành vấn đề sống còn đối với một cây bút truyện ngắn. Nguyễn Kiên: "Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn được một tình thế tự nó bộc lộ ra nét chủ yếu trong tính cách và số phận nhân vật" Nguyễn Đăng Mạnh: Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật và bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm". 2. Nhân vật - Số lượng nhân vật ít - Thường chú trọng khắc họa nét riêng, tính cá thể không thể trộn lẫn ở nhân vật vừa đại diện tiêu biểu cho những số phận chung - Vai trò nhân vật: + Phương tiện để nhà văn phản ánh cuộc sống và con người + Thể hiện tư tưởng, tình cảm thái độ của mình về cuộc sống và con người (quan niệm nghệ thuật về con người – triết lý nhân sinh) Khrap – chen -cô: Một hình tượng nghệ thuật đặc sắc bao giờ cũng là một khám phá lớn. Sự khám phá này làm phong phú thêm nền văn hóa tinh thần của nhân loại Tô Hoài: Nhân vật là trụ cột là linh hồn của tác phẩm. 3. Chi tiết nghệ thuật - Là thành tố nhỏ nhất cấu thành nên truyện ngắn. Nó có thể là một sự việc, một hình ảnh, một tình tiết, một hành động. - Không phải chi tiết nào cũng là chi tiết nghệ thuật. Đó phải là những chi tiết bộc lộ được thần thái của nhân vật và kết tinh được giá trị tưởng của tác phẩm. Gorki: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Pau -top -xki: Chi tiết nghệ thuật là hạt bụi vàng của tác phẩm. Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đọng và có dung lượng lớn.