Tết Trùng Dương (Trùng Cửu) là ngày gì? Tìm hiểu về văn hoá và đặc trưng của ngày Tết Trùng Dương

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Hạ Quỳnh Lam, 19 Tháng mười 2023.

  1. Hạ Quỳnh Lam

    Bài viết:
    63
    Ngày Tết Trùng Cửu - một nét văn hóa đặc sắc của Trung Hoa.

    1. Giới thiệu:


    Tết Trùng Cửu (hay còn gọi là Tết Trùng Dương, là một ngày Tết của nhân dân Trung Hoa và các dân tộc người Hoa trên thế giới). Đây được coi là một sự kiện mang dấu ấn văn hóa của đất nước này nói riêng và văn hóa Á Đông nói chung. Tết Trùng Cửu diễn ra vào ngày 9 tháng 9 âm lịch hằng năm với những phong tục đặc trưng mà bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:

    a. Nguồn gốc ngày Tết Trùng Cửu:

    Có nhiều điển tích về sự ra đời ngày Tết này:

    Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: "Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn". Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

    Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn.. Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.

    Một tích khác cho rằng:

    Sách "Phong Thổ Ký" lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước D. L), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn.. Tục ấy thành lệ.

    Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D. L), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907), ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.

    Cổ thi có câu: "Gặp ngày Trùng Cửu đăng cao". "Đăng cao" là lên chỗ cao. "Trùng cửu" và "Đăng cao" đều do điển tích trên.

    b. Các phong tục, lễ nghi truyền thống trong ngày Tết Trùng Cửu:

    Người Trung Quốc làm gì vào ngày Tết Trùng Cửu?

    Sau ngày Trùng Cửu là mùa đông, cây cối không có sức sống, không thích hợp để đi chơi ở vùng ngoại ô. Vì thế, tết Trùng Cửu là cơ hội đi chơi sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông. Hằng năm, vào tết Trùng Cửu thành phố Thái An của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nằm ở chân núi Thái Sơn thường tổ chức cuộc thi leo núi, thu hút nhiều người đến tham gia.

    Tết Trùng Cửu cũng được người Hoa gọi là Tết người cao tuổi hay Tết người già. Kính trọng người cao tuổi, quan tâm đến mọi mặt và chăm sóc người cao tuổi đã trở thành nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người con, mỗi gia đình, mỗi một vùng miền và cả nước Trung Quốc. Do vậy hằng năm đến Tết Trùng Dương, khắp các nơi trong cả nước Trung Quốc đều tổ chức các hoạt động mang đề tài kính lão trọng già.

    Trong quan niệm phong tục dân gian vì chữ "cửu cửu 九 九" là 9 9, đồng âm với "cửu cửu 久 久" là lâu dài, ngụ ý cầu mong mạnh khỏe trường thọ. Hằng năm cứ đến dịp Tết Trung Dương mồng 9 tháng 9 âm lịch, là nhiều người Trung Quốc lại dìu già dắt trẻ, đi leo núi, ngắm hoa cúc, còn cắm thủ dũ(một loại thực vật để làm thuốc có mùi thơm), ăn bánh bò.

    Người Trung Quốc ăn gì vào tết Trùng Cửu?

    Ngày trùng cửu trèo núi lên cao, cắm thủ dũ, uống rượu hoa cúc trở đã thành phong tục và lưu truyền hơn 2 nghìn năm. Tết Trùng Dương leo núi đăng cao, nhưng tại vùng đồng bằng Trung Quốc không có núi để leo thì mọi người lấy gạo nếp, kê, táo đỏ v, v, làm bánh hấp, trên còn cắm lá cờ nhỏ 5 màu, gọi là "bánh quế hoa", ăn bánh quế hoa với ngụ ý là đã trèo núi.

    [​IMG]

    (Ảnh bánh quế hoa - một loại bánh truyền thống của Trung Hoa)

    Vào dịp Tết Trùng Cửu, người ta còn làm loại bánh mang tên 'bánh Trùng Cửu'. Loại bánh này bắt nguồn từ những nơi không có núi. Trong tiếng Hán, bánh điểm tâm, có cách đọc gần giống vớI "cao điểm" – trong đó, "cao" nghĩa là bánh. Chữ "(cao)" này phát âm trùng với chữ "cao" trong từ "(đăng cao)", có nghĩa là lên cao. Vì vậy, mọi ngời cho rằng, ăn bánh Trùng Cửu còn có thế thay thế cho việc lên núi cao.

    [​IMG]

    (Ảnh bánh Trùng Cửu)

    Cảm ơn vì đã đọc bài viết của mình!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...