I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước - Thuở bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp, rất am hiểu văn hóa, văn học phương Đông (Trung Quốc) và văn hóa, văn học phương Tây (Pháp) ⇒ hai dòng phương Đông và Phương Tây quyện chảy trong huyết mạch văn chương. - Quá trình hoạt động cách mạng: + 1911: Ra đi tìm đường cứu nước. + 1918 – 1922: Hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. + 1923 – 1941: Chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. + 1942-1943: Bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc. + 2- 9 – 1945: Đọc bản Tuyên ngôn độc lập.. ⇒ Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá. - Các tác phẩm chính: + văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966).. + truyện và kí: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925).. + thơ ca: Tập thơ Nhật kí trong tù và nhiều bài thơ sáng tác tại Việt Bắc - Phong cách nghệ thuật + Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng + Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức + Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. + Hồ Chí Minh đòi hỏi nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề. II. Đôi nét về tác phẩm Chiều tối (Hồ Chí Minh) 1. Hoàn cảnh sáng tác - Bài thơ rút ra từ tập thơ Nhật kí trong tù, tập thơ sáng tác khi tác giả bị chính quyền Tưởng Gới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng - Cảm hứng được gợi lên bởi cuộc chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo 2. Bố cục - Phần 1 (hai câu đầu) : Bức tranh thiên nhiên - Phần 2 (hai câu cuối) : Bức tranh đời sống con người 3. Giá trị nội dung - Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh 4. Giá trị nghệ thuật - Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại III. Đọc hiểu văn bản 1. Bức tranh thiên nhiên - Hình ảnh cánh chim + ý nghĩa tả thực: Cánh chim chiều nên dáng bay mệt mỏi nhưng hướng bay có mục đích: Về rừng tìm chốn ngủ. Chiều tối với vạn vật là sự trở về nghỉ ngơi. Hoạt động của chim có động lực thúc đẩy + ý nghĩa liên tưởng: • giữa chủ thể trữ tình và hình ảnh cánh chim có nét tương đồng là đều mệt mỏi, chim bay liên tục, người tù cũng đi liên tục • nét khác biệt: Chim cố gắng bay về tổ ấm còn người tù tiếp tục đi cũng chỉ đến một nhà lao khác; nếu chim có động lực thúc đẩy thì người tù chẳng có động lực nào cả • ẩn sấu trong đó còn là nỗi nhớ nhà, nhớ nước của người con bị tù đày ở nơi xa xứ - Hình ảnh chòm mây: + ý nghĩa tả thực: Chòm mây lẻ loi trôi lững lờ giữa tầng không + ý nghĩa liên tưởng: Đám mây lẻ loi giữa bầu trời cũng như sự lẻ loi cô đơn của người tù giữa núi rừng bao la - Thiên nhiên được miêu tả bằng bút pháp cổ điển + bút pháp ước lệ (hình ảnh chim bay về núi chỉ thời gian chiều tối) + hình ảnh chọn lọc nói lên cái đẹp của cảnh nhưng tĩnh lặng, u buồn + tả cảnh ngụ tình 2. Bức tranh đời sống con người - Hình ảnh thiếu nữ xay ngô là trung tâm của bức tranh. Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động. Sự xuất hiện của thiếu nữ xay ngô khiến bài thơ có tiến triển mới: + thiên nhiên đi vào nghỉ ngơi nhưng nhịp sống con người vẫn dẻo dai + cảnh trong hai câu đầu rất tĩnh còn ở hai câu cuối này nhờ hoạt động con người mà trở nên sinh động hơn + hình ảnh lò than rực hồng trong đêm tối như đang nhem nhóm lên niềm vui, niềm lạc quan, xua tan đi cảm giác lạnh lẽo, cô dơn trong lòng người xa xứ - Hai câu thơ cuối tả người bằng tinh thần hiện đại: + hình tượng thơ có sự vận động tích cực + bài thơ kết thúc ở màu hồng + đằng sau cặp mắt quan sát tinh tế là tâm hồn người cộng sản luôn hướng tới niềm vui, lạc quan tin tưởng bước về phía trước 3. Nghệ thuật - Đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại - Ngôn từ tả ít, gợi nhiều, ý tồn tại ngoài lời