Trong những năm lưu lạc nơi "đất khách quê người" không ít lần Bác đã rơi vào cảnh "một sống mười chết". Tuy vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ một tinh thần sống tích cực, niềm hy vọng mãnh liệt vào công cuộc phục quốc và ý chí kiên cường của nhà chí sĩ cách mạng. Ngay trong cảnh tù đầy "không rượu", "không hoa" người vẫn thản thiên ngâm thơ vịnh ra tập "Ngục trung nhật kí". Bài thơ "Chiều tối" thuộc tập thơ trên cho thấy tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng. Hai câu thơ mở đầu là bức tranh thiên nhiên. "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không" Thời gian nghệ thuật chiều tối gợi tâm thế mệt mỏi chán chường, điểm nhìn của tác giả từ trên cao. Hình ảnh cánh chim chiều "quyện điểu" trong thơ ca phương đông biểu tượng cho buổi chiều tà gợi mệt mỏi giống như người tù trong không gian rợn ngợp. Hình ảnh chòm mây "cô vân" gợi sự cô đơn, cô độc trạng thái của mây "cô vân mạn mạn" cô độc, bấp bênh giữa độ thiên không. Không gian rộng lớn bao la. Hình ảnh ước lệ có tác dụng gợi cảm để thể hiện tâm trạng mệt mỏi, cô độc. Sự hòa hợp giữa người và cảnh vật thiên nhiên. Cội nguồn của sự cảm thông ấy là tình yêu thương mênh mông của bác dành cho mọi sự sống trên đời. Hình ảnh thơ vừa miêu tả không gian vừa diễn tả tâm trạng. Hai câu thơ là bức tranh thiên nhiên mang đậm vẻ đẹp cổ điển nhưng bình dị, gần gũi. Qua đó hiện lên hình ảnh nhân vật trữ tình yêu thiên nhiên, lạc quan vượt lên hoàn cảnh, bản lĩnh kiên cường. Tâm hồn tinh tế nhạy cảm. Cảm nhận được những vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên người đóng nhận thấy một tâm hồn nghệ sĩ với những rung cảm nhạy bén, tinh tế, sâu sắc trước cảnh đẹp của thiên nhiên. Cảnh vật mang tâm trạng của nhân vật trữ tinh. Người tù như tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ từ thiên nhiên. Hình ảnh con người luôn hòa mình vào đất trời rộng lớn, cảm nhận sự sống từ sự vận động của cánh chim, chòm mây cho thấy một sự tự do tuyệt đối về tinh thần dẫu đang mất tự do về thân thể. "Thân thể ở trong lao tinh thần ở ngoài lao". Hai câu thơ cuối là bức tranh về cảnh đời sống con người "Sơn thô thiếu sự ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng" Hình tượng thơ đã có sự vận động từ hình ảnh thiên nhiên chuyển sang hình ảnh về cuộc sống con người. Tâm trạng nhà thơ từ buồn trở lên vui tươi hơn. Bác dường như quên hẳn nỗi buồn của riêng mình để hòa nhập vào niềm vui của mọi người. Tác giả đổi điểm nhìn từ mặt đất để thấy bức tranh lao động của con người. Hình ảnh thiếu nữ gợi sự trẻ trung, khỏe mạnh, cần cù, chăm chỉ tiêu biểu cho con người lao động. Đây cũng là hình ảnh trung tâm của bức tranh lấn áp mênh mông rợn ngộp của thiên nhiên. Hình ảnh cô gái không xuất hiện thoáng qua để trang điểm cho bức tranh mà trở thành trung tâm của bức tranh, cũng không phải cô gái khuê các, lãng mạn mà là người lao động. Cái đep trong cuộc sống đã đi vào trong thơ một cách tự nhiên đó là vẻ đẹp khỏe khoắn, sôi động, bừng sáng. Hình ảnh lò than rực học gợi sự ấm áp, sum họp. Đó là vẻ đẹp của cuộc sống. Người đọc nhận ra sự chuyển động thời gian bằng bút pháp lý tưởng rất đặc trưng của thơ Đường lấy ánh sáng tả bóng tối. Chỉ khi bóng tối đã bao trùm thì bếp lửa mới rực hồng. Bản dịch thêm chữ tối tuy không sai nhưng làm mất đi ý vị đường Thi. Từ "hồng" trong hình ảnh lò than rực hòm đó là màu hồng của lò than. Xác định được sự vận động của thời gian từ chiều tới tối. Hình ảnh lò than rực hồng- "lô dĩ hồng" sắc hồng của lò than đã bén. Sắc hồng ánh trên gương mặt thiếu nữ. Sắc hồng của tâm trạng của trái tim và lòng nhân ái. Từ hồng là nhãn tự của bài thơ chốm lửa nhỏ ấy đã mang lại thần sắc cho toàn cảnh đem lại nguồn vui và sức mạnh cho người tù đang cất bước trên đường xa. Chữ hồng tượng trưng cho tương lai tươi sang, niềm tin. Nó làm sáng rực bài thơ làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, nó cản lại chỉ một chữ thôi với 27 chữ còn lại. Điệp ngữ vòng "ma bao túc-bao túc hoan" là vòng tuần hoàn gọi cảm xúc tâm trạng của tác giả. Bác với tâm hồn yêu đời hướng đến con người. Tình thương yêu lòng nhân ái của một con người luôn đau đáu vì dân vì nướt. Ước mơ khát vọng được trở về với quê hương. Tình yêu thiên nhiên ước muốn hòa hợp với thiên nhiên. Lòng vị tha tình thương yêu và lòng nhân ái của một người tù cách mạng. Tinh thần lạc quan ý chí vượt lên hoàn cảnh từ niềm tin vào nền độc lập dân tộc. Đó là vẻ đẹp tâm hồn của bác. Hai câu thơ là bức tranh mang đậm hơi thở cuộc sống của qua bút pháp tả thực. Qua đó hiện lên hình nhân vật trữ tình luôn hướng về sự sống với tấm lòng ấm áp tình người. Trong hoàn cảnh tù đáy bác vẫn có một phong thái ung dung, lạc quan, ý chi sắc đá làm chủ hoàn cảnh, hoàn toàn chủ động trước hoàn cảnh. Đó là vẻ đẹp của ý chí nghị lực và tinh thần thép của một người cộng sản. Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi mà cũng rất chân thực. Vẻ đẹp cổ điển thể hiện ở thể thơ thất ngôn tử tuyền với tính hàm súc cao ngôn ngữ thơ hình ảnh thơ mang nét đẹp cổ điển "cánh chim", "chòm mây". Tả cảnh ngụ tình trong 2 câu thơ đầu. Vẻ đẹp hiện đại sự vận động trong tâm trạng nhà thơ từ cô đơn lạnh lẽo đến vui mừng đến lạc quan đến lòng nhân ái vị tha của con người với con người. Sự vận động mạch cảm xúc của một con người hiện tại trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vượt lên khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh thật là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người luôn mang một tâm tấm lòng đau đáu vì dân vì nước. Đó cũng chính là động lực tiếp sức cho Bác trên con đường cách mạng đầy gian nan, vất vả. Không chỉ vậy Bác còn là nhà thơ lớn của dân tộc bài thơ chiều tối với màu sắc cổ điển hiện đại đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác.