Cây nhân sâm - Công dụng và lời đồn biết chạy trốn

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Ltien032111, 28 Tháng mười 2023.

  1. Ltien032111

    Bài viết:
    8
    Nhân Sâm được biết đến như một loại cây với nhiều công dụng quý. Để hiểu rõ hơn về loài thực vật này ngoài những công dụng chính, cách dùng, thì hôm nay mình sẽ đưa các bạn đi tìm hiểu lời đồn đoán rằng cây nhân sâm biết chạy. Liệu điều này có phải sự thật không? Mời các bạn cùng đọc tiếp nhé!

    Giới thiệu về cây nhân sâm

    Đầu tiên mình sẽ cung cấp cho các bạn về một só thông tin của cây nhân sâm mà mình đã tìm hiểu qua. Trước hết, nhân sâm có tên tiếng Anh là Rhizoma et Radix Ginseng. Nó là loại cây thân rễ. Rễ đã được phơi hay sấy khô của cây Nhân sâm có tên khoa học là Panax ginseng C. A. Mey, họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Sâm trồng gọi là Viên sâm, sâm mọc hoang gọi là Sơn sâm. Cây Nhân sâm là một cây sống lâu năm. Về chiều cao cây cao chừng 0, 6 m và có rễ mọc thành củ to, lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Cây nhân sâm 3 năm tuổi có hai lá kép và từ năm này trở đi cây mới bắt đầu cho ra hoa, kết quả.

    Nhân sâm từ lâu được xem là một loại thuốc đại bổ, hỗ trợ trị nhiều chứng bệnh, hồi phục sức khoẻ người bệnh. Một số công dụng nổi bật được nhắc đến thường xuyên như sau. Thứ nhất, nhân sâm có công dụng chống lão hóa thông qua cơ chết chống oxi hóa mạnh, giúp cải thiện trí nhớ, nâng cao khả năng học tập. Thứ hai, chống lại bệnh đái tháo đường. Thông qua nhiều nghiên cứu, nhân sâm chứng minh khả năng vô cùng của mình bằng việc hỗ trợ giảm tình trạng bệnh tiểu đường, giảm kháng insulin, giảm lượng đường kính tế bào mỡ trắng và nâu. Bên cạnh đó, một chất trong nhân sâm có tên là Ginsan - loại polysacarit trong Nhân sâm đã được chứng minh có tác dụng điều hòa miễn dịch mạnh. Năm 2005, ginsan đã được tìm thấy là cải thiện tình trạng ức chế miễn dịch do bức xạ. Hơn thế nữa, nhân sâm còn có thể cải thiện tình trạng bệnh ung thư. Các hợp chất saponin và không saponin từ rễ nhân sâm đã được báo cáo cho thấy những hoạt động gây độc tế bào, chống lại các loại tế bào ung thư khác nhau trong nuôi cấy. Nhân sâm chính là dược liệu quý hiếm giúp bệnh nhân ung thư bước đi trên con đường giành lại sự sống dễ dàng hơn. Song, nhân sâm cũng được phát hiện có thể giảm viêm loét và chữa lành vết thương mau chóng.


    [​IMG]

    Cũng như những loại cây có công dụng trị bệnh khác thì công dụng trên chỉ phát huy khi sử dụng đúng liều lượng. Vậy phải sử dụng nhân sâm như thế nào? Chỉ cần mỗi dùng từ 4 g đến 10 g, dùng đơn độc hoặc phối hợp trong các bài thuốc hoặc lấy dịch chiết bằng cách: Thái lát mỏng cho vào chén sứ, thêm ít nước, đậy nắp, đun cách thủy đến khi chiết hết mùi vị.

    Lời đồn liệu có thật?

    Quá nhiều công dụng tuyệt vời trong một loài thực vật. Đây chắc hẵn là lý do vì sao nhân sâm lại có giá thành cao trên thị trường. Với một loại thuốc đại bổ như vậy thì việc đào và bán được những cây nhân sâm sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho những ai kinh doanh chúng. Có lời đồn thổi về nhân sâm như một giai thoại về kĩ năng đào sâm của ngươi xưa truyền lại rằng nhân sâm là loài cây rất có linh tính, khi phát giác có người đào thì cây sẽ chạy trốn mất. Nó có phải sự thật không cùng tìm hiểu nhé. Người xưa tin rằng nếu buộc một sợi chỉ màu đỏ vào cây nhân sâm có thể ngăn chặn nó chạy mất. Màu đỏ được cho là có sức mạnh linh thiêng và có khả năng làm cây nhân sâm không cảm nhận được sự hiện diện của con người, giữ cho cây ở yên tại chỗ. Nhưng, nếu chúng ta xem xét từ góc nhìn khoa học, thì giữ sợi dây đỏ và sự dịch chuyển của nhân sâm không liên quan với nhau. Cây nhân sâm là một loài cây đặc biệt. Nó cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi thân. Nên khi vùng đất mà nhân sâm hết chất dinh dưỡng rễ cây sẽ đi tìm nguồn dinh dưỡng khác và dần cây cũng di chuyển theo để hấp thụ đủ chất dinh dưỡng mà nó cần. Vì vậy mới có hiện tượng cây di chuyển không cố định một chỗ. Khi không có chất dinh dưỡng cây có thể rụng lá nên khó để người dân nhớ được vị trí của cây khi quay lại xem. Từ đây chúng ta có thể giải thích việc buộc dây đỏ cuối cùng chỉ để đánh dấu vị trí nhân sâm mọc trong tự nhiên và hoàn toàn không có chuyện nhân sâm biết chạy trốn.



    [​IMG]



    Và đó là tất cả nội dung của bài viết hôm nay. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể thấy được công dụng của nhân sâm và giải đáp được thắc mắc về tin đồn về loài cây đặc biệt này. Cảm ơn mọi người rất nhiều vì đã đọc hết bài viết của mình!
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...