Văn 7: [NLXH] Chứng minh: Nhân dân Việt Nam luôn Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cần ngừi nui, 24 Tháng hai 2022.

  1. Cần ngừi nui

    Bài viết:
    201
    Đề bài: Chứng minh "Nhân dân ta từ trước đến nay luôn sống theo" Uống nước nhớ nguồn "," Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "

    [​IMG]

    Biết ơn là một trong những bài học đầu đời của mỗi người dân Việt Nam. Khi một đứa trẻ được sinh ra, người mẹ thường hát ru chúng nghe những điệu hát, ca dao, câu hò ví dặm. Những lời ru ấy như những dòng sữa mẹ ngọt ngào tri thức, thấm đượm giá trị đạo đức." Uống nước nhớ nguồn "và" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "lại càng là những lời nhắc nhở về lòng biết ơn không thể nào ngắn gọn, tha thiết, sâu sắc hơn, vang mãi nơi tấm lòng, tâm trí của người Việt bao đời nay. Nơi" nguồn "và" kẻ trồng cây "kia, đã lúc nào ngưng nhận tấm tri ân của những nhân cách đẹp mà cha ông và thế hệ sau này vẫn luôn quan niệm?

    [​IMG]

    Quần chúng nhân dân lao động từ thời xa xưa quanh năm gắn bó với đồng ruộng, nông nghiệp, không học tập qua sách vở, trường lớp nhưng luôn có lối tư duy, suy nghĩ đơn giản mà đúng đắn và chuẩn đạo lý biết ơn. Người ăn" bát cơm đầy "biết nhớ đến người nông dân lãm lũ, vất vả trồng lúa, xay gạo; kẻ ăn khoai, ăn đỗ biết nghĩ đến người tạo và cung cấp giống cây đỗ, khoai; hay đứa bé uống nước cũng nghĩ đến giếng khơi hay suối nguồn tươi mát.. Rõ là những hành động bình thường, giản dị nhưng rất đỗi đẹp đẽ, đáng yêu; tự nhiên như xuất phát từ bản năng vốn có của con người. Việc ăn một thức quả mà nhớ đến công ơn của người gieo trồng, chăm bón, tạo ra thành quả ngon ngọt, lại lưu ý và đúc kết thành lời răn dạy, cho thấy nhân dân thời xưa rất chú trọng đạo lý biết ơn này.

    [​IMG]

    Rồi đến thuở lập quốc, lòng biết ơn vẫn là chân lý không ai chối bỏ. Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, nhà ai cũng có một chiếc bàn thờ thờ ông bà tổ tiên. Việc báo hiếu mẹ cha cũng là một hình thức biết ơn, báo ơn. Trong luật xưa, lệ làng, những ai hỗn xượ, bất hiếu với cha mẹ sẽ bị khinh thường, phê phán, xử phạt. Bao nhiêu câu ca dao, tục ngữ ra đời, nhắc nhớ người ta phải kính trọng, ghi nhớ công ơn những người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần quý giá và mọi điều tốt đẹp." Ăn miếng chả trả miếng bùi "," Ơn sâu thì trả nghĩa sâu cho vừa "," Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần "," Con ơi ghi nhớ lời này/ Công cha nghĩa mẹ ơn thầy chớ quên ".. Truyện cổ tích đề cao những tấm gương hiếu thảo với cha mẹ: Tích Chu, Sự tích cây vú sữa, Sự tích hoa cúc trắng, Đứa con út.. Hay truyện trung đại về đề tài báo ơn như" Con hổ có nghĩa "," Quạ trả ơn và viên ngọc quý "cũng có rất nhiều.

    [​IMG]

    Bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, chúng ta đã gặp bao kẻ thù mạnh. Đất nước độc lập đến ngày hôm nay, đã có cơ man người ra đi, xương máu đổ thành sông bể. Vua Hùng và các triều đại sau này đã cho xây rất nhiều đền đài miếu mạo, tưởng nhớ công ơn các vị anh hùng. Không chỉ vậy, người xưa còn dựng chùa chiền thờ cúng thần linh, thể hiện lòng biết ơn đối với những vị thần chống thiên tai, mang lại mùa màng bội thu.. Cụ thể, mùa xuân năm 1038, vua Thái Tông thân tế Thần Nông – vị thần dạy dân trồng trọt, rồi còn tự cầm cày để tỏ lòng cảm tạ và thành kính, mong thêm sự phù hộ. Hay vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ, tưởng nhớ tổ tiên. Ở các xã, địa phương, nhân dân tự xây đền chùa thờ những người đi lính, có công với đất nước. Rồi đền Thánh đức Tản Viên được xây dựng quy mô lớn năm 1848, thờ vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên) Sơn Tinh, đứng nhất trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian người Việt . Có lẽ, từ khi xuất hiện con người thì bàn thờ và nghi lễ cúng bái cũng được diễn ra theo, không chỉ trở thành tín ngưỡng, tâm linh mà còn là một biểu tượng văn hóa tốt đẹp.

    [​IMG]

    Còn một điều có thể khẳng định chắc chắn, nhân dân thời xưa có rất nhiều các lễ hội hàng năm. Đó cũng là một hình thức tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của cộng đồng, dân tộc đối với các vị thần. Lễ hội là dịp con người được trở về cội nguồn, có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Lễ hội đền Hùng, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Hội Phật Tích, hội Gióng, lễ hội chùa Bái Đính, Hội Lim, lễ hội Yên Tử, lễ hội bà chúa Xứ.. Bên cạnh đó người xưa còn có quan niệm đúng đắn" kẻ nào mang ơn người mà không nỡ phụ thì làm con ắt có hiếu, làm tôi ắt được trung ". Bởi vậy mà trong giáo dục Nho giáo xưa, bài học đầu tiên các người thầy dạy cho học trò mình cũng là bài học về lòng biết ơn, trọng nghĩa, lấy hai chữ" Trung Hiếu "làm trọng." Nhất tự vi sư bán tự vi sư ", rất nhiều học trò của cụ Chu Văn An như Phạm Sư Manh, Lê Quát.. đỗ đạt, giữ chức vụ cao trong triều đình nhưng vẫn một long kính phục thầy, luôn đến nhà thăm thầy vào các dịp lễ tết. Hay ông Lê Văn Thịnh đỗ đến chức Thái sư vẫn nhất mực cung kính chắp tay lạy tạ, quỳ gối trước thầy. Rồi các bậc bề tôi quyết trung thành với vua, những vị tướng" phá cường đich, báo hoàng ân "..

    [​IMG]

    Ngày nay xã hội chủ nghĩa bình đẳng, hòa bình; con người giao lưu, tiếp xúc cởi mở hơn, nhưng nét đẹp truyền thống" biết ơn "vẫn còn mãi. Vì đó là đẳng cấp cao nhất của một xã hội văn minh, và cũng là một tiêu chí đánh giá nhân cách con người. Những đứa trẻ nhỏ được dạy phải lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi. Mọi người hình thành tâm lí chung là sự tức giận, phẫn nộ trước những hành vi bất kính, vô lễ," qua cầu rút ván ". Là người Việt Nam, không ai không biết vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Mỗi khi nhắc đến Người, thế hệ đi sau ai ai cũng một long tôn kính, tự hào, như một lẽ tự nhiên, như một dòng máu đỏ chảy trong cơ thể. Thiếu niên nhi đồng nào cũng thích thú, háo hức khi được nghe kể chuyện về Bác, reo vui tên Bác. Không điều gì có thể lí giải được, phải chăng thật sự là bản năng, là tiếng vọng" biết ơn "từ sâu trong tâm hồn người?

    Chắc chắn là như vậy. Lòng biết ơn có thể làm con người ta trong sáng, thiện lương, thế giới tinh thần giản dị mà phong phú, ý nghĩa. Từ đó dẫn đến rất nhiều việc làm nghĩa tình thủy chung khác nhau trong cuộc sống, nhưng cùng chung một lòng báo ơn. Xã hội phát triển, người dân còn đi thăm các bảo tàng, khu di tích lịch sử, dãy phố cổ, lăng mộ tường thành xưa, như một cách khám phá, tìm về thời đại của những thế hệ đi trước. Mọi người ai cũng nhớ đến công lao của những con người vô danh đã khai sinh ra dải đất hình chữ S, rồi những vị anh hùng dẫn dân tộc ra khỏi bóng đêm nô lệ. Đến ngày hòa bình, độc lập như hôm nay, không ai lãng quên, vô tâm đối với những sự hi sinh cao cả ấy. Bao nhiêu con đường, dãy phố mang tên những con người có công với đất nước. Tên của Bác còn được đặt cho thành phố lớn thứ hai nước ta. Bao nhiêu bài hát, bài thơ, văn xuôi, truyện chữ lưu danh những người lính, anh bộ đội, vị tướng dũng cảm" quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ". Bao nhiêu đền miếu, nghĩa trang vẫn được người dân quanh năm bao đời chăm sóc khói nhang, thể hiện tấm lòng biết ơn vô hạn. Bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng được nhà nước tôn vinh, có chính sách giúp đỡ chăm sóc tuổi già. Bao nhiêu thương binh, liêt sĩ được hưởng đãi ngộ, được nhà nước ưu tiên, tặng quà, thăm hỏi vào những dịp đặc biệt. Những lễ hội vẫn được lưu truyền. 54 dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc đều có những ngày lễ hội riêng, nhưng bản sắc văn hóa riêng, thể hiện sự thiêng liêng và lòng thành kính với thế hệ đi trước. Năm 2021 vừa rồi là một năm đầy thử thách vì dịch bệnh, nhưng các ngày lễ lớn của dân tộc không vì thế mà bị lược bỏ, khẳng định nhân dân ta dù khó khăn vẫn không quên cội nguồn.

    [​IMG]

    " Cây có cội mới nảy cành xanh lá . Nước có nguồn mới biển cả sông sâu ". Biết ơn nguồn cội không chỉ dừng lại ở những việc tri ân, tưởng nhớ những thế hệ đi trước đã xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, mà mỗi người Việt Nam cũng phải thể hiện tấm lòng thành kính của mình với ông bà tổ tiên. Chẳng biết bắt đầu từ đâu, chỉ là từ rất xưa, người Việt Nam đã có tục đi tảo mộ vào những ngày cuối năm, và ngày nay tục lệ đó vẫn được giữ gìn, phát huy. Vào những ngày lễ Tết quan trọng, con cháu luôn làm mâm cơm tươm tất cúng bái, thắp hương cho ông bà, cụ kị đã khuất, có công sinh thành, xây đắp, vun vén gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó, nước ta có rất nhiều ngày lễ kỉ niệm, tri ân những ngành nghề cao quý như ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, ngày Đầu bếp Thế giới 20/10.. tất cả đó là dịp đặc biệt để tôn vinh, ghi nhận những thành quả, nỗ lực, cống hiến của mọi người cho sự phát triển của Việt Nam nói riêng.

    [​IMG]

    Bác Hồ đã nói, có nhiều thứ quý giá phải biết khoe ra, trưng ra, không được cất giấu trong rương trong hòm. Không chỉ là người lớn mà các em nhỏ cũng biết thực hiện lời Bác dặn, thể hiện tấm lòng biết ơn của mình, phát huy truyền thống" Ăn quả nhớ cây "của nhân dân ta." Cảm ơn "luôn là câu cửa miệng. Một lời thăm hỏi, động viên chân thành, ấm áp tình người cũng là minh chứng cho lòng biết ơn. Các bạn học sinh tri ân thầy cô ngày 20/11, biết giúp đơc cha mẹ, biết nghĩ đến cả bạn bè bên ta vui buồn, biết quý trọng hạt gạo người nông dân làm ra, biết mỉm cười yêu mến cả bác lao công quét rác.. Lòng biết ơn không nhất thiết phải là biếu tặng, đền đáp những thứ quà cao sang, mà bày tỏ lòng chân thành là tốt nhất.

    [​IMG]

    Có thể thấy, nhân dân ta từ trước đến nay luôn sống theo đạo lí" uống nước nhớ nguồn ". Trong cuộc sống, sông có thể cạn, núi có thể dời, lòng người có thể thay đổi liên tục, nhưng nền tảng đạo đức và những giá trị tốt đẹp của truyền thống vẫn mãi trường tồn với thời gian. Lòng biết ơn cũng vậy, rất kì diệu, rất đáng quý và đáng trân trọng." Kẻ trồng cây "có thể là gốc," người ăn quả"là ngọn, nhưng phát triển và kết hoa tạo quả ra sao một phần nhờ vào lòng biết ơn và thành kính. Tốt từ rễ, nay ngọn tiếp tục giữ gìn và phát huy, truyền thống biết ơn của dân tộc Việt Nam ta đang ngày càng được khơi dậy và làm sáng.

    [​IMG]
     
    Cuộn Len thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...