Bộ Đề đọc hiểu: Một đời người, một rừng cây - Lời bài hát Khi nghĩ về - Chủ đề nhân cách sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 26 Tháng tư 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Đề bài: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

    Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây.

    Khi nghĩ về một rừng cây, tôi thường nhớ về nhiều người.

    Trẻ trung như cụm hoa hồng, hồn nhiên như ngàn ánh lửa

    Chiều hôm khi gió về!

    **

    Cây đã mọc từ thuở nào, trên đồi núi thật cằn khô,

    Cây có hiểu vì sao, chim thường kéo về làm tổ

    Và em như cụm lan mọc, từ những cành cổ thụ già kia!

    Và tôi vẫn nhớ hoài một loài cây,

    Sống gần nhau thân mới thẳng, có một cây là có rừng

    Và rừng sẽ lên xanh, rừng giữ đất quê hương!

    **

    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?

    Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình

    Phải đâu may nhờ rủi chịu? Phải đâu trong đục cũng đành.

    Phải không em, phải không anh?

    **

    Chân lý thuộc về mọi người, không chịu sống đời nhỏ nhoi!

    Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người.

    Ngày đêm canh giữ đất trời, rạng rỡ như rừng mai nở chiều xuân.

    (Lời bài hát Một rừng cây một đời người, Trần Long Ẩn)

    Câu hỏi

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

    Câu 2 Nêu nội dung chính của văn bản.

    Câu 3. Ca từ bài hát thể hiện những suy ngẫm của nhân vật "tôi" về điều gì? Qua những suy ngẫm ấy, tác giả "xin hát" lời ngợi ca dành cho những con người như thế nào?

    Câu 4. Xét theo mục đích nói, câu "Phải không anh? Phải không em?" thuộc kiểu câu gì? Vì sao em biết? Chỉ ra mục đích nói của câu này?

    Câu 5. Vì sao tác giả lại đặt câu tự vấn: "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng. Gian khổ sẽ dành phần ai"

    Câu 6. Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của hai biện pháp tu từ nổi bật trong những câu sau:

    Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây.

    Khi nghĩ về một rừng cây, tôi thường nhớ về nhiều người.

    Trẻ trung như cụm hoa hồng, hồn nhiên như ngàn ánh lửa chiều hôm khi gió về!

    Câu 7. Những thông điệp tác giả gửi gắm qua lời bài hát?

    Câu 8. Từ câu "Chân lý thuộc về mọi người, không chịu sống đời nhỏ nho. Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ suy nghĩ về ý niệm trên

    [​IMG]

    Trả lời:

    (Đề kiểm tra môn ngữ văn, phần đọc hiểu lười bài hát khát vọng – Chủ đề nhân cách sống)


    Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt và chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản

    - Biểu cảm, nghị luận

    - Biểu cảm

    Câu 2 Nêu nội dung chính của văn bản.

    Từ cảm xúc về đời người, tác giả liên tưởng tới sức sống của cả một rừng cây trên đồi núi cằn khô. Đó cũng là suy ngẫm về nhân cách sống của con người.

    Câu 3. Ca từ bài hát thể hiện những suy ngẫm của nhân vật" tôi "về điều gì? Qua những suy ngẫm ấy, tác giả" xin hát "lời ngợi ca dành cho những con người như thế nào?

    - Bài hát thể hiện suy ngẫm của nhân vật" tôi "về sức sống của một rừng cây trên đồi núi khô cằn và cách sống của một người trong cuộc đời.

    - Từ đó, tác giả dành lời ngợi ca đến những người có cách sống đẹp: Xin hát về bạn bè tôi / Những người sống vì mọi người / Ngày đêm canh giữ đất trời

    Câu 4. Xét theo mục đích nói, câu" Phải không anh? Phải không em? "Thuộc kiểu câu gì? Vì sao em biết? Chỉ ra mục đích nói của câu này?

    -" Phải không anh? Phải không em? ": Là 2 câu nghi vấn

    - Dấu hiệu nhận biết: Trong 2 câu đều có từ nghi vấn" phải không "

    - Mục đích nói: Dùng để khẳng định, đề cao lẽ sống đẹp của con người.

    Câu 5. Vì sao tác giả lại đặt câu tự vấn:" Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng. Gian khổ sẽ dành phần ai "

    Vì:

    - Thói thường, nhiều người chỉ muốn nhận phần việc nhẹ nhàng, luôn tránh né, đùn đẩy khó khăn cho người khác, sống cá nhân, vị kỉ. Nhưng đây là lối sống tiêu cực, sẽ bị xã hội đào thải.

    - Vì cá nhân không sống riêng lẻ, tách rời cộng đồng

    - Vì cá nhân muốn có môi trường, điều kiện sống, làm việc tốt thì chỉ khi cộng đồng tốt, đất nước tốt

    - Nếu ai cũng ích kỉ, so đo, tính toán, lẩn tránh trách nhiệm, thụ động, yếu hèn, không biết cống hiến cho đời thì con người tự tách mình khỏi cộng đồng, trở nên lạc lõng, cô độc, làm tổn hại đến tương lai của cộng đồng, đất nước.

    - Tác giả tự vấn, độc thoại để người đọc tự vấn và nhìn lại chính mình

    + Để khẳng định, nhắn nhủ chân thành, tha thiết về ý thức trách nhiệm của mỗi người có lẽ sống đẹp, biết gánh vác biết chia sẻ, biết sống cống hiến. Đó là những con người có nhân cách cao quý, có cuộc sống đáng trân trọng.

    Câu 6. Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của hai biện pháp tu từ nổi bật trong những câu sau:

    Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây.

    Khi nghĩ về một rừng cây, tôi thường nhớ về nhiều người.

    Trẻ trung như cụm hoa hồng, hồn nhiên như ngàn ánh lửa chiều hôm khi gió về!

    Các em chỉ ra 2 trong các biện pháp sau:

    - Điệp ngữ: Dạng điệp cấu trúc (khi nghĩ về.. tôi thường nhớ về) ; điệp từ (như)

    - So sánh: Trẻ trung như cụm hoa hồng, hồn nhiên như ngàn ánh lửa

    - Đảo ngữ (rừng cây – đời người từ dòng 1 xuống dòng 2)

    => tác dụng:

    + Gây ấn tượng, tạo tính vần, nhịp, làm ca khúc giàu tính nhạc điệu.

    +Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời ca

    + Để nhấn mạnh sự tương đồng giữa rừng cây và con người

    +Để ngợi ca sức trẻ và sự trong sáng hồn nhiên, lạc quan, yêu đời của con người cùng lối sống đoàn kết, biết cống hiến.

    + Để khẳng định giá trị thiêng liêng của một cuộc sống, một đời người. Vì vậy, mọi người cần biết quý trọng nó, cần biết sống ý nghĩa.

    Câu 7. Những thông điệp tác giả gửi gắm qua lời bài hát?

    - Thông điệp về ý thức của con người về trách nhiệm của cá nhân mình trước cộng đồng đang

    - Thông điệp về lẽ sống đẹp, sống cống hiến, sống vì mọi người, làm đẹp cho đời, cho đất nước và vì mọi người

    - Cần biết đoàn kết, chia sẻ, quan tâm tới mọi người.

    - Biết vượt lên khó khăn,

    - Không sống cuộc đời tầm thường, đơn điệu, thấp hèn

    - Không được vì lợi ích cá nhân mà ích kỉ, đùn đẩy, so bì và tìm cách thỏa mãn những tham vọng của cá nhân mình.

    Câu 8. Từ câu" Chân lý thuộc về mọi người, không chịu sống đời nhỏ nho. Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ suy nghĩ về ý niệm trên

    Định hướng:

    - Khẳng định sự cần thiết của lối sống đẹp, không chịu sống đời nhỏ nhoi và luôn sống vì mọi người.

    - Giải thích:

    + Chân lí là những sự thật hiển nhiên của loài người đã được kiểm tra, chứng minh bởi thực tiễn và luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian

    =Sống đời nhỏ nhoi: Chỉ cuộc sống an phận, ích kỉ, cá nhân, vô cảm, thiếu trách nhiệm, thụ động, hèn nhát.

    => đây là lý tưởng sống cần có của mỗi người, biết sống đẹp, hữu ích, sống cống hiến và sống trách nhiệm

    - Chứng minh:

    + Đây là le sống đẹp, thể hiện giá trị, nhân cách và cốt cách của mỗi người

    + Lẽ sống này sẽ càng bồi đắp cho con người nhiều phẩm chất quan trọng khác: Lạc quan, nhiệt huyết, nghị lực, bản lĩnh, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm.

    + Lẽ sống cao đẹp đó sẽ tạo bệ phóng cho bản thân có cuộc sống tốt đẹp, thành công, hạnh phúc

    +và góp phần quan trọng để vun đắp quan hệ tốt đẹp trong tập thể, cộng đồng, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa con người với nhau trong ra đình, tập thể, cộng đồng; làm tăng hiệu quả, nâng xuất công việc cho cả tập thể, cộng đồng.

    +Mỗi cá nhân sống mạnh mẽ và thành công thì sẽ tạo nền tảng để xây dựng xã hội đất nước lớn mạnh, hạnh phúc lâu bền.

    +Ngược lại, nếu sống thiếu trách nhiệm, không biết cống hiến cho đời thì con người tự tách mình khỏi cộng đồng, trở nên lạc lõng, cô độc, tạo nên lối sống ích kỉ, cản trở công việc chung và sự phát triển của xã hội..

    - Phê phán: Những người chỉ vì lợi ích riêng mình mà sống thờ ơ, vô cảm tách biệt với cộng đồng. Họ chỉ lo cho bản thân, không quan tâm đến cộng đồng, không muốn thực hiện trách nhiệm nào đối với tập thể. Những người như thế thật đáng chê trách.

    - Bài học:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng mười 2022
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề số 2:

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?

    Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình

    Phải đâu may nhờ rủi chịu? Phải đâu trong đục cũng đành.

    Phải không em, phải không anh?

    **

    Chân lý thuộc về mọi người, không chịu sống đời nhỏ nhoi!

    Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người.

    Ngày đêm canh giữ đất trời, rạng rỡ như rừng mai nở chiều xuân.

    (Lời trong sáng tác của nhạc sĩ Trần Long Ẩn)

    Câu hỏi:

    Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản trên

    Câu 2: Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

    Câu 3. Đặt nhan đề phù hợp cho văn bản trên

    Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung những câu:

    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai

    Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn:

    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?

    Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình

    Phải đâu may nhờ rủi chịu? Phải đâu trong đục cũng đành.

    Phải không em, phải không anh?

    Câu 6. Hãy nêu tên tác phẩm đã học có cùng quan điểm sống với đoạn trích trên

    Câu 7. Quan niệm sống tích cực được gợi lên từ lời bài hát trên là gì?

    Trả lời:

    Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản trên

    - Lối sống cống hiến của con người.

    Câu 2: Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

    - Đoạn thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (văn chương).

    Câu 3. Đặt nhan đề phù hợp cho văn bản trên

    - Lẽ sống đẹp

    - Chọn lẽ để sống

    - Nghệ thuật sống

    Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung những câu:

    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai

    - Những việc đơn giản nhẹ nhàng mà ai cũng chọn thì lấy đâu những con người dám xả thân, hy sinh để làm những việc khó khăn.

    - Câu hỏi mà tác giả đặt ra cũng chính là câu hỏi mà mỗi chúng ta tự hỏi. Hành động tự vấn chính là một ý thức sống. Qua đó khuyên mọi người cần biết xông pha, dám hy sinh bản thân mình, sống vì mọi người vì đất nước.

    Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn:

    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?

    Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình

    Phải đâu may nhờ rủi chịu? Phải đâu trong đục cũng đành.

    Phải không em, phải không anh?

    - Điệp ngữ: Điệp cấu trúc câu: "Ai cũng..", "phải đâu..", "phải không..".

    - Đối lập: Nhẹ nhành – gian khổ; may – rủi; trong - đục

    - Câu hỏi tu từ: "Phải không em, phải không anh?".

    =>Tác dụng:

    +Gây ấn tượng

    +Làm tăng sức gợi cảm

    +Làm nổi bật ý nghĩa nhắn nhủ tha thiết về sự cần thiết phải có lối sống cống hiến, sống vì mọi người.

    Câu 6. Hãy nêu tên tác phẩm đã học có cùng quan điểm sống với đoạn trích trên

    - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. (trích bài thơ Một khúc ca, Tố Hữu)

    Câu 7. Quan niệm sống tích cực được gợi lên từ lời bài hát trên là gì?

    - Không sống cuộc đời tầm thường, nhỏ nhoi

    - Cần biết sống vì mọi người.

    - Biết gánh vác, đoàn kết, chia sẻ, quan tâm.

    - Biết không an phận, biết vượt lên khó khăn, biết sống cống hiến, làm đẹp cho đời và vì mọi người.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...