Bộ đề kiểm tra đọc hiểu đoạn trích: Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 19 Tháng hai 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi:

    "Có một câu nói là:" Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay ". Ý tưởng nhiều vô kể. Nhiều người có được ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói:" Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: Nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, bảo sẽ thất bại hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả. "

    Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu:" Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi ". Nếu không đi thì đường ở đâu mà có.

    Cho nên, câu khẩu hiệu của Nike là:" Just do it ". Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay trở lại. Thay vì chần chừ, đắn đo, sợ hãi, tại sao không bước ra ngoài và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông ta ngày trước thì học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên.

    Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để phát triển khả năng hành động không cần phải làm gì lớn lao, mở nhà trọ hay mở công ty.

    Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một.

    Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên".

    (Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? , Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2018)

    Đề bài:

    Bộ đề kiểm tra đọc hiểu phần văn bản văn học, môn ngữ văn - Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu)

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2. Tìm câu văn thể hiện chủ đề của đoạn trích.

    Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói "con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay"?

    Câu 4. Tác giả khuyên người trẻ "Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì" vì những lí do nào?

    Câu 5. Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả về cách phát triển khả năng hành động ở người trẻ tuổi: "Không phải làm điều gì lớn lao (). Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một"? Vì sao?

    Câu 6. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến "Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên" hay không? Vì sao?

    Câu 7. Dựa vào đoạn trích, anh/ chị hãy nêu cách hiểu về câu nói của nhà văn Lỗ Tấn: "Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi".

    Câu 8. Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên là gì? Vì sao?

    Câu 9.

    Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc-hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của hành động với những người trẻ tuổi.

    Đáp án

    (Bộ đề kiểm tra đọc hiểu phần văn bản văn học, môn ngữ văn - Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu)


    Câu 1.


    Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

    Câu 2.

    Tìm câu văn thể hiện chủ đề của đoạn trích.

    - Câu văn thể hiện chủ đề của đoạn trích: Hãy làm đi.. Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên.

    Câu 3.

    Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói "con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay"?

    -N ghĩa của câu nói:

    + cái đầu: Chỉ suy nghĩ, ý tưởng, chí hướng, mong muốn

    + "bàn tay" : Chỉ hành động, hoạt động, việc làm cụ thể, thực tế

    - >Câu nói nêu nhận định rằng từ suy nghĩ, ý tưởng, dự định đến hành động, việc làm thực tế luôn là một quá trình lâu dài và khó khăn.

    Câu 4.

    Tác giả khuyên người trẻ "Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì" vì những lí do nào?

    Tác giả khuyên người trẻ "Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì", lí do:

    - Vì tuổi trẻ là tuổi năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm nhất

    - Vì độ tuổi trẻ chỉ đến một lần, năm tháng qua đi là không trở lại.

    - Vì từ lý thuyết đến thực hành, từ nghĩ đến làm là hai chuyện hoàn toàn khác biệt. Nên học phải đi đôi với hành; kết quả phản ánh qua hành động, qua thực hành.

    Câu 5.

    Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả về cách phát triển khả năng hành động ở người trẻ tuổi: "Không phải làm điều gì lớn lao (). Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một"? Vì sao?

    *Định hướng: Học sinh có thể nêu ý kiến đồng tình, không đồng tình hoặc nửa đồng tình, nửa không đồng tình; tuy nhiên cần có lí giải thuyết phục, hợp lí.

    *Đáp án:

    - Đồng tình: Để phát triển khả năng hành động ở người trẻ tuổi, chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một ". Vì:

    + Vì không phải ai cũng có đủ điều kiện, trí, tài, lực để làm những điều lớn lao.

    + Vì làm những điều lớn lao thường dễ bị thất bại hơn. Và khi đấy sẽ dễ mất niềm tin vào khả năng hành động của mình và bị thui chột ý chí hành động.

    + Vì làm từ việc nhỏ, làm những việc vừa sức sẽ dễ thành công hơn; sẽ giúp ta rèn luyện bản thân hơn, giúp dễ dàng từng bước thực hiện được mục tiêu hơn, tuy chậm, tốn thời gian, nhưng chắc chắn thành công.

    - Đồng tình một phần, vì:

    + Vì cần bắt đầu từng bước nhỏ một" sẽ giúp ta rèn luyện bản thân hơn, giúp dễ dàng từng bước thực hiện được mục tiêu hơn, tuy chậm, tốn thời gian, nhưng chắc chắn thành công.

    + Nhưng cũng cần "phải làm điều gì lớn lao" thì mới giúp ta biết đột phá, biết vượt qua thử thách lớn, rèn luyện năng lực hành động; từ đó đạt kết quả cao hơn, sớm thành công hơn, mới khẳng định được khả năng và vị thế của mình hơn.

    Câu 6.

    Anh/ chị có đồng tình với ý kiến "Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên" hay không? Vì sao? Đồng tình với ý kiến trên. Vì:

    - Vì đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là cần thiết, quan trọng, để giúp bản thân thực hành, làm việc hiệu quả hơn và rút ngắn được thời gian làm việc hơn.

    - Phải hành động, phải thực hành mới giúp kiến thức được vận dụng vào đời sống, mới giúp bản thân phát triển các kĩ năng.

    - Vì từ lý thuyết đến thực hành, từ nghĩ đến làm là hai chuyện hoàn toàn khác biệt. Vì kết quả phản ánh qua hành động, qua thực hành. Nên học phải đi đôi với hành.

    Câu 7

    Dựa vào đoạn trích, anh/ chị hãy nêu cách hiểu về câu nói của nhà văn Lỗ Tấn: "Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi".

    Câu nói của nhà văn Lỗ Tấn, hiểu là:

    - Nghĩa đen: Những con đường trên mặt đất vốn không tự nhiên có; nghĩa là con đường hình thành do con người đi nhiều, đi quen, đi lâu ngày thtì sẽ tạo thành đường đi, lối đi

    - Nghĩa bóng: "Đi mãi: Chỉ sự kiên kì, cố gắng làm việc, hành động, theo đuổi mục tiêu;" đường"chỉ thành quả, kết quả. Câu nói khẳng định mọi thành quả, thành công của con người trong cuộc sống không tự nhiên có được, mà đạt được là từ quá trình làm việc, hành động và kiên trì, cố gắng của con người.

    Câu 8 .

    Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên là gì? Vì sao?

    - Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên là Hãy hành động.

    Vì:

    - Phải hành động, phải thực hành mới giúp bản thân phát triển các kĩ năng, mới đạt được kết quả, thành quả.

    - Hành động mới khẳng định được bản thân, mới giúp ta có cuộc sống như ý.

    Câu 9.

    Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc-hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của hành động với những người trẻ tuổi.

    Định hướng


    Triển khai thành đoạn văn nghị luận. Cần đảm bảo các ý:

    - Giải thích: Hành động là những việc làm tác động giữa con người và các chủ thể nhằm tạo ra sản phẩm và để đạt được một kết quả tốt.

    - Phân tích:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...