NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ - NGUYỄN TUÂN – 1. Hình ảnh con sông Đà A) Tính hung bạo, dữ dội của dòng sông Thác trên sông Đà rất cao - "Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt". - "Nghe như là oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa". Dòng chảy sông Đà rất hẹp - "Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu" - "Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên". Sông Đà có nhiều mặt ghềnh - "Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn nhè suốt năm như lúc nào cũng muốn đòi nợ xuýt". Hút nước trên sông rất nguy hiểm - "Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc". - "Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới". Đá trên sông cũng biết lập trận địa để đón đánh thuyền vượt sông - Đá "dựng vách thành". - Đá sông Đà "từ ngàn năm đã mai phục hết trong lòng sông". - Vòng 1 "trùng vi thạch trận", "mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ ở phía tả ngạn sông". - Vòng 2 "tăng thêm nhiều cửa tử.. cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn", với "dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh". - Vòng 3 "ít cửa hơn, bên phải bên trái toàn là luồng chết cả". B) Sông Đà – Dòng sông thơ mộng, trữ tình Nhìn từ trên cao, sông Đà có hình dáng rất mềm mại - "Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân". Sông Đà có màu nước thay đổi theo mùa - "Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen". Sông Đà có màu nắng nên thơ - "Con sông Đà gợi cảm" - "Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân". - "Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi:" Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu ". Cảnh vật ven sông rất gợi cảm -" Một đàn hươu nai cúi đầu ngốn những búp cỏ gianh đẫm sương đêm " -" Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa ". 2. Hình ảnh người lái đò sông Đà A) Ngoại hình -" Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khùynh khùynh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù. " B) Tính cách Ông lái đò rất lão luyện trong nghề chèo đò -" Trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như là đóng đanh vào lòng tất cả những con thác hiểm trở. Sông Đà đối với ông lái đò như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng ". Ông lái đò rất kiên cường, dung cảm, tỉnh táo vượt qua trùng vi 1 -" Cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái ". Ông lái đò rất linh hoạt, khéo léo, bình tĩnh vượt qua trùng vi 2 -" Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. " Ông lái đò là người nghệ sĩ tài hoa trên sông nước khi vượt qua trùng vi 3 -" Phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở, cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái lượn được. " Sau cuộc chiến đấu, Ông lái đò khiêm nhường, ung dung tự tại -" Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh.. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ."
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? - HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG - Bấm để xem A. Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên 1. Sông Hương nơi thượng nguồn có vẻ đẹp mãnh liệt a. Sông Hương có vẻ đẹp mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính - "Một bản trường ca của rừng già rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt vượt qua ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu" - "Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại" - "Bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng" b. Sông Hương có vẻ đẹp dịu dàng và say đắm - "Dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng" 2. Sông Hương về đến đồng bằng đã thay đổi hẳn về tính cách a. Sông Hương đẹp ở dòng chảy - "Sông Hương đổi dòng liên tục", - "Trôi đi giữa hai dãy đồi, uốn mình theo những đường cong thật mềm" b. Sông Hương mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ - "Người mẹ phù sa" 3. Sông Hương khi gặp thành phố Huế mang một vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình a. Sông Hương về đến ngoại vi Huế - "người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại" - "Mềm như tấm lụa với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi" - "Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" - "Những rừng thông u tịch, những lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn" - "Tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà" b. Sông Hương trong lòng thành phố Huế - Sông Hương mang vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng + "chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non" + "trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội" - Sông Hương đẹp ở dòng chảy thật chậm + "Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế" + "một tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya" 4. Sông Hương khi rời thành phố Huế mang vẻ đẹp thi vị, lãng mạn. a. Sông Hương mang vẻ đẹp mơ màng + "Sông Hương" mơ màng trong sương khói đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ " b. Sông Hương mang vẻ đẹp của lòng vấn vương -" Nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh cổ xưa.. khúc quanh này thực bất ngờ.. Đấy là nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. " -" Người tình dịu dàng và chung thủy ". -" Nàng Kiều trong đêm tình tự "," trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề " -" Lời thề ấy khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian ; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở ". B. Vẻ đẹp của sông Hương nhìn từ phương diện lịch sử 1. Thời chiến: Sông Hương - dòng sông anh hùng -" Đã sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX " -" Đi vào thời đại cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.. trong mùa xuân Mậu Thân 1968 " 2. Thời bình: Sông Hương mang vẻ đẹp giản dị như –" người con gái dịu dàng của Đất nước " -" Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thật của dòng sông.. " C. Vẻ đẹp của sông Hương nhìn từ phương diện văn hóa 1. Sông Hương đẹp trong âm nhạc -" Một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya ", -" Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu " 2. Sông Hương đẹp trong thi ca " Dòng sông trắng – lá cây xanh " " Như kiếm dựng trời xanh " " Cô ơi! Tháng rộng ngày dài Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng Trên dòng Hương giang.. " 1. Sông Hương đẹp trong tên gọi -" Người dân hai bên bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống sông cho làn nước thơm tho mãi " D. Vẻ đẹp của Sông Hương gắn liền với Huế - một di sản văn hóa của nhân loại -" Các trung tâm lớn của chúng ta về lịch sử, văn hóa, học thuật, về chính quyền rất nhiều. Phải hiểu rằng Huế là một thành phố kết hợp tất cả những cái đó, giống như các thành phố Luân Đôn, Paris, Berlin.."
VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI - Bấm để xem I. Nhân vật Mị 1. Nỗi khổ nhục - "Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". - "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi". - "Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày". - "Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi". 2. Trong đêm tình mùa xuân - "Những đêm tình mùa xuân đã tới". - "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi". - "Lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng". - "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước". - "Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra". - "Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường"... " Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo". - "Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách". - "A Sử trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xòa xuống, A Sử quấn luôn tốc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa". - "Tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa". 3. Khi cởi trói cho A Phủ - "Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa". - "Ngọn lửa sưởi bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". - "Nhìn thấy tình cảnh như thế. Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng xuống cổ không biết lau đi được". - "Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác." - "Cơ chừng này, chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết.. Người kia việc gì mà phải chết thế". - "Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây". II. Nhân vật A Phủ - "Anh của A Phủ, em của A Phủ chết, bố mẹ A Phủ cũng chết. Còn sót lại có một mình A Phủ". - "A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp. A Phủ trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài. Đi làm cho nhà người, lần lữa mùa này qua mùa khác". - "A Phủ đã biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo. A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa". - "A Phủ không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc. A Phủ không thể lấy nổi vợ". - "A Phủ phải đi ở trừ nợ cho nhà quan thống lí Pá Tra. Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng".
VỢ NHẶT - KIM LÂN - Bấm để xem I. Không khí nạn đói năm 1945 - "Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào.. những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ". - "Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào, người trong làng đi chợ, đi làm đồng, không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người." - "Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa". - "Chúng nó ngồi ủ rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích'. -" Dưới những gốc đa gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. " -" Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không ". II. Nhân vật Tràng -" Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú, vừa dữ tợn ". -" Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh ". -" Người trong xóm lạ lắm. Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán ". -" Mới đầu anh chàng cũng chợn nghĩ thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng.. " -" Trong một lúc, Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên.. " -" Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng ". -" Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn ngỡ ngàng như không phải ". -".. bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng.. " -" Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động ". -" Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng ". -" Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này ". -" Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm ". III. Bà cụ Tứ -" Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn ". -" Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? " -" Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dung bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. " -" Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình ". -" Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì.. Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? " -" Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được.. May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? " -" Thôi thi các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng. " -" Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? " -" Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá.. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau ". -" Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá ". -" Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm ra chuối thái rối, và mỗi đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này. " IV. Người vợ -" Hôm nay Thị rách quá, quần áo tả tơi như tổ đỉa, Thị gày xọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt ". -" Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. " " Tràng nom Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh".
RỪNG XÀ NU - NGUYỄN TRUNG THÀNH - Bấm để xem I. Hình tượng rừng xà nu - "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn". - "Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời." - "Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng." - "Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi". - "Đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã. Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng". - "Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đó nó giết hết rừng xà nu này". - "Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra những vết thương đang đọng lại, long lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê". - "Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời". II. Hình tượng người dân làng Xôman 1. Tnú - "Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô man này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta". - "Có lần thua Mai, nó đập bể cái bảng nứa trước mặt Mai và anh Quyết, bỏ ra suối ngồi một mình suốt ngày"... " Nó cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng". - "Giặc vây các ngả đường, nó leo lên một cây cao nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây. Qua sông, nó không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác bang bang như một con cá kình". - ".. họng súng của thằng giặc phục kích chĩa vào tai lạnh ngắt, Tnú chỉ kịp nuốt luôn cái thư". - "Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn". - "Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính. Anh không biết đã làm gì. Chỉ thấy thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân". - "Anh suy nghĩ, ngạc nhiên tự thấy mình rất bình thản". - "Đứa con chết rồi. Mai chắc cũng chết rồi, Tnú cũng sắp chết. Ai sẽ làm cán bộ? Đến khi có lệnh Đảng cho đánh, ai sẽ làm cán bộ lãnh đạo dân làng Xôman đánh giặc?" - "Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục". - "Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc". - "Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chat ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi." - "Anh không kêu lên. Anh Quyết nói:" Người cộng sản không thèm kêu van ". Tnú không them kêu van". - "Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn". 2. Cụ Mết - "Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng. Ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn". - "Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!.." - "Cụ Mết nói: Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn." - "Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông.. đốt lửa lên!" 3. Dít - "Chỉ có con Dít nhỏ, lanh lẹn, cứ sẩm tối lại bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên.." - "Chúng nó để cho con bé đứng giữa sân, lên đạn tôm xông rồi từ từ bắn từng viên một.. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng, bình thản như đôi mắt chị bí thư bây giờ vậy". - "Hai hàng lông mày đậm đến che tối cả đôi mắt mở to, bình thản, trong suốt". - "Chị Dít là bí thư chi bộ chớ. Một người làm hai việc, làm luôn cả chính trị viên xã đội nữa".
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH - NGUYỄN THI - Bấm để xem I. Nhân vật Việt - "Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với". - "Sao hồi nãy chị ngăn tôi? Người ta mười tám rồi mà nói chưa.." - "Việt khẽ ngóc đầu lên nhìn bàn thờ. Từ nãy giờ đang mải với ý nghĩ má đã về, nghe chị hỏi, Việt lại tin má về ngồi đâu đó thật". - "Việt đi câu ít con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang nhà chú. Chị Chiến nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập, con lại đưa má về.. -" Việt thấy thương chị lạ ". -" Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai ". -" Ước gì bây giờ lại được gặp má.. Cái cảm giác một mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mông nhất, trong đêm thứ hai này, khi Việt cảm thấy không còn bò đi được nữa, khi những hình ảnh thân yêu thường kéo đến.. Bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo bao tròn lấy Việt ". -" Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như gõ mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng Khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. - "Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sang nổ súng". - "Chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội và những mũi lê nhọn hoắt trong đêm đang bắt đầu xung phong". II. Nhân vật Chiến - "Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành.. Đến Tết này nó mới được mười tám anh à! Em nói để em đi trước." - "Tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à." - "Trong đêm vui náo nức này.. chị Chiến cũng không ngủ được. Cả chị cả em cũng nhớ đến má. Hình như má cũng đã về đâu đây". - "Chị em mình đi thì thằng út sang ở với chú Năm. Còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học. Giường ván cũng cho xã mượn làm ghế học". - "Còn năm cong ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má, giờ mình đi trao lại chi bộ đặng chia cho cô bác khác mần nghen." - "Còn cái bàn thờ má em tính gửi đâu? Gởi sang chú Năm cho thằng Út nó coi chừng hay để chị hai về đem đi?" - "Ba má không theo con thì theo ai, nhưng mà cũng phải tính cho đâu ra đó chớ". - "Tao cũng lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy". - "Hai chị em khiêng má bang tắt qua dãy đất cày ở trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi lệ lội hết đồng này sang bưng khác". - "Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non" III. Nhân vật chú Năm - "Hai đứa cháu tôi nó một lòng theo Đảng như vậy, tôi cũng mừng". - "Thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu". "Tao vẫn giữ (cuốn sổ gia đình).. tao sẽ ghi cho hai đứa bây từng ngày".
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - NGUYỄN MINH CHÂU - Bấm để xem I. Phát hiện một thiên nhiên tuyệt mĩ - "Một cảnh" đắt "trời cho.. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh nắng mặt trời chiếu vào". - "Khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hôn". II. Phát hiện một cảnh thực 1. Người chồng - "Người đàn ông đi sau. Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ, đi chân chữ bát, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ". - "Hùng hổ, mặt đỏ gay.. dùng chiếc thắt lưng (của lính ngụy ngày xưa) quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm rang nghiến ken két:" Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ! " -" Dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát ". 2. Người vợ -" Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, cao lớn, thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt. Tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng ". -" Từ nhỏ tuổi, tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt sau một bận lên đậu mùa ". -" Vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn ". -" Để lộ cái vẻ sắc sảo.. chỉ vừa đủ để kích thích trí tò mò của chúng tôi ". -" Tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ ra bên ngoài ". -" Cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã: Phác, con ơi! Miệng mếu máo.. những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt ". -" Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó ". -" Chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn.. cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc ". -" Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn.. trước kia, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối ". -" Cũng nghèo khổ túng quẫn đi vì trốn lính.. Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được ". -" Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu.. Giá ma lão uống được rượu.. thì tôi còn đỡ khổ. Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão.. đưa tôi lên bờ mà đánh. - "Các chú không phải đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào la nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông". - "Cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rổi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình". - "Vui nhất là lúc ngồi nhìn đám con chúng tôi nó được ăn no". 3. Đứa con (Phác) - "Tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ, và không khéo sẽ còn hành hạ mụ cho đến khi chết". - "Ở với ông ngoại, thằng bé sướng hơn ở trên thuyền với bố mẹ. Nhưng hễ rời ra là nó trốn về.. Tuyên bố với các bác.. rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh". - "Như một viên đạn trên đường lao tới đích, nó nhảy xổ vào cái lão đàn ông giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng" 4. Phùng - "Mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh.. tấm lưng bạc phếch có miếng vá.."
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - LƯU QUANG VŨ – Bấm để xem 1. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác A) Hồn Trương Ba đau khổ, bế tắc khi lâm vào bi kịch phải sống nhờ vào thân xác hàng thịt - Trương Ba muốn rời khỏi xác hàng thịt · "Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta muốn rời xa mi tức khắc!" - Trương Ba ghê tởm xác hàng thịt · "Mày.. chỉ là xác thịt âm u đui mù.. chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!.." - Trương Ba bị xác hàng thịt lấn át · "Mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át. Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?" B) Xác hàng thịt khẳng định sức nặng của mình - Xác thịt có "tiếng nói", có sức mạnh · "Xác thịt có tiếng nói đấy!.. có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!" · "Tôi đã cho ông sức mạnh! Ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông tóc máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi.." - Xác hàng thịt khuyên hồn Trương Ba nên chấp nhận, quy phục · "Tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới! Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan.." - Xác hàng thịt đề cao tầm quan trọng của thân xác · "Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cái cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác.." 2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân A) Vợ Trương Ba vì quá đau khổ nên muốn bỏ đi thật xa.. · "Có lẽ tôi phải đi.. Đi cấy thuê làm mướn ở đâu cũng được, đi biệt.. (rưng rưng).. Còn hơn là thế này.. Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa, ông biết không.. Tôi không còn giúp gì ông được, tốt nhất là.. là.. không có tôi nữa, cũng không có khu vườn nữa." B) Cái Gái không còn nhận hồn Trương Ba là ông nội · "Tôi không phải là cháu của ông!" · "Bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫm lên lát cả cây sâm quý mới ươm! Ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy!" C) Chị con dâu hiểu nỗi khổ của hồn Trương Ba và vợ Trương Ba từ khi hồn Trương Ba mượn xác hàng thịt - "Thầy đừng giận con trẻ.. Đêm nào nó cũng khóc thương ông.. Nó cất giữ nâng niu từng chút kỉ niệm của ông.. Chỉ tại nó nghĩ thầy không phải ông nội của nó, con dỗ dành thế nào nó cũng không nghe.. Khổ thân thầy! Con biết giờ thầy khổ hơn xưa nhiều lắm.. Mà u con cũng khổ hơn nhiều lắm.." D) Trương Ba hiểu được nỗi khổ của bản thân mình và của người thân. - "Thầy đã làm u khổ. Có lẽ cái ngày u chôn xác thầy xuống đất, tưởng thầy đã chết hẳn, u cũng không khổ bằng bây giờ". 3. Cuộc đối thoại với Đế Thích A) Đế Thích - Đế Thích thừa nhận bản thân mình chưa được sống "là mình" · "Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo cái điều tôi nghĩ bên trong." - Đế Thích đề nghị hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị · "Tôi sẽ làm cho hồn ông nhập vào xác cu Tị. Như vậy là anh hàng thịt được sống, hồn ông vẫn có chỗ trú, mà cái thân thể bé nhỏ của cu Tị sẽ không bị mất đi". B) Hồn Trương Ba - Hồn Trương Ba xin Đế Thích cho hồn Trương Ba thoát khỏi xác hàng thịt · Tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được! Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn ". - Hồn Trương Ba từ chối kiểu sống chắp vá gượng ép, không nhập vào xác cu Tị ·" Bà nhà tôi, bạn bè tôi cùng lứa với tôi.. lần lượt nằm xuống.. Mình tôi giữa đám người hậu sinh.. Tôi sẽ như ông khách ngồi dai ở nhà người ta, mọi khách khứa đã về cả rồi, mình vẫn dầm dề nán lại.. " - Hồn Trương Ba xin Đế Thích cho hồn Trương Ba thoát khỏi cuộc sống giả tạo, chết thật để hoàn thiện nhân cách, để được là chính mình. ·" Từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi trở lại thanh thản, trong sáng như xưa.. " 4. Đoạn kết: Trương Ba mất nhưng ông vẫn sống trong lòng những người thân yêu - Xác Trương Ba không còn nhưng hồn Trương Ba vẫn bất tử ·" Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu " ·" Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây Cái Gái nâng niu.. " - Trương Ba là niềm tự hào của thế hệ sau ·" Cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn."