Tổng hợp đề kiểm tra + đáp án môn ngữ văn 10 sách mới

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 29 Tháng sáu 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    ĐỀ SỐ 1

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

    Thời gian làm bài: 90 phút

    I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    GIẾT CON SƯ TỬ Ở NÊ-MÊ[1]

    Thuở ấy ở Nê-mê có một con sư tử to lớn hung dữ gấp mười lần con sư tử ở Xi-tê-rông[2] . Bố nó chính là tên Đại khổng lồ Ty-phông, đã có lần quật ngã Dớt[3] . Mẹ nó là Ê-chit-na, một con quỷ cái nửa người nửa rắn. Các anh em sư tử cũng đều là những loại ghê gớm cả. Nữ thần Hê-ra[4] đã nuôi con sư tử này và đem thả vào vùng Nê-mê. Ác thú sống trong một cái hang có hai lối: Một lối ra, một lối vào. Ngày ngày nó xuống đồng cỏ bắt gia súc, phá hoại mùa màng của nhân dân. Sư tử Nê-mê còn khác sư tử Xi-tê-rông ở chỗ không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng da nó được. Hê-ra-clet làm thế nào để trị được con quái vật này? Các vị thần luôn luôn theo dõi giúp đỡ người anh hùng. Thần A-pô-lông cho chàng một cây cung và một ống tên. Thần Héc-mes cho chàng một thanh gươm dài và cong. Thần Hê-phai-tôx rèn cho chàng một bộ áo giáp vàng. Còn nữ thần A-then-na ban cho chàng một bộ quần áo do tự tay nàng dệt lấy vải may thành áo, thành quần rất đẹp. Đây là cây chùy gỗ tự tay chàng làm lấy trước khi đi diệt trừ ác thú ở Xi-tê-rông. Hồi ấy chàng tìm thấy một cây gỗ to và quý ở trong một khu rừng già. Cây gỗ rắn như sắt, chắc như đồng khiến chàng nghĩ tới có thể sử dụng nó làm một thứ vũ khí. Chàng bèn đốn cây chặt hết cành lá, chỉ lấy đoạn gốc để đẽo thành chùy. Chính với cây chùy này mà chàng hạ thủ được con sư tử Xi-tê-rông

    Nhưng lần giao đấu này với sư tử Nê-mê không dễ dàng như lần trước. Hê-ra-clet phải tìm đến tận hang ổ của con vật. Chàng rình mò, xem xét thói quen, tính nết của nó rồi nghĩ kế diệt trừ. Sư tử Nê-mê ở trong một cái hang có hai cửa, vì thế không dễ đón đánh được nó. Hê-ra-clet thấy tốt nhất là phải lấp kín đi một cửa, buộc nó phải về theo một con đường nhất định. Và chàng mai phục ngay trước cửa hang. Chờ cho con vật ra khỏi hang, chàng giương cung bắn. Những mũi tên của chàng lao vút đi trúng liên tiếp vào thân con ác thú nhưng bật nảy ra và quằn đi như bắn vào vách đá. Không còn cách gì khác là phải lao vào con ác thú giao chiến với nó bằng gươm, bằng chùy. Nhưng đến gần nó thì thật là nguy hiểm. Hê-ra-clet thận trọng trong từng đòn đánh con vật, vì chỉ sơ hở một chút thì người anh hùng sẽ biến thành bữa ăn ngon miệng cho sư tử. Lừa cho ác thú vồ hụt, chàng vung gươm bổ một nhát trời giáng xuống đầu nó. Nhưng ghê gớm làm sao, thanh gươm bật nẩy như khi ta chém dao xuống đá. Da con vật chẳng hề xây xát. Hê-ra-clet dùng chùy. Chàng hy vọng nện liên tiếp vào đầu nó thì nó sẽ không thể còn sức mà giao đấu với chàng. Nhưng chàng không thể nào nện liên tiếp vào đầu con vật. Chàng còn phải tránh những đòn ác hiểm của nó như quật đuôi, vả trái, tát phải, nhẩy bổ, lao húc.. Bây giờ thì chỉ còn cách vật nhau với nó. Hê-ra-clet lợi dụng một đòn tấn công hụt của ác thú, nhảy phắt lên lưng, cỡi trên mình nó, hai chân quặp lấy thân còn hai tay vươn ra bóp cổ, ấn đầu nó xuống đất. Con sư tử không còn cách gì đối phó lại được. Hai chân sau của nó ra sức đạp mạnh xuống đất để hất người ngồi trên lưng nó xuống, nhưng vô ích. Còn hai chân trước của nó chỉ biết cào cào trên mặt đất. Trong khi đó thì đôi bàn tay của Hê-ra-clet, như đôi kìm sắt thít chặt lấy cổ họng nó, khiến nó ngạt thở phải há hốc mồm ra và hộc hộc lên từng cơn. Chẳng bao lâu thì con thú yếu dần, cuối cùng chỉ còn là một cái xác. Thế là Hê-ra-clet vượt qua được một thử thách, lập được một chiến công kỳ diệu. Chàng muốn lột lấy bộ da sư tử làm áo giáp, dùng đầu sư tử làm mũ đội. Nhưng chẳng dao nào rạch được trên da con vật. Hê-ra-clet lấy luôn móng sắc con vật thay dao. Và chàng mặc bộ áo của chiến công ấy, đội chiếc mũ của vinh quang ấy, trở về Mi-xen báo công với nhà vua Ơ-rit-xtê. Với bộ áo bằng da sư tử Nê-mê, từ nay trở đi Hê-ra-clet trở thành vô địch, không vũ khí nào có thể làm chàng đứt thịt rách da. [..]

    Để ghi nhớ chiến công của người anh hùng Hê-ra-clet, nhân dân Hy Lạp sau này cứ hai năm một lần tổ chức Hội Nê-mê ở thung lũng Nê-mê thuộc đất Ác-gô-lit. Hội mở vào giữa mùa hè thường kéo dài độ ba đến bốn ngày để tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với thần Dớt. Sau cái nghi lễ tôn giáo là đến các trò thi đấu thể dục thể thao. Trong thời gian mở hội, các thành bang Hy Lạp tạm thời hòa hoãn các cuộc xung đột, các mối hiềm khích để vui chơi.

    Chú thích:

    [1] Giết con sư tử ở Nê-mê là kì công đầu tiên trong mười hai kì công của người anh hùng He-ra-clet trong Thần thoại Hy Lạp.

    [2] Theo Thần thoại Hy Lạp, trước khi lập mười hai kì công, Hê-ra-clet đã từng diệt trừ con sử tử hung dữ ở xứ Xi-tê-rông để bảo vệ đàn gia súc của cha và vua Tex-pi-ôx xứ Ter-pi.

    [3] Dớt: Vị thần có quyền lực tối cao trong Thần thoại Hy Lạp, chủ của điện Ô-lem-pơ.

    [4] Nữ thần Hê-ra là vợ của Thần Dớt.

    (Trích Mười hai kỳ công của Hê-ra-clet, Thần thoại Hy Lạp, Nguyễn Văn Khỏa, NXB Văn học, 2014, tr. 386-389)

    Lựa chọn đáp án đúng:

    1. Sự kiện chính được kể trong văn bản trên là gì?

    A. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Xi-tê-rông.

    B. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Nê-mê.

    C. Hê-ra-clet nhận vũ khí từ các vị thần.

    D. Hê-ra-clet được các thần giao sứ mệnh giúp loài người.

    2. Ai là người nuôi con sư tử Nê-mê?

    A. Thần Dớt.

    B. Thần A-pô-lông.

    C. Thần Héc-mes.

    D. Nữ thần Hê-ra.

    3. Con sư tử Nê-mê thường gây họa gì cho con người?

    A. Gây ra lũ lụt, mất mùa.

    B. Bắt dân xứ Nê-mê phải hàng năm phải hiến tế người.

    C. Bắt gia súc, phá hoại mùa màng.

    D. Gây thảm họa động đất, sóng thần.

    4. Hê-ra-clet hạ được con sư tử ở Nê-mê bẳng cách nào?

    A. Dùng vũ khí của các vị thần ban cho.

    B. Nhờ vào sự giúp sức của các vị thần.

    C. Dùng cây chùy mà chàng tự làm.

    D. Dùng chính đôi bàn tay của mình.

    5. Chi tiết Hê-ra-clet lấp kín một cửa hang của con sư tử Nê-mê cho thấy chàng là con người như thế nào?

    A. Thông minh.

    B. Dũng cảm

    C. Kiên quyết

    D. Tài hoa.

    6. Hình tượng sư tử Nê-mê có ý nghĩa gì?

    A. Tượng trưng cho lực lượng thống trị xã hội tàn ác.

    B. Chỉ những hiện tượng tự nhiên gây tai họa cho con người.

    C. Chỉ những các hiện tượng tiêu cực của xã hội.

    D. Tượng trưng cho những tính cách tiêu cực của loài người.

    7. Chiến công của Hê-ra-clet trong câu chuyện có ý nghĩa gì?

    A. Ca ngợi sức mạnh của nhà nước A-then cổ đại.

    B. Ca ngợi, tự hào về sức mạnh và trí tuệ của con người.

    C. Phản ánh những xung đột xã hội căng thẳng.

    D. Phản ánh công cuộc khám phá đại dương của người Hy Lạp cổ.

    Trả lời các câu hỏi:

    8. Theo bạn, có thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sư tử Nê-mê "không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng da nó được" trong văn bản hay không? Vì sao?

    9. Qua chi tiết Hê-ra-clet dù có đủ vũ khí được thần linh ban phát nhưng vẫn phải dùng chính đôi tay của mình để diệt trừ ác thú, bạn rút ra bài học gì?

    10. Sau khi diệt trừ con sư tử Nê-mê, Hê-ra-clet có được thêm bộ áo giáp và mũ hộ thân. Từ chi tiết này, bạn quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa thách thức và cơ hội? (Trả lời bằng 4-5 câu)

    II. VIẾT (4.0 điểm)

    Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của văn bản Giết con sư tử ở Nê-mê .

    ĐÁP ÁN

    Phần I: Đọc hiểu (Mỗi câu trắc nghiệm 0, 5 điểm)

    Câu 1: B

    Câu 2 :D

    Câu 3: C

    Câu 4 :D

    Câu 5: A

    Câu 6: B

    Câu 7: B

    Câu 8 (1.0 điểm)

    - Không thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sử tử Nê-mê "không cung tên, gươm dao nào đâm thủng, bắn thủng"

    - Vì nếu thiếu chi tiết này thì tác phẩm không thể miêu tả cuộc chiến giữa con người và ác thú căng thẳng, làm nổi bật thử thách của nhân vật chính; đồng thời, không thể tôn vinh sức mạnh của Hê-ra-clet.

    Câu 9 (1.0 điểm)

    - Nêu ra bài học cho bản thân.

    - Lí giải lí do bản thân nêu bài học ấy.

    Câu 10:

    - Nêu quan niệm của bản thân về mối quan hệ giữa thử thách và cơ hội.

    - Lí giải được những lí do nêu quan điểm như vậy.

    Phần II: Viết

    a . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.5 điểm)

    Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề . (0.5 điểm)

    Ý nghĩa, giá trị của văn bản Giết con sư tử ở Nê-mê.

    C. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (2.0 điểm)


    HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

    - Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nhân vật chính và nội dung bao quát của tác phẩm Giết con sư tử ở Nê - mê .

    - Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật:

    + Về nội dung, câu chuyện kể về một trong những kì công của Hê-ra-clet; thông qua đó, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Hy Lạp cổ; ngợi ca sức mạnh thể chất và trí tuệ của con người.

    + Về nghệ thuật, văn bản chứa đựng những đặc trưng của nghệ thuật cổ đại Hy Lạp: Sự phong phú của trí tưởng tượng; tính hấp dẫn, li kì của thử thách để làm bật những phẩm chất của nhân vật chính..

    - Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện (có thể là bài học dựa vào chính bản thân mình hoặc không ngại khi phải đương đầu với thử thách) / thể hiện sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của câu chuyện trong tác phẩm..

    d. Chính tả, ngữ pháp (0.5 điểm)

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. (0.5 điểm)
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    ĐỀ SỐ 2

    Bấm để xem
    Đóng lại
    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I-KHỐI 10

    NĂM HỌC 2022-2023

    MÔN THI: Ngữ văn

    (Thời gian làm bài: 90 phút)

    I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tật hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội.

    Bức xúc vì hạn hán kéo dài, ngày kia có một con Cóc kéo binh đoàn Gấu, Cọp, Cua, Gà và Ong lên thiên đình kiện Trời, đánh binh đoàn nhà trời tơi tả, đến Thần Sét cũng bại trận tan tành. Trời phải đích thân ra nghênh tiếp, và phát hiện ra Thần Mưa đã ngủ quên cả năm trời. Trời cuống quýt sai Thần Mưa xuống hạ giới làm mưa gấp. Rồi dặn Cóc rằng hễ trời hạn hán thì hãy nghiến răng, Trời sẽ biết mà làm mưa. Từ đó có câu:

    "Con cóc là cậu ông trời

    Ai mà đánh nó thì trời đánh cho"

    Sau vụ đó, Trời nhận ra công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay.

    Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại.

    Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặc biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai. Thần Gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trỗi dậy, đưa cá chép ào ào vượt qua cả ba đợt sóng tới Vũ Môn nhả ngọc hóa rồng. Do đó mà trong dân gian đã có câu ca dao về việc cá chép hóa rồng.

    "Mồng ba cá đi ăn thề

    Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn"

    (Theo Thần mưa - Thần thoại Việt Nam )

    Lựa chọn đáp án đúng:

    Câu 1: Trong văn bản trên, Thần Mưa được miêu tả là vị thần

    A. Hình dạng kì quặc, không có đầu

    B. Mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội

    C. Hình rồng, thường hút nước vào bụng, rồi bay lên trời cao phun nước

    D. Thân thể to lớn, bước một bước là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia

    Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu không đúng cách Thần Mưa làm ra mưa?

    A. Xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng

    B. Bay lên trời cao phun nước

    C. Làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ tốt tươi

    D. Phân phát nước cho mặt đất khi nghe Cóc nghiến răng

    Câu 3: Thần Mưa có tật xấu gì?

    A. Hay quên

    B. Ham chơi

    C. Lười biếng

    D. Bừa bãi

    Câu 4: Tật xấu ấy của Thần Mưa đã gây họa gì cho nhân gian?

    A. Gây ra lũ lụt, hạn hán.

    B. Gây ra cảnh kiện tụng

    C. Khiến binh đoàn nhà trời bị đánh tơi tả

    D. Khiến Thần Sét bại trận tan tành.

    Câu 5: Chi tiết con cá rô thi rồng bị rớt, con tôm nhảy sóng đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại.. cho thấy vượt vũ môn là công việc như thế nào?

    A. Thú vị

    B. Khó khăn

    C. Nhàm chán

    D. Dễ dàng

    Câu 6: Chi tiết cá chép hóa rồng có ý nghĩa gì?

    A. Tượng trưng cho sức mạnh siêu nhiên, thần bí

    B. Tượng trưng cho may mắn tự nhiên mà có

    C. Tượng trưng cho sự nỗ lực, thành công và may mắn

    D. Tượng trưng cho những khó khăn, thử thách cần vượt qua trong cuộc sống

    Câu 7: Truyện Thần Mưa có ý nghĩa gì?

    A. Phản ánh những xung đột giữa muôn loài.

    B. Phản ánh tư duy nhận thức của con người về "hạ giới" và "thiên đình"

    C. Giải thích nguồn gốc của một số câu ca dao

    D. Giải thích hiện tượng mưa lụt, hạn hán và hình dạng của một số loài thủy sản

    Trả lời các câu hỏi:

    8. Theo bạn, có thể lược bỏ chi tiết miêu tả: con Cóc kéo binh đoàn Gấu, Cọp, Cua, Gà và Ong lên thiên đình kiện Trời, đánh binh đoàn nhà trời tơi tả, đến Thần Sét cũng bại trận tan tành trong văn bản hay không? Vì sao?

    9. Bạn rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản?

    10. Sau ba lần vượt qua đợt sóng, cá chép đã vượt vũ môn thành công. Từ chi tiết này, bạn nghĩ gì về sự thành công trong cuộc sống? (Trả lời bằng 4-5 câu)

    II. VIẾT (4.0 điểm)

    Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của văn bảnThần Mưa .

    ĐÁP ÁN

    Phần I: Đọc hiểu (Mỗi câu trắc nghiệm 0.5 điểm)

    Câu 1: C

    Câu 2 :D

    Câu 3: A

    Câu 4: A

    Câu 5: B

    Câu 6: C

    Câu 7 :D

    Câu 8 (1.0 điểm)

    - Không thể lược bỏ chi tiết miêu tả: con Cóc kéo binh đoàn Gấu, Cọp, Cua, Gà và Ong lên thiên đình kiện Trời, đánh binh đoàn nhà trời tơi tả, đến Thần Sét cũng bại trận tan tành trong văn bản. Vì:

    - Đây là chi tiết tiêu biểu, quan trọng dẫn đến sự việc tiếp theo: Trời nhận ra công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa không làm hết, nên Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa .

    (Hoặc: Nếu thiếu chi tiết này thì tác phẩm không thể miêu tả cuộc thi rồng, làm nổi bật chiến thắng của cá chép)

    Câu 9 (1.0 điểm)

    - Nêu ra bài học cho bản thân.

    - Lí giải lí do bản thân nêu bài học ấy.

    Câu 10 (0.5 điểm)

    - Nêu suy nghĩ của bản thân về sự thành công trong cuộc sống.

    - Lí giải được những lí do suy nghĩ như vậy.

    Phần II: VIẾT

    a . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0, 5 điểm)

    Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề (0, 5 điểm)

    Ý nghĩa, giá trị của văn bản Thần Mưa.

    C. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (2.0điểm)


    HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

    - Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nhân vật chính và nội dung bao quát của tác phẩmThần Mưa .

    - Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật:

    + Về nội dung, câu chuyện kể về thần Mưa, nhằm lí giải những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong đời sống: Mưa lụt, hạn hán; cóc nghiến răng khi trời sắp mưa; hình dạng một số loài.. Qua đó thể hiện cách nhận thức và lý giải nguồn gốc các hiện tượng tự nhiên của người Việt xưa hết sức hồn nhiên, chất phác.

    + Về nghệ thuật, văn bản chứa đựng những đặc trưng của truyện thần thoại: Sự phong phú của trí tưởng tượng; tính hấp dẫn của các chi tiết tả thực kết hợp với tưởng tượng, hư cấu; nhân vật phi thường, tính cách đơn giản; được xây dựng bằng thủ pháp cường điệu, phóng đại..

    - Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện (có thể là bài học dựa vào chính bản thân mình hoặc không ngại khi phải đương đầu với thử thách) / thể hiện sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của câu chuyện trong tác phẩm..

    d. Chính tả, ngữ pháp (0, 5 điểm)

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ (0, 5 điểm)
     
    LieuDuong thích bài này.
  4. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    ĐỀ SỐ 3.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ NGỮ VĂN 10

    Bấm để xem
    Đóng lại
    PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (6, 0 ĐIỂM)

    Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    Giết con chó đầu rắn ở Léc nê

    Vừa ra khỏi cổng thành Tirynthe, Hê ra clet đã chuẩn bị ngay cho cuộc chiến sắp tới.

    Trong vương quốc của Ơ ri xtê, ai ai cũng nghe nói đến con chó đầu rắn ở Léc - nê. Dân thành Tirynthe vẫn tin chắc rằng nó còn dữ tợn hơn cả sư tử Némée.

    Hercule không sợ phải chạm trán với con chó đầu rắn. Vấn đề không phải là một con quái vật dị hình thì có nhiều sức mạnh. Con chó đầu rắn không hề giống bất cứ một động vật nào mà con người được biết: Nó có thân hình của một con chó khổng lồ với cái đầu rắn ngất ngưởng ở trên.

    Một già lão trong thành đã thề trước mặt Hercule rằng con quái vật này có những một trăm cái đầu. Một người khác thì lại bảo nó có năm đầu. Đa số còn lại thì bảo có chín cái đầu.

    Nhưng từ chín cái đầu này luôn phả ra một thứ mùi xú uế có thể giết chết ngay bất cứ ai ngửi thấy. Và máu của nó có thể coi là độc dược mạnh nhất mà con người từng biết.

    Hercule cũng biết rằng con chó đầu rắn này ẩn cư ở vùng đầm lầy Léc nê, cách biển và thành Argos chẳng bao xa. Ở đó, nó giấu mình rất kỹ khi đã quyết định tiêu diệt kẻ thù, hoặc bất chợt tấn công đàn gia súc trong vùng, phá hoại mùa màng, giết chết và hút máu bất cứ người hay vật nào trong tầm tay của nó. Người ta nói rằng nó là một con vật hết sức thông minh và khôn ngoan không gì sánh nổi, nó có trí tuệ của một vị thần.

    Nó là hiện thân của sự hận thù và chết chóc.

    Trong suốt một giờ đồng hồ, Hercule vừa đi vừa nghĩ ngợi mong tìm ra giải pháp có thể tiêu diệt được con quái vật ghê sợ này. Những bức thành Tirynthe mờ khuất dần sau lưng chàng.

    Trước mặt chàng, con đường đến Lerne như trải dài, trải dài mãi. ()

    (Lược 1 đoạn: Hê ra clet đến hang ổ của chó đầu rắn cùng với cậu bé Iolaos)

    Phải hành động ngay, không chậm trễ. Phải buộc con quái vật rời khỏi hang ổ. Nếu không, nó sẽ sinh ra lắm mưu mẹo khác.

    Hercule quyết định đốt lửa từ một đám sậy.

    Cây cỏ khô bén lửa, cháy lan ra tới tận bìa rừng.

    Khi Iolaos thấy Hê ra clet rút tên ra khỏi bao, cậu hiểu ngay mọi chuyện.

    Sau khi châm lửa vào đầu mũi tên, Hercule giương cung lên nhắm vào một hòn đảo trong đầm lầy. Rồi nhờ có sự giúp sức của Iolaos châm lửa vào mũi tên mà Hercule cứ bắn liên tiếp, cho tới khi đầm lầy biến thành một lò lửa. Một vòng tròn lửa và khói bao trùm hết đầm lầy, biến thành một biển lửa.

    Họ chẳng phải chờ đợi lâu. Sau vài phút, mặt nước biến động dữ dội, và như một đại dương nứt toác trước mặt họ, đầm lầy như chẻ ra làm đôi, con chó đầu rắn vùng lên.

    Nó dựng đứng trước hai người, chín cái đầu hung dữ hăm dọa, chín cái mồm thè lè lưỡi, kêu gào, phát ra mùi hết sức hôi hám.

    Hercule rút gươm chém một nhát vào cái đầu gần nhất của con rắn trong tầm tay của mình.

    Cái đầu vừa rơi xuống, tức thì hai cái đầu khác mọc lên từ vết thương, to lớn và đáng sợ không kém.

    Iolaos thụt lùi. Hercule chém thêm một nhát nữa, lại có hai cái đầu khác mọc ngay ra.

    - Iolaos! - Hercule hét to át cả tiếng kêu của con thú. - Mang cho bác một cây củi đang cháy, mau lên!

    Trong lúc Iolaos chạy đi kiếm đuốc, Hercule chém đứt một cái đầu nữa của con quái vật.

    Chàng hét lên:

    - Đốt cái cổ này! Đốt ngay cái cổ này!

    Iolaos vừa kịp giơ đuốc lên gí vào cái cổ còn đương chảy máu. Và không có cái đầu nào mọc lên nữa cả.. Hai bác cháu say sưa với trận chiến, con vật ngày càng trở nên hung tợn. Từng cái đầu rơi xuống, và Iolaos lại đốt ngay tắp lự.

    Con chó đầu rắn nghiêng ngả, nó mất đi phần lớn sức mạnh và mất nhiều máu.

    Nhưng vẫn còn một cái đầu lớn nhất bọn, cái đầu được truyền thuyết coi là bất tử. Hercule phải lấy hết sức bình sinh chém mạnh nhiều nhát, rồi bỏ kiếm, vơ ngay ngọn đuốc đốt cháy cái cổ nguy hiểm cuối cùng của con vật.

    Con vật co giật một lúc rồi ngã uỵch xuống bờ đầm lầy. Sau những cố gắng cuối cùng, con chó đầu rắn đã khuất phục. Nhưng để cho nó chết hẳn, phải chôn cái đầu bất tử của con quái vật này xuống một tảng đá hình đầu chó, truyền thuyết đã khẳng định như vậy.

    Hercule thu dọn vũ khí, bỏ đầu quái vật vào một bao da rồi cùng Iolaos rời vùng đầm lầy. Mùi hôi thối nhạt dần. ()

    Hercule lôi từ trong bao ra mấy mũi tên. Sau khi đã mổ bụng con quái vật, chàng nhúng tên vào dòng máu đen hôi tanh chảy ra từ ruột nó.

    - Iolaos ơi! Giờ đây, những mũi tên này đã tẩm độc, một chất độc nặng nhất. Đây là vũ khí lợi hại sẽ giúp bác trong tương lai và chắc chắn Ơ ri xte phải hết sức hoảng sợ.

    Khi gần đến cổng thành Tirynthe, Hercule nhắc với Iolaos phải giữ đúng lời hứa của mình và không được tìm gặp hay đi theo chàng trong những trận chiến sắp tới nếu chàng không yêu cầu.

    Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

    A. Thần thoại

    B. Sử thi

    C. Thần thoại suy nguyên

    D. Thần thoại sáng tạo

    Câu 2: Đoạn trích trên kể về điều gì?

    A. Hê ra clet đi tìm táo vàng

    B. Hê ra clet giết con sư tử ở Nê Mê

    C. Hê ra clet giết con chó đầu rắn ở Lec nê

    D. Hê ra clet bắt sống con bò mộng

    Câu 3: Con chó đầu rắn là hiện thân cho sức mạnh nào?

    A. Hận thù và chết chóc

    B. Hủy diệt và chết chóc

    C. Hận thù và hủy diệt

    4. Hê-ra-clet hạ được con chó đầu rắn bẳng cách nào?

    A. Dùng sức mạnh của chính đôi tay mình.

    B. Nhờ vào lửa để đốt các vết chém

    C. Dùng gươm chém vào đầu con quái vật

    D. Dùng gươm chém đầu con quái vật và sự trợ giúp của cậu bé Iolaos

    5. Chi tiết Hê-ra-clet lôi từ trong bao ra mấy mũi tên. Sau khi đã mổ bụng con quái vật, chàng nhúng tên vào dòng máu đen hôi tanh chảy ra từ ruột nó. cho thấy chàng là người như thế nào?

    A. Thông minh.

    B. Dũng cảm

    C. Kiên quyết

    D. Tài hoa.

    6. Hình tượng con chó đầu rắn ở Léc nê có ý nghĩa gì?

    A. Tượng trưng cho lực lượng thống trị xã hội tàn ác.

    B. Chỉ những hiện tượng tự nhiên gây tai họa cho con người.

    C. Chỉ những các hiện tượng tiêu cực của xã hội.

    D. Tượng trưng cho những tính cách tiêu cực của loài người.

    7. Chiến công của Hê-ra-clet trong câu chuyện có ý nghĩa gì?

    A. Ca ngợi sức mạnh của nhà nước A-then cổ đại.

    B. Ca ngợi, tự hào về sức mạnh và trí tuệ của con người.

    C. Phản ánh những xung đột xã hội căng thẳng.

    D. Phản ánh công cuộc khám phá đại dương của người Hy Lạp cổ.

    Câu 8: Phân tích ý nghĩa của chi tiết "Hercule rút gươm chém một nhát vào cái đầu gần nhất của con rắn trong tầm tay của mình. Cái đầu vừa rơi xuống, tức thì hai cái đầu khác mọc lên từ vết thương, to lớn và đáng sợ không kém" (1, 0 đ)

    Câu 9: Từ cuộc chiến đấu của Hê – ra – clet với con chó đầu rắn bạn rút ra cho mình những bài học nào? (1, 0 đ)

    Câu 10: Chi tiết "Hercule lôi từ trong bao ra mấy mũi tên. Sau khi đã mổ bụng con quái vật, chàng nhúng tên vào dòng máu đen hôi tanh chảy ra từ ruột nó" gợi cho bạn suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa thách thức và cơ hội? (0, 5đ)

    Phần 2 :(4, 0 điểm) Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích trên?

    Bằng một bài văn khoảng 500 chữ?

    ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

    Phần 1 :(Trắc nghiệm: 3, 5 điểm)

    Câu 1: C

    Câu 2: C

    Câu 3: A

    Câu 4 :D

    Câu 5: A

    Câu 6: B

    Câu 7: B

    Câu 8:

    - Chi tiết kì ảo hoang đường là 1 đặc trưng của truyện thần thoại, giúp câu chuyện thêm li kì hấp dẫn

    - Làm tăng tính thử thách với nhân vật chính

    - Tôn vinh them chiến thắng của người anh hùng

    Câu 9: Bài học:

    + Sự trợ giúp của bạn bè, người thân

    + Ý chí nghị lực, tinh thần dũng cảm không ngại khó khăn nguy hiểm

    Câu 10:

    - Thách thức: Là những khó khăn thử thách

    - Cơ hội: Là những thuận lợi

    È Đó là hai phạm trù tưởng như đối lập nhưng thật ra thống nhất vởi khi ta vượt qua được thách thức thì đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội

    Phần 2 :(4, 0 điểm)

    A. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.5 điểm)

    Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

    B. Xác định đúng yêu cầu của đề (0.5 điểm)

    Ý nghĩa, giá trị của tác phẩm Giết con sư tử ở Nê-mê.

    C. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (2.0 điểm)

    HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

    - Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nhân vật chính và nội dung bao quát của tác phẩm Giết con sư tử ở Nê - mê.

    - Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

    + Về nội dung, câu chuyện kể về một trong những kì công của Hê-ra-clet; thông qua đó, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Hy Lạp cổ; ngợi ca sức mạnh thể chất và trí tuệ của con người.

    + Về nghệ thuật, tác phẩm chứa đựng những đặc trưng của nghệ thuật cổ đại Hy Lạp: Sự phong phú của trí tưởng tượng; tính hấp dẫn, li kì của thử thách để làm bật những phẩm chất của nhân vật chính..

    - Nêu được bài học rút ra từ câu chuyện (có thể là bài học dựa vào chính bản thân mình hoặc không ngại khi phải đương đầu với thử thách) / thể hiện sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của câu chuyện trong tác phẩm..

    D. Chính tả, ngữ pháp (0.5 điểm)

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    E. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ (0.5 điểm)
     
    LieuDuong thích bài này.
  5. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    ĐỀ SỐ 4



    Bấm để xem
    Đóng lại
    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1

    NĂM HỌC: 2022 - 2023

    MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 10

    THỜI GIAN LÀM BÀI 90 PHÚT

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc văn bản:

    NỮ OA TẠO RA LOÀI NGƯỜI

    Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu.

    Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là "Người". "Người" được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui vẻ hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữa.

    Nhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc không ngừng nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn trống trải quá. Bà bèn nghỉ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người thì bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây thừng, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người.

    (Trích "Nữ Oa" (Thần thoại Trung Quốc), Dương Tuấn Anh (sưu tầm, tuyển chọn) NXB Giáo dục Việt Nam, 2009).

    Lựa chọn đáp án đúng:

    Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:

    A. Cổ tích

    B. Truyền thuyết

    C. Thần thoại

    D. Sử thi

    Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

    A. Nghị luận

    B. Tự sự

    C. Miêu tả

    D. Biểu cảm.

    Câu 3: Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Oa xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) như thế nào?

    A. Trời đất mới sinh, đã có loài người nhưng chưa có cỏ cây muôn thú.

    B. Trời đất mới sinh, đã có cỏ cây muôn thú, mà chưa có loài người.

    C. Trời đất mới sinh, chỉ có Nữ Oa cũng một số vị thần như thần Lửa, thần Nước.

    D. Trời đất mới sinh, có cỏ cây muôn thú và các vị thần Lửa, thần Nước.

    Câu 4: Phương án nào sau đây đúng và đủ các sự kiện chính trong đoạn trích Nữ Oa?

    A. Nữ Oa tạo ra loài người.

    B. Nữ Oa bênh vực loài người, Nữ Oa trừng phạt thần Lửa và thần Nước.

    C. Nữ Oa yêu thương con người, Nữ Oa tạo ra loài người.

    D. Nữ Oa luyện đá vá trời, giúp đỡ loài người.

    Câu 5: Đoạn trích Nữ Oa thể hiện nội dung nào dưới đây?

    A. Biết ơn người có công với cộng đồng.

    B. Tôn vinh người anh hùng.

    C. Thương xót con người bé nhỏ.

    D. Biết ơn thần linh và con người.

    Câu 6: Dòng nào dưới đây không đúng với truyện Nữ Oa?

    A. Mang yếu tố hoang đường kỳ ảo

    B. Kết thúc truyện có hậu

    C. Nhân vật có khả năng phi thường

    D. Truyện được kể theo lời nhân vật.

    Câu 7: Nhân vật Nữ Oa hội tụ những vẻ đẹp gì?

    A. Vẻ đẹp sức mạnh và cảm xúc

    B. Vẻ đẹp thể chất và ước mơ

    C. Vẻ đẹp trí tuệ và tình cảm

    D. Vẻ đẹp sức mạnh và trí tuệ.

    Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

    Câu 8: Về phương diện thể loại, đoạn trích Nữ Oa giống đoạn trích nào đã học, và hãy chỉ những điểm giống nhau đó?

    Câu 9: " Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn" là một trong những vẻ đẹp của thần thoại. Theo anh/chị, niềm tin ấy còn có sức hấp dẫn với con người hiện đại không?

    Câu 10: Anh chị hãy nêu sự kiện chính của đoạn trích trên?

    II. VIẾT (4 điểm)

    Đọc bài thơ:

    CHÂN QUÊ (Nguyễn Bính)

    Hôm qua em đi tỉnh về,

    Đợi em ở mãi con đê đầu làng.

    Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.

    Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

    Nào đâu cái yếm lụa sồi?

    Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

    Nào đâu cái áo tứ thân?

    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

    Nói ra sợ mất lòng em,

    Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.

    Như hôm em đi lễ chùa,

    Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

    Hoa chanh nở giữa vườn chanh,

    Thầy u mình với chúng mình chân quê.

    Hôm qua em đi tỉnh về,

    Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.


    (Nguyễn Bính Hồng Cầu, Nguyễn Bính toàn tập (tập 1), NXB Hội Nhà văn, 2017)

    Thực hiện yêu cầu:

    Tình cảm đối với quê hương của chàng trai được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ).

    ---Hết---

    ĐÁP ÁN

    Phần đọc hiểu.

    (Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu 0, 5 điểm)

    Câu 1: C

    Câu 2: B

    Câu 3: A

    Câu 4: A

    Câu 5: A

    Câu 6 :D

    Câu 7 :D

    Câu 8:

    Đoạn trích Nữ Oa giống đoạn trích "Thần Trụ Trời" đã học.

    Điểm giống nhau: Đều nói về nhân vật, chi tiết hoang đường kì ảo.

    Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0, 5 điểm

    - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0, 25 điểm

    - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0, 0 điểm

    *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.


    Câu 9 (1 điểm)

    - Niềm tin ấy vẫn còn sức hấp dẫn đối với con người hiện đại, thể hiện qua các tín ngưỡng của nhân dân ta vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như thờ sơn thần, thủy thần, thờ cá ông.. Có thể nói, người Việt ta vẫn có một niềm tin vô hình vào những vị thần chế ngự thiên nhiên, đặc biệt đối với những gia đình làm nông nghiệp.

    - Tin vào sự tồn tại ở thế giới khác không phải là điều xấu, nếu điều đó làm cho bản thân chúng ta tốt hơn. Chỉ những kẻ dựa vào đó để trục lợi, lợi dụng niềm tin của người khác mới đáng lên án.

    Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1, 0 điểm

    - Học sinh trả lời đúng một ý: 0, 5 điểm

    - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0, 25 điểm

    - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0, 0 điểm


    *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

    Câu 10 (1 điểm)

    Sự kiện chính văn bản: Nữ Oa tạo ra loài người.

    Hướng dẫn chấm:

    -Học sinh trả lời tương đương với một ý đã gợi trong đáp án: 1, 0 điểm

    - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0, 0 điểm


    *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

    VIẾT

    a . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.25 điểm)

    Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)

    Tình cảm của chàng trai đối với quê hương qua bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính.


    Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0, 25 điểm.

    - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0, 0 điểm.

    C. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (2. O điểm)


    Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

    - Muốn gìn giữ vẻ đẹp truyền thống tốt đẹp của quê hương

    - Lo âu, băn khoăn, day dứt, dự cảm về những thay đổi nhanh chóng của những giá trị mang bản sắc văn hóa dân tộc.

    -. Hướng dẫn chấm:

    - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1, 5 điểm.

    - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 0, 75 điểm – 1, 0 điểm.

    - Phân tích chung chung, sơ sài: 0, 25 điểm – 0, 5 điểm.


    - Đánh giá chung:

    + Thể thơ lục bát, ngôn ngữ, hình ảnh đậm tính dân tộc.

    + Tình cảm chân thành, thiết tha, giàu suy tư..

    Hướng dẫn chấm:

    - Trình bày được 2 ý: 0, 5 điểm.

    - Trình bày được 1 ý; 0, 25 điểm.

    D. Chính tả, ngữ pháp (0.5 điểm)


    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

    E. Sáng
    tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ (0.5 điểm).
     
    LieuDuong thích bài này.
  6. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    ĐỀ SỐ 5

    Bấm để xem
    Đóng lại
    ĐỀ KIỂM TRA GIỮ HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN

    THỜI GIAN: 90 PHÚT

    PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6, 0 điểm)

    Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    Câu chuyện Thần núi Tản Viên

    Xưa kia, vua Lạc Long khi chia con cùng nàng Âu Cơ, đem năm mươi trai về biển, trong số đó có Hương Lang. Một hôm, Hương Lang dời hải quốc vào cửa biển Thần Phù (bây giờ thuộc Nam Định), lòng những muốn tìm một nơi cao ráo thanh u, dân chúng thuần hậu mà ở. Thần chèo thuyền từ sông Cái đến làng Long Đậu, thành Long Biên, rồi lại chèo từ sông Linh Giang đến bến Phiên Tân thuộc huyện Phúc Lộc.

    Tới đây, thần trông thấy núi Tản Viên mỹ lệ, ba tầng cao chót vót, hình như cái tán, dân ở dưới núi tục chuộng tố phác, thần bèn từ phía Nam núi hóa phép mở một con đường thẳng như dây đàn từ bến Phiên Tân thẳng đến Tản Viên, đường qua cánh đồng làng Vệ Đỗng và làng Nham Toàn, lại qua cánh đồng Thạch Bạn, Vân Mộng, rồi lên mãi từng núi cao nhất để ở. Mỗi chặng đường nghỉ ngơi như vậy, thần bèn hóa phép hiện ra lâu đài nguy nga tráng lệ.

    Thần từ khi ở núi ấy, thường thường ra chơi sông Liễu Hoàng xem cá. Chỗ nào có phong cảnh đẹp cũng đến chơi. Hễ cứ dạo gót qua thăm nơi nào lại hóa phép hiện ra đền đài nơi đó để nghỉ ngơi. Dân làng trông thấy chỗ nào có dấu đền đài, thì lại lập đình miếu để thờ.

    Lại có truyền thuyết khác kể rằng thần núi Tản Viên tuy thuộc dòng dõi vua Lạc Long nhưng thuở lọt lòng bị bỏ rơi trong rừng, được một người tiều phu gặp đem về nuôi, đặt tên là Kỳ Mạng. Sở dĩ thần có tên này là vì trước khi gặp cha nuôi, đứa bé mới lọt lòng đã được dê rừng cho bú, chim chóc ấp ủ cho khỏi chết. Kỳ Mạng chóng lớn khôn, theo nghề cha nuôi ngày ngày vác rìu vào rừng đốn củi.

    Một hôm, Kỳ Mạng đốn một cây đại thụ. Cây to lớn quá, chặt từ sáng đến chiều mà vẫn chưa hạ nổi. Bỏ dở ra về, đến sáng hôm sau trở vào rừng, Kỳ Mạng hết sức ngạc nhiên thấy những vết chặt đã dính liền lại khắp thân cây. Kỳ Mạng xách rìu lại chặt nữa, suốt ngày ráng hết sức không xong, đến ngày thứ hai trở lại cũng thấy cây vẫn nguyên vẹn như chưa hề bị động tới. Không nản chí, Kỳ Mạng ra công cố chặt, quyết hạ cho kỳ được, rồi đến tối ở lại nấp gần cây rình xem sự thể. Vào khoảng nửa đêm, Kỳ Mạng thấy một bà lão hiện ra, tay cầm gậy chỉ vào cây, đi một vòng quanh cây, tự nhiên những vết chặt lại liền như cũ. Kỳ Mạng nhảy ra khỏi chỗ nấp, tức giận hỏi bà lão sao lại phá công việc của mình. Bà lão nói:

    – Ta là thần Thái Bạch. Ta không muốn cho cây này bị chặt vì ta vẫn nghỉ ngơi ở trên cây.

    Kỳ Mạng mới phản đối:

    – Không chặt cây thì tôi lấy gì mà nuôi sống?

    Bà thần đưa cho Kỳ Mạng cái gậy và dặn rằng: "Gậy này có phép cứu được bách bệnh. Hễ ai ốm đau chỉ cầm gậy gõ vào chỗ đau là khỏi, vậy ta cho ngươi để cứu nhân độ thế".

    Kỳ Mạng nhận gậy thần, từ đấy bỏ nghề kiếm củi, đi chữa bệnh cho người đau. Có một hôm, đi qua sông thấy lũ trẻ chăn trâu đánh chết một con rắn trên đầu có chữ vương, Kỳ Mạng biết là rắn lạ mới cầm gậy thần gõ vào đầu con rắn thì con rắn ấy sống lại, bò xuống sông mà đi mất.

    Được vài hôm, bỗng có một người con trai, đem đồ vàng ngọc, châu báu đến nói rằng:

    – Thưa ngài, tôi là Tiểu Long Hầu, con vua Long Vương bể Nam. Bữa trước tôi đi chơi trên trần, chẳng may bị bọn trẻ con đánh chết. Nhờ có ngài mới được sống, nay mang lễ vật lên xin được tạ ơn.

    Kỳ Mạng nhất định không lấy. Tiểu Long Hầu mới cố mời xuống chơi dưới bể, đưa ra một cái ống linh tê, để Kỳ Mạng có thể rẽ nước mà đi.

    Long Vương thấy ân nhân cứu con mình xuống chơi thì mừng lắm, mở tiệc thết đãi ba ngày, rồi đưa tặng nhiều của quý lạ, nhưng Kỳ Mạng vẫn một mực chối từ. Sau cùng Long Vương mới biếu một quyển sách ước. Lần này Kỳ Mạng nhận sách mang về trần. Cuốn sách ước chỉ gồm có ba tờ bằng da cá, ngoài bọc vỏ rùa. Ba trang sách, mỗi trang chứa một tính chất: Kim, Mộc, Hỏa.. chỉ thiếu một trang Thủy mà Long Vương giữ lại.

    Kỳ Mạng mới bắt đầu thử xem linh nghiệm ra sao, mở sách ra đặt tay vào trang Hỏa khấn khứa thì được nghe thấy sấm sét giữa lúc trời quang mây tạnh, rồi chỉ trong nháy mắt trên trời vần vũ đầy mây, chớp sáng, sấm sét nổi lên rung chuyển cả bầu trời.

    Kỳ Mạng mỉm cười đắc ý, đặt tay vào trang Mộc, ước ao thấy một rừng cây đi. Tức thì những cây ở trước mặt chàng tự nhiên tiến bước như một đạo quân.

    Kỳ Mạng gấp sách lại, thấy mình từ đấy uy quyền, sức mạnh không còn ai sánh kịp. Rồi bắt đầu lang thang đó đây cứu giúp đời. Khi đã thành thần rồi, nhân một hôm qua cửa Thần Phù, ngài mới ngược dòng sông lên núi Tản Viên, ở luôn tại đấy. Với cuốn sách ước, ngài dựng lên những lâu đài cung điện nguy nga giữa chốn rừng núi hoang vu.

    Từ đó tiếng đồn đi rằng núi Tản Viên do một vị thần phép thuật thần thông cai quản. Thần Tản Viên còn có tên gọi là Sơn Tinh nữa.

    Câu chuyện về Thần núi Tản Viên – Truyện thần thoại Việt Nam

    – TheGioiCoTich. VN –

    Lựa chọn đáp án đúng nhất:

    Câu 1 . Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

    A. Nghị luận

    B. Tự sự

    C. Miêu tả

    D. Biểu cảm

    Câu 2 . Xác định ngôi kể chính trong văn bản:

    A. Ngôi thứ nhất

    B. Ngôi thứ hai

    C. Ngôi thứ ba

    D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

    Câu 3 . Theo văn bản, thần Tản Viên có nguồn gốc xuất thân như thế nào?

    A. Thuộc dòng dõi vua Hùng

    B. Thuộc dòng dõi vua Lạc Long

    C. Thuộc dòng dõi vua An Dương Vương

    D. Không rõ nguồn gốc

    Câu 4. Đâu là là vật thần kì trong truyện thần Tản Viên?

    A. Cuốn sách ước

    B. Gậy Blong

    C. Chày mòn

    D. Viên đá thần

    Câu 5. Văn bản Thần Tản Viên thể hiện nội dung chính nào dưới đây?

    A. Biết ơn người có công với cộng đồng

    B. Tôn vinh thần Tản viên

    C. Thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa.

    D. Biết ơn thần linh và con người

    Câu 6. Tác giả dân gian nhằm lí giải điều gì qua truyện Thần Tản Viên?

    A. Sự hình thành rừng núi, đất đá cỏ cây..

    B. Hiện tượng sấm chớp thường xuất hiện vào mùa mưa.

    C. Thần Tản Viên thích xây dựng lâu đài cung điện nguy nga.

    D. Thần Tản Viên là bạn của Thủy Tề

    Câu 7. Dòng nào dưới đây không đúng với văn bản Thần Tản Viên ?

    A. Mang yếu tố hoang đường kỳ ảo

    B. Xây dựng nhân vật chức năng nhằm cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên

    C. Nhân vật có khả năng phi thường

    D. Truyện được kể theo lời nhân vật

    Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

    Câu 8. Kể tên những việc mà thần núi Tản Viên đã làm để giúp đỡ mọi người?

    Câu 9 . Hãy nêu những phẩm chất đáng quý (vẻ đẹp) của thần núi Tản Viên được thể hiện trong đoạn?

    Câu 10. " Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn" là một trong những vẻ đẹp của thần thoại. Theo anh/chị, niềm tin ấy còn có sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Viết câu trả lời trong đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng.

    PHẦN II. VIẾT (4, 0 điểm)

    Viết bài văn nghị luận bàn luận về vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống?

    ĐÁP ÁN

    Phần I: Đọc hiểu (Mỗi câu trắc nghiệm 0.5 điểm)

    Câu 1: B

    Câu 2: C

    Câu 3: B

    Câu 4: A

    Câu 5: C

    Câu 6: A

    Câu 7 :D

    Câu 8 (0.5 điểm)

    Những việc mà thần Tản Viên đã làm để giúp người:

    - Chữa bệnh cho người đau

    - Cứu sống rắn thần

    - Đi lang thang khắp đó đây để giúp đời

    Hướng dẫn chấm: Mỗi ý lớn được 0, 25 điểm

    Câu 9 (1.0 điểm)

    - Những phẩm chất đáng quý (vẻ đẹp) của thần núi được thể hiện trong văn bản

    + Kiên trì nhẫn nại, không nản chí trước việc khó

    + Giúp đỡ người khác

    + Không tham lam

    Hướng dẫn chấm :

    - Trả lời như Đáp án: 1, 0 điểm

    - Trả lời chạm ý hoặc chưa rõ ràng: 0, 5 điểm

    - Trả lời sơ sài: 0, 25 điểm

    - Không trả lời: 0 điểm


    Câu 10 (1.0 điểm)

    * Đảm bảo hình thức đoạn văn.

    * Nội dung:

    - Con người dù ở bất kì thời kì nào, dù là xa xưa hay hiện đại thì đều có khao khát khám phá thế giới tự nhiên.

    - Con người xa xưa gửi gắm trong thần thoại niềm tin hồn nhiên, thiêng liêng rằng "vạn vật đều có linh hồn", ở đó con người có thể "giao tiếp" với muôn vật và cây cỏ, kết bạn hoặc đấu tranh với các vị thần..

    - Niềm tin thiêng liêng đó của con người vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống hôm nay, thể hiện qua các hình thức tín ngưỡng của nhân dân, làm cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú.

    - Niềm tin ấy còn giúp cho con người biết sống gắn bó và bảo vệ thế giới tự nhiên quanh mình.

    Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1, 0 điểm

    - Học sinh trả lời đúng một ý: 0, 5 điểm

    - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0, 25 điểm

    - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0, 0 điểm


    *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

    Phần II: Làm văn

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.25 điểm)

    Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. Giới thiệu và dẫn dắt vào sự sáng tạo. 0, 25

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)

    Sự cần thiết của lòng biết ơn trong cuộc sống.

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

    * Mở bài: Giới thiệu vấn đề (0.25 điểm)

    * Thân bài (2.0 điểm)

    - Giải thích: Sáng tạo: Là phát minh ra những điều, những thứ mới lạ giúp cho cuộc sống trở nên thuận tiện, dễ dàng, hiện đại, tiện nghi hơn để thay thế cho những thứ có sẵn. Bên cạnh đó, sáng tạo còn là sự sắp xếp công việc của mình một cách hợp lí, logic để thuận tiện hơn. Sự sáng tạo vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống này nhất là thời kì phát triển hiện nay.

    - Phân tích

    + Biểu hiện của sự sáng tạo:

    ++, Luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, phát minh ra những cái mới, cái hay nhằm mục đích để cuộc sống thuận tiện, dễ dàng hơn.

    ++, Tìm ra cái mới, cải thiện những cái cũ có sẵn phù hợp, thậm chí là đi trước xu hứng của thời đại.

    ++, Nghĩ ra cách làm khác, đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.

    + Vai trò, ý nghĩa của sự sáng tạo trong cuộc sống:

    ++, Sự sáng tạo giúp cho con người chăm chỉ hơn, phát triển bản thân mình nhiều hơn, khai thác được nhiều tiềm năng hơn.

    ++, Sự sáng tạo khiến cho cuộc sống của con người trở nên tối tân hơn, tiện ích hơn, không chỉ giải quyết được những nhu cầu cần thiết mà còn khiến cho cuộc sống thêm thú vị hơn.

    - Chứng minh: Gợi ý dẫn chứng về những con người có sự sáng tạo nổi bật: Nhà bác học Thomas Edison, Anhxtanh, nhà vật lí học Acsimet..

    - Phản đề: Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tư duy, lối sống lạc hậu không chịu tiếp thu, sáng tạo để tiến bộ mà cứ ôm khư khư cách nghĩ của mình.. những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

    * Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa, tầm quan trọng của sáng tạo trong cuộc sống; đồng thời liên hệ, rút ra bài học cho bản thân mình.

    Hướng dẫn chấm :

    - Trình bày được 2 ý: 0, 5 điểm.

    - Trình bày được 1 ý: 0, 25 điểm.

    D. Chính tả, ngữ pháp (0.25 điểm)


    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

    E. Sáng tạo


    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

    Hướng dẫn chấm : Học sinh biết vận dụng thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

    - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0, 5 điểm.

    - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0, 25 điểm
    .
     
    LieuDuong thích bài này.
  7. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    ĐỀ SỐ 6.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    PHẦN I. ĐỌC HIỂU

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

    Chiều xuân

    Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

    Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

    Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

    Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

    Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

    Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ

    Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.

    Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

    Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng

    Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

    Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.

    Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.


    Anh Thơ

    (Bức tranh quê, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995)

    Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu sau:

    Câu 1: Hai câu nào trong bài miêu tả cảnh xuân chỉ có ở miền Bắc mà không có ở đâu khác trên lãnh thổ nước ta?

    A. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

    Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ.

    B. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,

    Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra.

    C. Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,

    Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

    D. Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

    Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi.

    Đáp án: A

    Câu 2: Số lượng từ láy được sử dụng trong bài thơ là:

    A. 3 từ

    B. 6 từ

    C. 4 từ

    D. 5 từ

    Đáp án: C

    Câu 3: Bài thơ "Chiều xuân" miêu tả cảnh xuân ở:

    A. Hà Nội.

    B. Đồng quê vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    C. Đồng quê miền Bắc nước ta.

    D. Quê hương của tác giả.

    Đáp án: C

    Câu 4: Bố cục bài thơ gồm mấy phần:

    A. 1

    B. 2

    C. 3

    D. 4

    Đáp án: C

    Câu 5: Tác giả miêu tả cảnh xuân ở những nơi nào?

    A. Cảnh xuân trên bến vắng

    B. Ảnh xuân trên bờ đê

    C. Cảnh xuân trong ruộng

    D. Cả ba đáp án trên

    Đáp án :D

    Câu 6: Thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng hiệu quả trong bài thơ "Chiều xuân" là gì?

    A. Sử dụng phép đối lập

    B. Sử dụng nhiều từ láy

    C. Sử dụng phép tăng tiến

    D. Sử dụng nhiều điệp ngữ

    Đáp án: B

    Câu 7: Bức tranh chiều xuân qua ngòi bút của tác giả hiện lên như thế nào?

    A. Thanh bình, vắng lặng, yên tĩnh.

    B. Hiu quạnh, ảm đạm, heo hút.

    C. Nhộn nhịp, tấp nập, đông vui.

    D. Mênh mông, bát ngát, bao la.

    Đáp án: A

    Câu 8: Nhận xét bức tranh quê trong bốn câu thơ đầu

    Hình ảnh đàn trâu cúi ăn mưa, trâu thì ăn cỏ nhưng tác giả đã liên tưởng khi nó cúi xuống bờ cỏ ngập miệng ấy, những đám cỏ ướt nước giống như đang ăn mưa vậy.

    Câu 9: Xác định cảm xúc chủ đạo của bài thơ

    Cảm xúc nhẹ nhàng tinh tế của cái tôi trữ tình trước cảnh chiều xuân mưa phùn nơi đồng quê xứ Bắc

    Câu 10: Cảm nhận về bức tranh "Chiều xuân" của Anh Thơ?

    Bức tranh chiều mang không khí thanh bình, có phần lặng lẽ với nhịp sống êm ả, ít xao động ở nông thôn. Một thoáng xôn xao của lũ cò vẫn không làm mất đi cái vẻ tĩnh lặng của bức tranh chiều xuân mưa bụi.

    PHẦN II. VIẾT

    Ỷ lại vào người khác là một thói quen xấu của nhiều người hiện nay. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này.

    Dàn ý:

    1. Mở bài

    Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận: Trong muôn vàn những lối sống đẹp thì đâu đó vẫn còn tồn tại những lối sống đáng phê phán, một trong số đó là lối sống ỷ lại. Mọi người cần từ bỏ việc ỷ lại vào người khác bởi thói quen này sẽ dẫn đến nhiều tác hại đối với cá nhân và tập thể.

    2. Thân bài

    a. Giải thích và trình bày thực trạng của vấn đề

    + Ỷ lại là tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá.

    + Thói ỷ lại đang là căn bệnh nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

    + Thực trạng hiện nay về thói quen ỷ lại: Nhiều bạn trẻ sống tự lập, tự mình làm việc và khẳng định chính mình, vẫn còn một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

    + Biểu hiện của thói ỷ lại: Thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của chính mình, không suy nghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi việc, bé thì được mua điểm, lớn thì được chạy việc cho. Hay đơn giản hơn, từ những việc nhỏ nhất như dọn dẹp phòng ở, giặt giũ.. cũng lười nhác, để bố mẹ làm; gặp bài tập khó thì nhờ vả bạn bè..

    b. Bàn luận về những hậu quả, tác hại của thói quen ỷ lại

    Hậu quả của thói ỷ lại (những lí do để mọi người nên từ bỏ thói quen này) :

    + Người sống ỷ lại, quen dựa dẫm thường lười lao động, suy nghĩ, tư duy, thiếu năng lực đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết. Từ đó, họ không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo.. dễ gặp thất bại trong mọi việc.

    + Họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

    + Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu những chủ nhân tương lai của đất nước đều lười biếng, ỷ lại như vậy. Những kẻ luôn ỷ lại vào khác sẽ là lực cản cho sự phát triển của tập thể, cộng đồng.

    c. Giải pháp: Làm thế nào để từ bỏ thói quen ỷ lại người khác?

    + Thế hệ trẻ cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không được tự biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống.

    + Thế hệ trẻ hôm nay cần tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng sống thật tốt để luôn là người có bản lĩnh, có chính kiến và chủ động đưa ra những quyết định tỉnh táo, sáng suốt trong mọi việc.

    + Gia đình, nhà trường, xã hội cần thay đổi quan niệm về tình yêu thương và giáo dục, không nuông chiều hay quá bao bọc, cần hình thành và rèn luyện tính tự lập cho con em mình.

    3. Kết bài

    • Khẳng định lại tác hại của thói quen ỷ lại.

    • Rút ra thông điệp cho bản thân và mọi người: Mọi người cần ngăn chặn thói quen ỷ lại vào người khác trước khi nó "lây lan" thành "đại dịch" trong cộng đồng. Hãy sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, góp sức nhỏ bé vào sự phát triển của cộng đồng.
     
    LieuDuong thích bài này.
  8. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    ĐỀ SỐ 7

    Bấm để xem
    Đóng lại
    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2022-2023

    MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10

    Thời gian làm bài: 90 phút

    I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    NẮNG MỚI

    - Lưu Trọng Lư -

    Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

    Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

    Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

    Chập chờn sống lại những ngày không.

    Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời

    Lúc người còn sống, tôi lên mười;

    Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

    Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

    Hình dáng me tôi chửa xóa mờ

    Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

    Nét cười đen nhánh sau tay áo

    Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

    (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân

    NXB Văn học, 2000, tr. 288)

    Lựa chọn đáp án đúng:

    1. (0.5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

    A. Lục bát

    B. Ngũ ngôn

    C. Bảy chữ

    D. Tự do

    2. (0.5 điểm) Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

    A. Tôi

    B. Người mẹ

    C. Người con

    D. Tác giả

    3. (0.5 điểm) Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ đánh thức kỉ niệm về người mẹ?

    A. Áo đỏ

    B. Giậu phơi

    C. Tay áo

    D. Gà trưa gáy

    4. (0.5 điểm) Nhịp thơ chủ yếu của bài thơ trên là gì?

    A. 3/4

    B. 2/5

    C. 4/3

    D. 3/1/3

    5. (0.5 điểm) Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên hiện lên như thế nào?

    A. Hối hận, luyến tiếc

    B. Vui mừng, sung sướng

    C. Dửng dưng, lạnh lùng

    D. Buồn nhớ, khắc khoải

    6. (0.5 điểm) Câu thơ "Nét cười đen nhánh sau tay áo" gợi lên điều gì về người mẹ?

    A. Vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng, quyến rũ

    B. Vẻ đẹp truyền thống, kín đáo, rạng rỡ, tỏa sáng

    C. Vẻ đẹp sang trọng, kiêu sa, thanh thoát

    D. Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, chân chất

    7. (0.5 điểm) Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ "Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội" làm cho hình ảnh "nắng mới" :

    A. Sinh động, có hồn, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những ngày bên mẹ.

    B. Cụ thể, nổi bật, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những ngày bên mẹ.

    C. Sinh động, có hồn, góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, tươi mới và rộn ràng.

    D. Cụ thể, sinh động, góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên trong trẻo, thanh bình.

    Trả lời các câu hỏi:

    8. (1.0 điểm) Những hình ảnh thơ "nắng mới", "áo đỏ", "nét cười đen nhánh" có mối quan hệ với nhau như thế nào?

    9. (1.0 điểm) Hai câu thơ "Hình dáng me tôi chửa xóa mờ/ Hãy còn mường tượng lúc vào ra" mang đến cho anh/chị cảm xúc gì về những người thân yêu?

    10. (0.5 điểm) Những kí ức của nhân vật trữ tình về người mẹ đã khuất gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của những kỉ niệm trong cuộc sống mỗi người?

    II. VIẾT (4.0 điểm)

    Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

    ĐÁP ÁN

    I. Đọc hiểu

    Câu 1: C

    Câu 2: A

    Câu 3 :D

    Câu 4: C

    Câu 5 :D

    Câu 6: B

    Câu 7: A

    Câu 8:

    Các hình ảnh thơ liên hệ chặt chẽ, hình ảnh này dẫn đến sự xuất hiện hình ảnh kia; tất cả cùng khơi gợi kỉ niệm và tình cảm về mẹ.

    * Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1.0 điểm.

    - Học sinh trả lời được 1/2 ý trên: 0.5 điểm.

    - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

    - Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng nội dung hợp lí, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc vẫn đạt điểm tối đa.

    Câu 9:

    Học sinh bộc lộ những tình cảm chân thành, sâu sắc về người thân yêu của mình, như: Nhớ thương, biết ơn, trân trọng..

    * Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh trả lời nội dung phong phú, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc: 0.75 - 1.0 điểm.

    - Học sinh bộc lộ được tình cảm về người thân nhưng nội dung chưa phong phú, diễn đạt chưa mạch lạc: 0.25 – 0.5 điểm.

    - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

    - Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng nội dung hợp lí, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc vẫn đạt điểm tối đa.

    Câu 10:

    Học sinh nêu được những giá trị của kỉ niệm trong cuộc sống mỗi người: Cơ sở để hình thành, vun đắp tình cảm tốt đẹp, trong sáng, chân thành; tạo động lực, nâng đỡ con người trong hiện tại..

    * Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh trả lời từ 2 giá trị trở lên, diễn đạt mạch lạc: 0.5 điểm.

    - Học sinh trả lời được 1 giá trị, diễn đạt chưa mạch lạc: 0.25 điểm.

    - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm.

    - Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng nội dung hợp lí, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc vẫn đạt điểm tối đa.

    II. VIẾT

    Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

    a . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0.5 điểm)

    Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề . (0.5 điểm)

    Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (2.0 điểm)

    HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

    - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

    - Giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

    + Về nội dung, bài thơ làm nổi bật hình ảnh người mẹ với những vẻ đẹp hiện lên trong tâm tưởng và tình cảm của nhân vật trữ tình..

    + Về nghệ thuật, Nắng mới là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho hình thức Thơ mới, sử dụng thể thơ bảy chữ; từ ngữ giản dị, gần gũi, gợi cảm mang màu sắc Bắc Bộ; giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết; sử dụng linh1 hoạt các biện pháp tu từ..

    - Nêu được thông điệp rút ra từ bài thơ: Bài thơ là nỗi nhớ của nhân vật trữ tình đối với người mẹ của mình; thể hiện giá trị đạo đức truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam.

    * Hướng dẫn chấm:

    - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2.0 điểm.

    - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1.0 điểm – 1.75 điểm.

    - Trình bày chung chung, sơ sài: 0.25 điểm – 0.75 điểm.

    d. Chính tả, ngữ pháp (0.5 điểm)

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    * Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. (0.5 điểm)

    Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nội dung phân tích, đánh giá; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

    - Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0.5 điểm.

    - Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm .
     
    LieuDuong thích bài này.
  9. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    ĐỀ SỐ 8

    Bấm để xem
    Đóng lại
    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I

    Môn: Ngữ văn - Lớp 10

    (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

    I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc văn bản: ĐƯỜNG ĐI HỌC

    Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó

    Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình

    Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ

    Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh..


    Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược

    Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe

    Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót

    Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe


    Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ

    Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài

    Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt

    Túc tắc rồi con cũng lớn như ai.


    Thêm một tuổi là con thêm một lớp

    Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn

    Con đường cũ mở ra nhiều lối mới

    Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.


    Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc

    Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn

    Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất

    Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con!


    (Trích Từ khi có phượng, Nguyễn Ngọc Hưng, NXB Hội nhà văn, 2005, tr. 7-8)

    Lựa chọn đáp án đúng:

    Câu 1 . Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

    A. Miêu tả

    C. Biểu cảm

    B. Thuyết minh

    D. Tự sự

    Câu 2. Từ "khúc khuỷu" thuộc từ loại nào?

    A. Danh từ

    B. Động từ

    C. Trạng từ

    D. Tính từ

    Câu 3. Câu thơ nào thể hiện vẻ đẹp thơ mộng của con đường đi học?

    A. Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó

    C. Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược

    B. Con đường cũ mở ra nhiều lối mới/ Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.

    D. Mê lộ đời lắm ngả ngang dọc/ Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn

    Câu 4. Ý nào sau đây không thể hiện đúng hoàn cảnh sống của tác giả trong bài thơ?

    A. Cơ cực, manh áo nghèo

    C. Cơ cực, thiếu tình thương

    B. Thiếu thốn, cơm cõng củ

    D. Nghèo khổ, bữa cháo bữa rau

    Câu 5. Trong kí ức của tác giả, con đường đi học hiện lên như thế nào?

    A. Khó khăn, thơ mộng

    C. Gai góc, khúc khuỷu

    B. Khúc khuỷu, gập ghềnh

    D. Thơ mộng, gập ghềnh

    Câu 6. Câu thơ "Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót" gợi ra hình ảnh một cậu bé

    A. Nhanh nhẹn như chim sáo.

    C. Hồn nhiên, vô tư.

    B. Đang nhảy chân sáo.

    D. Lạc quan, ca hát.

    Câu 7. Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản?

    A. Kí ức về con đường đi học đầy gian khổ nhưng thơ mộng

    B. Kí ức tuổi thơ gian khó gắn với con đường đi học và người mẹ tảo tần

    C. Kí ức về những ngày gian khổ và người mẹ tảo tần

    D. Kí ức về tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch bên mẹ

    Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

    Câu 8. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ: "Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ".

    Câu 9. Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ.

    Câu 10. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về con đường đi học của mình.

    II. VIẾT (4, 0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về bài thơ sau:

    Thu Vịnh

    Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

    Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

    Nước biếc trông như tầng khói phủ,

    Song thưa để mặc bóng trăng vào.

    Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

    Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

    Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

    Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
    (1)

    (Thơ Nguyễn Khuyến - NXB Kim Đồng)

    (1). Ông Đào: Tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao.

    ĐÁP ÁN

    Phần 1: Đọc hiểu (0.25 điểm/trắc nghiệm)

    1: C

    2: D

    3: B

    4: C

    5: A

    6: C

    7: B

    8 :(0, 25 điểm)

    Hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ "Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ" :

    - Tạo hình ảnh, cảm xúc cho câu thơ

    - Làm nổi bật hoàn cảnh sống nghèo khổ, cơ cực của tác giả

    Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0, 5 điểm.

    - Học sinh chỉ trả lời một trong hai ý 0, 25 điểm.

    * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 9 :(1.0 điểm)

    Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ:

    - Tình cảm gắn bó, yêu thương

    - Thái độ trân trọng và tự hào.

    Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0.5 điểm.

    - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0, 25

    10 :(1 điểm)

    Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về con đường đi học của mình:

    Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau miễn là suy nghĩ tích cực, hợp lí, thuyết phục. Giám khảo cần linh hoạt khi chấm. Sau đây là một số gợi ý:

    - Con đường đi học xa xôi, gian khó nhưng nó là con đường đẹp, gắn liền với tuổi thơ.

    - Con đường gần gũi, thân thuộc ngay trên chính quê hương mình.

    * * *

    Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp, thuyết phục, diễn đạt tốt: 1, 0 điểm.

    - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp, thuyết phục, diễn đạt chưa tốt: 0, 5 điểm.

    - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0, 0 điểm.


    Phần văn

    a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: Mở bài - thân bài - kết bài (0.25 điểm)

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận bài thơ Thu vịnh (0.25 điểm)

    Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0, 25 điểm.

    - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0, 0 điểm.

    C. Triển khai vấn để nghị luận (2.0 điểm)


    1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. (0.25 điểm)

    - Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến.

    - Giới thiệu về chùm thơ thu và bài thơ Thu Vịnh.

    Hướng dẫn chấm:

    - Học sinh giới thiệu đủ tác giả, tác phẩm: 0, 25 điểm.

    - Học sinh xác định chưa đủ, chỉ nói được hoặc tác giả, hoặc tác phẩm: 0, 0 điểm.

    2. Phân tích (1.25 điểm)

    a. Hai câu đề:

    Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

    Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

    - Mở đầu là hình ảnh bầu trời mùa thu xanh ngắt và cao vời vợi. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm một màu; mấy từng cao là tưởng như bầu trời có nhiều lớp, nhiều tầng.

    - Nghệ thuật lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh trong câu thứ hai thường thấy trong thơ cổ điển, được Nguyễn Khuyến vận dụng rất tự nhiên và phù hợp. Cần trúc thanh mảnh khẽ đong đưa trước ngọn gió hắt hiu (gió nhẹ) càng tôn thêm vẻ mênh mông của bầu trời mùa thu.

    b. Hai câu thực:

    Nước biếc trông như tầng khói phủ,

    Song thưa để mặc bóng trăng vào.

    - Nước biếc là màu đặc trưng của nước mùa thu (trong xanh). Lúc sáng sớm và chiều tối, mặt ao hồ thường có sương, trông như tầng khói phủ. Cảnh vật quen thuộc, bình dị trở nên huyền ảo.

    - Hình ảnh Song thưa để mặc bóng trăng vào có sự tương phản giữa cái hữu hạn (song thưa) và cái vô hạn (bóng trăng), do vậy mà tứ thơ rộng mở, mênh mông ý nghĩa.

    - Cảnh vật trong bốn câu thơ trên được nhà thơ miêu tả ở những thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng mối dây liên hệ giữa chúng lại là sự nhất quán trong cảm xúc của tác giả.

    c. Hai câu luận:

    Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

    Một tiếng trên không ngỗng nước nào.

    - Tâm trạng hoài cổ chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ. Hoa năm nay mà nghĩ là hoa năm ngoái. Tiếng ngỗng trời kêu quen thuộc mỗi độ thu về khiến nhà thơ giật mình, băn khoăn tự hỏi ngỗng nước nào?

    - Âm điệu câu thơ 4/1/2 như chứa chất bâng khuâng, suy tư. Nhà thơ quan sát cảnh vật với một nỗi niềm u uất.

    d. Hai câu kết:

    Nhân hứng cũng vừa toan cắt bút,

    Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

    - Thi hứng dạt dào thôi thúc nhà thơ cầm bút, nhưng phần lí trí bừng thức khiến nhà thơ chợt thấy thẹn với ông Đào. (Tức Đào Tiềm, nhà thơ nổi tiếng đời Đường bên Trung Quốc).

    - Nguyễn Khuyến thẹn về tài thơ thua kém hay thẹn vì không có được khí tiết cứng cỏi như ông Đào? Nói vậy nhưng Nguyễn Khuyến vẫn sáng tác nên bài Thu vịnh để đời.

    - Câu thơ cuối bỏ lửng khơi gợi suy ngẫm của người đọc.

    Hướng dẫn chấm:

    - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1, 25 điểm.

    - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 0, 75 điểm – 0, 5 điểm.

    - Phân tích chung chung, sơ sài: 0, 25 điểm điểm.

    3. Đánh giá (0.5 điểm)

    - Đặc sắc nghệ thuật

    - Thu vịnh là một bài thơ hay, góp phần khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước trong thơ Nguyễn Khuyến

    Hướng dẫn chấm:

    - Trình bày được 2 ý: 0, 5 điểm.

    - Trình bày được 1 ý; 0, 25 điểm.

    d. Chính tả, ngữ pháp (0.25 điểm)

    Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. (0.25 điểm)
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...