Tổng hợp đề thi Học Sinh Giỏi THPT môn Ngữ văn 10 có đáp án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 9 Tháng bảy 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    1. ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN 10 CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XIII, NĂM 2022

    I. Đề thi


    ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10

    Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

    Ngày thi: 14/7/2022

    Câu 1. (8, 0 điểm)

    Con hãy vui đi. Bởi cuộc sống bình thường đã là điều rất tuyệt

    Bằng cách đó nhân loại trường tồn như bề mặt địa cầu

    Chỉ một vài dãy núi nhô lên

    Không có gì phải buồn khi Thượng Đế không gọi tên mình trên đó .


    (Đinh Ngọc Diệp, Giãi bày - Theo: Viết & đọc - Chuyên đề mùa xuân 2021, Nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2021, tr. 156)



    Từ ý thơ trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận với nhan đề: Hãy vui đi. Bởi cuộc sống bình thường đã là điều rất tuyệt.

    Câu 2. (12, 0 điểm)

    Năm 1990, trong bài trả lời phỏng vấn in trên tờ Paris Review, khi được hỏi: Tại sao ông viết? , Mariô Vargs Llosa (nhà văn Pê-ru đoạt giải Nô-ben văn chương năm 2010) đã trả lời: Tôi viết vì tôi buồn khổ. Tôi viết vì đó là một cách chống lại sự buồn khổ.

    (Theo PGS. TS Lê Quang Hưng, Những quan niệm, những thế giới nghệ thuật văn chương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019, tr. 66)

    Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bàn luận về ý kiến của Mariô Vargs Llosa.


    II. Đáp án

    Câu 1:


    Con hãy vui đi. Bởi cuộc sống bình thường đã là điều rất tuyệt

    Bằng cách đó nhân loại trường tồn như bề mặt địa cầu

    Chỉ một vài dãy núi nhô lên

    Không có gì phải buồn khi Thượng Đế không gọi tên mình trên đó .

    (Đinh Ngọc Diệp, Giãi bày - Theo: Viết & đọc – Chuyên đề mùa xuân 2021, Nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2021, tr. 156)

    Từ ý thơ trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận với nhan đề: Hãy vui đi. Bởi cuộc sống bình thường đã là điều rất tuyệt.

    (Trường THPT Chuyên Lào Cai - Lào Cai)

    * Yêu cầu về kĩ năng

    - Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội: Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; vận dụng tốt các thao tác lập luận; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

    - Bài viết trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

    * Yêu cầu về kiến thức

    1.1 Giải thích (1.5 điểm)

    - Con hãy vui đi. Bởi cuộc sống bình thường đã là điều rất tuyệt/ Bằng cách đó nhân loại trường tồn như bề mặt địa cầu: Cuộc sống bình thường: Trạng thái bình ổn của cuộc sống, tuân theo những quy luật vốn có. Với cuộc sống bình thường, loài người vẫn luôn trường tồn, bền bỉ.

    - Chỉ một vài dãy núi nhô lên: Ẩn dụ cho một số ít những con người có sự nghiệp xuất chúng, phi thường. Do đó, Không có gì phải buồn khi Thượng Đế không gọi tên mình trên đó: Không cần thất vọng hay chán nản khi ta không có được một cuộc đời kiệt xuất.

    => Ý thơ cổ vũ cho thái độ sống tích cực: Hãy vui vẻ, bình tâm, tận hưởng những điều bình thường, cuộc sống bình thường vì bản thân cuộc sống bình thường cũng chứa đựng rất nhiều điều tuyệt vời.

    1.2 Bàn luận (5.0 điểm)

    - Cuộc sống bình thường vốn đã chứa đựng những điều đẹp đẽ và ý nghĩa.

    - Khi biết vui vẻ với cuộc sống bình thường, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc.

    - Trân trọng, sống hết mình với cuộc đời bình thường, chúng ta vẫn có thể sống thật với chính mình, sống hết mình, phát huy tận độ giá trị bản thân.

    - Nhân loại rộng lớn được tạo nên bởi những người nhỏ bé bình thường vô danh đông đảo. Chính họ là những người bền bỉ sống, bền bỉ kiến tạo, dựng xây và bảo vệ, trao truyền những giá trị vật chất và tinh thần cho thế hệ mai sau.

    (Thí sinh cần chọn dẫn chứng phù hợp, lập luận thuyết phục)

    1.3 Mở rộng vấn đề(1.5 điểm)

    - Sống bình thường không phải là sống tầm thường, nhỏ mọn, khép đời mình trong lối sống nhạt nhẽo, âm thầm, vô vị.

    - Chấp nhận và vui vẻ sống cuộc đời bình thường không có nghĩa là từ bỏ khát vọng vươn tới những điều lớn lao, cao cả.

    - Vui vẻ với cuộc sống bình thường đồng thời cũng cần có thái độ cởi mở, sẵn sàng chấp nhận những cái khác biệt làm phong phú thêm những sắc màu sự sống.

    Câu 2:

    Năm 1990, trong bài trả lời phỏng vấn in trên tờ Paris Review, khi được hỏi Tại sao ông viết?, Mariô Vargs Llosa (nhà văn Pê-ru đoạt giải Nô-ben văn chương năm 2010) đã trả lời: Tôi viết vì tôi buồn khổ. Tôi viết vì đó là một cách chống lại sự buồn khổ .

    (Theo PGS. TS Lê Quang Hưng, Những quan niệm, những thế giới nghệ thuật văn chương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019, tr. 66)

    Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bàn luận về ý kiến của Mariô Vargs Llosa.

    (Trường THPT Chuyên Biên Hòa - Hà Nam)

    * Yêu cầu về kĩ năng

    - Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học; biết huy động các kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài.

    - Vận dụng tốt các thao tác lập luận, lí lẽ xác đáng; trình bày khoa học; văn viết có cảm xúc, giọng điệu riêng; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

    * Yêu cầu về kiến thức

    Thí sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

    2.1 Giải thích (1. O điểm)

    - Tôi viết vì tôi buồn khổ: Những nỗi buồn đau, giằng xé trong tâm hồn là nguyên cớ sáng tác của nghệ sĩ.

    - Tôi viết vì đó là một cách chống lại sự buồn khổ: viết chính là một cách vượt lên thực tại buồn khổ, tự giải thoát những cảm xúc, những ẩn ức trong tâm hồn nghệ sĩ.

    => Nhận định đề cập đến quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ: Viết là sự cất tiếng của tâm trạng và viết để được giải tỏa, cứu rỗi..

    2.2 Bàn luận (9.0 điểm)

    * Tôi viết vì tôi buồn khổ

    - Tâm hồn người nghệ sĩ luôn nhạy cảm trước những bất hạnh, khổ đau của mình và những phận người xung quanh, chính điều này đã thôi thúc họ cầm bút.

    - Nỗi buồn khổ mang tính phổ quát toàn nhân loại dễ tạo nên sự đồng điệu.

    * Tôi viết vì đó là một cách chống lại sự buồn khổ

    - Quá trình sáng tạo văn chương phản ánh nhu cầu giãi bày, chia sẻ: Nhà văn kí thác tâm sự, nỗi niềm vào con chữ xuất phát từ nhu cầu, mong muốn được thổ lộ, giãi bày, chia sẻ, đối thoại, tìm kiếm tri âm và nhờ đó mà như trút được gánh nặng, được nhẹ lòng.

    - Chức năng, giá trị mà văn chương đem lại cho con người: Phản kháng và giải thoát, xoa dịu sự buồn khổ bằng cách chia sẻ, tưởng tượng một cảnh tượng khác, một thế giới khác, bằng mơ ước hoặc hoài niệm.. Khi ấy, văn học giải phóng con người khỏi nỗi buồn khổ, giúp con người đứng cao hơn nỗi buồn.

    Thí sinh lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận:

    - Nhà văn sáng tác vì sự xúc động, trăn trở, day dứt trước những nỗi buồn khổ của con người.

    - Nhà văn sáng tác như một phương thức chống lại sự buồn khổ, làm thay đổi, cải tạo thế giới.

    Khi phân tích dẫn chứng cần kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức nghệ thuật.

    2.3 Đánh giá, mở rộng (2.0 điểm)

    - Người nghệ sĩ viết văn không chỉ vì nỗi buồn khổ mà còn để ca tụng những niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng của con người. Mọi cung bậc cảm xúc đẹp đẽ của văn chương dù là buồn khổ hay vui sướng khi đạt đến độ mãnh liệt nhất định đều có thể sản sinh ra tác phẩm kiệt xuất.

    - Tuy nhiên, những tình cảm đó cần được chuyển tải bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, giàu giá trị thẩm mỹ.

    - Từ đó đặt ra bài học đối với người nghệ sĩ cần phải sống sâu với đời; có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, chân thành, tha thiết, sẵn sàng rung lên tiếng ngân vang trước mọi thanh âm cuộc sống.

    - Ý kiến cũng định hướng cho độc giả đến với tác phẩm cần đọc bằng cả trái tim, tâm hồn để lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm, tri âm.
     
    AdminLieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    2. NGỮ VĂN 11 - KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XIII, NĂM 2022

    Bấm để xem
    Đóng lại
    I. Đề bài

    Câu 1. (8, 0 điểm)


    Trong lời kết cuốn sách Bước chậm lại giữa thế gian vội vã, Hae Min - đại đức người Hàn Quốc đã viết: Cảm ơn bạn vì đã có mặt trên thế gian này .

    (Nguyễn Việt Tú Anh dịch, Bước chậm lại giữa thế gian vội vã, NXB Đại học

    Quốc gia Hà Nội, 2019)

    Là một người trẻ, anh/chị suy nghĩ gì về ý kiến trên của đại đức Hae Min?

    Câu 2. (12, 0 điểm)

    Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng:

    Khi nào người ta cần tìm đến thơ ca nhất? - câu hỏi dành cho cả nhà thơ lẫn bạn đọc - khi mừng vui hay lúc khổ buồn?

    Tôi tin rằng phần lớn thuộc về vế thứ hai.

    Người ta thích thứ thơ nào hơn cả? Tụng ca hân hoan hay xót xa hụt hẫng, thỏa mãn hả hê hay day dứt phận người?

    Tôi tin rằng phần lớn thuộc về vế thứ hai.


    (Lê Quang Hưng, Những quan niệm, những thế giới nghệ thuật văn chương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019)

    Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bàn luận ý kiến trên.

    II. Đáp án

    Câu 1:

    * Yêu cầu về kĩ năng


    - Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội: Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; vận dụng tốt các thao tác lập luận; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

    - Bài viết trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

    * Yêu cầu về kiến thức

    1.1 Giải thích (1, 0 điểm)

    Thí sinh cần rút ra nội dung của ý kiếnCảm ơn bạn vì đã có mặt trên thế gian này: Thể hiện thái độ trân trọng, khẳng định giá trị của con người khi họ được sống trong cuộc đời này.

    1.2 Bàn luận (6, 0 điểm)

    * Tại sao tác giả lại cảm ơn con người vì đã có mặt trên thế gian này?

    - Mỗi con người sinh ra đều đã là một món quà tuyệt vời nhất. Ai cũng có những giá trị riêng mà không ai có thể thay thế được.

    - Mỗi người với những giá trị của riêng mình sẽ tác động đến cuộc sống theo những cách khác nhau, sẽ cống hiến và đóng góp cho cuộc đời theo những cách riêng.

    - Đôi khi, chỉ cần sự tồn tại của chúng ta trên cuộc đời này cũng đã là niềm vui, mang lại niềm tin, sự sống, niềm hạnh phúc cho người khác.

    * Người trẻ cần làm gì để sự có mặt của mình trên thế gian trở nên có ý nghĩa?

    - Đặc điểm và vai trò của người trẻ

    - Người trẻ ngày nay cần không ngừng nỗ lực, hoàn thiện bản thân, thích ứng với thời đại; phải biết sống hết mình, phát huy tối đa khả năng của mình, để cống hiến cho cuộc đời..

    (Thí sinh cần chọn dẫn chứng phù hợp, lập luận thuyết phục)

    1.3 Mở rộng vấn đề (1, 0 điểm)

    - Câu nói là lời động viên, khích lệ để con người dám sống với những giá trị riêng của mình, tự tin khẳng định bản thân và biết trân trọng, yêu thương những người xung quanh.

    - Tuy nhiên, không phải sự có mặt nào của con người trên thế gian cũng xứng đáng nhận được lời cảm ơn (những người sống tiêu cực, làm những điều xấu xa).

    Câu 2:

    Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng:

    Khi nào người ta cần tìm đến thơ ca nhất? - câu hỏi dành cho cả nhà thơ lẫn bạn đọc - khi mừng vui hay lúc khổ buồn?

    Tôi tin rằng phần lớn thuộc về vế thứ hai.

    Người ta thích thứ thơ nào hơn cả? Tụng ca hân hoan hay xót xa hụt hẫng, thỏa mãn hả hê hay day dứt phận người?

    Tôi tin rằng phần lớn thuộc về vế thứ hai.

    Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bàn luận ý kiến trên.

    (Trường THPT Chuyên Thái Nguyên - Thái Nguyên)

    * Yêu cầu về kĩ năng

    - Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học, biết huy động các kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài.

    - Vận dụng tốt các thao tác lập luận; lí lẽ xác đáng; trình bày khoa học; văn viết có cảm xúc, giọng điệu riêng; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

    * Yêu cầu về kiến thức

    Thí sinh có nhiều cách trình bày khác nhau song cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

    2.1 Giải thích (1, 0 điểm)

    Ý kiến xoay quanh hai câu hỏi tác giả tự đặt ra cho mình và tự trả lời: Khi nào người ta cần tìm đến thơ ca nhất?Người ta thích thứ thơ nào hơn cả? Câu trả lời thực chất hướng tới bộc lộ quan niệm về thơ:

    - Phần lớn khi buồn khổ người ta có nhu cầu làm thơ và đọc thơ.

    - Phần lớn người ta thích thứ thơ xót xa, hụt hẫng, day dứt phận người.

    2.2 Bàn luận (9, 0 điểm)

    * Tại sao khi buồn khổ người ta cần tìm đến thơ ca trước nhất?

    Khi buồn khổ, con người không chỉ cần thơ mà còn tạo ra thơ:

    - Khi buồn khổ, con người tìm đến thơ ca để được vỗ về, sẻ chia, đồng cảm, thậm chí là thanh lọc tâm hồn để người ta đứng cao hơn nỗi buồn khổ.

    - Nỗi buồn khổ dễ khơi gợi cảm hứng cho người làm thơ.

    - Nỗi buồn khổ thường khó giãi bày, chia sẻ và làm thơ là một phương thức nghệ sĩ giải tỏa tâm hồn.

    * Tại sao người ta thích thơ xót xa, hụt hẫng, day dứt phận người?

    - Khi thơ ra đời từ những rung cảm, những trở trăn tột cùng của người nghệ sĩ trước cuộc đời và thân phận con người sẽ lay động cảm xúc của người đọc, đủ sức làm dấy lên những tình cảm, khát vọng và thôi thúc hành động cao đẹp như: Bất bình, phản kháng với cái ác, cái xấu; thương cảm cho nỗi khổ đau của con người; dám hành động để hướng đến sự đổi thay tốt đẹp hơn..

    - Thơ không chỉ viết vì nhu cầu cá nhân nghệ sĩ mà chạm đến những vấn đề mang tính phổ quát, mang giá trị nhân bản, có ý nghĩa với mọi người và mọi thời.

    Thí sinh lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận: Những văn bản thơ có giá trị, ra đời từ những buồn khổ, có sức gợi sâu sắc, thể hiện những xót xa, hụt hẫng, những day dứt phận người được bạn đọc nhiều thế hệ yêu thích, trân trọng. Khi phân tích dẫn chứng cần kết hợp hài hòa cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

    2.3 Đánh giá, mở rộng (2, 0 điểm)

    - Không phải thơ chỉ cần khi con người buồn khổ và người ta chỉ thích thơ hụt hẫng, xót xa và day dứt. Niềm vui, sự ca tụng hân hoan vẫn khơi gợi cảm hứng cho thơ và vẫn chiếm được cảm tình của người đọc.

    - Những đau buồn, day dứt phải trong sáng, chân thật và mãnh liệt cất lên từ trái tim nghệ sĩ đồng thời mang tính phổ quát mới có sức lay động trái tim muôn người và muôn đời.

    - Tình cảm trong thơ phải được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật độc đáo mới đủ sức hấp dẫn người đọc.

    - Bài học đối với nghệ sĩ và độc giả trong quá trình sáng tác và tiếp nhận:

    + Nghệ sĩ: Cần phải sống hết mình với đời và sống thực với lòng mình.

    + Độc giả: Cần đọc thơ bằng sự thấu cảm và đồng điệu.
     
    AdminLieuDuong thích bài này.
  4. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG

    KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2022

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đề bài:

    Câu 1: Nghị luận xã hội (8 điểm)

    Đường đời rất rộng, nhưng tất cả chúng ta không thể đi trên cùng một hàng, phải có người đi trước và có người đi sau. Những người đi trước chưa chắc đã là những người giỏi, những người đi sau cũng chưa chắc là những người yếu kém. Quan trọng là chúng ta có thể đi được đến cái đích mà chúng ta muốn.

    Trình bày ý kiến của anh/chị về nhận định trên.

    Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)

    Quan niệm về truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu cho rằng: "Thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ: Chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc, và:" Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người. "

    Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm trên.

    Đáp án:

    A. HƯỚNG DẪN CHUNG

    1. Về kiến thức: Có vốn kiến thức cơ bản về cuộc sống, xã hội và kiến thức vững chắc về vấn đề lý luận văn học đặt ra trong đề bài

    2. Về kỹ năng: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, trên cơ sở làm tốt các yêu cầu của một bài văn nghị luận.

    - Bài viết thể hiện được năng lực tiếp nhận và cảm thụ tốt một vấn đề xã hội, tác phẩm văn học; năng lực phân tích và tổng hợp; năng lực diễn đạt và trình bày; đặc biệt năng lực tư duy, sáng tạo.

    - Bài viết có cảm xúc, nội dung thuyết phục, có chất văn.

    3. Cách chấm và điểm số:

    - Giám khảo cho điểm có thể lẻ đến 0, 5 điểm.

    - Yêu cầu về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu lên những nét cơ bản. Thí sinh có thể nêu những ý mới, theo một dàn ý khác, nếu hợp lý thì vẫn chấp nhận và vận dụng biểu điểm để đánh giá. - Cần đặc biệt chú ý đối với các bài có nhiều sáng tạo thể hiện ở: Cách đặt vấn đề, cách lập luận chặt chẽ; biết vận dụng lý luận văn học tăng tính thuyết phục trong bài viết; có ý phát hiện mới, hay.. Đối với những bài như thế, giám khảo cần mạnh dạn cho thêm điểm khuyến khích từ 1.0 – 2.0 điểm/mỗi sáng tạo (nhưng không quá điểm toàn câu).

    B. THANG ĐIỂM, MỨC CHẤM

    Câu 1: Viết bài văn nghị luận xã hội

    A. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0, 5 điểm)

    B. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0, 5 điểm)

    Con đường đi đến đích (thành công/thành đạt) của mỗi người trong cuộc sống.

    C. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

    C. 1. Giải thích (1, 0 điểm)

    Giải thích luận đề: Con đường đi đến đích của mỗi người khác nhau; điều quan trọng là đến được đích đã đặt ra của mỗi người.

    C. 2. Bình luận

    C. 2.1. Bình (0, 5 điểm)

    Nhận định rất đúng đắn, được đúc kết từ thực tế cuộc sống, có ý nghĩa đến nhận thức của mỗi người.

    C. 2.2. Luận (3, 0 điểm)

    (1) Bàn luận

    - Hành trình đến đích (thành công) mỗi người khác nhau: Sẽ có người đến trước, người đến sau,

    - Người đến trước chưa chắc là người giỏi; người đến sau chưa chắc là người yếu kém. Bởi:

    + Con đường đến đích do nhiều yếu tố chi phối (năng lực, điều kiện cá nhân, hoàn cảnh, may mắn).

    + Tầm quan trọng, mức độ thành công của đích đến.

    - Điều quan trọng để đi đến được đích: Là ý chí, sự kiên trì của mỗi người,

    - Lưu ý: Bài viết không có dẫn chứng, giảm khảo vận dụng biểu điểm chấm, nhưng không được quả ', số điểm của mục.

    (2) Cách nói ý vị qua ngôn từ diễn đạt của nhận định (1, 0 điểm)

    C. 2.3. Bài học rút ra: Nêu được bài học nhận thức phù hợp cho bản thân. (1, 0 điểm)

    D. Chính tả, ngữ pháp, diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. (0, 5 điểm)

    Câu 2:

    Viết bài văn nghị luận văn học

    A. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (1, 0 điểm)

    B. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Quan niệm niệm về truyện ngắn: Đặc điểm thể loại và tình huống truyện. (1, 0 điểm)

    C. Triển khai vấn đề nghị luận

    Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

    C. 1. Khái quát truyện ngắn (1, 0 điểm)

    - Khái quát chung về thể loại truyện ngắn.

    - Sự khác nhau giữa truyện ngắn và truyện dài/tiểu thuyết.

    - Lưu ý: Bài viết không có dẫn chứng, giảm khảo vận dụng biểu điểm chấm, nhưng không được quả % số điểm của mục.

    C. 2. Đặc điểm thể loại truyện ngắn (3, 0 điểm)

    - Mỗi câu chuyện là một" mặt cắt "của cả cuộc đời của nhân vật, xã hội (giữa một thân cây cổ thụ). - Truyện phản ánh hiện thực cuộc sống (thông qua mỗi mặt cắt, người đọc" thấy", hiểu được con người, thời đại, xã hội đó dù sau cả trăm năm)

    - Lưu ý: Bài viết không có dẫn chứng, giám khảo vận dụng biểu điểm

    Chấm, nhưng không được quả 2 số điểm của mục.

    C. 3. Tình huống truyện (3, 0 điểm)

    Tình huống là một lát cắt nhỏ trong mỗi câu chuyện đó – nghệ thuật sắp đặt của nhà văn.

    - Tình huống là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời nhân vật, góp phần thể hiện nội dung tư tưởng/chủ đề/thông điệp mà nhà văn gửi gắm.

    Lưu ý: Bài viết không có dẫn chứng, giám khảo vận dụng biểu điểm chấm, nhưng không được quả 2 số điểm của mục.

    C. 4. Nhận xét, đánh giá chung (2, 0 điểm)

    - Quan niệm của Nguyễn Minh Châu xuất phát từ kinh nghiệm sáng tác của bản thân, phù hợp với lí luận văn học chung về truyện ngắn.

    - Cách nói ý vị qua ngôn từ diễn đạt của Nguyễn Minh Châu.

    D. Chính tả, ngữ pháp, diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. (1, 0 điểm)

    TÔNG ĐIỂM: 20
     
    AdminLieuDuong thích bài này.
  5. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG

    KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA THPT

    NĂM HỌC 2023 - 2024

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày thi: 10/9/2023

    Câu 1. Nghị luận xã hội (8, 0 điểm)

    Flex hiện đang là một trảo lưu dược nhiều người hưởng ứng trên các nền tảng mạng xã hội. Là một người trẻ, anh/chị suy nghĩ như thế nào về trào lưu này?

    Câu 2. Nghị luận văn học (12, 0 điểm)

    Trong cuộc trò chuyện do khoa văn học của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức sáng 05-11-2022, giáo sư Huỳnh Như Phương đã có chia sẻ về câu chuyện học văn là học cách sống như sau:

    "Học văn là học tha nhân mà cũng đồng thời là học bản thân ta. Ta học bảng tuần hoàn Mendeleev là học tri thức do nhà bác học cung cấp. Còn ta học tác phẩm của L. Tolstoi là vừa học những tâm hồn Nga yêu chuộng hòa bình, chán ghét chiến tranh, vừa học tiếng vang của nó vào tâm hồn ta, xem cách ta bắt lấy và đón nhận tín hiệu từ tác phẩm đó.

    Nếu ta chỉ thâu nhận nội dung và các thủ pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết như các nguyên tố hóa học của bảng tuần hoàn thì mãi mãi ta không hiểu gì văn học mà cũng không hiểu gì bản thân ta. Học văn là học kinh nghiệm làm người ở đời để chinh minh tự quyết lấy cuốn tôi rình. Và không ai có thể thay ta đưa ra lời giải bài toán cuộc đời ta"

    (Theo Tuổi trẻ.vn, ngày 06/11/2022)

    Bằng trải nghiệm của người học văn, anh/chị hãy binh luận quan diễm trên của giáo sư Huỳnh Như Phương.

    Đáp án: Đang cập nhật..
     
    Admin thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...