Trọng Sinh [Edit] Phấn Đấu Ở Niên Đại 80 - Thủy Tinh Phỉ Thúy Nhục

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi Land of Oblivion, 30 Tháng ba 2021.

  1. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 18 (3)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Kỷ Hữu Sinh khách khí hỏi: "Văn Thanh, có muốn vào nhà ngồi một lát không?"

    Văn Thanh mỉm cười: "Dạ không cần đâu bác, bác vào trong đi, làm phiền mọi người lâu vậy rồi, cháu cũng phải quay về nữa." Nói xong Văn Thanh quay người lại, chân thành nói với mọi người xung quanh: "Cảm ơn mọi người đã đến đây cùng với cháu, thay cháu đòi lại công đạo, cũng như trả lại trong sạch cho tiệm may dì Tiếu, cảm ơn mọi người rất nhiều. Để tỏ lòng, tiệm may sẽ giảm giá may cho tất cả các loại quần áo trong tháng này."

    Những vị khách thường đến may vá lập tức mừng rỡ, vỗ tay cho sự trong sạch của Văn Thanh.

    Lương Văn Hoa cười lạnh trong lòng, một cửa hàng may bé tẹo, có thể kiếm được bao nhiêu tiền, lại còn giảm giá may, không có kiến thức chính là không có kiến thức.

    Kỷ Hữu Sinh tỏ vẻ tán thưởng với hành động của Văn Thanh. Vốn dĩ chuyện này bọn họ cũng phải có trách nhiệm với cửa hàng may dì Tiếu. Về việc danh tiếng cửa hàng bị ảnh hưởng, Văn Thanh không những làm sáng tỏ, mà còn tỏ lòng xin lỗi với khách hàng, lại thêm cả việc giảm giá may, chỉ trong nháy mắt đã lấy được sự đồng cảm của không ít người.

    Văn Thanh quay về phía chị Lưu: "Chị Lưu, tiền thì ai cũng thích, ai cũng muốn kiếm, nhưng dựa vào đôi tay của mình kiếm được từng đồng, mới có thể tiêu một cách an ổn được. Sự việc hôm nay, chị cũng biết sai rồi, vậy em cũng bỏ qua."

    Chị Lưu vô cùng cảm kích, sự ghen ghét ban đầu với Văn Thanh, lúc này biến thành sự sùng bái, chị lập tức nói: "Cảm ơn em, cảm ơn em, Văn Thanh, sau này chị không dám làm chuyện xấu nữa."

    Những người chứng kiến đều không ngớt lời khen ngợi Văn Thanh mãi đến khi cô rời khỏi huyện thành, đi về phía đường lớn.

    Mọi người trong huyện vẫn truyền nhau về việc xảy ra hôm nay ở may dì Tiếu, vốn dĩ mọi người cho rằng sau sự việc hắt nước bẩn này, cửa hàng may dì Tiếu nhất định sẽ bị ảnh hưởng, tất cả đều cho rằng tiệm chẳng làm ăn gì được nữa.

    Nhưng kết quả lại không như vậy, gần như tất cả mọi người đều đang khen ngợi Văn Thanh.

    "Giày Văn Thanh may đi rất thoải mái, ông nhà tôi nói tốt hơn nhiều so với tôi may."

    "Hàng may giảm giá rồi."

    "Bà không biết đấy thôi, lúc Văn Thanh bị vu oan, cửa hàng may dì Tiếu vòng trong vòng ngoài bao nhiêu người kéo đến, ai ai cũng mắng chửi Văn Thanh, nhưng Văn Thanh chẳng sợ hãi chút nào, sau đó còn tóm được kẻ chơi xấu phía sau. Tiếc chút là cuối cùng lại không xử lý con nhóc Kỷ Ninh Chi kia."

    "Chẳng nhẽ mọi người không biết sao? Văn Thanh còn là chị dâu tương lai của Kỷ Ninh Chi đấy?"

    "Đến cả em dâu cũng yêu cầu đưa đến đồn cảnh sát, như vậy cho thấy Văn Thanh rất chính trực."

    "..."

    Văn Thanh không ngờ thông qua sự việc của Kỷ Ninh Chi, chẳng những không làm hỏng danh tiếng tiệm may dì Tiếu, mà ngược lại còn cháy hàng, giày và quần áo cô may đều bán hết.

    Lúc này, Văn Thanh đang theo đường lớn trở về thôn Thủy Loan. Cô không nghĩ đến chuyện ở tiệm may, mà nghĩ đến chú hai của mình bởi sự xuất hiện Kỷ Hữu Sinh của Kỷ Hữu Sinh khi nãy.

    Nghĩ đến những điều tốt đẹp chú hai dành cho cô, nghĩ đến lời chú vẫn thường nói lúc còn sống: "Văn Thanh nhà chúng ta xinh đẹp, lại còn thông minh như vậy, gả cho ai cũng thấy thiệt."

    "Tính tình không tốt đã sao, ai quy định phụ nữ phải ngoan ngoãn nghe lời đàn ông chứ? Không cần thay đổi, chúng ta cứ như vậy, tiểu tử nào dám ức hiếp Văn Thanh của chúng ta, chú đá hắn bay xa luôn."

    "Văn Thanh ngoan ngoãn đi học, sau này trở thành một sinh viên đại học."

    "Có phải cháu vừa ý Kỷ Ngạn Quân rồi không?"

    "..."

    Nghĩ mãi nghĩ mãi, mắt Văn Thanh đỏ lên, chính bởi vì chú hai nói cô vừa ý Kỷ Ngạn Quân, cho nên trước khi chết, chú mới bảo Kỷ Ngạn Quân phải chăm sóc cho cô.

    Văn Thanh vừa đi vừa nghĩ, chưa gì đã về đến đầu thôn.

    Bây giờ cô về thôn Thủy Loan đều đi từ phía Đông chỗ bác đóng giày để về nhà, tránh việc gặp phải mấy người hàng xóm thích hóng chuyện, cứ tám suốt với nhau cả ngày trời.

    Cô kéo lại chiếc túi vải, vừa đi chỗ bác đóng giày thì nghe có tiếng người gọi: "Chị hai! Chị hai!"

    Văn Thanh quay đầu lại nhìn, thấy Văn Bằng một mình kéo một cái sọt tre to đùng, bên trong đều là cỏ, cả người thằng bé đầy mồ hôi, nhưng khuôn mặt cười tươi rói.

    "Chị hai!"

    Văn Thanh đi lên giúp cậu đỡ sọt: "Bằng Bằng, em cắt cỏ cho trâu à?"

    "Vâng." Gương mặt Văn Bằng phấn kích trả lời: "Mẹ nói, không cần phải bán trâu nữa rồi, nhà mình tự nuôi."

    Văn Thanh biết, Văn Bằng là người có tình cảm sâu đậm với trâu nhất nhà. Từ khi thằng bé biết làm việc, thích nhất chính là việc đút cỏ cho trâu ăn, hoặc là đi chăn trâu, rồi dắt trâu đi cày. Văn Thanh nhẹ duỗi tay xoa xoa cái đầu nhỏ của Văn Bằng: "Em vui không?"

    "Em cực kỳ vui!" Văn Bằng nói: "Hôm nay em ngủ dậy không thấy trâu đâu, em khóc một lúc lâu. Bây giờ thấy trâu rồi nên vui lắm."

    Văn Thanh chợt nhớ ra gì đó, hơi tức giận hỏi: "Sao nay em không đi học?"

    "Dạ em đang thi học kì, sáng nay là môn cuối cùng rồi nên giờ em được nghỉ, anh hai thì mai mới được nghỉ cơ. Đợi đến lúc khai giảng, là em lên lớp bốn rồi." Văn Bằng trả lời.

    Lúc này Văn Thanh mới gật đầu nhớ ra, học sinh tiểu học nghỉ hè rồi, cách khai giảng còn khoảng hai tháng nữa.

    Văn Thanh vừa đi vừa nghĩ gì đó, chưa gì đã đến cổng nhà.

    Lúc Văn Thanh cùng Diêu Thế Linh và Văn Bằng cho trâu ăn, Văn Thanh nói một câu, khiến mọi người đều bất ngờ.

    Văn Thanh nói: "Mẹ, đợi đợt này khai giảng, con cũng sẽ đi học." Cô thi đỗ trường cấp ba trên phố, nhưng sau khi chú hai mất, thì không có tiền nộp học phí nữa, Kỷ Ngạn Quân có đề nghị cho cô tiền để tiếp tục học, nhưng cô không muốn tiêu tiền của anh nên đã nghỉ giữa chừng. Trước giờ, Kỷ Ninh Chi vẫn nói cô không có văn hóa, là bởi người có học lực thấp nhất ở nhà họ Kỷ cũng là bậc trung cấp, Kỷ Ninh Chi cũng sắp thi đại học rồi, mà Văn Thanh thì chỉ được coi là tốt nghiệp cấp hai. Ngay cả Chương Phương Phương cũng là sinh viên đại học, đầu năm nay khóa họ bắt đầu đi tìm việc rồi, mà Chương Phương Phương còn chưa tốt nghiệp đã nhận được không ít lời mời.

    "Đi học?" Văn Bằng mở miệng nói: "Tiền học cấp ba đắt lắm, nhà chúng ta lại nghèo thế này. Chị hai, chị đừng đi nữa. Em đã tính rồi, học hết lớp năm em sẽ không đi học nữa, em đi kiếm tiền."

    "Ăn nói linh tinh." Diêu Thế Linh nói Văn Bằng.

    Văn Thanh bị câu nói của Văn Bằng chọc cười, cô xoa đầu Văn Bằng: "Không thể bỏ học được! Em phải chăm chỉ học hành, chị có thể lo tiền cho em học cấp hai, cấp ba, nghe rõ chưa? Không thể chỉ học hết lớp năm là nghỉ."

    "Vâng." Văn Bằng trả lời.

    Diêu Thế Linh nhìn Văn Thanh: "Con quyết định rồi?"

    "Vâng." Văn Thanh tiếp lời: "Lúc đi học con vẫn có thể tranh thủ thời gian rảnh để may đồ, may giày bán được. Hơn nữa dì Tiếu cũng nói rồi, sau này tiệm may là của con, nên tiền học cấp ba không thành vấn đề, học phí của Lượng Lượng với Bằng Bằng con có thể lo được."

    "Con cứ chăm chỉ lo học hành, mẹ còn trẻ, vẫn có thể kiếm tiền."

    "Mẹ." Văn Thanh mỉm cười ngắt lời Diêu Thế Linh: "Mẹ tin con đi, con có thể làm được. Đối với con mà nói, mấy thứ này cũng không khó khăn hay vất vả gì. Còn lúc nào mẹ rảnh thì phụ con chút việc như khâu dán đế giày hay cắt vải may là được."

    "Được được." Diêu Thế Linh cười đáp.

    Cuối cùng, Văn Thanh vẫn quyết định không nói việc xảy ra ở huyện hồi sáng cho Diêu Thế Linh biết.

    Trời tối dần, Diêu Thế Linh và Văn Thanh ngồi trong sân khâu đế giày... Diêu Thế Linh làm, Văn Thanh bên cạnh hướng dẫn, hai người làm vẫn hơn một người.

    Buổi tối, thôn Thủy Loan yên tĩnh, thỉnh thoảng nghe thấy tiếng côn trùng kêu, không khí khá dễ chịu.

    Văn Thanh cất ghế nhỏ đi, ngồi ở bên giường, trên đầu giường đặt một cái đèn dầu nhỏ, giấy trắng, thước gỗ, thước dây. Cô cầm bút chì, vừa tính toán vừa khua khua trên người mình, sau đó vẽ lên giấy, viết chú thích. Thực ra đây là bản thiết kế mà cô định gửi cho Đường Quân.

    Mãi đến nửa đêm, cơn buồn ngủ ập đến, cô mới thổi tắt đèn nằm lên giường ngủ.

    Sáng ngày hôm sau, Diêu Thế Linh nghĩ dì Tiếu không có ở tiệm, trùng hợp hôm nay Văn Lượng, Văn Bằng đều được nghỉ, Diêu Thế Linh quyết định đến tiệm cùng Văn Thanh đi đến cửa hàng. Một mặt phụ giúp Văn Thanh làm giày, mặt khác xem xét tình hình cửa tiệm, chứ để Văn Thanh một thân một mình ở đấy, bà không yên tâm.

    "Mẹ, chị hai, cho con đi với. Lâu lắm rồi con không lên huyện." Văn Bằng con phép, mãi cậu mới được nghỉ hè mà.

    Văn Thanh nhìn sang Văn Lượng, cậu lập tức nói: "Em ở nhà chăn trâu, làm bài tập hè."

    "Được." Diêu Thế Linh cười đáp.

    Sau khi ăn sáng xong, Diêu Thế Linh, Văn Thanh, Văn Bằng cùng đi lên huyện.

    Dọc đường thỉnh thoảng có người chào hỏi Văn Thanh.

    "Cả nhà cùng lên huyện đấy à?"

    "Dạ vâng thím."

    "Đi làm gì mà cả nhà đông vui thế?"

    "Dạ tôi đi quanh xem rồi mua ít đồ thím ạ. Vừa hay cháu nó được nghỉ hè, cho nó đi chơi chút cho biết." Diêu Thế Linh cười đáp.

    "À, Bằng Bằng mặc quần mới hả cháu?" Có người hỏi Văn Bằng.

    Văn Bằng vui vẻ: "Vâng, chị hai làm cho cháu đấy."

    "Đẹp ghê nhỉ."

    Văn Bằng cười típ mắt.

    Sau khi bọn họ đi rồi, người trong thôn bắt đầu bàn tán.

    "Văn Thanh thật sự thay đổi rồi. Mặc dù con bé vẫn lên huyện suốt, nhưng tính cách cũng tốt lên rồi, thân thiết chuyện trò với mọi người."

    "Bà nhìn quần của Văn Bằng xem, cả đôi giày Diêu Thế Linh đi nữa, đều là Văn Thanh làm đấy."

    "Không ngờ cũng có ngày Văn Thanh trở nên ngoan ngoãn như vậy."

    "..."

    Cả đám người đều cảm thấy khó tin, họ từng thấy Văn Thanh giống chó con cắn loạn khắp nơi, cứ hơi tý là tính nóng bừng bừng.

    Diêu Thế Linh, Văn Thanh và Văn Bằng đi bộ chừng nửa tiếng thì đến nơi.

    Vừa lên đến huyện, Văn Bằng đã nhìn chằm chằm vào cửa hàng bán bánh bao thịt. Văn Thanh thấy vậy, đi tới mua sáu cái bánh hết ba xu. Văn Bằng ăn nhanh nhảu hết ba cái, miệng vừa khen ngon, vừa bảo càng ăn càng thèm.

    Diêu Thế Linh thì chê ít thịt, toàn là rau, vỏ bánh lại dày, bán chỗ này ba xu là quá đắt.

    Văn Thanh cười nói: "Hay ngày mai nhà mình tự làm bánh bao thịt, làm nhân thật nhiều thịt vào."

    Diêu Thế Linh lập tức cản lại: "Đừng tiêu tiền lung tung, tiết kiệm chút để cho ba đứa đi học, còn ăn thì cái gì chả được, cần no cái bụng thôi."

    Văn Thanh nghe lời, cũng không nói gì nữa.

    Ba người vừa đi vừa ngắm xung quanh, vừa hay cũng đến tiệm may. Nhìn phía trước, bên ngoài tiệm có không ít người vây quanh.

    Trong lòng Văn Thanh có chút lo lắng, không lẽ lại có người đến kiếm chuyện nữa sao? Cô thấy hơi hối hận, đúng là không nên đưa mẹ với em trai đến đây.

    "Văn Thanh."

    "Văn Thanh đến rồi."

    Ngoài cửa lập tức có người nói to.

    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 23/11/2021 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Phương Anh

    Beta: Mạn Tử
     
    Ventn, Vyl Hana, Smol squid41 người khác thích bài này.
  2. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 19 (1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Chuyện gì vậy?" Diêu Thế Linh hỏi.

    Văn Bằng mở to mắt nhìn về phía trước, lắc lắc đầu, không biết có chuyện gì nữa.

    Suy nghĩ đầu tiên của Văn Thanh là có phải ai lại đến làm loạn? Nếu đúng như thế thì nên giải quyết thế nào?

    "Văn Thanh!" Chị Lưu đột nhiên chạy ra từ trong đám người đang tập trung trước cửa.

    Văn Thanh hơi ngạc nhiên.

    Chị Lưu mặt mày rạng rỡ đi đến: "Văn Thanh, cuối cùng em cũng đến rồi, mọi người đợi em lâu lắm rồi đấy!"

    "Đợi em?" Văn Thanh ngờ vực không rõ.

    Diêu Thế Linh, Văn Bằng nhìn về phía chị Lưu.

    Chị Lưu cười nói: "Em vẫn chưa biết gì sao? Bây giờ ở huyện, em nổi tiếng lắm đấy. Mọi người đều nói em còn trẻ mà vô cùng tài giỏi, dù là quần áo hay giày dép, em chỉ cầm liếc mắt một cái, là có thể tính ngay ra kích cỡ. Họ còn nói quần áo với giày em may ra dùng rất thích." Vừa nói chị Lưu vừa chỉ vào đám người trước cửa tiệm: "Em thấy không? Những người này đều đến để may quần áo đấy."

    Nổi tiếng? Nổi tiếng thế nào?

    Diêu Thế Linh không hiểu.

    Văn Bằng đứng ngớ ra chưa hiểu gì.

    Văn Thanh cũng hiểu ra rồi, vốn dĩ những điều sẽ xảy ra sau vụ việc của Kỷ Ninh Chi, Văn Thanh đã lường trước được rồi, nhưng cũng hợp tình hợp lý thôi, cho dù là ở những năm tám mươi, hay là ở thế kỷ hai mốt, lòng hiếu kỳ của con người vẫn luôn rất cao, mấy việc quảng cáo này đều rất nhanh nổi tiếng.

    "Chị cũng đến để may quần áo đấy, phí thủ công được giảm một nửa đúng không?" Chị Lưu tự biết mình đuối lý, hôm qua là bị lòng tham che mờ mắt, mới cầm tiền của Kỷ Ninh Chi, đi vu oan hãm hại Văn Thanh. Vốn chị phải vào đồn cảnh sát rồi, nhưng Văn Thanh không những đã tha thứ, còn khuyên chị nên làm người đàng hoàng. Sau khi nhận ra Văn Thanh là người tốt như vậy, chị vừa áy náy vừa cảm kích. Giờ người trong huyện, ai nấy đều khen Văn Thanh xử lý sự việc gọn gàng dứt khoát, bởi vậy hết lời tuyên dương khen Văn Thanh tốt.

    "Người đến đều là khách, phí thủ công giảm một nửa." Văn Thanh nói.

    Chị Lưu vui vẻ cười tươi.

    Sau khi Văn Thanh làm rõ sự việc, nhẹ nhàng thở phào một hơi.

    Văn Thanh đi lên phía trước mở cửa, vừa mở cửa, khách ào ào đi vào tiệm may, người mua vải, người cầm vải đi may quần áo, người mua giày... vừa mới sáng ra đã bận bịu.

    May mà hôm nay có Diêu Thế Linh và Văn Bằng đến giúp đỡ.

    Cả buổi sáng Văn Thanh bận ghi số liệu vào sổ, Diêu Thế Linh lo liệu việcbán vải, bán giày, cắt vải, tiếp đón khách hàng. Văn Bằng ở bên cạnh cũng phụ giúp một tay.

    Mãi đến tận trưa, khi tất cả khách về nhà ăn cơm rồi, Văn Thanh, Diêu Thế Linh và Văn Bằng mới thở ra được một hơi.

    Văn Bằng trước nay chưa từng nhìn thấy nhiều tiền như vậy, kinh ngạc nói: "Chị hai, chúng ta kiếm được nhiều tiền như vậy, chị có thể đi học được rồi."

    Văn Thanh mỉm cười: "Số tiền này vẫn chưa phải của chúng ta đâu, phải đợi dì Tiếu về tính toán mới biết được."

    Diêu Thế Linh nhìn Văn Thanh.

    Văn Thanh giải thích với bà: "Con trai của dì Tiếu xảy ra chuyện, dì ấy đi gấp nên giao cửa hàng cho con, con cũng làm xong thủ tục rồi. Hơn nữa dì ấy ở trong tình cảnh khó khăn, chúng ta có thể giúp được gì thì giúp. Cho nên, tiền vải và tiền quần áo cứ để ở đây trước đã, còn tiền giày cứ mỗi đôi trừ đi ba xu, chỗ còn lại là của chúng ta."

    Nghe xong, Diêu Thế Linh gật đầu, Văn Thanh hiểu chuyện như vậy khiến bà ngày càng yên tâm: "Nhưng con giảm một nửa giá đồ thủ công, lỗ nhiều như vậy, dì Tiếu biết sẽ không tức giận chứ?"

    Văn Thanh cười nói: "Sao có thể lỗ được ạ? Mẹ nhìn hôm nay xem, số vải bán ra gấp đôi so với ngày thường."

    "Nhiều như vậy sao?" Diêu Thế Linh kinh ngạc.

    "Ùng ục." Âm thanh ngắt ngang cuộc trò chuyện của hai người.

    Văn Thanh, Diêu Thế Linh nhìn Văn Bằng.

    Văn Bằng xoa xoa bụng: "Mẹ, chị hai, con đói rồi."

    Hai người bật cười.

    Văn Thanh lên tiếng: "Chỗ dì Tiếu có nồi, chảo, bát, đũa, bình thường dì cho con nấu nướng ở đây, nên hôm nay nhà mình cứ nấu một bữa đi, khi nào dì về con sẽ nói lại."

    Diêu Thế Linh nói: "Không phải chúng ta mang đủ bánh mì với tương đậu rồi sao?"

    "Mình nấu thêm mấy món đi mẹ."

    "Đừng lãng phí, cứ vậy ăn chung là được rồi."

    Văn Thanh không đồng ý. Cô kiếm tiền chính là để mẹ với em có thể ăn uống thoải mái hơn, sao có thể tiết kiệm như vậy được. Văn Thanh cầm túi vải rồi đi ra chợ mua rau.

    Hôm qua kiếm được sáu trăm đồng từ chỗ Thang Quyền, đưa cho dì Tiếu 70 đồng, mua trâu 460 đồng, cô còn lại tròn 70 đồng, cộng thêm lúc nãy bán được bốn đôi giày, một đôi năm đồng, mỗi đôi trừ đi ba xu, hôm nay cô thu được 18 đồng tám, thành phẩm có bốn đôi giày đế trắng, nhưng chỗ đó đã được trả trước rồi.

    Tính ra thì hiện tại cô giữ gần 80 đồng, số tiền này đủ đóng học phí cho học kỳ mới của cô. Còn tiền cho Văn Lượng và Văn Bằng, tới đây cô lại kiếm tiếp, chẳng những tiền học phí cấp ba trên thành phố không vấn đề, mà còn có thể sửa sang phần nào nhà cửa, ít nhất vào ngày mưa sẽ không bị dột nữa.

    Nghĩ vậy, Văn Thanh cảm thấy cuộc sống tràn đầy hy vọng, ngày tháng sau này nhất định sẽ càng ngày càng tốt.

    Vừa đến chợ, cô đi xem quang một lượt, một đồng hai xu một cân thịt gà, cô mua một con gà ba cân rưỡi, tiêu hết bốn đồng hai xu. Quay về tiệm may dì Tiếu, Diêu Thế Linh càm ràm: "Con mua gà làm gì? Đắt như thế, một bữa này đủ cho nhà ta ăn nửa tháng đấy! Con không biết tính toán cân nhắc gì cả..."

    Diêu Thế Linh càm ràm mấy câu, lần sau tuyệt đối không để Văn Thanh đi chợ nữa. Chỗ này vừa gà, vừa khoai, lại còn gạo, tốn biết bao nhiêu tiền.

    Văn Bằng thì chỉ muốn nhanh chóng được ăn.

    Cơm trưa còn chưa kịp nấu, đã có người đến may quần áo.

    Thế là Diêu Thế Linh đi nấu cơm, Văn Thanh tiếp tục ngồi máy may may quần áo.

    Sau khi nấu cơm xong, Văn Thanh bảo Diêu Thế Linh giữ lại nửa con gà nướng khoai tây trong hộp, đợi tối đem về cho Văn Lượng ăn. Văn Thanh quá bận, ăn qua loa bữa trưa, rồi lại tiếp tục bận bịu làm việc.

    Bận rộn mãi đến lúc sẩm tối, Văn Thanh mới đóng cửa tiệm rồi cùng về thôn Thủy Loan với Diêu Thế Linh và Văn Bằng.

    Chưa đi được bao lâu, trời đã tối, nhìn rõ cả sao sáng trên bầu trời. Cơn gió mùa hạ thổi vào hàng bạch dương hai bên đường phát ra tiếng xào xạc, khiến bốn bề càng thêm vẻ vắng lặng.

    Lúc này, Diêu Thế Linh mới có thời gian hỏi Văn Thanh: "Văn Thanh."

    Văn Thanh: "Dạ?"

    "Hôm nay hình như mẹ nghe có người nói Kỷ Ninh Chi đến cửa tiệm làm ầm ĩ, có chuyện gì vậy?"

    Văn Thanh nghĩ ngợi một chút, sau khi kể lại một cách qua loa, cười nói một câu: "Thật ra cô ta làm ầm ĩ như vậy ngược lại cũng tốt, nếu không thì việc kinh doanh của chúng ta không thuận lợi được vậy rồi."

    Diêu Thế Linh nghe xong, trầm mặc một hồi, lời muốn nói ngập ngừng trong cổ mãi mới thành tiếng: "Nhà bọn họ nói chung vẫn không vừa mắt nhà chúng ta."

    Văn Thanh: "Vâng."

    "Vậy con còn đồng ý gả qua đó không?" Diêu Thế Linh hỏi.

    Văn Thanh điềm tĩnh trả lời: "Không gả nữa."

    Diêu Thế Linh bất ngờ. Trước nay, Kỷ Ngạn Quân luôn là điểm yếu của Văn Thanh, ai nói động đến Kỷ Ngạn Quân cũng không được, thậm chí, lần trước vì sự ngăn cản của bà, dẫn đến xảy ra xung đột với Văn Thanh, bà đã đánh Văn Thanh một cái. Lúc này, nghe Văn Thanh nói không gả một cách điềm nhiên như vậy, vô tình khiến Diêu Thế Linh có chút vui mừng, bà nhắc lại một cách nhỏ nhẹ: "Vậy thì lúc nào, mẹ với con đến nhà họ Kỷ nói chuyện rõ ràng đi."

    Nói xong, Diêu Thế Linh không tự chủ mà căng thẳng im lặng chờ Văn Thanh trả lời. Văn Thanh đã thay đổi tốt như thế này rồi, bà không muốn lại vì nhà họ Kỷ mà ảnh hưởng đến tình mẹ con họ.

    "Không cần phải nói rõ ràng." Văn Thanh nói.

    "Tại sao?" Diêu Thế Linh kinh ngạc nói.

    "Phải nên tỏ rõ thái độ một cách thẳng thắn mới đúng."

    Văn Thanh im lặng một hồi rồi lại nói: "Đợi Kỷ Ngạn Quân trở về, hai nhà chúng ta hẹn nhau một buổi, mọi người đều có mặt, lúc đó nói rõ ràng mọi chuyện, sau này cũng không còn quan hệ gì nữa." Đúng, không còn quan hệ gì nữa! Cô và Kỷ Ngạn Quân chẳng còn quan hệ gì cả! Lúc này, Văn Thanh rất bình tĩnh.

    Nhưng Diêu Thế Linh lại hết sức ngạc nhiên, Văn Thanh thật sự đã buông bỏ được Kỷ Ngạn Quân rồi sao? Bà không dám hỏi, hỏi rồi lại sợ nhận được đáp án mà bà không mong muốn. Nếu như Văn Thanh đã thể hiện rõ thái độ, vậy bà không ép Văn Thanh nữa, cứ đợi Kỷ Ngạn Quân quay về, người lớn hai nhà cùng với hai đứa trẻ nói rõ ràng một lần luôn là tốt nhất.

    "Vậy được, đợi Kỷ Ngạn Quân quay về." Diêu Thế Linh không hỏi gì nữa.

    Văn Bằng lại đột nhiên nói: "Chị hai, lúc nào thì anh Ngạn Quân về?"

    "Trẻ con trẻ cái, người lớn nói chuyện không chen miệng vào!" Diêu Thế Linh mắng Văn Bằng một câu, sau đó chuyển sang chủ đề khác: "Sắp đến thôn rồi."

    Văn Thanh hiểu rõ ý của Diêu Thế Linh, cho nên cũng không nhắc đến chuyện đó nữa. Còn về việc lúc nào Kỷ Ngạn Quân về, Văn Thanh nhớ ở kiếp trước, anh nói đi Đông Châu, kết quả lúc gần đi nhận được một đơn hàng, sau đó lại chạy đến Tây Châu, đợi đến khi quay về đã là hai tháng sau rồi. Lúc đó, cô còn cãi nhau với Kỷ Ngạn Quân một trận, nói là thời gian xa cách quá dài.

    Không sai, là hai tháng.

    Văn Thanh nghĩ ngợi, hai tháng sau gặp lại đúng là không tồi, lúc đó Văn Thanh đã lên thành phố học rồi, tâm trạng chắc chắn còn bình ổn hơn bây giờ, đến lúc đó không cần biết là gặp ai, đều có thể tỏ ra thản nhiên.

    "Mẹ, anh đang ở ngoài cổng đợi chúng ta kìa." Văn Bằng đột nhiên nói to.

    Văn Thanh nhấc mắt lên nhìn, thấy Văn Lượng đang ngồi trước tường rào, mượn ánh trăng, cầm cành cây vẽ vẽ ở dưới đất.

    "Mẹ, anh đang viết gì kìa? À thành tích của anh tốt lắm, mấy hôm trước, giáo viên toán với giáo viên ngữ văn còn ở trong tiết học, khen anh là học sinh thông minh nhất mà họ từng dạy." Mặt Văn Bằng đầy kiêu ngạo nói.

    Văn Thanh nghe xong thấy rất vui. Nhưng cũng đau lòng khi nghĩ lại kiếp trước, Văn Lượng vì phải gánh trọng trách chăm lo gia đình, gần như chưa học hết cấp hai đã phải bươn trải ngoài xã hội kiếm tiền. Kiếp này, dù thế nào cô cũng không để người nhà phải khó khăn khốn đốn như kiếp trước nữa.

    "Văn Lượng, con ăn cơm chưa?" Diêu Thế Linh hỏi.

    Lúc này, Văn Lượng mới ngẩng đầu, vứt cành cây xuống, đứng lên: "Mẹ, mọi người về rồi, mọi người ăn cơm chưa? Con có nấu cháo rồi, bánh mì nóng vẫn để trong nồi."

    "Dạ vẫn chưa ăn. Anh ơi, ở đây vẫn còn thịt gà này." Văn Bằng cười tươi giơ cao túi lên, bên trong túi đựng nửa hộp gà nướng khoai tây.

    Văn Lượng nhăn mày, nhìn về phía Văn Thanh: "Chị lại tiêu tiền lung tung."

    Văn Thanh cười, đứa em trai lớn này có lúc giống như ông già cổ hủ vậy đấy.

    Văn Lượng không để ý đến cô, đi đến nhà bếp dọn cơm.

    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 6/1/2022 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Phương Anh

    Beta: Mạn Tử
     
    Ventn, Vyl Hana, Smol squid40 người khác thích bài này.
  3. Land of Oblivion

    Bài viết:
    353
    Chương 19 (2)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lúc ăn cơm, Diêu Thế Linh kể lại tình hình hôm nay ở tiệm may cho Văn Lượng, nghe xong cậu mới không cau có mặt mày nữa. Văn Thanh gắp gà cho cậu, cậu cũng ăn, hơn nữa còn luôn tay gắp thức ăn cho Văn Bằng. Văn Bằng ăn cái miệng nhỏ dính đầy mỡ.

    Sau khi ăn cơm xong, Văn Thanh lặng lẽ đưa cho Văn Lượng một chiếc bút viết hiệu Nông thôn mới, một lọ mực màu đen. Ánh mắt Văn Lượng sáng lên, nhưng lại không vui nói: "Sao chị lại tiêu tiền rồi?"

    "Em cầm lấy đi. Chị tiêu rồi thì em có thể kiếm lại, sợ cái gì. Nói cho em biết, học phí kỳ sau của em chị đã chuẩn bị xong hết rồi, em nhớ chăm chỉ học hành." Văn Thanh cầm lấy tay của Văn Lượng, nhét bút và lọ mực vào: "Đã lên cấp hai rồi, không có được một chiếc bút viết đẹp, mất mặt lắm."

    Văn Lượng nhận lấy, không nói gì.

    Lúc Văn Thanh quay người chuẩn bị về phòng, Văn Lượng mới lên tiếng: "Em làm cho chị một cái bàn, chị ngồi trên bàn mà vẽ phác họa."

    Lúc Văn Thanh quay người lại, Văn Lượng đã chạy về phòng rồi. Văn Thanh đi về phòng mình xem, quả nhiên có một chiếc bàn gỗ ngay ngắn chỉnh tề đặt ở giữa phòng, chiếc bàn tuy đơn giản, nhưng trên mặt bàn được đánh giáp rất bóng rất mịn, những chỗ có khe hở được bôi thêm keo vào.

    Văn Thanh chuyển chiếc ghế nhỏ qua, ngồi ở trước bàn, độ cao vừa phải. Văn Thanh cực kỳ thích, con người Văn Lượng chính là ngoài lạnh trong nóng, bên ngoài thì thể hiện ra bộ dạng cực kỳ ghét cô, nhưng trong lòng vẫn luôn yêu thương quan tâm người chị gái như cô, nếu không, sao lại làm cái bàn này làm gì.

    Buổi tối, Văn Thanh thắp đèn dầu lên, đặt thước gỗ, thước dây.. lên trên bàn, bắt đầu viết viết vẽ vẽ. Cái bàn này thoải mái hơn đặt trên giường nhiều.

    Văn Thanh vẽ đến nửa đêm mới đi ngủ.

    Sáng hôm sau, Văn Thanh vẫn đến tiệm may cùng Diêu Thế Linh và Văn Bằng, Văn Lượng vẫn ở nhà. Đến trưa, Văn Thanh nấu một phần canh gà, để trong nồi sứ, đem đến bệnh viện thăm con trai dì Tiếu.

    Cuộc phẫu thuật của con trai dì Tiếu rất thành công, qua mấy ngày nữa là có thể xuất viện về nhà nghỉ ngơi rồi. Cuối cùng, trên gương mặt dì Tiếu cũng nở được nụ cười.

    Văn Thanh đưa cho dì Tiếu hai đồng tiền phần trăm và mười đồng tiền thăm bệnh, dì Tiếu từ chối mãi không được, chỉ đành nhận lấy, sau khi nhận xong lại lau nước mắt, mẹ chồng dì Tiếu nói bởi kiếp trước dì Tiếu đốt hương cầu phước, nên kiếp này mới gặp được một cô gái tốt như Văn Thanh.

    Văn Thanh an ủi dì Tiếu vài câu, nói lại tình hình tiệm may cho dì, luôn miệng nhấn mạnh đợi dì quay lại, những cái khác thì không nói. Rồi lại nhanh chóng rời bệnh viện, trở về tiệm may.

    Vừa về đến tiệm, lại cùng với Diêu Thế Linh, Văn Bằng bắt đầu một ngày bận rộn, đến khi trời tối mới quay về thôn Thủy Loan.

    Đến ngày thứ ba, ba người đi đến tiệm may, dì Tiếu vẫn chưa quay về, có điều Thang Quyền lại đến sớm ngoài dự đoán, mới sáng sớm đã đứng trước tiệm, tươi cười khi nhìn thấy cô: "Văn Thanh."

    "Thang tiên sinh, tiên sinh đến sớm vậy ạ?" Văn Thanh kinh ngạc.

    Diêu Thế Linh cũng quen biết Thang Quyền, chính là ông ta bỏ ra 600 đồng mua bức vẽ của Văn Thanh, mấy tối nay Văn Thanh bận vẽ chính là thứ để giao cho ông.

    "Mẹ." Văn Bằng đột nhiên giật giật góc áo của Diêu Thế Linh, rồi chỉ tay sang bên đường: "Mẹ, nhìn kìa, xe hơi."

    Diêu Thế Linh nhìn theo hướng tay Văn Bằng chỉ, quả nhiên thấy một chiếc xe hơi màu đen đỗ ở bên đường, Diêu Thế Linh ngạc nhiên.

    Văn Bằng lại cực kỳ tò mò, đi lên phía trước, muốn đưa tay ra sờ một cái, Diêu Thế Linh kéo tay cậu lại: "Đừng sờ lung tung, lỡ mà hỏng, chúng ta không đền nổi đâu."

    Văn Bằng vội rụt tay lại, mắt vẫn nhìn chằm chằm vào chiếc xe.

    Không chỉ Diêu Thế Linh, Văn Bằng nhìn chằm chằm vào chiếc xe hơi kia, người qua đường cũng chú ý vào chiếc xe đó.

    "Xe hơi kìa."

    "Đây là của ai vậy? Ai giàu thế? Xe này bao nhiêu tiền vậy?"

    "Đây là xe nhập khẩu, Fiat 126p, giá trên dưới mười nghìn. Tôi thấy ở trên báo đấy."

    "Mười nghìn? Trời ơi, đắt vậy!"

    "Này, xe này hình như là đến chỗ Văn Thanh đấy, hay là đến tìm Văn Thanh may đồ."

    "Chắc chắn là đến tìm Văn Thanh may quần áo rồi, tay nghề của Văn Thanh giỏi như vậy, thu hút cả người giàu có đến luôn rồi, mà xe này đúng là đẹp thật."

    "..."

    Cũng cùng lúc đó, Văn Thanh mở cửa tiệm may ra, mời Thang Quyền vào trong.

    Văn Thanh rót nước. Thang Quyền nhìn quanh tiệm may một lượt, ánh mắt dừng lại ở quần áo treo trong tiệm, cùng với mấy đôi giày đặt trên kệ: "Chỗ quần áo và giày này đều là cháu làm à?"

    Văn Thanh đưa chén nước cho Thang Quyền: "Dạ vâng. Người trung niên đều thích mặc những đồ thế này, nên cháu may chúng dựa theo thị hiếu của họ."

    Thang Quyền gật đầu nhận lấy ly nước, ông cảm thán khi nhìn thấy bộ sườn xám: "Sườn xám khó làm lắm."

    Văn Thanh mở túi vải ra, một bên cầm bản vẽ, một bên trả lời: "Sườn xám nói làm thì dễ, nhưng để mặc lên người vừa vặn mà đẹp và tôn dáng, thì thật sự rất khó."

    Thang Quyền bước lên một bước, cầm mấy bộ đồ lên, quan sát tỉ mỉ, một lần nữa gật đầu. Nhìn quanh tiệm may nhỏ này, không những khiến ông có niềm tin với khả năng thiết kế của Văn Thanh, mà còn cả năng lực ở bàn tay của cô bé này. Ông chỉ vào một bộ quần áo dành cho người già: "Bộ này không phải do cháu làm."

    Văn Thanh nhìn sang rồi trả lời: "Dạ cái đó là dì Tiếu làm, chính là dì mà hôm đó bác gặp ở bệnh viện, cửa hàng này cũng của dì ấy."

    Thang Quyền "ồ" một tiếng.

    Văn Thanh đưa bản vẽ cho Thang Quyền: "Thang tiên sinh, tiên sinh nhìn thử bộ đồ này xem. Cháu đã tính tỉ lệ và chia làm ba loại size: Lớn, vừa và nhỏ. Loại vải và các chi tiết khác, cháu cũng chú thích cả rồi, ngoài ra cháu có thêm vài chi tiết nhỏ, tiên sinh xem qua, có vấn đề gì tiên sinh cứ nói cháu sửa lại."

    Thang Quyền nhận lấy bản vẽ, ông nhìn Văn Thanh một cái, ông không ngờ Văn Thanh lại chuyên nghiệp như vậy. Lúc mở bản vẽ ra, ông không kìm nổi sự hưng phấn, đúng, ông muốn chính là quần áo như thế này, sau khi tính tỉ lệ tiêu chuẩn, càng thêm thu hút người khác.

    "Không vấn đề gì." Thang Quyền lật ra mấy trang sau, kích động nói.

    Văn Thanh tươi cười: "Tốt quá rồi! Vậy chúng ta coi như thanh toán xong."

    "Đợi một chút." Thang Quyền nói.

    Văn Thanh hỏi: "Sao vậy ạ?"

    "Ta có một yêu cầu." Thang Quyền tiếp lời.

    Văn Thanh: "Yêu cầu gì ạ?"

    "Ta muốn mời cháu giúp đỡ việc giám sát, hoàn thành lô sản phẩm đầu tiên này." Thang Quyền thẳng thắn.

    Văn Thanh: "Trong thỏa thuận của chúng ta không đề cập đến điều này."

    Thang Quyền tươi cười, ngày càng nhận ra, bản thân không thể xem thường nha đầu Văn Thanh này. Mỗi một lần tiếp xúc, cô bé này lại làm thay đổi nhận thức của ông: Thoáng nhìn cô có vẻ vô hại, nhưng lại cực kỳ có lực tấn công; thoáng nhìn có vẻ rất ngây thơ, nhưng thật ra lại vô cùng thông minh lanh lợi; thoáng nhìn tuổi cô còn nhỏ, nhưng tác phong làm việc lại cực kỳ thận trọng và vững vàng. Mà cô bé này luôn để lộ ra là dáng vẻ ngây thơ, thật không phải một nha đầu bình thường.

    "Chúng ta có thể thêm một thỏa thuận nữa." Thang Quyền nói.

    Văn Thanh nhướng mày nhìn ông: "Ý tiên sinh là ký thêm một hợp đồng mới?"

    Thang Quyền nói: "Đúng! Ký thêm một thỏa thuận nữa, ta mời cháu làm cố vấn ba ngày, tiền lương ba ngày một trăm đồng, thế nào?"

    Ba ngày?

    Văn Thanh ngẫm nghĩ, quá trình để may ra bộ đồ mà cô thiết kế này, thực ra không quá phức tạp. Mặc dù thời đại này, máy may đều thuộc loại thủ công dùng chân đạp, nhưng với người có xưởng may riêng như Thang Quyền, ba ngày cho ra lô hàng vốn không có gì khó.

    Văn Thanh suy sét một lúc, sau đó nhìn Diêu Thế Linh và Văn Bằng ở bên ngoài, gật đầu: "Dạ được. Có điều, cháu muốn thương lượng với mẹ một chút."

    "Không vấn đề! Ta ở đây đợi cháu."

    "Vâng."

    Văn Thanh đem việc này nói cho Diêu Thế Linh nghe.

    Diêu Thế Linh kinh ngạc: "Ba ngày một trăm đồng, người này đúng là có tiền."

    Văn Thanh: "Cũng chưa hẳn là có tiền đâu mẹ."

    "Vậy là ý gì?"

    "Con cảm thấy tiên sinh muốn dùng thiết kế của con để trở mình. Nếu không, đã không gấp gáp như vậy."

    Diêu Thế Linh chưa hiểu.

    Văn Thanh không định giải thích kĩ cho Diêu Thế Linh, bởi có giải thích thì mẹ cô cũng khó lòng hiểu được, cho nên cô nói thẳng vào vấn đề chính: "Lát nữa, con phải đi cùng với tiên sinh đến công xưởng sản xuất, chỗ này giao lại cho mẹ và Văn Bằng trông coi nhé."

    Diêu Thế Linh không yên tâm nói: "Hay là mẹ đi cùng với con."

    "Không cần đâu ạ, mẹ ở bên này trông coi cửa hàng thay con. Mẹ cũng biết tính kích thước cho người ta rồi, mẹ cứ dựa theo cách con ghi rồi làm theo là được." Văn Thanh nói.

    "Con đi một mình, mẹ không yên tâm, vẫn là để Văn Bằng đi cùng con đi." Diêu Thế Linh cảm thấy con gái một mình đi với đàn ông như vậy sẽ ảnh hưởng đến thanh danh.

    Văn Thanh đại khái đoán ra được suy nghĩ của Diêu Thế Linh, nên gật đầu: "Được thôi."

    Sau đó, Văn Thanh bà Văn Bằng mới cùng đi ra ngoài với Thang Quyền. Tất cả đi ra ngoài, hướng tới chiếc xe hơi nhỏ bên kia đường.

    Văn Thanh vừa nhìn đã nhận ra chiếc xe kia là Fiat 126p, ở thời đại được gọi là xe mui lớn, hoặc là xe đuôi nhỏ, bởi kết cấu của nó đơn giản, trọng lượng nhẹ, gần như không có đuôi xe, nên mới được gọi là xe mui lớn. Văn Thanh nhớ giá bán của loại xe này khoảng mười nghìn, ở thời đại này có một chiếc xe như thế cũng được coi là hạng giàu có.

    "Chị hai, em được ngồi xe hơi sao?" Văn Bằng kéo kéo góc áo của Văn Thanh.

    Văn Thanh cúi xuống nhìn cậu, chỉ thấy gương mặt nhỏ nhắn hơi đen của cậu đã béo lên chút rồi, đôi mắt đen láy vừa căng thẳng vừa phấn khích, cứ nháy mắt lại nhìn về chiếc xe hơi.

    "Ừ, chúng ta ngồi xe hơi."

    "Thật sao? Em chưa từng ngồi trong đó bao giờ."

    Văn Thanh nhỏ giọng: "Đừng có căng thẳng, chị cũng chưa từng ngồi mà."

    Văn Bằng nghe vậy, bớt căng thẳng hơn, nhưng tay vẫn nắm lấy góc áo của Văn Thanh như cũ.

    "Mau lên xe đi." Thang Quyền mở cửa xe cho Văn Thanh và Văn Bằng.

    Văn Thanh cúi người vào trong xe trước, sau đó kéo Văn Bằng ngồi vào.

    Văn Thanh và Văn Bằng vừa ngồi vào xe, bác sửa giày vội đi tới hỏi Diêu Thế Linh, chân ông còn chưa kịp xỏ giày: "Này mẹ Văn Thanh, Văn Thanh với em nó đi đâu thế?"

    Diêu Thế Linh cười nói: "À, người ta nhờ Văn Thanh giúp họ may quần áo."

    "Họ đặc biệt lái xe đến đón à?" Bác sửa giày hỏi tiếp.

    "Vâng."

    Bác sửa giày lập tức giơ ngón cái ra: "Văn Thanh phất lên rồi đây mà."

    "Nào có đâu." Diêu Thế Linh cười nói: "Chỉ là đi xem thử thôi."

    Diêu Thế Linh nói như vậy, nhưng người đi đường nào có ai tin, vài phút sau chuyện này đã được truyền đi rồi.

    "Mọi người biết gì chưa? Văn Thanh ngồi xe hơi đi may quần áo cho người ta đấy."

    "Biết rồi! Còn có người đặc biệt đến nơi đón con bé nữa!"

    "Văn Thanh giỏi thật, lại còn được cả người giàu có như vậy đích thân đến đón."

    "Đó là vì tay nghề của Văn Thanh tốt, không thế thì sao người ta lại đến đón con bé được, một lần đi còn không đủ tiền xăng đấy. Nghe nói xe đó đi một ngày, riêng tiền xăng cũng bằng tiền ăn cả tháng của chúng ta đấy."

    "Thật hay giả thế?"

    "..."

    Dưới sự bàn tán rôm rả của mọi người, lúc này, xe của Thang Quyền đã ra khỏi huyện, đi về phía thành phố Nam Châu.

    Văn Bằng căng thẳng ngồi trong xe.

    Văn Thanh cười, đưa tay ra xoa đầu cậu: "Đừng căng thẳng, không có gì đâu, em nhìn bên ngoài kìa, cứ coi như em ngồi xe buýt thôi."

    Văn Bằng nhìn Văn Thanh: "Chị hai, em chưa từng ngồi xe buýt."

    Văn Thanh: ".. Vậy lát nữa lúc về, chị đưa em đi thử xe buýt."

    "Vâng." Văn Bằng trả lời.

    Ngồi trên xe một lúc, cuối cùng đã đến thành phố Nam Châu, sau bảy tám lần rẽ thì xe dừng trước một xưởng may.

    Thang Quyền, Văn Thanh và Văn Bằng xuống xe.

    Thang Quyền chỉ vào xưởng may nói: "Chính là chỗ này."

    Vẻ mặt Văn Thanh vẫn bình thản.

    Văn Bằng thì mở to mắt nhìn vào.


    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 7/1/2022 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Phương Anh

    Beta: Mạn Tử
     
    Ventn, Vyl Hana, Smol squid46 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 10 Tháng một 2022
  4. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 20 (1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Văn Bằng tròn mắt nhìn vào trong: "Oa, nhiều máy may quá đi."

    Thang Quyền cười cười: "Cũng không nhiều lắm, chỉ có hai mươi mấy chiếc thôi."

    Hai mươi mấy chiếc?

    Hai ngày nay, Văn Bằng vẫn luôn ở trong tiệm may dì Tiếu, nghe Diêu Thế Linh nói máy may hiệu Hồ Điệp này rất đắt, một cái máy cũng phải đến 170 - 180 đồng, vậy hai mươi cái máy này phải tốn bao nhiêu tiền? Văn Bằng cúi đầu bấm đầu ngón tay tính tính.

    "Vào thôi." Thang Quyền nói với Văn Thanh.

    Văn Thanh vươn tay xoa đầu nhắc Văn Bằng: "Bằng Bằng, đi thôi."

    "Chị hai, chỗ máy may này phải mất 4-5000 đấy." Văn Bằng nói nhỏ: "Ông ấy thật có tiền."

    Văn Thanh mỉm cười, Thang Quyền đến máy bay cũng lái rồi, tốn 4-5000 mua máy may thì tính gì. Có điều thấy Thang Quyền vội cần bản vẽ như vậy, mà lúc này xưởng may chỉ có hơn mười máy đang hoạt động, có thể thấy, việc kinh doanh của ông ấy đang gặp khó khăn.

    "Thang tổng."

    "Chào Thang tổng."

    Thang Quyền dẫn Văn Thanh, Văn Bằng đi vào, bên trong có hơn mười người, thấy bọn họ liền quay đầu chào.

    "Được rồi." Thang Quyền xua tay "Ai làm gì thì cứ làm tiếp đi." Rồi lớn tiếng gọi: "Lão Chu, lão Diệp, hai người qua đây chút."

    Lúc này, có hai người đàn ông bước tới, người hơi béo là thầy Chu, người gầy hơn là thầy Diệp.

    "Chào buổi sáng Thang tổng." Hai người nói.

    Thang Quyền mỉm cười: "Lại đây, tôi giới thiệu với hai người một chút, đây là Văn Thanh, là nhà thiết kế tôi mới mời đến. Lát nữa, cô ấy sẽ cùng mọi người thảo luận việc thiết kế trang phục mới."

    Nhà hiết kế?

    Thầy Chu, thầy Diệp cùng nhìn về phía cô gái mặc áo carô, tóc cột đuôi ngựa tạo cảm giác trẻ trung, gương mặt trắng nõn mịn màng như em bé, ánh mắt trong veo, bằng ánh mắt khó tin.

    Văn Thanh thật sự rất xinh.

    Có điều, đây rõ ràng là một cô bé, sao có thể thiết kế trang phục? Có phải việc kinh doanh xưởng may quá tệ nên đầu óc của Thang tổng cũng úng nước luôn rồi?

    Thang Quyền giới thiệu: "Văn Thanh, đây là hai tiền bối trong xưởng chúng tôi: Lão Chu, lão Diệp."

    Văn Thanh cười cười chào hỏi trước: "Thầy Chu, thầy Diệp, cháu là Văn Thanh, mong được hai người chỉ dạy nhiều hơn."

    Văn Bằng cũng chào hai người theo Văn Thanh.

    Cả hai nhìn Văn Thanh, thái độ lạnh nhạt, coi thường chẳng thèm trả lời.

    Thang Quyền có chút xấu hổ, cố gắng làm dịu bầu không khí.

    Văn Thanh từ đầu vẫn luôn giữ vẻ mặt bình thản.

    Văn Bằng cảm nhận được thái độ của lão Chu, lão Diệp, trong lòng không thoải mái, chỉ muốn kéo Văn Thanh rời đi.

    Văn Thanh vỗ nhẹ đầu cậu, tỏ ý đừng nóng nảy.

    "Được rồi, nếu như đã làm quen với nhau, vậy giờ chúng ta sẽ bàn đến chuyện may đồ đi." Thang Quyền từ trong túi công văn lấy ra bản vẽ của Văn Thanh, đi về phía bục chế tác.

    Văn Thanh vươn tay mời bọn họ đi trước. Hai người Chu, Diệp không tình nguyện đi đến bục chế tác, nhìn cái được gọi là "bản vẽ", Văn Thanh và Văn Bằng đi phía sau rồi đứng ở bên cạnh.

    Hai người nhìn Văn Thanh một cái, thấy cô bé này có vẻ lễ phép nên thái độ cũng bớt lạnh nhạt.

    Khi bọn họ nhìn thấy Thang Quyền mở bản vẽ ra, nhất thời sững người.

    "Đây là áo sơ mi cổ trụ, áo ngắn tay, cùng với quần dài, quần lửng do Văn Thanh thiết kế. Đều là mẫu dành cho nữ, nhưng kiểu dáng khác nhau. Hai người nhìn thử xem có được không?" Thang Quyền tự tin hỏi.

    Thầy Chu và thầy Diệp là thợ may lâu năm, luận về kỹ thuật hay mắt nhìn trang phục đều rất chuẩn xác, dù là kiểu dáng gì cũng có thể làm ra y đúc bản thiết kế, điểm yếu duy nhất là không có sự sáng tạo. Trước kia Thang Quyền đã đưa cho họ mấy thiết kế, kiểu dáng cũng được nhưng cảm giác bảo thủ, gò bó khiến khách hàng không muốn mặc, nên họ luôn từ chối may.

    Cũng là kiểu dáng đó, nhưng thiết kế trước mắt lại mang đến sự khác biệt rất lớn, nó phù hợp với xu hướng hiện đại, lại mang nét cá tính riêng, bay bổng nhẹ nhàng. Ánh mắt hai người vô cùng kinh ngạc.

    "Cái này đều do cô né này vẽ sao?" Thầy Chu hỏi.

    "Không sai." Thang Quyền lại lật tiếp mấy trang sau, trong bản vẽ không chỉ có những chi tiết nhỏ của quần áo, mà ngay cả chất liệu, tỉ lệ đều có chú thích rất rõ ràng.

    Hai người không kìm được mà quay lại nhìn Văn Thanh mấy lần.

    Hôm nay, Văn Thanh mặc áo carô kẻ sọc xanh đỏ ngắn tay, ống tay áo dài đến khuỷu tay, dưới tay áo có một chiếc cúc trắng nhỏ, lúc làm việc có thể kéo lên móc lại, lật ngược ống tay lên, cực kỳ tiện lợi. Lại nhìn xuống quần cô, chiếc quần màu đen, ống quần hơi bo lại, chân đi một đôi xăng đan có khoá cài, không quá lộ chân nhưng vẫn thoáng mát.

    Cả người cô tràn đầy sức sống nhưng không kém phần chỉnh chu, lịch sự.
    Thầy Chu và thầy Diệp nhìn xong giật mình đồng thanh hỏi: "Quần áo trên người em may ở đâu thế?"

    Văn Bằng vui vẻ trả lời: "Quần áo chị cháu mặc đều do tự chị may hết đấy, không có cái thứ hai đâu!"

    "Vậy thiết kế của những bộ quần áo này lấy từ đâu ra?" Hai người họ lại hỏi.

    "Chị cháu tự vẽ đấy!" Văn Bằng lại cướp lời, thái độ lúc nãy của họ đối với Văn Thanh, khiến cho cậu nhóc không vui.

    "Nói chuyện với người lớn phải lễ phép." Văn Thanh nhẹ nhàng nói với Văn Bằng, nhưng trong lòng lại thấy ấm áp vì sự bảo vệ của thằng bé.

    Văn Bằng cúi đầu không nói.

    Gương mặt thầy Chu và thầy vô cùng kinh ngạc, tự mình thiết kế, tự mình làm, hơn nữa còn làm đẹp như vậy, tinh tế lại chắc chắn, đứa trẻ này, không đúng, cô gái này đúng là quá kiên nhẫn rồi?

    "Lão Chu, lão Diệp, sao vậy? Bản thảo này hai người vẫn không vừa ý sao?"

    Thang Quyền cố ý hỏi, nhìn thái độ, ông biết bọn họ nhìn trúng Văn Thanh rồi.

    "Không phải." Thầy Chu và thầy Diệp vội vàng nói.

    "Bản thảo này rất phù hợp." Thầy Chu tiếp lời.

    Thang Quyền nháy mắt đắc ý.

    "Dạ phù hợp là được." Văn Thanh vẫn như ban đầu, nhẹ nhàng khiêm tốn.

    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 13/1/2022 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Phương Anh

    Beta: Song Linh
     
  5. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 20 (2)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Gương mặt hai người thoáng xấu hổ, con gái nhà người ta năng lực giỏi giang mà vẫn luôn khiêm tốn lễ phép. Bọn họ thì hay rồi, ỷ lớn kinh thường người ta như vậy, đúng là.. Nghĩ thôi lại thấy trong lòng khó chịu.

    "Vậy giờ chúng ta thảo luận việc sản xuất quần áo nhé." Văn Thanh nhìn Thang Quyền: "Vừa hay cháu có vài vấn đề muốn thỉnh giáo hai thầy."

    "Là chúng ta phải học hỏi ở em mới đúng." Thầy Chu không còn mang dáng vẻ lạnh nhạt nữa mà thêm vào đó vài phần cảm phục.

    "Đúng vậy, là chúng ta phải học hỏi em." Thầy Diệp ở bên cạnh phối hợp.

    Văn Thanh thật lòng kính trọng hai người họ, không ngừng nói: "Thầy Chu đừng nói thế, cháu chỉ là may mắn được Thang tổng nhìn trúng, kinh nghiệm và năng lực vẫn còn kém xa hai người."

    "Không phải chứ, thiết kế Văn, em mới là người có tài năng, chúng ta nào có là gì."

    "Thầy Chu đừng nói như vậy."

    "..."

    Ba người thầy một câu em một câu. Văn Thanh kính trọng hai người là trưởng bối có tay nghề, có kinh nghiệm, có mắt nhìn.

    Bọn họ thì hiểu Văn Thanh là người có năng lực, đối diện với sự khinh thường không hề tức giận, vẫn một mực khiêm tốn nhún nhường, khiến họ thấy hổ thẹn, lại càng khâm phục, tuổi còn nhỏ mà đã giỏi như vậy.

    Thang Quyền ở bên cạnh cười, học theo dáng vẻ của Văn Thanh, khẽ vỗ đầu Văn Bằng: "Chị của cháu giỏi lắm."

    Gương mặt Văn Bằng đầy kiêu ngạo: "Đó là đương nhiên." Trước kia cậu không thích Văn Thanh lắm, nhưng bây giờ thì rất bội phục chị mình.

    "Được, mọi người đều đã tâng bốc nhau đủ rồi, chúng ta bắt đầu thảo luận đi, đầu tiên làm ra thiết kế trước, thấy thế nào?" Thang Quyền mở miệng nói.

    "Được, được, được." Thầy Chu đáp liền mấy tiếng.

    Văn Thanh: "Được ạ."

    Thầy Chu và thầy Diệp không nói hai lời, sát lại nhìn bản vẽ một cách cẩn thận, nhỏ tiếng thảo luận, lại hỏi Văn Thanh vài vấn đề, rồi gật đầu tán thành.

    Văn Thanh trả lời thành thực, đồng thời có chỗ nào thắc mắc sẽ nói thẳng ra.

    Cả thầy Chu và thầy Diệp dù gì cũng là tiền bối trong ngành may mặc, kinh nghiệm phong phú, kiến thức uyên bác, câu trả lời luôn khiến Văn Thanh bội phục, lại càng kính nể hai người hơn.

    Đồng thời với cái đầu linh hoạt của mình, đưa ra những ý tưởng độc đáo, lại càng khiến cho hai lão tán thưởng.

    Ba người coi như là hợp nhau.

    Tiếp theo, ba người họ trải hai tấm vải, bắt đầu sắp xếp, vẽ phác thảo, đánh dấu, thảo luận, cắt vải.. Thang Quyền đứng bên cạnh quan sát, liên tiếp gật đầu, thầm nghĩ bản thân bỏ ra 100 đồng mời cô làm cố vấn rất xứng đáng. Nếu như sau này Văn Thanh có thể thành người của ông, vậy xưởng may nhất định sẽ phát triển rất nhanh, chỉ là không biết Văn Thanh có đồng ý hay không.

    "Ta thấy, hôm nay chúng ta thảo luận đến đây thôi. Chiều nay, ta với thầy Diệp sẽ làm thử hai bộ này. Văn Thanh, chiều em không cần đến đâu, đợi tối hai thầy hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh, sáng mai em đến xem là được." Thầy Chu nói.

    Văn Thanh cười gật đầu: "Vậy làm phiền hai thầy rồi."

    "Là chúng ta làm phiền em mới đúng."

    Vừa lúc là buổi trưa, Thang Quyền mời Văn Thanh và Văn Bằng cùng dùng bữa.

    Văn Thanh từ chối, nói mình còn có việc nên không ăn chung được.

    "Vậy đợi mọi người xong việc, ta đưa hai đứa về nhà." Thang Quyền nói.

    "Dạ không cần đâu Thang tiên sinh."

    "Đừng gọi Thang tiên sinh." Thang Quyền cười nói: "Sau này cứ gọi bác Thang là được, tuổi này của ta gọi một tiếng bác chắc được chứ?"

    Văn Thanh không từ chối, cười nói: "Dạ, bác Thang, bác có việc bận cứ đi trước đi ạ. Em trai cháu nói chưa từng đi xe buýt, lát nữa xong việc, bọn cháu ngồi xe buýt về là được, không phiền bác nữa."

    "Được." Thang Quyền nói: "Vậy ngày mai bác đến đón cháu."

    Văn Thanh, Văn Bằng chào tạm biệt Thang Quyền ra về.

    Hai người vừa đi, thầy Chu và thầy Diệp mới đi đến.

    "Thang tổng, ông tìm ra nha đầu lợi hại thế này ở đâu ra thế?" Thầy Chu hỏi.

    Thang Quyền cười nói: "Có duyên tình cờ gặp ở bệnh viện."

    "Lần này xưởng may của chúng ta được cứu rồi." Thầy Chu nói.

    Thang Quyền âm thầm gật đầu, đúng vậy, xem ra lần này máy bay của ông được giữ lại rồi, không cần phải đem bán như xe cũ nữa. Ông nhìn bóng lưng của Văn Thanh, khẽ thở phào một hơi.

    Sau khi rời khỏi xưởng may, Văn Thanh đi thẳng về phía trung tâm thành phố Nam Châu.

    Thành phố Nam Châu đang trong giai đoạn phát triển, xung quanh đường lớn vẫn chưa có các tòa cao ốc, chỉ có những ngôi nhà cao thấp không đều nhau, nhà một tầng và nhà ngói. Hai bên đường có không ít những cửa hàng tư nhân, trên đường thỉnh thoảng cũng có thể nhìn thấy mấy kiểu xe hơi như Lada, Polonez, Fiat 126p, thậm chí cô còn nhìn thấy một chiếc Santana, xem ra thành phố Nam Châu cũng bắt đầu xuất hiện những người có tiền rồi.

    "Chị hai, chúng ta đi đâu vậy?" Văn Bằng hỏi.

    "Đi ăn cơm trước." Văn Thanh trả lời.

    "Ăn gì ạ?"

    "Em muốn ăn gì?"

    Văn Bằng không nói, cậu đương nhiên muốn ăn thịt rồi, nhưng thịt đắt lắm, cậu chỉ vào một con ngõ nhỏ nói: "Bên đó bán màn thầu lớn, chúng ta mua hai cái ăn đi."

    Văn Thanh sao có thể để Văn Bằng ăn màn thầu được, cô còn hận không thể nuôi Văn Bằng trở nên béo trắng mập mạp, vì vậy cô tìm một quán cơm bình dân, gọi một phần thịt dê nhúng và một phần canh.

    Thịt dê giá 30 xu một phần, một phần hồm rau cải trắng, bún, mấy miếng thịt và thêm vài miếng xương nữa, mùi vị thật sự rất ngon.

    Canh giá 15 xu một phần, một nhúm mì trắng bên trên bỏ thêm một chút rau chân vịt, hành hoa và đậu hũ.. rất đẹp mắt và thanh mát.

    "Chị, đắt lắm đấy." Văn Bằng nhỏ giọng.

    Văn Thanh mỉm cười: "Hôm nay chị kiếm được 100 đồng, đãi em ăn."

    "100 đồng? Nhiều vậy sao ạ?"

    "Ừm, cho nên yên tâm ăn đi." Văn Thanh cười dịu dàng.

    Lúc này Văn Bằng mới yên tâm.

    Hai người vừa nói xong, phục vụ mang thịt dê nhúng và canh lên. Văn Thanh chia nửa chỗ thịt và canh đặt sang cho Văn Bằng.

    Văn Bằng chỉ ăn mì, nhường Văn Thanh ăn thịt dê.

    Văn Thanh nói mình không thích ăn thịt dê, kiên quyết bắt Văn Bằng ăn một bát thịt dê lớn, cùng với mì trắng. Đừng nhìn cậu nhóc gầy mà vội đánh giá, thật ra sức ăn rất khỏe, xì xụp húp được có một lúc, bát canh và thịt dê đều đã nhìn thấy đáy rồi.

    Văn Thanh hỏi cậu: "Ăn no chưa?"

    Gương mặt Văn Bằng hạnh phúc tươi cười: "Em ăn no rồi, từ trước đến giờ em chưa từng ăn no như vậy."

    Văn Thanh cười nói: "Sau này ngày nào cũng để em ăn no."

    "Vâng." Văn Bằng gật đầu, sau đó hỏi: "Chị no chưa?"

    "Chị no rồi."

    "Nhưng mà, chị ăn rất ít, còn chưa bằng một nửa của em."

    "Con gái ăn nhiều béo quá thì không xinh đẹp nữa đâu."

    "Chị em là đẹp nhất, mấy chị gái ở thôn chúng ta chẳng ai đẹp bằng chị, bọn họ đều nói, chị là cô gái xinh đẹp nhất thôn Thủy Loan chúng ta." Văn Bằng đắc ý nói.

    Văn Thanh nghe xong vui vẻ cười, sau đó đi đến trước bàn tính tiền. Cô dắt Văn Bằng rời quán ăn, đến đường lớn, quan sát bốn phía xung quanh.

    "Chị hai, chị tìm gì thế?"

    "Tìm cửa hàng bách hóa."

    "Chị tìm cửa hàng làm gì?"

    "Mua chút đồ, đi thăm giáo viên chủ nhiệm."

    "Thăm giáo viên chủ nhiệm làm gì ạ?"

    Văn Bằng biến thành mười vạn câu hỏi vì sao, Văn Thanh không trả lời cậu. Ở kiếp trước, sau khi Văn Thanh thi đỗ cấp ba, chưa học xong kỳ một, thì tin của chú hai gặp nạn truyền đến, hôm đó vừa tan học, sau khi nhận được tin, đến cặp sách cô cũng vứt luôn, chạy đến nơi xảy ra chuyện.

    Chú hai là người cởi mở, cuộc sống vô âu vô lo, mặc dù rất thương Văn Thanh, nhưng không để lại cho cô thứ gì, tiền học phí kỳ một lớp mười cần hơn 50 đồng, lúc đó còn có thêm 25 đồng tiền phụ phí nữa. Văn Thanh không còn chú hai, nhà họ Văn căn bản không chi trả nổi nên cô đành tự thôi học.

    Đời này cô muốn đi học, muốn mua thêm chút sách, muốn cuộc sống của mình với đời trước hoàn toàn khác nhau.

    Hôm nay vừa hay có thời gian, cô quyết định đi tìm giáo viện chủ nhiệm một chút, bàn chuyện cô muốn đi học lại, giáo viên ở thời này rất có trách nhiệm, nếu biết cô muốn đi học lại, cô giáo nhất định sẽ giúp đỡ.

    Chỉ là ký ức lúc đi học cực kỳ mơ hồ, Văn Thanh không nhớ được nhà của giáo viên chủ nhiệm ở đâu, đến gương mặt cũng không nhớ rõ.

    Cô tìm thấy cửa hàng bách hóa, mua tám thanh đường đỏ, tám cái bánh, đi đến trường cấp ba trọng điểm thành phố - Trường trung học Số một thành phố Nam Châu, mặc dù đang nghỉ hè, nhưng bác bảo vệ vẫn còn ở đây.

    Cô hỏi một chút địa chỉ nhà giáo viên chủ nhiệm, kết hợp với trí nhớ của mình. Lúc này mới dắt Văn Bằng đi tìm.

    Giáo viện chủ nhiệm sống trong một tiểu khu cũ của thành phố Nam Châu, một dãy những ngôi nhà một tầng, Văn Thanh hỏi thăm vài lần, cuối cùng cũng tìm được nhà giáo viên chủ nhiệm.

    Giáo viên chủ nhiệm là cô giáo hơi béo, nhìn thấy Văn Thanh một hồi mới phản ứng lại, gọi một tiếng: "Văn Thanh?"

    Văn Thanh không ngờ cô vẫn nhận ra mình, nhanh chóng đi về phía trước: "Cô Triệu."

    "Sao em lại ở đây?" Cô giáo chủ nhiệm cười nói.

    "Cô Triệu, em đến tìm cô ạ."

    "Tìm cô?"

    "Vâng." Văn Thanh đem việc mình muốn đi học lại nói một lượt cho cô nghe.

    "Muốn đi học lại à? Đây là chuyện tốt." Cô giáo chủ nhiệm đưa Văn Thanh vào trong nhà.

    Trong nhà sạch sẽ gọn gàng, bày không ít sách, cô chủ nhiệm kéo ra hai cái ghế, để Văn Thanh và Văn Bằng ngồi.

    "Nóng đúng không?" Cô chủ nhiệm hỏi rồi kéo một chiếc quạt bàn trong phòng ra, cắm điện vào, quay quạt thổi về hướng Văn Thanh và Văn Bằng.

    Lúc này ở thành phố Nam Châu đã có không ít nhà có điện rồi.

    Thôn của Văn Thanh phải một tháng nữa mới có điện, lúc này Văn Bằng cực kỳ tò mò mà nhìn quạt bàn.

    "Cô Triệu, cảm ơn cô." Cô chủ nhiệm nhiệt tình như vậy, vì được quan tâm mà cô thấy lo sợ không quen.

    "Nói thế nào, em cũng là học sinh của cô." Cô chủ nhiệm cười nói: "Chuẩn bị lúc nào quay lại học?"

    Văn Thanh hỏi: "Em định đợt khai giảng lần này sẽ bắt đầu đi học lại, chỉ là không biết trường học có nhận hay không, còn có học bạ của em nữa.."

    "Cái này không thành vấn đề, học bạ bảo lưu ít nhất một năm, hơn nữa bây giờ nhà nước khuyến khích giáo dục, em lại là thi đỗ, muốn học lại, trường học cực kỳ hoan nghênh."

    Văn Thanh nghe xong, trong lòng không khỏi vui mừng.

    Sau đó sắc mặc của cô chủ nhiệm có chút khó nói: "Có điều.."

    "Sao ạ?" Văn Thanh trong lòng lộp cộp.

    "Chính là, em nghỉ học cũng gần một năm rồi, lớp cô dạy cũng phân ban hết rồi, giáo viện chủ nhiệm như cô là đi theo lớp, học kỳ sau cô sẽ dạy lớp mười một ban xã hội. Nếu như em học lại, thì sẽ là lớp mười, cô và hiệu trưởng nói với giáo viên chủ nhiệm lớp khác một tiếng là được. Còn việc nhảy cấp, cô sợ em không theo kịp, hơn nữa còn phải đối diện với vấn đề chọn ban xã hội hay ban tự nhiên. Cho nên, vấn đề này em phải tự mình lựa chọn."

    Văn Thanh suy nghĩ một lúc, sau khi cân nhắc trái phải nói: "Cô Triệu, em muốn vào lớp của cô, những môn bị thiếu em sẽ bổ sung trong kỳ nghỉ hè, em tự mình học."

    "Vậy được, nghỉ hè cô cũng không có việc gì, em có vấn đề gì không hiểu có thể đến tìm cô." Cô chủ nhiệm nói, sau đó hỏi: "Em có sách không?"

    Văn Thanh: "..."

    "Không có ạ." Văn Bằng vẫn đang ngồi dưới quạt máy cướp lời nói: "Cô Triệu, chị em không có sách, không có bút, cái gì cũng không có, chị ấy viết chữ đều là dùng bút của con hết."

    Văn Thanh có chút xấu hổ, bởi vì chú hai ra đi đột ngột, lúc đó cô gấp gáp, cặp sách đều mất hết rồi, khi quay về vì quá đau buồn, nên cô cũng không tìm lại nữa.

    "Không sao, chỗ cô có nhiều sách, cho em mượn dùng tạm trước, đợi sau khi khai giảng thì trả cô." Cô chủ nhiệm cười nói: "Không việc gì đâu."

    Văn Thanh vô cùng cảm động.

    Lại nói thêm mấy câu với cô chủ nhiệm, đưa tám thanh đường đỏ và bánh cho cô.

    Cô chủ nhiệm nói không nhận.

    Văn Thanh vẫn để lại, sau đó dắt Văn Bằng rời đi. Cô chủ nhiệm gọi cũng không được, chỉ đành nhận lấy.

    "Chị, nhiều sách quá." Rời nhà cô giáo chủ nhiệm, hai người ôm một đống sách, Văn Bằng thở hổn hển nói, Văn Thanh đặt hết sách vào trong túi của mình chỉ để lại vài quyển cho Văn Bằng cầm.

    "Đúng vậy, nhiều sách quá." Văn Thanh nhiều năm không động vào sách, đột nhiên nhận nhiều sách như rất cảm kích cô chủ nhiệm, có được sự ủng hộ cô cũng yên tâm hơn, cuối cùng cũng có thể đi học rồi.

    "Chị, bây giờ chúng ta về nhà được chưa?" Văn Bằng ôm sách hỏi.

    "Ừm, về nhà." Văn Thanh nói.

    Trước khi đi ra đường lớn đợi xe, Văn Thanh mua một phần bánh cốm cho Văn Bằng, để cậu ăn lúc đợi xe buýt.

    Văn Bằng ăn một chút, nói là hôm nay ăn nhiều đồ ngon rồi, để phần cho mẹ và anh hai.

    Văn Thanh cười phản đối.

    Hai người đứng trên đường đợi khoảng hai mươi phút, xe buýt mới đến.

    Văn Thanh dắt Văn Bằng lên xe, nửa tiếng sau, cuối cùng xe cũng về đến phố huyện, hai người đi về phía cửa hàng may dì Tiếu.

    Đến cửa hàng, nhìn thấy dì Tiếu lâu lắm mới quay lại.

    "Văn Thanh, cháu về rồi." Dì Tiếu nhiệt tình đón tiếp cô.

    "Dì Tiếu, sao dì lại về rồi?" Văn Thanh hỏi, thuận tay đặt túi sách lên trên bàn: "Con trai dì thế nào rồi ak? Xuất viện chưa? Đủ tiền dùng không?"

    Dì Tiếu cười nói: "Con dì khỏe rồi, còn chưa xuất viện, tiền đủ dùng, dì về thu dọn chút đồ thôi."

    Văn Thanh không chú ý, Diêu Thế Linh liếc mắt nhìn về phía Văn Thanh, lúc này Văn Thanh mới phát hiện cái gọi là "thu dọn đồ đạc" của dì Tiếu với điều mà bản thân hiểu không giống nhau.

    "Dì Tiếu, dì phải đi ạ?" Văn Thanh kinh ngạc hỏi.


    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 15/1/2021 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Phương Anh

    Beta: Song Linh
     
  6. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 21

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  7. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 22

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Là Ngạn Quân à, cháu tới sớm thật đấy." Thang Quyền tiến lên một bước, nắm lấy tay Kỷ Ngạn Quân: "Vất vả cho cháu rồi."

    "Bác Thang, không sớm." Kỷ Ngạn Quân đáp lời, ánh mắt chuyển hướng nhìn Văn Thanh.

    Thái độ của Văn Thanh không thay đổi.

    Thang Quyền vội vàng nói: "Ngạn Quân, qua đây bác giới thiệu chút, vị này chính là cố vấn cho xưởng may chúng ta, tên Văn Thanh."

    Kỷ Ngạn Quân nhìn Văn Thanh.

    Văn Thanh bình tĩnh đón nhận ánh mắt của anh, mở lời: "Xin chào."

    Ánh mắt Kỷ Ngạn Quân thoáng sáng lên, gương mặt anh tuấn ẩn hiện ý cười: "Xin chào, cố vấn Văn."

    "Văn Thanh, Ngạn Quân với ta là chỗ quen biết. Lần này cậu ấy đặc biệt từ Đông Châu tới đây, đem mười mấy chiếc máy may ở xưởng đi sửa, tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ đợt hàng lần này của chúng ta đấy."

    "Bác Thang, không phải đặc biệt, là thuận đường." Kỷ Ngạn Quân sửa lại lời ông.

    "Đều giống nhau, đều giống nhau." Thang Quyền cười nói.

    Đúng là thuận đường. Văn Thanh còn nhớ, đời trước, phải hai tháng sau cô mới gặp lại Kỷ Ngạn Quân. Anh nói là đi Tây Châu, nhưng cô vẫn làm loạn một trận với anh, thực tế là trút hết uất ức với Lương Văn Hoa và Kỷ Ninh Chi lên người anh.

    Thật không ngờ đời này, nhanh như vậy đã gặp lại nhau.

    "Anh Kỷ khi nào thì đi ạ?" Lúc này, một nam nhân đang sắp xếp máy may lên tiếng hỏi anh.

    "Chờ chút." Kỷ Ngạn Quân trả lời.

    "Hay là để chiều hãy đi, trưa nay ở lại cùng ăn một bữa ngon đã. Đã lâu không gặp rồi." Thang Quyền cười nói.

    Kỷ Ngạn Quân đáp: "Dạ đúng là lâu rồi không gặp."

    Văn Thanh ở một bên im lặng.

    "Vậy chiều rồi đi." Thang Quyền quyết định.

    Kỷ Ngạn Quân không phản đối.

    Thang Quyền vỗ vỗ vai Kỷ Ngạn Quân, kéo anh vào nhà máy, cùng nói về việc vận chuyển đợt này.

    Văn Thanh vừa cất bước, thầy Chu và thầy Diệp nhiệt tình chào đón: "Văn Thanh, em đến rồi à?"

    Văn Thanh mỉm cười: "Thầy Chu, thầy Diệp tới sớm vậy ạ?"

    "Không sớm, không sớm." Thầy Chu cười tiếp đón, sau đó nói thẳng vào vấn đề chính: "Văn Thanh, chiều qua ta và thầy Diệp vừa làm xong hai bộ đồ đó, đang chờ cháu xem thử đây."

    "Nhanh vậy ạ?" Văn Thanh tươi cười, đi theo thầy Chu và thầy Diệp vào xưởng may, vừa đến bàn may đã thấy hai bộ đồ treo trên giá bên cạnh.

    Một bộ dài tay màu đỏ nước, phối với quần đen, bên hông được cách tân thêm hàng nút nhỏ kín đáo, khóa ở đằng trước, ống quần gấp, được ủi thành nếp rõ ràng tạo được sự đối xứng và chỉnh tề, đây cũng là kiểu dáng thịnh hành ở thời điểm này.

    Bộ còn lại là áo ngắn tay cổ tròn lá sen, màu xanh lục, phối với quần đen ngắn hơn chút, hơi bo gấu, bộ này coi trọng sự mát mẻ.

    "Cố vấn Văn, em thấy thế nào?" Thầy Diệp hỏi cô. Riêng về phần ông, thầy Chu và Thang Quyền đều vô cùng hài lòng, dự đoán nhất định sẽ bán chạy.

    Không thể không nói, tay nghề của thầy Chu và thầy Diệp cực kỳ tốt, hai người làm đúng đến 99% bản thiết kế của cô.

    Nhưng Văn Thanh vẫn hơi nhíu mày, nhìn kĩ hai bộ đồ rồi hỏi: "Thầy Chu, thầy Diệp, trong xưởng mình có công nhân nữ không ạ? Dáng người nhỏ một chút."

    "Có, có, có, đều là người gầy cả." Thầy Chu vừa trả lời vừa gọi hai nữ công nhân ra.

    Văn Thanh đưa cho mỗi người mặc một bộ đồ, sau đó bản thân đi quanh hai người, quan sát kĩ từng chi tiết.

    Lúc này, Kỷ Ngạn Quân và Thang Quyền cũng thảo luận xong, cả hai đi tới, chỉ thấy Văn Thanh đang nghiêm túc quan sát, thỉnh thoảng hỏi cảm giác của hai công nhân.

    Thang Quyền đứng một bên, yên lặng nhìn.

    Kỷ Ngạn Quân không chớp mắt, nhìn chằm chằm vào Văn Thanh.

    Văn Thanh quá chú tâm kiểm tra hai bộ đồ, hoàn toàn không chú ý tới người khác. Cô sờ bộ có cổ áo lá sen: "Thầy Chu, thầy Diệp, chỗ cổ lá sen này hơi dài, em nghĩ mình giảm bớt một tấc đi, chỗ viền này thì dùng chỉ màu xanh lục trần hai lần, tránh trường hợp bị bật ra."

    Nghe Văn Thanh nói, thầy Chu và thầy Diệp lập tức nhớ kĩ. Ban đầu, bọn họ vốn cho rằng hai bộ đồ này đã rất hoàn mỹ, nhưng giờ vừa nghe Văn Thanh nói vậy, lại càng thấy nó có thể hoàn mỹ hơn nữa.

    Thang Quyền nghe xong, tươi cười.

    Còn về Kỷ Ngạn Quân, ánh mắt anh đang quan sát nghiên cứu Văn Thanh, không khỏi trầm tư.

    "Chỗ này..." Văn Thanh kéo phần áo của bộ màu đỏ lên, tay vuốt kiểm tra phần khuy cài ở hông.

    "Sao thế?" Thầy Diệp hỏi: "Cái này đẹp mà."

    Thật ra, Văn Thanh cũng không muốn làm khóa quần ở hông, cô cảm thấy may ở chính diện sẽ đẹp mắt hơn. Nhưng ở thời đại này, quần của nữ nhân đều là khóa ở hông, chỉ quần nam nhân mới có khóa chính diện.

    Nếu quần nữ nhân mà để khóa chính diện, nhất định sẽ bị người khác chỉ trỏ sau lưng, nói là nhìn chẳng ra sao, nên việc may khóa ở đằng trước vẫn nên chờ một thời gian nữa.

    Phải mấy năm sau, mọi người mới tiếp nhận việc may khóa quần ở chính diện, nói chung mọi việc đều cần một quá trình. Ví dụ như hiện tại, đối với các dạng đồ nữ theo kiểu phương Tây, chưa nói đến việc gặp trên đường, người ta chỉ nhìn trên TV đã không chấp nhận chấp nhận được rồi.

    Cuối cùng, Văn Thanh đành thay đổi thiết kế: "Bộ này đổi khóa sang phần hông đi ạ." Hiện tại vẫn nên chỉnh lại phần khóa này, bỏ phần nút thắt đi.

    "Cái này là dựa theo bản thiết kế của em mà." Thầy Diệp do dự.

    Văn Thanh mỉm cười: "Suy nghĩ và thực tế ít nhiều vẫn có sự khác biệt, chúng ta dựa theo thực tế mà chỉnh lại cho phù hợp, thầy nói đúng không? Chúng ta thay đổi phần khóa quần này đi, đổi từ chính diện sang phần hông, cắt bỏ phần nút thắt đi, sau đó thêm móc cài vào phần ống quần nữa."

    "Thêm móc vào phần ống quấn làm gì?" Thầy Diệp hỏi.

    Văn Thanh nói: "Dạ đẹp ạ."

    Thầy Chu và Thầy Diệp: "..."

    "Được rồi, vậy cứ làm thế đi!" Thang Quyền chốt hạ.

    Văn Thanh cầm kéo, đang chuẩn bị cắt bỏ phần nút thắt thì thấy Thang Quyền và Kỷ Ngạn Quân đi tới.

    Kỷ Ngạn Quân điềm nhiên theo dõi cô.

    Cô mỉm cười nhìn Thang Quyền, cầm kéo cẩn thận cắt phần nút thắt đi, hoàn toàn không để ý đến Kỷ Ngạn Quân.

    Kỷ Ngạn Quân đưa tay gãi gãi cái ót, thở dài.

    "Sao thế?" Thang Quyền quay đầu hỏi.

    Kỷ Ngạn Quân buông tay xuống: "Dạ không, không có gì ạ, cháu thấy hơi nóng thôi."

    "Nóng? Văn phòng của ta có quạt bàn, cháu cần mở chút không? Chờ Văn Thanh xong việc rồi cùng ăn cơm."

    Cùng ăn cơm?

    Động tác của Văn Thanh thoáng dừng lại, cô cũng không định đi ăn cùng bọn họ, nên lại tiết tục sắt sửa.

    "Dạ thôi, không cần đâu ạ. Cháu ở đây chờ cố vấn Văn." Vừa nói, Kỷ Ngạn Quân vừa đến ngồi cạnh chỗ máy may, duỗi tay cầm hộp đồ nhỏ trên bàn lấy phấn viết ra, đặt lên bàn, xong lại đổi tới đổi lui.

    Văn Thanh hơi nghiêng người, quay lưng về phía anh.

    Kỷ Ngạn Quân: "..."

    Thang Quyền, thầy Chu và thầy Diệp hoàn toàn không nhận ra, chỉ chăm chú quan sát Văn Thanh chỉnh sửa bộ đồ.

    Mới đầu, Văn Thanh còn hơi để ý việc Kỷ Ngạn Quân ở cạnh, nhưng chỉ lát sau, cô hoàn toàn quên bẵng mất.

    Cùng thầy Chu và thầy Diệp may sửa lại, sau đó thảo luận thêm lần nữa, rồi bắt đầu sửa chi tiết.

    Tay Văn Thanh nhanh lẹ, dùng máy may thuần thục, chỉ lát sau, loạt nút đã được loại bỏ hoàn hảo, cổ áo và khóa kéo cũng sửa xong xuôi.

    Hai bộ đồ được sửa xong, lập tức khiến người nhìn sáng mắt.

    Ngay đến thầy Chu và thầy Diệp vẫn tưởng Văn Thanh sửa lại phần này căn bản không thay đổi gì nhiều. Nhưng không ngờ, khi nhìn bộ đồ được hoàn tất, cảm giác bộ đồ thật sự đã khác di nhiều, đơn giản phóng khoáng mà không kém phần thời thượng.

    "Tốt, tốt lắm, cứ may vậy đi!" Thang Quyền lập tức xác nhận.

    Thầy Chu và thầy Diệp cũng gật đầu.

    Văn Thanh mở lời: "Thầy Chu, thầy Diệp, đi với áo đỏ dài tay này có thể may thêm quần màu trắng, dùng vải Địch Luân, kiểu dáng như quần dài đen kia. Nếu người mua hơi bảo thủ chút thì mình lấy quần đen, còn nếu họ theo hướng thời thượng thì mình bán kèm quần trắng, vậy sẽ ổn hơn."

    "Được, được, được." Thầy Chu đáp liền mấy tiếng, càng thêm hài lòng với hai bộ đồ mà nữ công nhân đang mặc trên người.

    Sau đó, Văn Thanh sửa lại bản phác thảo, rồi đưa cho Thang Quyền giao lại cho tổ chế tác.

    Trong lòng Thang Quyền tự thấy, bản thân bỏ ra 100 đồng mời Văn Thanh làm cố vấn thật đáng giá.

    "Mọi người xử lí xong việc đi, ta đến nhà hàng đặt món trước, mọi người nhanh rồi đến đấy." Thang Quyền thấy công việc gần như đã xong, vỗ vai Kỷ Ngạn Quân, anh đứng dậy cùng tới nhà hàng với ông.

    Hai người đến nhà hàng trước, ngồi xuống ghế, Thang Quyền gọi vài món rồi đưa thực đơn cho Kỷ Ngạn Quân. Anh gọi thêm mấy món khác, tuy không phải món anh thích ăn, nhưng người nào đó lại thích. Sau đó cả hai ngồi chờ ở bàn.

    Lát sau, thầy Chu và thầy Diệp cũng tới.

    Thang Quyền ra hiệu dọn đồ ăn lên.

    Kỷ Ngạn Quân thoáng nhìn phía sau hai người, không thấy Văn Thanh liền hỏi: "Cố vấn Văn đâu ạ?"

    "Văn Thanh không tới." Thầy Chu tiếp lời: "Mẹ em ấy có chuẩn bị cơm cho đem theo, em ấy nói sợ trời nóng quá cơm bị hỏng, nên ăn luôn ở xưởng rồi."

    "Sao thế được? Con bé là đại công thần mà." Thang Quyền còn chưa dứt lời, Kỷ Ngạn Quân đã đứng lên: "Để cháu đi kêu cô ấy."

    Lúc này, Văn Thanh đang ở trong nhà ăn của xưởng may, vừa ăn xong chiếc màn thầy chấm tương đậu, giờ đang rửa lu sứ trắng dưới vòi nước gắn ở ven tường

    Cô vừa quay đầu thì thấy Kỷ Ngạn Quân đang đi tới.

    Cô khóa vòi nước lại, định rời đi.

    Kỷ Ngạn Quân bước dài chân tới, thân hình cao lớn chặn trước mặt cô. Anh cúi đầu cười hỏi: "Vẫn còn giận sao?"

    Văn Thanh thoáng nghĩ, cô là trọng sinh, nhưng Kỷ Ngạn Quân vẫn là người của đời này. Ký ức của cô là hai đời, còn ký ức của anh vẫn là hai người có mối quan hệ tốt, tuy không phải quá tốt, nhưng nói chung vẫn ổn. Chính vì thế mà anh mới thân mật như vậy, ở đời trước thì đây cũng là thái độ bình thường của anh với cô.

    Văn Thanh trầm mặc.

    Kỷ Ngạn Quân lại hỏi: "Là vì chuyện của Ninh Chi?"

    Văn Thanh vẫn im lặng.

    "Đối với việc em dạy dỗ con bé chút, anh không có ý kiến, chỉ cần không làm quá là được. Được rồi, đi ăn cơm thôi." Kỷ Ngạn Quân định kéo tay Văn Thanh, nhưng cô lập tức lui lại.

    Kỷ Ngạn Quân hơi bất ngờ, ngay sau đó cười rộ lên: "Mới có mấy hôm đã tỏ ra không quen biết anh à?"

    Văn Thanh: "Em ăn rồi."

    "Thì ăn thêm." Kỷ Ngạn Quân lại lần nữa muốn kéo Văn Thanh tay. Cô vội vàng lui nhanh về sau, lưng va vào chậu rửa, dùng ánh mắt bài xích nhìn chằm chằm Kỷ Ngạn Quân.

    Thấy cảnh này, Kỷ Ngạn Quân ngây người, khó hiểu nhìn Văn Thanh.


    ___________o0o___________

    Cập nhật ngày 21/1/2022 tại Việt Nam Overnight

    Editor: Mạn Tử

    Beta: Mạn Tử
     
  8. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 23

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  9. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 24

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng tư 2022
  10. kimnana HM

    Bài viết:
    441
    Chương 25

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...