Trọng Sinh [Edit] Phấn Đấu Ở Thập Niên 80 - Thủy Tinh Phỉ Thúy Nhục

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi Nhà của Cải, 7 Tháng bảy 2021.

  1. Nhà của Cải Souris à la vie et elle te sourira :))

    Bài viết:
    1
    PHẤN ĐẤU Ở THẬP NIÊN 80

    Tác giả: Thủy Tinh Phỉ Thúy Nhục

    Editor: Củ Cải Kiên Cường

    Thể loại: Điền văn, Trọng sinh, Ngôn tình.


    Số chương: 150 chương

    Nguồn: Wikidich.com


    [​IMG]

    Link thảo luận: [Thảo luận - Góp ý] - Cùng Cải xây nhà

    Văn án:

    Văn Thanh đã chết, chết ở trong lồng ngực của chồng cô ấy. Khi mở mắt ra, cô trở lại thập niên 80 khi đó cô mới có 17 tuổi, gia cảnh quẫn bách, thanh danh cực kém, nhưng may mắn thay chính là: Cô vẫn còn chưa gả cho Kỷ Ngạn Quân.

    Sống lại một lần, cô cố gắng thay đổi để cho thanh danh không kém như vậy, mang người thân đi đến đỉnh cao của nhân sinh.
     
    Lyna955, Phamtonga, AJiang20074 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng bảy 2021
  2. Nhà của Cải Souris à la vie et elle te sourira :))

    Bài viết:
    1
    Chương 1.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Editor: Củ Cải kiên cường

    Tháng sáu, thời tiết nóng bức.

    Thôn Thủy Loan có một cây hòe tán rộng mát mẻ, tốp năm tốp ba ngồi vây quanh dưới gốc cây, nói chuyện nhàn thoại về người trong thôn.

    "Các bác có nghe nói không? Văn Thanh sắp gả đến huyện thành rồi!"

    "Có, tôi nghe nói chú hai của Văn Thanh trước khi chết," bắt được "Kỷ Ngạn Quân - một cái kim quy tế nha."

    "Văn Thanh thật đúng là mệnh tốt, tính tình kém như vậy, thích cãi lộn, lại là một xú nữ nhân, toàn thôn đều không có ai yêu thích nó, trong nhà lại nghèo đến nỗi không có cái gì ăn, nhưng cư nhiên lại có thể gả đến huyện thành, thật là không biết kiếp trước đã tích được bao nhiêu công đức a."

    "Nghèo? Bà nói giỡn rồi, Văn gia sẽ xoay mình nha, sắp biến thành người giàu rồi."

    "Nghe nói Kỷ lão gia có tiền, là phú hộ vạn nguyên đó."

    "Phú hộ vạn nguyên? Hừ, chuyện này hẳn là không tốt đi, vạn nhất Kỷ gia bên kia không cần Văn Thanh, kia không phải mất công cao hứng một hồi sao? Lại nói, Văn Thanh có cái đức hạnh gì, sau khi nghe ngóng chẳng phải sẽ biết sao? Ai sẽ nguyện ý cưới nó chứ?"

    "..."

    Văn Thanh biến thành quỷ hồn ngày đầu tiên.

    Một khắc trước, cô chết ở trước mặt Kỷ Ngạn Quân, nhìn Kỷ Ngạn Quân ôm thân thể của cô áy náy mà nói lời xin lỗi, sau một khắc sau cô liền mất khống chế mà như lọt vào trong sương mù trên núi, trên biển rồi phiêu đãng mà bay lên. Giờ phút này, cô được ở lại nhân gian mà không cần đến Địa phủ.

    Nhưng cô không phải đang ở thế kỷ XXI mà cô lại đang phiêu đãng ở thôn Thủy Loan trong những năm thập niên tám mươi. Chuyện này là sao? Chẳng lẽ cái này được gọi là trời cao nhân từ, sau khi chết đi, con người có thể quay lại nhìn cuộc sống trước đây của mình sao?

    Nguyên lai, cô ở trong mắt người trong thôn là cái hình dạng này, xấu xí, tính tình kém, thích đánh nhau, hơn nữa toàn thôn không có lấy một người thích cô.

    "Phù" một trận gió thổi tới. Văn Thanh không khống chế được thân mình nên bị gió thổi phiêu đãng, phiêu đãng hồi lâu. Khi dừng lại, cô thấy mình đang ở hàng rào tre trước viện nhà mình, nhìn thấy chính mình năm mười bảy tuổi đang cãi nhau cùng với mẹ của mình - Diêu Thế Linh.

    "Văn Thanh, mày lại mua váy mới?" Diêu Thế Linh từ trong đông phòng đi tới, trên tay cầm một cái váy hoa bằng vải bông chất vấn cô.

    "Con không mua, chính con tự làm." Văn Thanh đang ngồi trên tấm phản gỗ, cúi đầu cắt đế giày.

    "Chính mình làm? Thế vải dệt này là từ đâu mà có?" Diêu thế Linh đưa cái váy ra hỏi.

    Văn Thanh cũng không ngẩng đầu lên: "Vải dệt là con mua".

    "Mày mua? Mày lấy đâu ra tiền mà mua?" Diêu Thế Linh hỏi.

    Hỏi, hỏi, hỏi, chuyện gì cũng hỏi, thật sự không biết phiền mà.

    Văn Thanh mất hứng, cúi đầu, dùng sức cắt đế giày, như đang âm thầm phân cao thấp, miệng thì im bặt không lên tiếng.

    Diêu Thế Linh bỗng nhiên ý thức được cái gì đó, hỏi: "Văn Thanh, mày không phải là dùng tiền của Kỷ Ngạn Quân chứ?"

    "Không có." Văn Thanh cứng rắn đáp lại.

    "Không có? Mày không có gạt mẹ đi? Vải dệt này, dây thun này, lại còn có đường may này, vừa nhìn chính là máy may rồi, ít nhất cũng mất mười đồng tiền, mày lấy đâu ra nhiều tiền như vậy?"

    "Phanh" một tiếng, Văn Thanh đem kéo ném lên trên đế giày đang cắt dở trên bàn, bỗng chống đứng lên, duỗi tay đem váy hoa bằng vải bông đoạt lấy: "Con nói không lấy là không lấy. Mẹ, người tin hay không thì tùy người."

    "Có quỷ mới tin mày, mày là con gái của mẹ, mẹ còn không biết mày như nào ư? Văn Thanh, mẹ nói với mày, mày không thể cầm tiền của Kỷ Ngạn Quân, hôn sự của hai đứa, mẹ sẽ không đồng ý." Diêu Thế Linh bày tỏ thái độ của mình.

    Vãn Thanh lập tức mất hứng: "Mẹ dựa vào cái gì mà không đồng ý chứ?"

    "Bằng vào mẹ là mẹ ruột của mày, là người nuôi dưỡng mày. Kỷ Ngạo Quân không phải thật tình muốn cưới mày, nhà hắn ta giàu có mà nhà ta lại nghèo khó, hơn nữa mẹ hắn lại mắt cao hơn đầu, chướng mắt mày cùng với gia cảnh nhà ta." Diêu Thế Linh chỉ vào Văn Thanh nói: "Văn Thanh, nếu mày còn có điểm cốt khí, qua mấy ngày nữa liền cùng mẹ đi đến Kỷ gia nói lời từ hôn đi."

    Từ hôn?

    Văn Thanh tức giận đi tới trước mặt Diêu Thế Linh, giống như giương nanh, múa vuốt, cất cao âm thanh nói: "Con không từ hôn, người con gả chính là hắn, không phải mẹ hắn. Con quan tâm đến mẹ hắn làm cái gì?" Văn Thanh trừng mắt, chất vấn Diêu Thế Linh: "Mẹ, người là mẹ ruột của con sao? Tại sao không nghĩ để con gả đến chỗ tốt? Lại muốn cho con gả đến chỗ gần? Có phải hay không, con gả cho lão Quang Con ở thôn Đông, người mới vui vẻ?

    " Mày nói bậy gì đó! "Diêu Thế Linh tức phát run.

    Văn Thanh lúc nhỏ nói chuyện quá đả thương người. Điều này làm cho hồn ma của Văn Thanh muốn đi lên ngăn cản, muốn thu lại những lời nói làm tổn thương mẹ. Chính mình nhào lên, nhưng kết quả là Văn Thanh quên mất bản thân là hồn ma nên Văn Thanh ở tuổi 17 đã đi xuyên qua cô. Cô quay đầu lại nhìn về phía Văn Thanh. Văn Thanh ở năm 17 tuổi, cha qua đời, người trong thôn đồn đại rằng mẹ cô - Diêu Thế Linh không thích cha của cô, hơn nữa mẹ đối xử hà khắc với cô nên cô vẫn đem những điều đồn đại về cha đổ lên trên người mẹ.

    Đặc biệt đời trước, Diêu thế Linh cật lực phản đối hôn sự của cô. Điều này làm cho cô đối với Diêu Thế Linh chán ghét đến cực điểm. Mãi sau này, cho đến khi cô sinh non, mang bệnh, không có ai để dựa vào, chỉ có có một mình Diêu Thế Linh yên lặng ở bên cạnh chăm sóc. Lúc đó, cô mới nhận ra mình sai rồi, sai một cách thái quá.

    Chính là hiện tại, Văn Thanh ở năm 17 tuổi cũng không để ý đến sự quan tâm của Diêu Thế Linh.

    " Con nói bậy? Mẹ, mẹ đừng cho là con không biết người đang có cái chủ ý gì. Mẹ cùng với mẹ Lục Nga đều giống nhau, đều trọng nam khinh nữ, nuôi dưỡng con gái chỉ là vì làm việc, kiếm tiền để cho con trai của người cưới vợ. Mẹ, người chính là ích kỷ như vậy, chỉ vì chính mình, cha của con chính là bị người hại chết! Chính là bị người hại chết! "

    " Mày.. "Diêu Thế Linh rốt cuộc nhịn không được, giơ bàn tay lên.

    Văn Thanh nhớ rõ, lúc trước chính mình bởi vì một cái tát này mà làm mới quan hệ giữa hai mẹ con hoàn toàn tan vỡ; từ nay về sau, cô không nghe lời của mẹ nữa.

    " Không cần, đừng đánh! "Văn Thanh nôn nóng mà kêu lên, ra sức tiến lên, ý đồ ngăn cản cái tát này phát sinh.

    Đột nhiên, cô cảm thấy trước mắt một mảnh trắng xóa, chỉ nghe" bang"một tiếng thanh thúy vang lên, Văn Thanh tức khắc cảm thấy má trái má của mình đau đến nóng rát.

    Diêu Thế Linh khiếp sợ mà nhìn Văn Thanh, hốc mắt dần dần đỏ bừng, bà đánh Văn Thanh, lần đầu tiên đánh Văn Thanh..

    Văn Thanh kinh ngạc mà nhìn Diêu Thế Linh, đôi mắt cũng dần dần đỏ bừng, cô cảm giác được cái tát trên má, rõ ràng chính xác là đau, thật sự đau nha..
     
  3. Nhà của Cải Souris à la vie et elle te sourira :))

    Bài viết:
    1
    Chương 2.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Editor: Củ Cải kiên cường

    "Mẹ.." Văn Thanh che má trái bị đánh đến nóng rát lại, không thể tin được mà hô lên.

    Diêu Thế Linh cả kinh, ngơ ngác nhìn Văn Thanh.

    Đời trước, Văn Thanh bởi vì một cái tát này mà cùng Diêu Thế Linh trở mặt, phẫn nộ mà hướng về phía Diêu Thế Linh gào lớn, nói ra những lời tàn nhẫn, sau đó là cầm váy hoa chạy ra ngoài, thật lâu không có trở về.

    Chính là giờ phút này, Văn Thanh vẫn không có động, cô vẫn đứng yên không nhúc nhích mà nhìn Diêu Thế Linh.

    Nhưng Diêu Thế Linh lại trước động, bà không biết làm như thế nào để đối mặt với Văn Thanh, hoảng loạn nói: "Ngoài đồng còn có việc, mẹ còn làm chưa xong, mẹ đi ra đồng đây." Nói xong, Diêu Thế Linh vào trong nhà lấy cái giỏ, cầm theo liềm, vội vàng đi ra ngoài cổng.

    Văn Thanh đứng ngây ngốc đứng tại chỗ, dùng sức véo chính mình. "Á"

    Thật là đau!

    Thoáng chốc, hốc mắt cô chứa đầy nước mắt, nhưng sau đó lại cười rộ lên.

    Cô sống lại, cô thật sự sống lại, cô trở lại năm mười bảy tuổi, ơn trời! Đời trước sinh mệnh rẻ mạt, cô lúc nào cũng cầu nguyện và hối hận, hối hận cả đời ngốc nghếch, cầu nguyện trời cao cho cô cơ hội làm lại một lần, cho cô được lựa chọn lại một lần nữa. Cô sẽ lựa chọn nghe lời mẹ nói, yêu thương hai người em trai, sẽ không liều mạng mà đòi gả cho Kỷ Ngạn Quân, càng sẽ không có bất luận liên quan gì với người Kỷ gia, cô sẽ sống thật tốt.

    Không nghĩ tới, ông trời thật sự cho cô cơ hội này, cho cô được sống lại một lần nữa.

    Văn Thanh bỗng nhiên che mặt lại, khóc rống lên.

    Cô đã trở lại, cô thật sự đã trở lại, nội tâm cô thật vui sướng nha. Trong sân nhà có mùi hương của mấy loại cây quen thuộc, mơ hồ trong tầm mắt cô xuất hiện một cái váy hoa bằng vải bông.. Này, tất cả đều là sự thật, tất cả đều là sự thật nha. Cô cao hứng khóc lên.

    Đúng lúc này, cổng nhà "kẽo kẹt" một tiếng vang lên.

    Văn Thanh quay đầu qua nhìn, nhìn thấy hai thằng bé đen gầy, quần áo cũ nát, đầu gối cùng khuỷu tay đều có mụn vá, mồ hôi đầy đầu, đồng thời còn xách theo một sọt cỏ từ bên ngoài tiến vào, lại còn đang thở hổn hển nữa.

    "Lượng lượng, Bằng Bằng?" Văn Thanh kêu lên. Hai đứa nhỏ trước mắt này là hai đứa em trai của cô, Văn Lượng và Văn Bằng, tính ra thì Văn Lượng năm nay mười bốn tuổi còn Văn Bằng mười tuổi. Văn Thanh cao hứng nhào lên phía trước: "Lượng Lượng, Bằng Bằng."

    Văn Lượng, Văn Bằng bị dọa, liên tục lui về phía sau.

    Văn Thanh vội vàng dừng bước, cô quên mất, tình tình đời trước của cô rất xấu. Đừng nói đến nam nữ hài tử trong thôn Thủy Loan này đều bị cô bắt nạt, ngay cả Văn Lượng và Văn Bằng không nghe lời cô cũng bị cô đánh. Vì thế, hai thằng nhỏ này rất sợ cô, trừ sợ cô, chúng còn chán ghét cô bởi vì thanh danh của cô quá kém.

    "Hai đứa vừa đi cắt cỏ cho trâu hả?" Văn Thanh lau nước mắt một cái rồi mỉm cười với hai đứa em trai và nói: "Cắt thật nhiều nha."

    Văn Lượng, Văn Bằng nhìn Văn Thanh như đang nhìn quái vật vậy.

    Văn Thanh tiếp tục cười, nhận lấy cái sọt từ tay hai đứa nói: "Hai đứa nghỉ ngơi một lát đi, để chị làm cho."

    "Không cần." Cả hai thằng đều đồng thời lên tiếng, tay giữ chặt cái sọt, đi nhanh chân về phía chuồng trâu bên kia, đen Văn Thanh gạt ra một bên. Bọn họ sợ Văn Thanh không cao hứng, lại đem sọt cỏ ném vào mương nước bên kia mất.

    Văn Thanh muốn kêu lên một tiếng Văn Lượng cùng Văn Bằng, nhưng lại nghĩ đến những hành vi ngày trước của mình, thật sự.. Hình tượng của cô trong mắt mọi người không thể trong một sớm một chiều mà có thể thay đổi được.

    Vì thế, cô cúi đầu, nhìn cái váy hoa trong tay, lại nhìn nhìn cái khay đồ trâm tuyến trên cái phản gỗ. Bên trong cái khay, nào kim, nào chỉ, rồi các loại vải vụn và cái kéo ở bên cạnh cùng với các đế giày mà nàng vừa ném xuống khi tức giận. Ở cái niên đại này, để có một bộ quần áo thì phải mua vải về tự làm, đầu tiên là để tiết kiệm tiền, sau đó thì vài dệt thừa có thể mang làm đế giày, chắp lại thành cái áo gối thậm chí còn có thể vá lại thành cái vỏ chăn.

    Nhưng là trong xóm, người làm quần áo mới cũng không có mấy người, các cô ấy đều là dùng quần áo cũ, vá lại để mặc, do đó trên quần áo có một đống các mụn vá.

    Khi chú hai của Văn Thanh còn sống, chú Hai đã cho Văn Thanh tiền đi học nửa năm tay nghề may vá. Cô thông minh, ngộ tính tốt, đối với công việc này cảm thấy hứng thú, bất quá mới nửa năm mà quần áo cô làm so với sư phụ cô còn đẹp hơn. Do đó, quần áo của cô đều do cô làm, nhưng quần áo cô làm có chút hở da thịt.

    Bất quá, ở cái niên đại lạc hậu này, những bộ quần áo của cô bị một đám người trong thôn chỉ chỉ trỏ trỏ, nói cô là xú nữ nhân, suốt ngày chỉ biết trang điểm, không chịu làm việc. Cô mặc kệ những người đó, mặt dày bỏ qua tất cả.

    Giờ phút này, Văn Thanh đem thu lại toàn bộ đồ trâm tuyến, mang về phòng của mình.

    Ở chuồng trâu, Văn Bằng liếc trộm về phía Văn Thanh một cái rồi hỏi: "Anh hai, đó là chị cả sao?"

    "Đừng để ý đến chị ấy, chị ấy liền sẽ thay đổi." Văn Lượng luôn không thích cái bộ dạng này của chị gái mình, không thèm liếc mắt nhìn Văn Thanh một cái, trực tiếp đem cỏ về phía chuồng trâu.

    Văn Bằng là tiểu hài tử có lòng hiếu kỳ cực lớn, nên nó quay lại phía nhà nhìn xem, nó vừa rồi nhìn thấy Văn Thanh khóc mà Văn Thanh thì chưa bao giờ khóc. Văn Thanh đánh nhau, cãi nhau với người ta chưa bao giờ thua nên chị ấy cũng chưa bao giờ khóc. Văn Bằng vẫn còn nhìn về phía ngôi nhà.

    Đúng lúc này, Văn Thanh đột nhiên từ trong phòng đi ra.

    Văn Bằng hoảng sợ, vội vã quay đâu, giả vờ đang bận rộn làm việc.

    Văn Thanh lại lau nước mắt, ngẩng đầu nhìn sắc trời, đã là buổi trưa rồi. Người một nhà vẫn còn chưa ăn cơm, mọi người đều đói bụng, vì vậy cô đi vào trong phòng bếp.

    "Anh hai, chị cả vào phòng bếp làm gì?" Văn Bằng hỏi.

    Văn Lượng quay đầu lại, liếc mắt một cái về phía phòng bếp rồi hừ lạnh một tiếng: "Quỷ chết đói đầu thai." Tiếp theo thu hồi ánh mắt, nói: "Bằng Bằng, anh hai đi ra ruộng tìm mẹ, em có đi hay không?"

    Văn Lượng đem đặt cái sọt xuống đất, ôm một ôm cỏ xanh cho trâu ăn rồi vỗ vỗ tay, đi ra sân.

    "Anh hai, đợi em với, em với anh cùng đi." Văn Bằng chạy vội đuổi theo Văn Lượng, nó mới không cần ở nhà bồi cái nữ tử phá gia này đâu.

    Văn Thanh ngẩng đầu nhìn cái bộ dạng chạy trốn của hai đứa em trai, trong lòng không hiểu có cái tư vị gì, nghĩ lại chính mình đời trước, tính tình nóng nảy, một lời không hợp liền động thủ, đối với ai cũng không khách khí, vì vậy hai đứa em trai ghét mình cũng là lẽ thường, đều là mình sai cả.

    Bất quá, không vội, không vội, nếu ông trời đã cho cô trọng sinh thì cô sẽ cố gắng sống thất tốt.

    Như vậy nghĩ, Văn Thanh liền bắt đầu chuẩn bị nấu cơm.

    Thập niên tám mươi nhà nhà đều không giàu có, đặc biệt là nông thôn, mà sản lượng thấp, dân cư nhiều, hàng năm đều phải đóng tô thuế. Nhưng là so với thập niên sáu mươi không có cơm ăn mà nói thì thật là tốt hơn quá nhiều. Chính là, cha của Văn Thanh qua đời, sau đó thì chú hai cũng qua đời, nhà cô ngày càng trở nên nghèo khó, cơ hồ trở thành hộ gia đình nghèo nhất thôn Thủy Loan.

    Giống như hiện tại, trong lu gạo không có gạo hay ngô, chỉ có một chút bột ngô, không thể làm nổi hai bát mì sợi. Đồ ăn bên ngoài thật ra cũng không ít nhưng đều là rau dại, trong tủ còn có một bát tóp mỡ cùng nửa chén chén tương đậu lên men.

    Khoảnh khắc này, Văn Thanh cảm thấy một cỗ khó chịu mãnh liệt dâng lên.

    Cô không nghĩ tới nhà mình lại nghèo khó đến vậy.

    Cô lại nghĩ đến cái váy hoa vải bông của mình, cô đã tốn 10 đồng tiền để mua vải, hơn nữa lại còn dùng mua máy may và mua thêm dây nhỏ và cúc áo mất 1 đồng tiền nữa. Tiền là chú hai để lại cho cô. Vì có thể đẹp hơn để xuất hiện trước mặt Kỷ Ngạn Quân, để Kỷ Ngạn Quân có thể liếc mắt nhìn mình nhiều hơn một cái, cô liền mua cái váy này, định để lần sau gặp Kỷ Ngạn Quân liền mặc.

    Giờ phút này, cô hận không thể cho chính mình một cái tát. Đời trước mình suy nghĩ như thế nào? Sao có thể ngu ngốc như vậy?

    Mười một đồng tiền đủ mua mười cân thịt heo rồi.

    Mười một đồng tiền đủ mua mười mấy cân đậu nành, đủ mua mười cân gạo, đủ mua gần một trăm cân bột mì, đủ một nhà bốn người các cô thoải mái dễ chịu mà trải qua một tháng, cô lại cố tình đi mua vải dệt tốt như vậy, đi huyện thành mượn người khác máy may làm quần áo.. Đầu óc cô đúng là bị úng nước mà.

    Văn Thanh ở trong lòng âm thầm đem chính mình mắng một trăm lần, sau đó lại vén lên tay áo bắt đầu rửa rau.

    Trong nhà, nhiều rau dại nhưng lại không có bột nhiều, cô nghĩ nghĩ rồi đem đồ ăn rửa sạch, rồi vẩy khô, đặt ở trong bồn, rắc lên trên một chút muối viên, lại thêm vào vào bột ngô, trộn hết lên, sau đó Văn Thanh bắt đầu nhào nặn, tạo ra những cái bánh trông giống hình dạng của màn thầu, rồi sau đó đặt ở trong nồi hấp.

    Trong nhà không có gạo, nấu không được cháo.

    Cô chỉ có thể làm vài cái bánh bột ngô cùng rau dại như vậy, sau đó lại nấu thêm 1 nồi canh rau dại.

    Chờ đến Diêu Thế Linh, Văn Lượng, Văn Bằng từ đồng ruộng trở về, xa xa liền nhìn thấy ống khói nhà bếp của mình đang bốc khói.

    Diêu Thế Linh lập tức khiếp sợ.

    "Cháy sao?" Văn Lượng cũng trợn tròn mắt, hỏi.

    Văn Bằng hô to: "Mẹ! Chị cả đem nhà bếp của nhà mình đốt rồi!"

    Hàng xóm đang nói chuyện phiếm ở ven đường nghe thấy vậy, liền hướng hàng rào tre Văn gia đi tới, trừ bỏ khói bốc ra ngoài từ ống khói, cũng không thấy cháy chỗ nào cả, chắc không phải là Văn Thanh đốt phòng bếp đi?

    "Văn Thanh thật sự đốt phòng bếp?"

    "Ai da, chuyện này Văn Thanh thật sự làm được nha! Chuyện này cũng chỉ có Văn Thanh mới làm thôi!"

    Mọi người đều bị cảnh tượng trước mắt dọa ngây người.

    "Còn thất thần làm gì! Mau, mau mang nước tới, chạy nhanh đi dập tắt lửa, nhưng đừng để lửa cháy lên người cũng đừng để cháy sang tới nhà khác."

    "Đây là ai lại chọc Văn Thanh vậy? Nhanh đi lấy nước đi."

    "Đi nhà tôi, nhà tôi cách nhà Văn Thanh gần nhất, tiện lấy nước hơn."

    "Đúng vậy, đi nhà bà ấy đi, chạy nhanh đi, bằng không lửa lớn thế lại không thể khống chế được."

    "..."

    Mọi người sôi nổi hoảng loạn lên.

    Văn Lượng, Văn Bằng liền hướng nhà mình chạy về.

    Diêu Thế Linh sắc mặt trắng bệch, chẳng lẽ là bởi vì chính mình tát Văn Thanh một cái mà nha đầu này mất lý trí, lại làm ra chuyện hại người đến bậc này, rồi sau đó đã bỏ trốn mất dạng?

    Diêu Thế Linh bỏ lại giỏ tre cùng liềm, chạy nhanh theo con trai về nhà.

    Đồng thời, hàng xóm láng giềng cũng mang theo xô chậu đựng nước nhanh chóng đuổi tới, nào xô nào chậu nghĩ một chuyến đem lửa dập tắt luôn.

    "Chị cả!" Văn Bằng hô to, là người đầu tiên chạy về phía phòng bếp, đồng thời cũng là người đầu tiên ngơ ngác nhìn vào trong bếp mà không thể tin vào mắt mình, kêu: "Chị cả?" Phảng phất giống như nó không quen Văn Thanh vậy.

    Tiếp theo là Văn Lượng đi vào cũng ngây người.

    Diêu Thế Linh theo sau cũng ngây người.

    Hàng xóm cũng đứng ngốc tại chỗ.

    Tất cả đều có ánh mắt ngây dại mà nhìn về phía phòng bếp.

    Trong phòng bếp, Văn Thanh đang mở nắp nồi hấp, đem một đám màn thầu rau dại lấy ra thì đột nhiên cửa bếp mở ra, vây xung quanh là một vòng người, nghi hoặc mà đánh giá rồi cuối cùng ảnh mắt dừng lại trên người Diêu Thế Linh, thấp giọng nói: "Mẹ, người đã về.."
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng bảy 2021
  4. Nhà của Cải Souris à la vie et elle te sourira :))

    Bài viết:
    1
    Chương 3.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Diêu Thế Linh ngơ ngẩn nhìn vào trong.

    "Chị cả đang làm làm gì vậy nhỉ?" Văn Bằng không khỏi tự mình hỏi chính mình.

    Trên mặt hàng xóm cũng không khỏi kinh ngạc.

    "Thật sự Văn Thanh đang nấu cơm?"

    "Chưng bánh màn thầu rau dại?"

    "Nguyên lai không phải cháy a.."

    "Hù chết tôi, tôi còn về nhà lấy cái chậu cho heo ăn mang đi lấy nước."

    "Ha, không phải cháy là tốt rồi."

    "..."

    Tiếng lớn, tiếng nhỏ không ngừng rơi vào tai Văn Thanh, điều này làm cho Văn Thanh cảm thấy xấu hổ với chính mình ở đời trước. Cô chỉ làm cơm trưa mà tất cả mọi người lại cho rằng cô phóng hỏa, hóa ra đời trước cô lại tạo ra không ít nghiệt a.

    Văn Thanh tươi cười nói: "Chú, thím, thật là ngượng ngùng, làm cho mọi người hiểu lầm rồi, làm phiền mọi người chạy tới giúp đỡ. Mọi người đã ăn trưa chưa? Cháu làm một ít màn thầu rau dại, mọi người nếm thử nhé?"

    Văn Thanh vừa nói xong, xung quanh một mảnh an tĩnh.

    Văn Thanh chưa từng lễ phép như vậy bao giờ nên cả đám người nghi hoặc nhìn về phía cô. Văn Thanh cũng biết mình cùng trước kia hoàn toàn tương phản nên cũng trầm mặc không nói thêm gì.

    "Không cần, không cần đâu, trong nhà đã làm cơm rồi, nếu không có việc gì nữa, chúng ta liền trở về nhà ăn cơm thôi." Một thím lớn tuổi nói: "Văn Thanh đã hiểu chuyện rồi." Nói xong lời này, bà ấy còn lén liếc mắt nhìn Văn Thanh, sợ lời nói của mình lại trêu trọc Văn Thanh.

    "Ở đây nếm thử chút đồ ăn đã nào." Diêu Thế Linh mời.

    "Thôi, thôi, trong nhà đều đã chuẩn bị."

    "Đúng, đúng, trong nhà đều làm xong rồi."

    "Cả nhà ăn cơm đi. Chúng ta đi về đây."

    "..."

    Không ai nguyện ý nếm thử màn thầu rau dại do Văn Thanh làm, có thể là do Văn gia quá nghèo, điều này tất cả mọi người đều biết. Cũng có thể là do đồ ăn được Văn Thanh làm, không ai dám ăn. Văn Thanh mà không cao hứng, nó cầm dao phay đuổi chém thì mọi người biết làm sao bây giờ.

    Hàng xóm quay người ra về, đi qua rào tre, tíu tít nghị luận với nhau.

    "Văn Thanh như vậy là sao? Tính tình liền thay đổi?"

    "Chính là vậy a, cư nhiên lại chưng màn thầu rau dại. Kỳ lạ, không thể tưởng được a."

    "Tôi tình nguyện tin nó đốt bếp chứ không thể tin được nó nấu cơm."

    "Các ông bà còn không biết đi? Buổi sáng nó cùng Diêu Thế Linh cãi nhau, lớn tiếng ồn ào. Tôi và ông chồng ở trong sân, nghe rành mạch."

    Lời này vừa nói ra, lập tức khiến cho hàng xóm hứng thú: "Vì sao? Vì sao? Vì sao cãi nhau?"

    "Diêu Thế Linh không cho Văn Thanh gả đến huyện thành."

    "Có chuyện này? Diêu Thế Linh sao lại nghĩ như vậy?"

    Mấy người ríu rít với nhau liền đem chuyện buổi sáng Văn Thanh bị đánh kể ra rõ ràng cũng đem ý nghĩ của Diêu Thế Linh làm rành mạch.

    "Nha đầu Văn Thanh này sớm nên đánh, mỗi ngày đi theo chú hai nó đánh nhau, quá hung hãn!"

    "Chính là vậy, chú hai nó đã từng đi tù, Diêu Thế Linh cũng thật vô tâm, thế nhưng để cho Văn Thanh đi theo chú hai nó mỗi ngày, như này không phải là để cho Văn Thanh đi học những điều hư hỏng ư?"

    "Phỏng chừng lần này Văn Thanh bị đánh nên mới trở nên ngoan ngoãn đi."

    "Xem ra dạy đứa nhỏ là phải dùng roi nha!"

    "Cũng không biết bây giờ mới quản Văn Thanh thì nó có thể ngoan ngoãn được mấy ngày đây a."

    "Các ông bà cứ chờ đi, chỉ nay mai thôi Văn Thanh lại trở về bộ dạng cũ, thoáng cái lại chạy lên huyện thành thôi mà.

    "... "

    Thừa dịp chưa tới giờ cơm, mấy người hàng xóm lại tụ tập lại một chỗ rồi lại đem chuyện xấu của Văn Thanh thêm mắm dặm muối mà kể lại một lần.

    Bất quá đối với Văn Thanh thì điều này cũng không đáng bận tâm, cô đem một khay màn thầu rau dại đặt trên bàn gỗ.

    Văn Bằng đang đói, lập tức duỗi tay lấy một cái màn thầu rau dại.

    " Đi rửa tay đi. "Diêu Thế Linh nói.

    " Vâng ạ. "Văn Bằng lập tức rút tay về, chạy đi rửa tay.

    Diêu Thế Linh cùng Văn Lượng cũng đi rửa tay.

    Văn Thanh đem rau dại múc ra bát tô rồi lấy bát đũa đặt lên bàn gỗ.

    Chờ Diêu Thế Linh và Văn Lượng rửa tay trở về, Văn Thanh đã đem bát đũa bày biện thỏa đáng. Trên bàn, tương đậu đã xào lên nên màu sắc nhìn ngon hơn rất nhiều.

    Văn Bằng đã cầm lấy một cái màn thầu rau dại lên gặm, hơn nữa nói:" Mẹ, chị cả làm màn thầu rau dại ăn ngon lắm. "

    Văn Lượng liếc mắt nhìn Văn Bằng một cái, đúng là không có tiền đồ!

    Diêu Thế Linh nói:" Văn Thanh, Văn Lượng, hai đứa cũng nhanh ăn đi. "

    " Vâng. "Văn Thanh cầm lấy cái màn thầu rau dại cắn một cái, trên mặt có chút cứng, bột quá thô, so sánh với bột mì thì thật sự kém quá xa mà Văn Bằng lại nói ăn ngon.

    Văn Thanh ngước mắt nhìn Văn Bằng một cái, thấy Văn Bằng đang hạnh phúc mà ăn cái màn thầu rau dại, chấm tương đậu, uống canh rau dại, trong lòng cô cảm thấy hụt hẫng, âm thầm hạ quyết tâm nhất định phải kiếm thật nhiều tiền để cả nhà được ăn ngon.

    " Mẹ! "Văn Lượng lên tiếng, đánh gãy suy nghĩ của Văn Thanh, làm Văn Thanh nhìn về phía Văn Lượng.

    Văn Lượng đặt chén canh xuống bàn:" Sáng nay, chủ nhiệm nhắc đóng học phí học kỳ này vì kỳ này sắp kết thúc rồi ạ, cả lớp chỉ có mình con là còn chưa hoàn thành học phí thôi. "

    Càng nói giọng của Văn Lượng càng nhỏ, sau đó lại nhìn chằm chằm bát canh rau dại.

    " Được, mẹ biết rồi, mày bảo với chủ nhiệm lớp một tiếng, không quá hai ngày chúng ta liền đóng. "Diêu Thế Linh nói.

    " Bao nhiêu tiền? "Văn Thanh xen mồm hỏi.

    Diêu Thế Linh nhìn Văn Thanh một cái, rốt cuộc là trả lời:" Bốn đồng tiền. "

    Văn Thanh nghe xong không nói gì.

    Một bữa cơm trưa cứ như vậy đi qua, Văn Thanh tranh đi rửa chén bát rồi sau đó liền trở lại phòng mình nghỉ ngơi.

    Thời đại này chính là như vậy, ngày mùa thì người người nhà nhà bận rộn, bận rộn qua đi thì chỉ có việc ngày 2 hoặc 3 bữa mà thôi. Chẳng có ai ra ngoài làm công, cũng chẳng có ai làm buôn bán. Đặc biệt là người trong thôn Thuỷ Loan này.

    Đáng ra phải là đi ngủ trưa, nhưng Văn Thanh hoàn toàn không ngủ được, trong lòng cô chỉ suy nghĩ về bốn đồng tiền học phí của Văn Lượng.

    Đột nhiên, cô từ trên giường ngồi dậy, từ trên giường đi xuống, lấy cái váy hoa bằng vải bông cất vào cái túi, sau đó từ cái tủ cũ nát lấy ra một đôi giày xăng đan bằng vải bố ra rồi cũng nhét vào cái túi. Văn Thanh sửa sang lại quần áo, chải đầu rồi đi ra ngoài thì thấy Văn Bằng đang nằm bò trong viện làm bài tập.

    " Bằng Bằng, mẹ đâu? "Văn Thanh hỏi.

    " Em không biết. "Văn Bằng đáp.

    " Lúc nào mẹ về, mày bảo mẹ một tiếng là chị đi vào huyện thành nhé, buổi chiều liền trở về. "Văn Thanh nói.

    Văn Bằng ngẩng lên, hỏi:" Chị đi huyện thành làm gì? "

    " Có chút việc nhỏ. "Văn Thanh cũng không giải thích nhiều với Văn Bằng, đeo túi liền đi ra ngoài.

    Khi đi tới con đường chính trong thôn, hàng xóm ngủ trưa dưới bóng cây bên đường nhìn qua.

    Một đám chờ Văn Thanh đi xa một chút liên bắt đầu bàn tán.

    " Nhìn thấy không, nhìn thấy không? Còn nói là mai kia nó sẽ đi huyện thành đi, buổi chiều liền đi ngay rồi này. "

    " Đúng vậy a. "

    " Hài tử mọi nhà đều ở nhà, chỉ có nó suốt ngày chạy ra bên ngoài, chúng ta chờ mà xem, không chừng mấy ngày nữa Kỷ gia sẽ từ hôn thôi. "

    " Đúng thế, gia đình tốt có ai nguyện ý cưới Văn Thanh chứ. Chú hai Văn Thanh còn từng đi tù đó. "

    " Bằng không sao Văn Thanh lại ngang ngược như vậy? "

    "... "

    Những lời này loáng thoáng truyền vào trong tai Văn Thanh, Văn Thanh lập tức đứng yên, quay đầu.

    Đang ở khua môi múa mép, mấy người phụ nữ vội vàng im lặng, làm bộ ngủ rồi.

    Văn Thanh quay đầu lại, tiếp tục hướng huyện thành mà đi.

    Văn Thanh rảo bước nhanh trên đường nên khoảng nửa giờ là đã đến huyện thành rồi. Tới huyện thành, cô cảm thấy một trận hoảng hốt, đường phố trước mặt vừa quen thuộc vừa xa lạ, rất nhiều ký ức ùa về.

    Bất quá, cô không có đắm chìm vào hồi ức mà đi thẳng đến tiệm may duy nhất ở huyện thành - tiệm may dì Tiếu. Chủ tiệm tên thật là gì thì Văn Thanh không nhớ rõ lắm, nhưng mọi người đều kêu bà là dì Tiếu. Văn Thanh lấy cái váy hoa trong túi ra, cái váy này chính là mượn cái máy may của dì Tiếu mà làm.

    Cái máy may này đã từng là thứ Văn Thanh muốn nhất, nhưng nó quá đắt, tận một trăm tám mươi đồng nên chú hai không mua được cho cô.

    Cái váy hoa này được làm rất đẹp, tay nghề của Văn Thanh cũng rất được dì Tiếu coi trọng. Dì Tiếu đã ra giá mười hai đồng để mua lại cái váy hoa của cô.

    Nhưng lúc ấy, Văn Thanh đã không bán vì cô làm cái váy này để mặc đi gặp Kỷ Ngạn Quân. Sau đó, dì Tiếu lại hỏi dò Văn Thanh xem cô có nguyện ý ở tiệm may hỗ trợ làm quần áo hay không? Nhưng lúc đó Văn Thanh đã từ chối thẳng thừng. Cô sẽ gả đến Kỷ gia, làm loại chuyện này quá mất mặt đi.

    Cho nên, tất cả cô đều không có đồng ý.

    Lúc này, cô lại cầm theo váy lại đây.

    " Này, không nghe thấy gì sao? "Văn Thanh còn chưa đi vào trong tiệm, dì Tiếu đã nhìn thấy cô. Văn Thanh có thiên phú làm quần áo bởi vì cô đã từng ở tiện dì Tiếu hỗ trợ dì Tiếu vài lần, làm vài ba bộ quần áo, khách hàng mặc đều đẹp lại cảm thấy thoải mái nữa, nên khen tay nghề của Văn Thanh không thôi. Hơn nữa, cô cũng tự mình làm 2 bộ, đều rất đẹp. Thỉnh thoảng, Văn Thanh cũng lại đây mượn máy may của dì Tiếu để làm. Cho nên dì Tiếu đối với Văn Thanh cực kỳ quen thuộc.

    " Dì Tiếu. "Văn Thanh cười, kêu lên.

    Cười nói như này làm cho dì Tiếu cảm thấy lần này Văn Thanh tựa hồ hiểu chuyện không ít:" Văn Thanh, sao con lại tới đây? Tới tiệm của dì mượn máy may đi? "

    Văn Thanh cười cười, có chút khó mở miệng nhưng cuối cùng lấy hết dũng khí, cô vẫn nói:" Dì Tiếu, lần trước có phải người muốn mua lại chiếc váy hoa bằng vải bông của con sao? "Vừa nói Văn Thanh vừa lấy cái váy hoa ra:" Cái váy này, con có thử 1 lần nhưng lại chưa từng mặc qua. Con muốn hỏi một chút xem bây giờ giờ dì còn muốn cái váy này nữa không? "

    Tiếu dì nghe vậy nhìn Văn Thanh đánh giá:" Sao thế, như thế nào mà con đột nhiên nghĩ thông suốt vậy? Vậy con có tới tiệm của dì Tiếu hỗ trợ dì Tiếu không? "

    " Con có việc gấp cần tiền nên con muốn bán lại cái váy này, còn việc đến tiệm phụ giúp dì thì con phải suy nghĩ thêm đã ạ. "Văn Thanh nói.

    Dì Tiếu vừa ý tay nghề của Văn Thanh, cũng vừa ý cái váy này. Lúc trước, bà treo cái váy này trong tiệm, liền có hai cô gái có tiền tới hỏi mua, đều trả mười lăm đồng. Nhưng lúc đó và bây giờ khác nhau, lúc đó là bà chủ động mua còn bây giờ thì Văn Thanh chủ động bán, giá cả sẽ khác nhau.

    " Dì Tiếu, nếu không như vậy đi, dì xem có được không? Bộ váy này con đã mặc thử 1 lần, lại là con chủ động đề nghị dì mua lại, lần trước dì trả cho con 12 đồng, lần này con chỉ bán 10 đồng. Dì cũng biết là vải bông cùng với đồ trang trí con đã mua hết 11 đồng rồi. Hơn nữa, con còn tặng kèm 1 đôi giày xăng đan đi kèm với bộ váy này luôn. Mặt khác, sáng mai con lại qua đây giúp người làm 2 bộ quần áo, để cho dì có thời gian nghỉ ngơi. "Văn Thanh nói.

    Còn tặng kèm giày xăng đan? Dì Tiếu cảm thấy lần này mình kiếm hời lớn lại nghe nói Văn Thanh giúp mình làm 2 bộ quần áo, lập tức cao hứng không thôi. Bà vốn còn đang muốn làm bộ làm tịch không muốn mua để ép giá cái váy xuống, nhưng xem Văn Thanh có thành ý như vậy, liền nói ngay:" Đây là con nói đó nha, con cũng đừng có lừa dì nha, còn có nếu con làm ở tiệm của dì, dì sẽ trả công cho con. "

    Vừa nghe dì Tiếu sảng khoái đáp ứng như vậy, Văn Thanh liền vui vẻ, cười nói:" Cảm ơn dì Tiếu. "

    Dì Tiếu tiếp nhận cái túi và đưa cho Văn Thanh hai tờ năm đồng.

    Thời đại này, năm đồng vẫn là tiền giấy màu vàng, có chân dung, phong cảnh. Văn Thanh tiếp nhận tiền trong lòng có chút hưng phấn, không do dự liền rời đi.

    Dì Tiếu ở phía sau kêu lên:" Nha đầu, con đừng quên chuyện đã đáp ứng với dì nha. "

    " Vâng, con biết rồi, ngày mai nhất định con sẽ tới. "

    Dì Tiếu lấy cái váy hoa ra, ngắm nghía từng chút một. Phần eo được tạo bởi những cái thun nhỏ giúp định hình, đường kim mũi chỉ hết sức tinh tế, kiểu dáng mới nhưng hết sức tinh tế. Dì Tiếu yêu thích vuốt ve, tự nhủ nói:" Nha đầu này có một tay nghề thật sự tinh xảo. "

    Cùng lúc đo, Văn Thanh cầm mười đồng tiền trong tay nhưng lại không trực tiếp đi về trong thôn mà lại chạy đến chợ trong huyện thành mua đồ. Đem 5 đồng tiền mua đồ để có tiền lẻ rồi cất 4 đồng vào trong túi, sau đó đi mua 5 cân bột mì, 2 cân thịt heo, 2 cân ngô, còn muốn mua thêm vài thứ khác nữa, nhưng phát hiện ra chính mình không bê nổi nữa.

    Đem toàn bộ đồ vật mưa được bỏ vào cái bao nhỏ, vác trên vai.

    Vừa mới đi được hai bước, bỗng nhiên cô thấy một bóng dáng quen thuộc thoáng qua trước mắt. Trong lòng nàng đau đớn, vội vàng quay đầu, tìm kiếm khắp nơi, rồi lại thầm nghĩ rằng có lẽ là do Kỷ Ngạn Quân ở tại nơi này nên cô mới có ảo giác đó khi đến đây.

    Văn Thanh lắc lắc đầu, bỏ qua toàn bộ tạp niệm, nhanh chóng trở lại thôn Thuỷ Loan.

    Vừa về đến thôn, Văn Thanh lại gặp không ít hàng xóm sôi nổi chào hỏi.

    " Văn Thanh, sao thế? Nhìn cháu có vẻ mệt mỏi, mặt mũi đều đỏ bừng rồi. "

    " Văn Thanh, để thím giúp cho. "

    " Văn Thanh, trong cái bao tải này có cái gì vậy? Có phải hay không nhà trên huyện thành đưa? "

    "... "

    Nếu là trước kia, sau khi nghe mấy lời này chắc chắn Văn Thanh chắc chắn sẽ tức giận trở về, nhưng hiện tại nàng không phải Văn Thanh của đời trước, toàn bộ quá trình chỉ cười, nói:" Không có gì. "

    " Cháu tự mình mang được, không cần mọi người giúp đâu ạ. "

    " Không phải nhà trên huyện thành đưa ạ. "

    "... "

    Chờ khi đến trong sân, Văn Thanh đem bao tải ném trên mặt đất, đứng bóp eo, thở hổn hển.

    Lúc này, Diêu Thế Linh đang giặt đồ ở sân.

    Văn Lượng đang ngồi trong viện, cúi đầu xin học phí.

    Văn Bằng đang đợi Văn Lượng cùng nhau đi học.

    Văn Thanh thở dốc. Sau đó, từ trong túi quần móc ra 4 đồng, nói:" Lượng Lượng, đây là bốn đồng đóng học phí, đi học đi."
     
  5. Nhà của Cải Souris à la vie et elle te sourira :))

    Bài viết:
    1
    Chương 4.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Văn Lượng ngẩng đầu, giật mình nhìn Văn Thanh.

    Diêu Thế Linh ngừng động tác giữa không trung.

    "Chị cả, chị lấy đâu ra nhiều tiền như vậy?" Văn Bằng kinh ngạc hỏi.

    Văn Thanh cười: "Chị đem bán cái váy hoa nha."

    Diêu Thế Linh kinh ngạc không thôi, đây không phải là chuyện mà Văn Thanh có thể làm nha.

    "Cầm đi." Văn Thanh tiến lên, kéo tay Văn Lượng, đem 4 đồng đặt vào trong cái tay đen, gầy của nó.

    Văn Lượng không nhận, nó vẫn luôn chán ghét Văn Thanh. Hàng năm, Văn Thanh vẫn đi theo chú hai phá phách, từ nhỏ liền yêu thích đánh nhau, đã từng đem nó và bạn bè nó đánh khóc oa oa, từ đó bạn bè không chơi với nó nữa. Văn Thanh không những không áy náy, càng ngày da mặt càng dày hơn. Toàn thôn đều biết cô thích Kỷ Ngạn Quân, hai ngày 3 bữa lại chạy lên huyện thành tìm Kỷ Ngạn Quân, hàng xóm chỉ trỏ nói cô không biết xấu hổ. Văn Lượng đối với điều này thực sự rất phản cảm.

    "Văn Lượng, cầm đi." Diêu Thế Linh bỗng nhiên mở miệng nói.

    Văn Thanh cúi mặt xuống, trong lòng xoẹt quạ một tia ấm áp.

    Tay Văn Lượng vẫn nắm chặt, sống chết không chịu nhận tiền.

    "Anh hai, anh cầm đi, chị cả cho mà, lại không phải người ngoài. Anh không đóng học phí, chủ nhiệm lớp anh sẽ đuổi anh ra ngoài đó." Văn Bằng ở một bên khuyên nhủ.

    Văn Lượng cắn rắn, nắm chặt nắm tay, âm thầm phân cao thấp.

    "Cầm đi, coi như chị cho mày mượn, chờ mày kiếm được tiền rồi thì trả lại cho chị." Văn Thanh cười nói.

    Lúc này, Văn Thanh cười đặc biệt ôn hòa, đặc biệt đẹp. Hoàn toàn khác so với ngày thường, một bộ dạng ương ngạnh khiến người ta ghét bỏ.

    Văn Lượng hơi động tâm, giãy giụa trong chốc lát rồi cũng tiếp nhận tiền, bỏ lại một câu: "Em sẽ trả lại."

    Tiếp đó xoay người bỏ chạy ra ngoài cổng.

    "Anh hai, từ từ chờ em với." Văn Bằng chạy đuổi theo gọi.

    Văn Thanh xoay người nhìn Diêu Thế Linh.

    Diêu Thế Linh đã khôi phục thái độ bình thường, tiếp tục giặt quần áo.

    Văn Thanh biết mẹ mình tính tình luôn cao ngạo, bởi vì nàng và mẹ ở một vài điểm nào đó khá là giống nhau.

    Văn Thanh lại một lần nữa đem bao tải xách lên, đi qua người Diêu Thế Linh thì nghe được bà nói: "Chờ thu hoạch xong lúa mạch, mẹ liền đem 4 đồng kia trả cho mày."

    "Vâng." Văn Thanh đáp lại, sau đó lại thêm một câu: "Con không có lấy qua tiền của Kỷ Ngạn Quân, cái váy đó là tiền chú hai để lại cho con, có tổng cộng 12 đồng."

    "Ừ, biết rồi." Diêu Thế Linh nhàn nhạt nòi, sau đó tiếp tục cúi đầu giặt quần áo.

    Văn Thanh trong lòng lại âm thầm cao hứng, cảm thấy tầng ngăn cách giữ mình và mẹ giảm đi một chút, xách theo bao tải mà cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

    Cô đem bột mỳ và gạo vào trong lu cất đi, các loại đồ vật được bày biện thỏa đáng thì bắt đầu mang thịt đi rửa. Cô mua thịt mỡ, có một tầng mỡ thật dày. Tầng mỡ này sẽ được cắt ra, rồi cho vào chảo để rán lấy mỡ, lưu trữ về sau để nấu ăn.

    Văn Thanh đang cắt thịt thì Diêu Thế Linh tiến vào hỏi: "Mày mua thịt làm gì?"

    Phải biết rằng ở thời đại này, đặc biệt là thôn Thủy Loan này, muốn ăn thức ăn mặn phải chờ đến năm mới. Đêm 30 có thể ăn một chút, còn lại chờ đến mùng 1 mới có thể ăn tiếp.

    "Mua thịt ăn ạ." Văn Thanh nói.

    Diêu Thế Linh nhìn trong phòng bếp là gạo là thịt thì đau lòng không thôi nói: "Này tốn bao nhiêu tiền thế?"

    Văn Thanh thấy Diêu Thế Linh cùng mình nói chuyện nhẹ nhàng, không có nóng giận nữa thì mừng thầm không thôi; xem ra mẹ vẫn là yêu thương mình. Lần này qua đi, nhất định cô có thể làm cho mọi người thấy cô đã thay đổi.

    "Không tốn nhiều ạ, khoảng 3, 4 đồng ạ." Văn Thanh nói.

    Diêu Thế Linh lập tức nhíu mày.

    Văn Thanh chạy lại nói: "Mẹ, con có một chuyện muốn cùng người nói."

    Diêu Thế Linh nhìn chằm chằm thịt hỏi: "Chuyện gì?"

    "Ở huyện thành có tiệm may dì Tiếu ấy, trước kia con có đi qua đó vài lần. Dì Tiếu có hảo cảm với con, muốn con qua đó giúp đỡ dì ấy, mỗi tháng sẽ trả tiền công cho con. Lần này, cái váy hoa của con cũng là dì ấy mua lại, cho nên con nghĩ rằng ngày mai con sẽ bắt đầu đi làm giúp dì ấy, cũng có thể kiếm được ít tiền." Văn Thanh bình tĩnh mà nói.

    Diêu Thế Linh nhìn Văn Thanh, giống như bà chưa bao giờ hiểu Văn Thanh vậy. Cái nha đầu này, từ khi bà sinh ra đến giờ, đều đi theo chú hai của nó, cả ngày rong chơi. Chú hai của nó là du côn, còn từng ngồi tù qua, trong nhà lại nghèo nên không cưới được vợ, liền đem Văn Thanh coi như con gái. Học phí, quần áo của Văn Thanh đều là chú hai cho.

    Số ngày Văn Thanh ở bên người Diêu Thế Linh đếm trên đầu ngón tay.

    Ngày hôm qua, nó nói lời đại nghịch bất đạo, bà liền đánh nó, trong lòng áy náy, lại không biết làm như thế nào để mở miệng, giờ phút này chỉ hỏi: "Có thể tin được không? Sẽ không gạt người chứ? Nếu không, ngày mai mẹ đi với mày lên huyện xem một chút."

    "Mẹ, đáng tin cậy ạ, mẹ xem, học phí của Lượng Lượng, còn có thịt, gạo, bột đều là tiền dì Tiếu đưa. Cửa tiệm của dì ấy đã khai trương mấy năm rồi, sẽ không lừa gạt người đâu." Sau này dì Tiều còn xây dựng xưởng quần áo, trở thành bà chủ, kiếm không ít tiền đâu, nhưng đây là câu chuyện sau này.

    "Truyện đó, nếu mày muốn thì cứ đi, nhưng huyện thành kia.." Diêu Thế Linh lại nghĩ tới Kỷ Ngạn Quân.

    "Văn Thanh căn bản không nghĩ tới vấn đề là Kỷ Ngạn Quân liền cho rằng Diêu Thế Linh lo đường xa, vì thế nói:" Huyện thành cách thôn Thủy Loan cũng không xa, con đi mất khoảng nửa giờ thôi. Buổi chiều xong, trời còn chưa tối con đã trở lại rồi. "

    Trước giờ Diêu Thế Linh không nghĩ tới, có một ngày con gái mình sẽ biến thành bộ dáng này, trong lòng cảm động, gật đầu nói:" Tốt, tốt. "

    Văn Thanh trong lòng cảm thấy ấm áp, bắt đầu chuẩn bị cơm chiều.

    Chờ đến khi Văn Lượng cùng Văn Bằng tan học khi trở về, vừa đến trong sân liền ngửi thấy một cỗ mùi thịt xông đến, làm người ta thèm nhỏ dãi.

    Văn Lượng sửng sốt.

    Văn Bằng xông thẳng đến phòng bếp, hưng phấn mà hỏi:" Mẹ, tối nay nhà mình ăn thịt sao? "

    " Ừ. "Diêu Thế Linh đang ở thêm củi vào bếp mà Văn Thanh đang làm bếp trưởng.

    Vừa nghe có thịt, Văn Bằng nước miếng đều chảy ra, không cần phải nhắc nhở, chính mình chạy đi rửa tay.

    Văn Lượng có sắc mặt khó coi tiến vào, thấy trong phòng bếp có thịt lại còn có bột mì, trên mặt không cao hứng nổi, quay đầu liên đi lên nhà chính.

    Văn Thanh nhìn về phía Diêu Thế Linh, Diêu Thế Linh nói:" Nó giống cha mày, thấy tiêu tiền liền đau lòng. "

    Văn Thanh cười cười, càng ngày càng có cảm giác gia đình.

    Văn Thanh làm chính là món cải trắng hầm thịt. Cải trắng cắt khúc, thịt lợn ba chỉ, hành, muối, nước tương được nêm thích hợp, mùi thơm hấp dẫn nha.

    " Có thịt ăn, có thịt ăn! "Văn Bằng cao hứng kêu lên.

    Diêu Thế Linh che miệng nó lại, nói:" Đừng có kêu loạn, hàng xóm lại nghe thấy bây giờ. "

    Văn Bằng gật đầu đầu, bảo đảm không kêu nữa.

    Diêu Thế Linh buông ra Văn Bằng, dọn bàn ăn vào trong nhà, sau đó đem cải trắng hầm thịt, màn thầu trắng đi vào, đóng cổng lại rồi kêu Văn Thanh, Văn Lượng, Văn Bằng đi vào nhà chính ăn cơm.

    Văn Lượng, Văn Bằng đối với việc này tập mãi thành thói quen.

    Văn Thanh dương như cũng rõ ràng, Văn gia thu nhận quá nhiều nhàn thoại, vốn dĩ là nhà nghèo, không có gì ăn, bây giờ lại có một đống thịt, không biết hàng xóm lại nói thành cái chuyện gì đâu, bị truyền ra ngoài thì sau này Văn Lượng và Văn Bằng làm như thế nào lấy được vợ.

    " Mẹ, người cũng ăn đi, thịt này đặc biệt ngon nha. "Diêu Thế Linh gắp một miếng thịt cho Văn Bằng, thằng bé trong miệng cắn một miếng thịt, bộ dáng có điểm luyến tiếc.

    Diêu Thế Linh cười:" Ăn ngon thì mày ăn đi. "Sau đó lại gắp một miếng thịt cho Văn Lượng. Văn Lương tuy là suốt ngày có bộ dáng ông già, nhưng rốt cuộc vẫn là một tiểu hài tử, suốt ngày phải ăn uống không tốt, giờ phút này thấy có thịt thì ánh mắt cũng hiện lên vẻ muốn ăn, cũng không có cự tuyệt Diêu Thế Linh.

    Diêu Thế Linh còn chưa gắp cho Văn Thanh thì nàng đã gắp một miếng bỏ vào bát của bà, nói:" Mẹ, người cũng đừng chỉ lo gắp cho hai thằng nó, người cũng ăn đi. "

    " Ừ. "Diêu Thế Linh cũng gắp cho Văn Thanh một miếng.

    Một nhà bốn người cùng ăn cơm tối vui vẻ hòa thuận. Đến tận khi nằm lên giường rồi mà Văn Thanh vẫn còn cảm thấy ngày hôm nay giống như chỉ là một giấc mơ.

    Cô đã chết, biến thành quỷ hồn.

    Cô sống lại, trở về khi cô 17 tuổi.

    Cô dùng thời gian một ngày để đem chính mình cùng người nhà trở nên thân thiết.

    * * *

    Văn Thanh chưa bao giờ cảm giác có thành tựu như vậy, tuy rằng nhỏ bé không đáng kể nhưng đều là do cô cố gắng. Cô tin tưởng rằng mình có thể đối mặt với những sự tình kế tiếp và có thể thay đổi vận mệnh của mình cũng như người thân của mình.

    Đến nỗi, cô chuẩn bị quên mất phải tìm thời gian để từ hôn với Kỷ Ngạn Quân.

    Bất quá, việc cấp bách là phải kiếm được tiền để lo cho cuộc sống sinh hoạt đã.

    Sáng sớm hôm sau, ăn sáng xong, Văn Thanh liền xách túi đi lên huyện thành.

    Trước khi đi mẹ nàng hỏi:" Buổi trưa có về ăn cơm không? "

    " Con không về đâu ạ, buổi tối con mới trở về. "

    " Ừ. "Diêu Thế Linh gật đầu:" Nhớ về sớm sớm chút. "

    " Vâng ạ. "

    Văn Thanh mới vừa ra khỏi thôn thì lại tạo nên một hồi bàn tán.

    " Nhìn đi, Văn Thanh lại đi lên huyện thành rồi kìa. "

    " Chậc, chậc. Thật là chăm chỉ a. Mỗi ngày đều đi nha. "

    " Diêu Thế Linh không phải nói tốt rồi sao? Không cho nó gả cho Kỷ Ngạn Quân, đứa con gái không đáng tiền rồi lại còn có thanh danh đều bị hủy hoại. "

    " Lần trước tôi đi qua nhà mẹ đẻ trên huyện thành mua vải dệt nhìn thấy Văn Thanh ở trên đường đuổi theo một nam nhân, nghe nói đó là Kỷ Ngạn Quân nha. "

    " Thật vậy ư? Văn Thanh thật sự một chút cũng không biết xấu hổ. Nếu Kỷ gia không cưới nó, tôi đoán rằng nó sẽ chẳng gả được ra ngoài. "

    " Đúng vậy, đúng vậy a. "

    "... "

    Lần này, Văn Thanh cũng không nghe được mấy lời đồn đại vớ vẩn ấy, cô đang bước thật nhanh trên đường đi thẳng lên huyện rồi vào thẳng tiệm may dì Tiếu.

    Dì Tiếu thấy cô đến liền vui vẻ không dứt:" Văn Thanh, Văn Thanh, con đến rồi, dì đang chờ con nha. "

    " Dì Tiếu, buổi sáng tốt lành. "

    " Tốt, tốt, con ăn sáng chưa? Chỗ dì còn có 2 cái bánh bao nhân thịt này, cầm lấy ăn đi. "

    " Không cần đâu dì, con đã ăn sáng ở nhà rồi mới đi ạ. "Văn Thanh đáp lại.

    Dì Tiếu cười:" Cho nên con trực tiếp đến hỗ trợ dì sao? Con, cái đứa nhỏ này a. "Nói xong, dì Tiếu liền đưa một tập vải bố cho nói:" Thế nào, việc dì muốn con đến đây hỗ trợ suy nghĩ sao rồi? "

    Vãn Thanh trầm mặc chốc lát, nói:" Có thể. "

    Dì Tiếu kinh hỉ:" Thật sự? "

    Văn Thanh gật đầu:" Bất quá, con có một điều kiện ạ. "

    " Điều kiện gì? "

    Văn Thanh nhìn Tiếu dì nói:" Con muốn bán giày trong tiệm của dì ạ. "

    " Cái gì? Bán giày á? "Dì Tiếu kinh ngạc, sau đó lộ vẻ mặt khó xử, nói:" Tiệm của dì bán là quần áo, con làm việc, dì trả lương cho con, con ở chỗ này bán giày, có vẻ không thích hợp đi? "

    Văn Thanh không bởi vì bị dì Tiếu cự tuyệt mà xấu hổ, hoặc là tức giận mà là nhìn quanh trong tiệm rồi nhìn đến bộ váy hoa được treo trên giá, rồi lại nhìn đến đôi giày xăng đan, cười cười nói:" Dì Tiếu, quần áo phải kết hợp với giày dép phù hợp, điều này có phải không ạ? "

    Dì Tiếu không trả lời.

    Đúng lúc này, một người phụ nữ trẻ tuổi bước vào tiệm, nhìn đến cái váy hoa và đôi giày xăng đan của Văn Thanh làm. Những món đồ có chút tinh tế và xinh đẹp.

    Cô ấy liền mua vải làm chiếc váy hoa cũng cùng một phần vải làm giày xăng đan.

    Sau đó, lại đi tới chỗ mua quần áo, mang theo vải nhở dì Tiếu làm cho mình một bộ đồ như thế, sau đó trả tiền công.

    Cô gái ấy nói chuyện sôi nổi và hỏi dì Tiếu:" Cái váy này là do tiệm mình may ạ? Sao cháu chưa gặp qua bao giờ? Bao nhiêu tiền ạ? Ở nhà cháu có vải, cháu trả công làm, dì có thể giúp cháu làm một bộ như vậy không ạ?

    "Giày này cũng rất đẹp ạ."

    "Ơ, giày và váy là cùng một loại vải, cùng loại hoa văn ạ?"

    "Dì Tiếu, tất cả đều do tiệm dì làm ạ? Người như thế nào lại giấu chúng cháu chứ? Sợ chúng cháu không có tiền mua ư? Cháu nói cho người biết nha, chồng cùng anh em cháu đi biển kiếm tiền, không thiếu chút tiền quần áo của cháu đâu."

    "..."

    Dì Tiếu bị hỏi thì rất là bất đắc dĩ, chính bà làm quần áo mấy năm mà so ra lại kém Văn Thanh - cái con bé mới vào nghề này. Nghĩ lại, chính mình làm thì đều là kiểu áo Tôn Trung Sơn, áo khoác, áo bông.. bao năm vẫn kiểu dáng đó, đâu có giống Văn Thanh - nha đầu này, đầu óc nhanh nhẹn, linh hoạt, chọn vải làm váy xinh đẹp như vậy.

    Vì thế, quay ra nói với cô gái: "Là tiệm dì làm đó, nếu cháu muốn thì dì sẽ làm cho cháu."

    Sau đó, quay đầu nói nhỏ với Văn Thanh: "Giày có thể bán, nhưng mỗi đôi phải trả cho dì 3 xu, còn phải giúp dì bán quần áo nữa đấy."

    Văn Thanh cười.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng bảy 2021
  6. Nhà của Cải Souris à la vie et elle te sourira :))

    Bài viết:
    1
    Chương 5.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Dì Tiếu, đừng nóng vội ạ, lát nữa con và dì lại trao đổi tiếp ạ, bây giờ chúng ta bán hàng cho khách đã ạ." Văn Thanh nói.

    Dì Tiếu gật đầu: "Ừ." Vì thế, bà kéo ngăn tủ lấy ra quyển sổ nhỏ ghi lại yêu cầu của khách hàng.

    Giống như: Ai mang vải đến làm áo sơ mi, phải trả bao nhiêu tiền công lúc lấy áo.

    Giống như: Ngày hôm qua đến lấy quần áo, thiếu tiền chưa trả đủ.

    Từ đó, dì Tiếu nhớ được tất cả.

    Văn Thanh cầm lấy thước dây, đi đến bên cạnh khách hàng để lấy số đo như độ rộng vai, độ dài tay, vòng ngực, vòng eo, rồi báo lại cho dì Tiếu, cũng để dì Tiếu ghi nhớ lại.

    Sau đó, Văn Thanh dùng phấn hồng và thước mộc, thuần thục mà vạch lên trên vải làm cho khách hàng có vẻ lo lắng, hướng dì Tiếu nói.

    "Dì Tiếu, dì cố gắng giúp cháu làm đẹp nha."

    "Tất nhiên rồi, nhà đầu kia thật sự có tài nha."

    "Cháu không dám tin đâu, nhìn con bé lớn lên cũng xinh đẹp nhưng chắc chỉ phụ việc cho dì thôi chứ?"

    "..."

    Văn Thanh cười mà không nói.

    Dì Tiếu không chút nào che dấu nói: "Cái váy hoa và đôi giày xăng đan kia là do chính Văn Thanh làm đó."

    "Thật sự ạ?" Khách hàng xung quanh ngạc nhiên hỏi.

    Nữ khách hàng cũng kinh ngạc nhìn về phía Văn Thanh hỏi: "Váy và giày này thật sự là em làm? Làm sao em có thể nghĩ đến làm như vậy?"

    Văn Thanh hơi hơi ngượng ngùng, cười nói: "Cũng không có gì ạ, tại vì không có việc gì nên em dùng vải thừa để thử làm giày giống váy thôi ạ."

    "Vậy về sau, lúc không có việc gì làm, em có thể giúp chị tạo mẫu quần áo được không? Chị trả công cho em." Nữ khách hàng nhìn qua giống như người có tiền nói.

    "Vâng, tất nhiên là có thể ạ." Văn Thanh cưới đáp ứng, dù sao thời điểm cô không làm gì đúng là cô thích tạo mẫu quần áo và giày dép.

    Nữ khách hàng mỉm cười, chỉ vào cái váy hoa nói: "Chị thích bộ này, em họ chị thấy bạn cùng học có nên cũng muốn một bộ như vậy, nên chị mới đến mua vải về làm. Em lại làm cho chị một bộ như vậy nhưng loại hoa khác đi nha."

    "Vâng". Văn Thanh đáp ứng.

    "Mấy ngày thì chị cơ thể lấy?" Nữ khách hàng hỏi.

    Văn Thanh nhìn về phía dì Tiếu, sau đó trả lời: "Ba ngày nữa chị quay lại lấy là được ạ."

    "Ừ, vậy ba ngày nữa chị hoặc em họ chị sẽ qua lấy."

    "Được ạ"

    "Cảm ơn em."

    Nữ khách hàng đi ra quầy lựa chọn vải, trả tiền trước, cầm hóa đơn liền rời đi.

    Văn Thanh bắt đầu dựa theo mẫu được đặt trước đó của dì Tiếu mà làm. Đó là một bộ áo tay ngắn cùng quần lửng. Khoảnh khắc chân đạp vào máy may, cô mới cảm nhận chân chân chính chính bản thân đã trở lại, cô vẫn chưa lạc lối ở thập niên 80.

    Cô bắt đầu chuyên chú, dẫm vào bàn đạp của máy may làm cho kim xuyên qua vải dệt, từng tiếng "cộp, cộp" vang lên không ngừng nghỉ.

    Mùa hè, quần lửng cùng áo ngắn tay là đơn giản nhất. Lấy vải, kẻ hình dáng, cắt và may lại. Quần thì phải căn cứ theo vòng eo của khách, lựa chọn dây thun là bẹt hay tròn, rồi đi một vài đường kim để cố định lại.

    Bất quá, một buổi sáng, Văn Thanh liền mang 7-8 cái quần đơn giản làm xong, vừa kịp thời điểm ăn cơm trưa. Lúc này cũng không có khách, cô mới cùng dì Tiếu đề cập đến việc bán giày và làm việc ở tiệm may.

    Dì Tiếu rót trà, cùng Văn Thanh ngồi đối diện.

    Dì Tiếu là một người phụ nữ độc lập, dì cùng mẹ chồng quan hệ không tốt. Bởi vì có tay nghề nên một mình dì lên huyện thành khai chương cửa hàng. Chồng và con cái của dì đều ở trong thôn, thỉnh thoảng sẽ ghé qua tiệm thăm dì, dì cũng thường về thôn thăm họ.

    Lúc mới kết hôn, nhà chồng đều chướng mắt dì, nhưng hiện tại dì có bản lĩnh, mỗi tháng đều kiếm được không ít tiền, người nhà chồng đều nịnh nọt dì, đối với con trai gì cũng tốt nên hiện tại dì trải qua những ngày không tồi.

    "Trong lòng con tính toán như thế nào? Dì Tiếu hỏi:" Một tháng dì cho con 15 đồng tiền công, có được không? "

    Văn Thanh cười cười:" Dì Tiếu, 15 đồng nhiều quá ạ. "

    " Nhiều quá? "Dì Tiếu kinh ngạc, Văn Thanh thật là ngốc hay là giả vờ ngốc đây? Hiện tại, người thành phố đều phải trả lương nhiều, bình quân đều là 30 đồng, chỉ bằng tay nghề này của Văn Thanh, tới thành phố, ít nhất cũng phải 30 đồng 1 tháng. Bà cấp 15 đồng tính là hơi ít, không nghĩ tới cô còn ngại nhiều.

    Văn Thanh gật đầu:" Quá nhiều ạ. DÌ Tiếu, con vừa rồi cũng có nói, con chỉ hỗ trợ dì thôi, nhưng con có điều kiện là con có thể bán giày ở chỗ này. Bởi vì còn bán giày nên con cần thời gian làm giày nữa, vì vậy không thể giúp dì cả ngày được, con cần có nửa ngày làm giày. "

    " Ý con là con chỉ làm công cho ta buổi sáng? "Dì Tiếu hỏi.

    " Vâng ạ, buổi sáng con sẽ tới sớm, buổi chiều 2 giờ còn sẽ đi về nhà. "

    Dì Tiếu do dự, bà muốn Văn Thanh làm toàn thời gian cho bà.

    Văn Thanh tiếp tục nói:" Như dì đã nói, mỗi đôi giày, con sẽ trả cho dì 3 xu. Mặt khác, con sẽ mua vải dệt trong tiệm của dì để làm giày, dì thấy như thế nào ạ? "

    Dì Tiếu ngước mắt nhìn Văn Thanh. Trước giờ, bà chỉ thấy nha đầu Văn Thanh này xinh đẹp, nhưng cái này không đủ hình dung về cô, cô thông minh, bình tĩnh, có một loại năng lực làm cho người ta không cách nào kháng cự được mị lực của cô.

    Dì Tiếu suy nghĩ, Văn Thanh nói rất đúng, làm giày cần có thời gian mà một đôi giày bà không cần làm gì cũng có 3 xu rồi. Dường như, khách hàng cũng rất thích giày này, có vẻ sẽ bán được nhiều.

    Hơn nữa, Văn Thanh còn mua vải trong tiệm để làm.

    Trong lòng dì Tiếu bắt đầu tính toán, tính toán thế nào thì bà thấy mình cũng không thiệt, huống hồ Văn Thanh lại có tay nghề độc nhất vô nhị trong cái huyện thành này.

    Vì thế, dì Tiếu suy nghĩ một lát, lại một lần nữa mở miệng nói:" Vậy một tháng dì trả con 10 đồng tiền công, nhưng con phải đảm bảo là một tháng con làm cho dì không ít hơn 20 bộ quần áo, không là dì lỗ vốn đó. "

    Văn Thanh nhàn nhạt cười:" Dì yên tâm ạ, cái này không thành vấn đề. "

    " Quyết định như vậy đi. Bất quá hai ngày này không tính tiền công đâu nhé, hôm trước con đã đáp ứng dì như vậy. "Dì Tiếu có điểm keo kiệt.

    " Vâng ạ. "Văn Thanh cũng không so đo.

    Hai người thảo luận xong, dì Tiếu chuẩn bị đi làm cơm trưa, vừa mới đứng dậy định hỏi Văn Thanh muốn ăn gì thì thấy cô đã mang hộp cơm ra.

    " Con không ăn cơm ở nơi này của dì sao? "Dì Tiếu hỏi.

    Văn Thanh cười:" Không ạ, mỗi ngày mẹ con sẽ chuẩn bị cơm cho con ạ, lát con uống thêm cốc nước nữa là xong rồi ạ. "

    " Mẹ chuẩn bị gì cho con, để dì xem nào. "Dì Tiếu tò mò hỏi.

    Văn Thanh kỳ thật cũng không biết là Diêu Thế Linh đã chuẩn bị gì. Buổi sáng, Diêu Thế Linh đưa cho cô bảo nàng mang đi ăn vì bà nghe nói đi làm công cho người ta, người ta đều không chuẩn bị cơm cho, bà sợ Văn Thanh sẽ bị đói nên làm cơm cho cô, rồi dặn xin nước chỗ dì Tiếu để uống vì nhà không có cái gì để đựng."

    Mới vừa mở ra, Văn Thanh ngây ngẩn cả người.

    Dì Tiếu nhìn thấy cười, nói: "Văn Thanh, không nhìn ra, đồ ăn nhà con cũng khá tốt nha, màn thầu cùng cải trắng hầm thịt, dì giúp con hâm nóng, con tự rót nước ấm mà uống đi, dì cũng không giữ con lại ăn cơm nữa nha."

    Văn Thanh ngơ ngẩn.

    Cô nhớ rõ, ngày hôm qua khi ăn cải trắng hầm thịt, Văn Lượng và Văn Bằng ăn đến cái miệng nhỏ bóng nhẫy, thẳng hô ăn ngon. Nhưng ăn đến một nửa, Diêu Thế Linh không cho ăn nữa, bà nói là một lúc không thể ăn nhiều như vậy bằng không buổi tối không ngủ được. Vì thế mà mạnh mẽ đem cải trắng hầm thịt cất đi, hiện tại tất cả lại ở trong hộp cơm của cô.

    Văn Thanh trong lòng ê ẩm, đôi mắt rưng rưng, đồng thời lại cảm thấy một dòng nước ấm áp chảy vào trái tim, khóe miệng không khỏi nhếch lên.

    Cô may mắn, may mắn khi được trọng sinh, may mắn vì có thể thấy rằng mẹ yêu thương cô như vậy.

    Sau khi hâm nóng đồ ăn, cô cũng không có ăn hết là để lại hơn phân nửa để mang về.

    Sau khi ăn xong, Văn Thanh cũng không có nghỉ ngơi mà liền bắt đầu làm việc.

    Dì Tiếu nhìn đến thì tán thưởng không thôi, bảo Văn Thanh đến làm việc là một quyết định sáng suốt mà.

    Buổi chiều, lúc 2 giờ đến, Văn Thanh bắt đầu thu thập đồ đạc chuẩn bị đi về nhà.

    Dì Tiếu đáp ứng sự tình thì đương nhiên sẽ không đổi ý, nói: "Ngày mai không cần mang cơm, liền qua đây ăn đi."

    "Không được đâu ạ, mẹ con khẳng định sẽ chuẩn bị cơm cho con, con không thể lãng phí hảo ý của bà." Văn Thanh cười nói, sau đó chỉ vào bốn phía xung quanh máy may hỏi: "Dì Tiếu, chỗ vải vụn này người có dùng đến không ạ?"

    Dì Tiếu nhìn trên mặt đất, lúc này trên thị trường, vải vóc rực rỡ cũng hiếm, bất quá làm may vá không thiếu nhất chính là vải vụn. Có đôi khi, suy nghĩ về nó đến phát phiền, ném đi thì tiếc, lưu lại thì không làm gì. Dì Tiếu khoát khoát tay, nói: "Không dùng, không dùng, con cần thì cứ lấy đi."

    "Dạ, con cảm ơn dì ạ." Văn Thanh cao hứng không thôi.

    Dì Tiếu thấy thế thì cười cười, thật đúng là một hài từ thẳng thắn và thành thật mà.

    Văn Thanh nhặt đống vải lẻ, nhét vào túi rồi rời khỏi tiệm may, xuyên qua một khu phố rồi mới đi ra đường lớn, trong khi phố này bán không ít thương phẩm.

    Văn Thanh nhìn thấy một cửa hàng văn phòng phẩm, bên trong bán các loại như bút, vở, mực.. Văn Lượng đã chuẩn bị vào lớp 10, cặp sách thì cũ nát mà đến một cái bút máy cũng không có. Cô nhớ rằng Văn Lượng học tập rất tốt. Vì vậy, cô quyết định mua cho Văn Lượng một cái bút máy, và cho Văn Bằng một cái bút chì.

    Đi vào cửa hàng văn phòng phẩm, nhìn xem tất cả giá của sản phẩm.

    Bút máy Tân Gia Thôn giá 6 xu 6 một cái, lọ mực xanh đen cho bút máy giá 2 xu. Ông chủ nói rằng đây là mực nước rất tốt cho bút, không bị cặn.

    Bút bi mực đen 2 xu một cái.

    Bút chì 2 hào 1 cái, bút chì có đầu tẩy thì 3 hào một cái.

    Văn Thanh trong tay còn có 2-3 đồng, nhưng cô không dám tiêu hoang, bởi vì hiện tại cô vẫn chưa kiếm được nhiều tiền. Nhưng cô đặc biệt muốn mua đồ dùng học tập cho hai đứa em trai, vì vậy cô mua 1 cái bút bi đen và một cái bút chì đầu tẩy, tổng cộng hết 2 xu 3 hào. Sau đó, cô mới xách túi theo hướng đường lớn mà về.

    Nửa giờ sau, cô về đến thôn Thuỷ Loan. Khi đi qua cửa thôn, hàng xóm khách khách khí khí mà "tiếp đón".

    "Văn Thanh mới từ huyện thành về à?"

    "Văn Thanh về thật sớm nha."

    "Sao hôm nay về sớm vậy?"

    "..."

    Văn Thanh nhất nhất cười đáp lại.

    Chỉ là khi Văn Thanh vừa đi qua thì những người này lại ríu rít bàn tán với nhau.

    Lúc này, một tên tiểu gia hỏa ngơ ngác nhìn bóng dáng Văn Thanh lướt qua rồi nói: "Kỳ thật, Văn Thanh lớn lên cũng xinh đẹp, trước kia không phát hiện, hiện tại cô ấy cười lên, cảm giác càng xinh đẹp hơn."

    Lời của tiểu gia hỏa kia còn chưa dứt, mẹ hắn đã vỗ đầu hắn một cái: "Xinh đẹp có thể ăn sao? Loại con gái như vậy không thể muốn."

    "Đúng mà mẹ, xinh đẹp có thể thay cơm đó ạ."

    "Mày nhìn xem nếu Văn Thanh phải xuống đất làm việc thì như thế nào? Nó chẳng có bản lĩnh gì, chỉ muốn ăn ngon mà lại lười làm, toàn những điểm xấu, đẹp ở chỗ nào?"

    "Tao nói cho mà biết, ngàn vạn lần không cần học Văn Thanh, cái tư tưởng như thế không lấy được chồng đâu."

    "..."

    Toàn bộ người lớn trong thôn đều lấy ví dụ về Văn Thanh như một nhân vật phản diện để giáo dục con mình, chúng nó không thể học theo Văn Thanh.

    Giờ phút này, Văn Thanh đã về đến sân nhà mình. Vừa tiến vào, cô liền thấy Diêu Thế Linh dùng hai cái ghế và một cái sàng để sàng lúa mạch. Nhà người ta đều là 2 người cùng làm, nhưng nhà cô chỉ có một mình Diêu Thế Linh làm.

    "Mẹ." Văn Thanh kêu một tiếng.

    Diêu Thế Linh quay đầu nhìn qua: "Văn Thanh, sao sớm như vậy mày đã trở về rồi?"

    Văn Thanh đi vào sân, cùng Diêu Thế Linh kể lại chuyện mình cùng dì Tiếu đàm phán.

    "Một tháng 10 đồng lại còn cho mày bán giày?" Diêu Thế Linh không thể tin được có một ngày Văn Thanh sẽ thay đổi tính tình và trở nên có ý chí như vậy.

    "Vâng" Văn Thanh gật đầu nói: "Con có thể kiếm thêm thu nhập nữa ạ. Con sẽ làm giày và bán ở tiệm dì Tiếu, mỗi đôi con sẽ bán 2 đồng 5 xu, con trả dì Tiếu 3 xu tiền thuê địa điểm, con có thể kiếm thêm 1 đến 2 đồng một đôi rồi ạ." Văn Thanh trên mặt tràn đầy tươi cười.

    Diêu Thế Linh trên mặt cao hứng.

    Văn Thanh lúc này mới đưa anh mắt đặt trên đống lúa mạch hỏi: "Mẹ, người đang làm gì vậy?"

    Diêu Thế Linh nói: "Không phải sắp thu tô thuế sao? Tao phải đem lúa mạch làm cho sạch sẽ bằng không đến kho người ta kiểm tra người ta lại trả về, phiền toán lắm. Mà nếu vượt quá kỳ hạn thì sẽ bị phạt 2 cân 1 ngày đấy."

    Văn Thanh lúc này mới nhớ tới, trồng trọt mỗi năm phải đóng tô thuế, vì thế hỏi: "Khi nào phải nộp ạ?"

    "Ngày mai."

    "Ngày mai Văn Lượng và Văn Bằng còn đi học." Văn Thanh nói. Kỳ thật, nàng hoàn toàn có thể cùng Diêu thế linh đến kho lương thực, nhưng mà nhà Kỷ Ngạn Quân ở bên cạnh đó, đôi khi do quá nhiều người nộp mà người ta có thể kéo đến tận cửa nhà Kỷ Ngạn Quân. Nàng không muốn gặp bất cứ người nào của Kỷ gia, ít nhất hiện tại là như vậy.

    "Không có việc gì, ngày mai tao đi một mình là được rồi." Diêu Thế Linh nói.

    "Đi lên huyện thành xa như vậy, lại không phải kéo xe không, người còn phải kéo theo lúa mạch mà thời tiết lại nóng như vậy." Văn Thanh trầm mặc trong chốc lát, lấy dũng khí nói: "Ngày mai, con sẽ đi cùng mẹ."
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng bảy 2021
  7. Nhà của Cải Souris à la vie et elle te sourira :))

    Bài viết:
    1
    Chương 6.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Diêu Thế Linh nhìn Văn Thanh, sau đó nói: "Được."

    "Vậy chúng ta trước đem lúa lạch sàng sạch sẽ đã." Văn Thanh thở nhỏ nhõm một hơi, vén tay áo lên hỗ trợ bà.

    Nhà Văn Thanh có 5 khẩu, Văn Lượng sinh ra vừa kịp lúc trong thôn phân ruộng nên có 5 sào đất; cha Văn Thanh, Diêu Thế Linh, Văn Thanh - mỗi người được phân một mẫu đất, Văn Bằng sinh ra thì người ta không còn phân đất nữa nên nhà Văn Thanh chỉ có 3 mẫu rưỡi đất.

    Dựa theo chỉ tiêu thu thuế năm nay, mỗi mẫu đất giao 120 cân lúa mạch, vì vậy nhà Văn Thanh phải giao 420 cân lúa mạch.

    Đừng nói đến 420 cân lúa mạch, mới có 120 cân thôi mà Văn Thanh liền mỏi rã rời 2 cánh tay, thở hổn hển.

    May mắn là Văn Lượng và Văn Bằng tan học về. Văn Lượng không nói hai lời tiếp nhận cái sàng mà làm một cách thành thạo, bằng không Diêu Thế Linh lại phải làm một mình.

    Văn Thanh không sàng lúa mạch nữa nên đã đi nấu cơm.

    Lúc trưa, cô nhặt cải trắng ăn, nên giờ này trong hộp cơm đều là thịt. Cô lại cắt nửa cây cải trắng, thêm mỡ vào chảo, cho hành vào phi, lại làm một bàn cải trắng hầm thịt nữa.

    Văn Bằng nhìn thấy thịt, lại hưng phấn kêu lên: "Mẹ, lại có thịt ăn, lại có thịt ăn nha."

    Văn Thanh che miệng nó lại, nó ngoan ngoãn gật đầu, tỏ vẻ không hô.

    Diêu Thế Linh nhìn trên bàn ăn một đĩa cải trắng hầm thịt, hỏi: "Văn Thanh, mẹ làm cơm trưa mang cho mày, sao mày không ăn?"

    Văn Thanh cười, nói: "Tối hôm qua con ăn nhiều quá, giữa trưa ăn không vào ạ."

    Văn Lượng nhìn Văn Thanh liếc mắt một cái, ánh mắt không giống ánh mắt chán ghét trước đây.

    Người một nhà lại lột lần nữa đóng cổng, đi vào nhà chính ăn cơm tối.

    Ăn cơm tối xong, Văn Thanh đem bút mới mua hôm nay cho Văn Lượng và Văn Bằng.

    Văn Bằng vui đến nhảy cẫng lên, nói ngày mai lúc đi học nó nhất định sẽ đi đến phía dưới bảng đen nhặt nhiều phấn vụn về cho Văn Thanh kẻ vải để may quần áo.

    Văn Lượng cầm bút bi, tâm khẩu bất nhất là oán trách Văn Thanh: "Người phá của mà."

    Diêu Thế Linh liền tiếp một câu: "Ông quản gia". Chính là ý nói Văn Lượng.

    Văn Thanh nở một nụ cười được phát ra từ trong nội tâm.

    Trước khi ngủ, Diêu Thế Linh nhìn lên trời xác định sẽ không mưa, liền an tâm mà ngủ.

    Văn Thanh ngồi trong phòng, đối diện với đèn dầu hỏa, cầm vải hoa bằng bông cùng với khuôn làm đế giày, dùng một ít phấn trắng để đánh dấu ở trên vải hoa, sau đó dùng kéo cắt theo đường đã kẻ đó.. Cô làm đến khi nhìn rõ hình dáng của đôi giày mới lên giường đi ngủ.

    Sáng sớm hôm sau, gà vừa gáy, Diêu Thế Linh và Văn Thanh đều rời giường.

    Hai người muốn nhân lúc trời còn sớm đi đến kho thóc, nếu không kho thóc đông người nộp thuế, hai người lại phải xếp hàng đến trưa hoặc chiều. Xếp hàng lâu thì cũng thôi đi, nhưng dưới trời nắng nóng như thế này thì thật quá mệt mỏi.

    "Mẹ, để con kéo cho một lát." Trời tờ mờ sáng, trên đường đi huyện thành, Văn Thanh đẩy xe nói.

    Diêu Thế Linh ở phía trước keo xe nói: "Không có việc gì, mẹ không mệt."

    Tiếng bánh xe lộc cộc lăn trên đường đất.

    Hai mẹ con đi cũng thật sớm, nhưng trên đường vẫn gặp mấy nhà đi phía trước.

    "Mọi người đi thật sớm a!" Văn Thanh cảm thán.

    "Vẫn còn sớm." Diêu Thế Linh nói.

    "Vâng." Văn Thanh ngẩng đầu nhìn sắc trời, lại hỏi: "Mẹ, mình đi sớm như vậy, hai đứa kia ăn sáng bằng gì?"

    "Trong tủ bát có màn thầu và tương đậu, Lượng Lượng sẽ hâm nóng." Diêu Thế Linh.

    Văn Thanh không nói chuyện nữa, Văn Lượng và Văn Bằng đều thực hiểu chuyện.

    Khi hai mẹ con đến kho thóc thì ở đó đã có tới chục hộ gia đình đang xếp hàng. Nhân viên công tác ở kho thóc chưa đến giờ làm việc nhưng người dân có thể xếp hàng chờ.

    "Mẹ, như này thì mình phải chờ bao lâu ạ?" Văn Thanh hỏi.

    "Một lúc nữa thủ quỹ sẽ đến, nếu không, mày cứ đi đến tiệm may đi, mẹ ở đây chờ một mình là được rồi." Diêu Thế Linh nói.

    "Hiện tại đi quá sớm, con chờ một lát ạ." Văn Thanh nói vậy nhưng trong lòng không khỏi hoảng lên, ánh mắt không tự chủ được nhìn sang cổng nhà bên cạnh kho lương.

    Đó là nhà Kỷ Ngạn Quân, một ngồi nhà trệt có sân rộng, trước sân nhà có một giàn nho. Ký ức của Văn Thanh bắt đầu bay xa. Cô đã từng ở nơi đó ôm Kỷ Ngạn Quân, đối với hắn nói lời âu yếm, cô đã từng mang đứa nhỏ ngồi dưới giàn nho..

    "Văn Thanh, có đói không?" Diêu Thế Linh đột nhiên hỏi.

    Văn Thanh hoàn hồn, hỏi: "Mẹ, người nói cái gì ạ?"

    "Có đói không? Bên kia có bán bánh bao bánh quẩy kìa, đi mua chút mà ăn đi?" Diêu Thế Linh nói.

    Văn Thanh thất thần, hỏi một đằng trả lời một nẻo: "Con đi mua ạ." Nói xong liền hướng bên đường mà đi.

    Diêu Thế Linh nhìn Văn Thanh, lại quay đầu nhìn về phía Kỷ gia, nha đầu này trong lòng vẫn còn nhớ đến Kỷ Ngạn Quân, nhưng bà không muốn để cho Văn Thanh gả đến đấy.

    Văn Thanh hoảng hốt mà đi đến phố ăn vặt. Nói là phố ăn vặt, bất quá là chỉ có bốn, năm nhà bán đồ ăn vặt, cũng chỉ có một vài món như bánh bao, bánh quẩy, bánh ngô, cháo, sữa đậu nành, trứng luộc nước trà. Nhưng mà đối với thời này mà nói thì đã thực phong phú rồi.

    Bánh bao 3 hào một cái, bánh quẩy 4 hào một cây, bánh ngô 5 hào một cái, cháo 3 hào một chén, sữa đậu nhạt thì 3 hào một cốc, sữa đậu mặn thì 4 hào một cốc, sữa đậu ngọt thì 5 hào một cốc.. Tất cả đều là do Văn Thanh đứng ở đây nghe được ông chủ nói với khách hàng khác.

    Văn Thanh đang nghĩ sẽ mua 2 cái bánh ngô, 2 trứng luộc nước trà, 2 sữa đậu ngọt, đột nhiên nghe được một cái giọng nữ quen thuộc.

    "Ông chủ, cho cháu 2 sữa đậu ngọt, 2 trứng luộc nước trà, hai bánh bao thịt.."

    Văn Thanh thân hình cứng đờ, là Kỷ Ninh Chi - em gái của Kỷ Ngạo Quân.

    Văn Thanh theo âm thanh nhìn qua, quả nhiên là Kỷ Ninh Chi, còn người bên cạnh cô ta là Chương Phương Phương.

    Chương Phương Phương là ai? Là bạn tốt của Kỷ Ninh Chi, cũng là mối tình đầu của Kỷ Ngạn Quân. Dựa theo thời gian thì hiện tại đúng là giai đoạn Chương Phương Phương và Kỷ Ngạn Quân đã chia tay nhưng vẫn còn vấn vương. Chương Phương Phương thường chạy từ trên thành phố về, mua các sản phẩm đang lưu hành trên thành phố để lấy lòng Kỷ Ninh Chi, làm cho Kỷ Ninh Chi giúp cô ta, mà sau này, Kỷ Ninh Chi xác thật là bị cô ta lợi dụng.

    Ví dụ như bây giờ đồ mà hai người mặc chắc là do Chương Phương Phương mua cho Kỷ Ninh Chi. Một cái sơ mi trắng sợi tổng hợp, tay áo có hai cái cúc nhỏ lóng lánh, vạt áo dài qua mông, chân đi đôi giày da nhỏ, cả người nhìn nhỏ nhắn thon dài lại mang phong cách tây, đây chính là phong cách mốt nhất hiện tại, đi đến đâu cũng có người quay lại nhìn ngắm.

    Kỷ Ninh Chi và Chương Phương Phương đang ghé đầu lại nói chuyện với nhau.

    Kỷ Ninh Chi quét mắt nhìn xung quanh một cái: "Hàng năm, thời điểm nộp thuế sẽ có thật nhiều người từ quê lên nộp thuế, xếp hàng dài đến tận cửa nhà tớ, vừa phiền vừa bẩn chết đi được."

    Chương Phương Phương liếc mắt nhìn xung quanh trong lòng cũng có cảm nhận giống Kỷ Ninh Chi. Đúng lúc này, ánh mắt chợt thoáng nhìn thấy Văn Thanh.

    "Văn Thanh." Cô ta nhẹ nhàng kêu lên.

    Kỷ Ninh Chi thấy được Văn Thanh lập tức không vui.

    "Văn Thanh." Chương Phương Phương cười rồi kêu một tiếng, muốn chạy lại đây.

    Kỷ Ninh Chi vội vàng giữ chặt cô ta lại: "Đừng đi, loại nữ nhân như Văn Thanh đừng động vào, nếu cậu nói với cô ta một câu, cô ta liền lập tức lại dính lên người anh tớ, mà anh tớ thấy cô ta rất phiền phức ấy."

    "Không đâu, tớ thấy anh Ngạn Quân đối với Văn Thanh rất tốt mà, hơn nữa bọn họ sắp đính hôn rồi mà." Chương Phương Phương một bộ dạng vô hại nói.

    Kỷ Ninh Chi chém đinh chặt sắt mà nói: "Không có chuyện đính hôn đâu, mẹ tớ nói đánh chết cũng không để người nhà quê tiền vào cửa nhà tớ đâu."

    "Nhưng là anh Ngạn Quân thích cô ta." Chương Phương Phương nhỏ giọng hỏi.

    Văn Thanh khịt mũi coi thường, Chương Phương Phương lớn lên giống một đóa bạch liên hoa. Đời trước, mấy năm đầu cư nhiên không biết cô ta.

    "Anh tớ không thích cô ta! Nếu thích cô ta, sao cứ thấy cô ta liền bỏ chạy? Là cô ta không biết xấu hổ, ỷ vào chú hai của cô ta cứu anh trai ta một mạng nên sống chết ăn vạ anh trai tớ ấy. Đồ nhà quê chính là đồ nhà quê, kiến thức ngắn, không có văn hóa cũng chẳng có tố chất, chỉ muốn gả cho kẻ có tiền!" Kỷ Ninh Chi hung tợn mà trừng mắt nhìn Văn Thanh.

    "Ninh Chi, không thể nói lời như vậy, tớ cảm thấy Văn Thanh khá tốt mà." Chương Phương Phương ở một bên không đau, không ngứa mà nói.

    Lúc này, Văn Thanh chuyển ánh mắt, thẳng tắp nhìn về phía Kỷ Ninh Chi.

    Vừa rồi, Kỷ Ninh Chi còn có khí thế kiêu ngạo, cho rằng Văn Thanh dù có lưu manh như thế nào thì ít nhất sẽ bởi vì cô ta là em gái Kỷ Ngạn quân mà không dám làm gì cô ta. Ai ngờ lúc này, Văn Thanh hướng chỗ cô ta đi tới, cô ta biết Văn Thanh có bao nhiêu ương ngạnh lập tức bị dọa sợ, hướng phía sau Chương Phương Phương mà trốn.

    Mới vừa rồi Kỷ Ninh Chi bàn luận về Văn Thanh nên đã khiến cho người đi đường chú ý, giờ phút này liền bàn tán với nhau.

    "Là ba cô bé này sao?"

    "Bà vừa rồi không nghe sao? Vừa rồi, cô bé thấp hơn mặc cái áo trắng bảo là cô gái mặc áo lam da mặt dày, là dân quê không kiến thức, không văn hóa."

    "Dân quê thì sao? Cô ta là người thành phố à? Mà người thành phố ăn uống không phải đều lấy từ nông thôn sao? Cô ta cho là cô ta cao quý hơn à?

    " Đúng vậy nha, cô ta thật có văn hóa, có kiến thức thì đừng có ăn rau, ăn gạo do chúng ta trồng nữa. "

    "... "

    Hôm nay, người tới chỗ này mua đồ ăn chủ yếu đều là người đến nộp lương thực. Kỷ Ninh Chi thật không khéo khi nói như vậy về người ở quê nên lúc này mâu thuẫn dư luận đều hướng về phía cô ta. Mặt cô ta đỏ bừng, Chương Phương Phương ở bên cạnh mặt cũng ửng đỏ.

    Văn Thanh cười, mở miệng nói:" Hóa ra các cô cũng sẽ sợ sao? "

    Chương Phương Phương thoáng cái sắc mặt đỏ bừng, cô ta là người thành phố, lấy làm tự hào chính là mỹ mạo, tố chất, và văn minh. Cô ta chưa bao giờ nghĩ đến tình huống sẽ bị chỉ chỉ trỏ trỏ tại nơi công cộng, lại bị Văn Thanh trực tiếp chỉ ra như vậy.

    Văn Thanh cười cười, xem ra Chương Phương Phương của hiện tại vẫn còn chưa như đời trước, đạo hạnh cao thâm, nhìn không thấu.

    Kỷ Ninh Chi da mặt dày hơn, chỉ hơi hồng hồng, liền hung tợn nhìn Văn Thanh nói:" Văn Thanh, nếu cô dám đánh tôi thì đừng mơ tưởng bước vào của Kỷ gia. "

    Văn Thanh chợt cười lên, rõ ràng cực kỳ đẹp, nhưng cả người Kỷ Ninh chỉ lại cảm thấy lạnh rợn tóc gáy.

    Văn Thanh đi đến trước mặt cô ta, giơ tay lên, Kỷ Ninh Chi vang thét chói tai:" Văn Thanh! "

    " Đánh tiếp! "

    " Đánh tiếp a! "

    " Hảo hảo giáo huấn cô ta! "

    "... "

    Người vây xem âm thầm dùng sức, hy vọng cô đánh tiếp.

    Nhưng Văn Thanh quay đầu, liếc mắt nhìn Chương Phương Phương một cái, Chương Phương Phương thích cô đánh Kỷ Ninh Chi. Vì vậy, cô bỗng nhiên dừng tay, sắc mặt nghiêm túc, đối Kỷ Ninh Chi nói:" Trở về nói cho Kỷ Ngạn Quân, tôi không hiếm lạ hắn ta, việc hôn nhân của tôi và hắn ta từ nay trở đi hủy bỏ, nhưng là hắn thiếu tôi một mạng! "

    Chương Phương Phương nghe vậy chấn động, hủy hôn? Thiếu một mạng?

    Kỷ Ninh Chi há hốc mồm, anh trai cô thiếu Văn Thanh một mạng?

    Người vây xem nghe không hiểu thiếu một mạng được nói đến ở đây là gì, nhưng việc từ hôn là có nghe hiểu.

    " Cô gái làm tốt lắm! Nhà chồng như vậy không cần cũng được! "

    " Đúng vậy, gia đình ăn quả không biết nhớ kẻ trồng cây. "

    " Không cần cũng được! "

    " Sao không đánh cô ta vậy? "

    " Cô gái kia miệng độc như vậy, đánh cô ta lại rước mệt vào người, nói không chừng người nhà của cô ta lại báo công an đi. "

    " Cũng đúng, đừng đánh cô ta nữa. "

    " Miễn cho bọn họ đắc ý. "

    "... "

    Chương Phương Phương cùng Kỷ Ninh Chi không nghĩ tới nhiều người như vậy giúp đỡ Văn Thanh, trên mặt một trận hồng một trận trắng.

    Văn Thanh làm như không nhìn thấy, xoay người đi đến trước mặt ông chủ quán, nói:" Ông chủ, cho cháu hai cái đồ ăn bánh bột ngô, hai cái trứng luộc nước trà, hai chén sữa đậu nành ngọt, tất cả đóng gói cho cháu mang đi ạ."
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng bảy 2021
  8. Nhà của Cải Souris à la vie et elle te sourira :))

    Bài viết:
    1
    Chương 7.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Văn Thanh đưa cho ông chủ hộp cơm của mình.

    Ông chủ quán tiếp nhận hộp cơm, động tác nhanh nhẹn mà đóng gói.

    Bánh bột ngô 5 hào một cái, trứng luộc nước trà 6 hào một quả, sữa đậu ngọt 5 hào một cốc, Văn thanh lấy mỗi loại hai phần nên tổng cộng hết 3 xu 2 hào.

    Văn Thanh đưa tiền cho ông chủ, cầm hộp cơm của mình quay đầu đi.

    Để lại Kỷ Ninh Chi và Chương Phương Phương đứng tại chỗ, xung quanh là quần chúng vây xem, chỉ trỏ.

    "Có thấy không? Là cô gái có tiền nha, cũng không phải người nghèo, mua hai phần ăn sáng mà mắt đều không chớp."

    "Ỷ vào mình là người ở huyện thành mà khi dễ người bên ngoài, nhìn xem, người ta căn bản không hiếm lạ, vênh váo cái gì chứ? Thật Không biết e lệ.

    "... "

    Mọi người vây xem ngươi một lời ta một lời không chút khách khí nói về Kỷ Ninh Chi và Chương Phương Phương khiến cho cả hai không nhịn được nữa phải che mặt đỏ bừng chạy trở về, đến đồ ăn sáng cũng không mua nữa.

    Cùng lúc đó, Văn Thanh đi đến cửa kho thóc.

    Nhân viên làm việc ở kho đã đến, bắt đầu mở cửa kho, đẩy bàn cân ra, xung quanh có chút ầm ĩ lên.

    " Tới, người tới rồi. "

    " Bàn cân đều được đẩy ra rồi. "

    " Kiểm tra lúa mạch có cẩn thận không nhỉ? "

    " Bàn cân có chuẩn không nhỉ? Có thể hay không đem lúa mạch nhà chúng ta cân thiếu, rồi lại bắt chúng ta bổ sung. "

    " Hôm kia trời mưa, lúa mạch bị ẩm, không biết lát nữa kiểm tra có bị gạt ra không nhỉ? "

    "... "

    Theo tiếng rì rầm nói chuyện của mọi người, Diêu Thế Linh đứng lên, ra sức kéo xe hướng lại gần cửa kho thóc.

    " Mẹ, mẹ. "Văn Thanh ở phía xa nhìn thấy kêu lên, vội chạy lên trước mặt Diêu Thế Linh.

    " Mẹ, người đừng có vội, con thấy mọi người xếp hàng mà, theo thứ tự mà kiểm tra, không cần phải gấp gáp đâu ạ. "Văn Thanh đỡ xe rồi nói.

    " Mày thì biết cái gì? Nếu chúng ta không kéo lên, người ta sẽ chen ngang chiếm chỗ ngay, chúng ta lại mất công chờ thêm. Hôm nay Văn Lượng và Văn Bằng đi học, ở nhà trâu không ai cắt cỏ cho, nó đói nó phá chuồng chạy đi thì sao? Còn có hai đứa nó đi học về cũng còn phải ăn cơm, mẹ phải đi về nấu cơm nữa nên là không thể chậm trễ được. "Diêu Thế Linh nói.

    Văn Thanh lâm vào trầm mặc, càng cùng mẹ ở chung nhiều, càng thấy mẹ nuông chiều mình, yêu thương Văn Bằng và Văn lượng. Có lẽ còn do cái chết của cha nên cô càng thêm hận mình đời trước, vừa ngốc nghếch vừa ngu xuẩn.

    Còn may, ông trời cho cô trọng sinh, được sống lại một lần nữa.

    " Mẹ, vậy trước ăn sáng đi ạ. "Văn Thanh đưa hộp cơm qua, thuận tiện tiếp nhận càng xe.

    Diêu Thế Linh vô tri vô giác tiếp nhận hộp cơm, lập tức nhíu mày trách cứ:" Văn Thanh, sao mày mua nhiều như vậy? Này phải tốn hết bao nhiêu tiền a! "

    Văn Thanh cười:" Mẹ, chỉ lần này thôi, lần sau con bảo đảm không tiêu loạn nữa. "

    Lúc này, Diêu Thế Linh mới không dài dòng.

    Trong lúc hai mẹ con ăn sáng, nhân viên công tác bắt đầu kiểm tra lúa mạch, nhân viên công tác có ba người, đều mặc đồ lao động màu xanh xám sợi poly.

    Nhân viên công tác thứ nhất tay cầm một thanh kim loại rỗng, hướng bao lúa mạch cắm vào, lấy ra một ít lúa mạch bắt đầu kiểm tra. Hắn ta kiểm tra xem lúa mạch có mẩy không, có hát sỏi không, có phải hàng kém chất lượng không..

    Sau đó, lại lấy mấy hạt lúa mạch bỏ vào trong miệng, kiểm tra độ ẩm của lúa mạch.

    Đủ loại kiểm tra, một cái không qua liền phải kéo về, sàng sảy cho sạch sẽ, phơi cho khô, không được thương lượng gì gết.

    Không ít người rất lo lắng, sợ kiểm tra không qua, lại phải kéo về, mất công sức và thời gian. Nhưng có những người thật sự đầu cơ trục lợi, trộn lẫn cát, sỏi bên trong để giảm mấy cân lương thực.

    " Nhà mình lúa mạch khẳng định một lần qua. "Diêu Thế Linh nói.

    Văn Thanh gật đầu:" Vâng, một lần liền qua. "

    Nhưng là Diêu Thế Linh lại lo lắng:" Mẹ cân 420 cân, nếu là không đủ còn phải bổ thêm. "

    Văn Thanh lúc này mới ngẩng đầu nhìn về phía nhân viên công tác thứ hai. Hắn đứng ở trước bàn cân, cân đo lương thực, xác định con số rồi báo cho nhân viên công tác số ba.

    Nhân viên công tác số ba ngồi ở bên cạnh bàn, trước mặt là cái máy tính, một cái bút máy, mực bút máy, con dấu, quyển hóa đơn thu thuế và những người nộp thuế xếp hàng lên ký giấy và cầm hóa đơn về.

    Hắn ta chính là người điền hóa đơn đóng thuế của mọi người, tính toán xem thừa thiếu lương thực ra sao. Nếu thiếu thì hắn đề nghị đi đóng tiếp, còn nếu đủ thì có thể đi về.

    " Mẹ, yên tâm đi. Nếu thật sự không đủ, con sẽ quay lại nộp sau ạ, mẹ không cần lại phải đi nữa đâu. "Văn Thanh vừa nói vừa cố sức kéo xe theo đuôi đội ngũ đi đến.

    Diêu Thế Linh vài lần bảo cô đi tiệm may nhưng cô bảo không vội, vẫn luôn giữ xe, nhìn chằm chằm về phía cửa kho.

    Điều này là cho một đám người đến nộp thuế trong thôn Thủy Loan thập phần kinh ngạc.

    " Người kéo xe kia là Văn Thanh sao? "

    " Văn Thanh lại đi nộp thuế sao? "

    "... "

    Hàng xóm được mở rộng tầm mắt. Phải biết rằng những người đi nộp thuế không phải là nam nhân thì cũng là các bậc cha chú, nào có con gái nhỏ nhà ai tới nộp chứ?

    Đặc biệt, Văn Thanh còn kéo xe, từng bước tiến về phía trước, hướng gần lại kho lương thực. Nhóm hàng xóm một mặt cảm thấy Văn Thanh không có bộ dáng cô gái nhỏ, một mặt lại cảm thấy có một cô con gái nhỏ tri kỷ thật tốt, chỉ là lời nói ra miệng liền thành:

    " Ôi, biết thương mẹ nó như vậy, về sau gả cho nhà ai, mẹ chồng nó cần phải để ý, lo lắng hơn rồi. "

    " Ừ, ai mà làm mẹ chồng nó thì thật xui xẻo mà. "

    "... "

    Một đám người chờ đợi, nhàn rỗi không có việc gì làm liền đem chuyện của Diêu Thế Linh và Văn Thanh từ tám trăm năm trước ra nói.

    " Diêu Thế Linh là người nơi khác, chạy nạn đến thôn chúng ta. Nếu không có cha Văn Thanh giúp đỡ thì không biết bây giờ thế nào đâu. "

    " Cũng chỉ có cha Văn Thanh mới chịu giúp bởi vì ông ấy nhà nghèo, không có tiền cưới vợ, vừa lúc gặp được Diêu Thế Linh không biết đằng xấu hổ. "

    " Nếu không sao Văn Thanh lại trở nên không biết tốt xấu thế chứ? Vẫn là giống mẹ nó đi. "

    " Văn Thanh mấy hôm nay có vẻ ngoan ngoãn hơn rồi. "

    " Như nào mà lại bảo ngoan ngoãn hơn? Nhà thì nghèo mà suốt ngày đi lên huyện thành làm cái gì? "

    "... "

    Mấy người đang nghị luận thì Văn Thanh và Diêu Thế Linh tươi cười trên mặt mà đi tới. Mấy người hàng xóm lập tức tươi cười, hỏi:" Mẹ Văn Thanh, các ngươi kiểm tra qua sao? "

    Diêu Thế Linh cười:" Kiềm tra qua, chúng ta tới sớm lắm. "

    Văn Thanh ở bên cạnh kéo xe, đối với mấy người không có hảo cảm cũng lễ phép mà cười cười.

    " Xong rồi mẹ liền đi về nhà ạ? "

    " Ừ, đi về nhà, trong nhà còn còn bao nhiêu việc cần làm. "Diêu Thế Linh nói, liền cùng Văn Thanh rời đi.

    Sau khi cùng Diêu Thế Linh nói mấy câu, Văn Thanh đưa xe cho bà, rồi quay người đi theo hướng ngược lại.

    " Này, các bà xem, Văn Thanh không có trở về thôn Thủy Loan nha. "Có cô hàng xóm nói.

    Những người khác cũng quay đầu lại xem, quả nhiên Văn Thanh không quay lại thôn Thủy Loan.

    " Văn Thanh đi chỗ nào nhỉ? "

    " Không phải là đến nhà Kỷ Ngạn Quân, tìm Kỷ Ngạn Quân đi? "

    " Tám phần là vậy, thật không biết xấu hổ, đó không phải là hướng nhà của Kỷ Ngạn Quân sao. Có cái nhà chống tốt như vậy, khẳng định là muốn hàng ngày nịnh bợ. "

    "... "

    Đoàn người nhìn hướng văn Thanh đi đều đã qua Kỷ gia, nhưng dừng cũng chưa từng dừng, trực tiếp đi qua.

    Nhóm hàng xóm kinh ngạc.

    " Không phải đi đến nhà chồng sao? "

    " Đó là đi chỗ nào? "

    "... "

    Mọi người tò mò nhìn nhau, xúi nhau đi gặp Văn Thanh hỏi rốt cuộc là cô đi đâu? Như thế nào là lại không đi Kỷ gia, chẳng lẽ ước định với Kỷ Ngạn Quân ở chỗ khác?

    Thôn Thủy Loan ở thập niên 80, giao thông không tiện, không có TV, không có cái gì để giải trí. Trừ bỏ ngày mùa thì còn lại là những ngày nông nhàn, vì vậy chỉ cần có một chút chuyện là người ta bàn tán cả năm. Huống chi, Văn gia trừ bỏ Văn Lượng và Văn Bằng là hai đứa nhỏ thanh thanh bạch bạch ra thì tùy ý chọn 1 người Văn gia cũng là một người có quá khứ đen tối. Đặc biệt là Văn Thanh, đối với những câu chuyện về Văn Thanh, bọn họ có thể kể 365 ngày không bị lặp lại.

    Trong lúc hàng xóm xúi nhau thì Văn Thanh đã đi đến tiệm may dì Tiếu, đứng trước cửa bình ổn hơi thở.

    Lúc này trong tiệm có hai khách nữ mặc áo kiểu Tôn Trung Sơn, nhìn sạch sẽ chỉnh tề, tóc tai không loạn, đang cùng dì Tiếu nói chuyện.

    " Dì Tiếu. "Văn Thanh cười, chào hỏi.

    " Dì Tiếu lập túc tươi cười chào đón: "Tới rồi hả?"

    "Vâng ạ, dì đi sớm vậy. Con vừa phụ mẹ đi nộp thuế cho nên đến muộn hơn so với hôm qua một chút ạ."

    "Không sao, không sao, cũng không đến muộn mà." Dì Tiếu cười nói, sau đó hỏi: "Văn Thanh, hôm qua, cái váy hoa con làm như thế nào?"

    "Hôm qua con đã cắt rồi, hôm nay vắt sổ, rồi may lại, không sai biệt lắm thì ngày mai có thể lấy rồi ạ." Văn Thanh nói.

    "Thế giày thì sao?" Dì Tiếu quan tâm hỏi. Váy và giày Văn Thanh làm mang tới bán, bà mua 10 đồng, bán ra 18 đồng, đó là một khoản lợi nhuận cao cho nên bà cũng rất coi trọng.

    "Giày con đã cắt xong, buổi tối về khâu lại là xong ạ."

    "Vậy là tốt rồi, vậy là tốt rồi." Dì Tiếu yên tâm.

    Văn Thanh nhìn thoáng qua hai người phụ nữ mặc quần áo khéo léo, từ trong túi lấy ra một đôi giày vải thêu hoa, đặt trước mảnh vải, lại đem giấy nhét vào trong giày để nhìn rõ hình dáng của đôi giày.

    Giày vừa để lên, hai người phụ nữ mặc áo Tôn Trung Sơn đó liền rất thích.

    Người có vóc dáng cao hơn cầm lên, sờ sờ vải dệt cùng đế giày. Đế giày chắc chắn, đường kim mũi chỉ đều đều, lót giày được dùng vải bông, bên trái và bên phải đối xứng một đóa mẫu đơn nhìn sinh động như thật, thủ công tinh tế, màu sắc trang nhã. Ban đầu, người phụ nữ cao chỉ muốn xem một chút, nhưng giờ phút này càng xem càng thích, hỏi: "Đôi giày này có bán không ạ?"

    Dì Tiếu sửng sốt, người phụ nữ này luôn luôn bắt bẻ, mặc kệ là quần áo bà làm hay bà bán, cô ta luôn kén cá chọn canh.

    Không nghĩ tới Văn Thanh tuỳ ý lấy ra một đôi giày vải mà cô ta liền muốn mua.

    Văn Thanh nghe vậy mỉm cười, liền biết rằng người phụ nữ này coi trọng đôi giày đó.

    Không đợi cô trả lời, dì Tiếu đã trả lời: "Bán, đương nhiên bán chứ."

    "Giày này size bao nhiêu vậy?" Cô ta hỏi.

    "Size 38 ạ." Văn Thanh nói.

    Người phụ nữ thầm nghĩ vừa vặn mình cũng size 38, lại hỏi: "Bao nhiêu tiền một đôi?"

    "6 đồng ạ." Văn Thanh nói.

    6 đồng?

    Dì Tiếu hoảng sợ, một đôi giày vải mà Văn Thanh dám bán 6 đồng. Phải biết rằng bên ngoài, một đôi giày vải chỉ bán 4-5 đồng thôi mà nhiều người còn luyến tiếc mua, tự về nhà làm kìa.

    Người mà mua giày chủ yếu là mấy người buôn bán, gia đình có điều kiện.

    Văn Thanh cư nhiên dám bán 6 đồng, dì Tiếu đang định nói sẽ giảm giá một chút. Ai ngờ người phụ nữ kia liền mở miệng nói: "Vậy gói lại cho chị đôi này đi."

    Văn Thanh không chút hoang mang gật đầu, nói: "Vâng ạ."

    Cô ta không nói hai lời, móc từ trong ví ra một tờ 5 đồng màu vàng và một tờ 1 đồng màu đỏ đưa cho Văn Thanh, Văn Thanh đạm nhiên tiếp nhận.

    Lúc này người phụ nữ thấp hơn cũng đi qua, đưa tay sờ thử đôi giày, hỏi: "Đế giày này do em làm? Thật sự chắc chắn."

    Văn Thanh nói: "Vâng, do chính em làm ạ, bên trong có một ít bông, vải bông, còn có huân hương để ngăn mùi, hơn nữa có bông đi trên mặt đất có sỏi lớn cũng không đau chân."

    Cô ta nhìn về người phụ nữ cao hơn nói: "Bảo sao chị ấy không chút do dự trả tiền. Cô gái, em còn không? Chị cũng muốn một đôi, chị muốn size 37 nha."

    Dì Tiếu trợn mắt há mồm, này, này, liền bán 6 đồng?

    Cô ta lấy ra 6 đồng đưa cho Văn Thanh.

    Đúng lúc này, cửa văng lên "bụp" một tiếng.

    Ba người đồng thời nhìn qua, liền thấy một người phụ nữ béo, tay cố gắng vịn vào khung cửa đứng vững.

    Dì Tiếu cho là khách hàng, nên vội vàng tiếp đón: "Chào chị, chị muốn mua vải dệt sao? Muốn loại nào? Mau tiến vào nhìn xem."

    Bà ta nhìn về phía Văn Thanh.

    Văn Thanh lúc này mới nhận ra, đây không phải thím Vương ở thôn Thuỷ Loan sao, liền hỏi: "Thím Vương, thím đến mua vải dệt sao?"

    "Không, không, không." Thím Vương trên mặt xấu hổ. Vốn là bà chuẩn bị đi tới bắt gian, xem lúc Văn Thanh làm việc không biết xấu hổ. Đều tại do lão chồng bà ta nói là Diêu Thế Linh và Văn Thanh lớn lên đều xinh đẹp, lại giỏi giang.

    Kết quả, bà không những không tìm được khuyết điểm của Văn Thanh mà lại thấy Văn Thanh đang kiếm tiền. Bất quá chỉ trong chốc lát đã kiếm được 12 đồng, là 12 đồng đó nha. Không cần đổ mồ hôi, không tốn quá nhiều công sức, một ngày liền kiếm được 12 đồng, đây cũng không phải số lượng nhỏ nha.

    Thím Vương bị dọa không nhẹ, Văn Thanh này căn bản không phải là người mà bà ta biết.
     
  9. Nhà của Cải Souris à la vie et elle te sourira :))

    Bài viết:
    1
    Chương 8.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    "Thím Vương, vậy thím là.." Văn Thanh khó hiểu hỏi.

    "Thím, thím đi nhầm, đi nhầm nhà." Thím Vương mặt dày, cười nói: "Không nghĩ ở đây lại gặp cháu nha, Văn Thanh!"

    Văn Thanh không nói chuyện, trên dưới đánh giá thím Vương.

    Lập tức, thím Vương cảm thấy chột dạ, bỗng nhiên bàn tay to vỗ đùi cái đét: "Ây da, sao thím lại quên thế chứ, nhà bán châm ở phía Đông cơ. Ây da, thím phải chạy đi mua đây, không lát nữa lại bị nhỡ mất vụ nộp thuế." Thím Vương nhìn về phía Văn Thanh nói: "Văn Thanh, cháu cứ tiếp tục công việc đi, thím đi trước đây."

    Không đợi Văn Thanh kịp mở miệng, thím Vương chớp mắt đã không thấy đâu.

    Văn Thanh như có suy nghĩ gì đó.

    Dì Tiếu nhìn ra ngoài, hỏi: "Văn Thanh, bà ta là ai? Nhìn có vẻ như không phải nhầm nhà nha."

    Văn Thanh hoàn hồn, cười: "Là hàng xóm trong thôn của con, thím Vương thỉnh thoảng có điểm mơ hồ."

    Văn Thanh trả lời qua quýt một câu.

    Dì Tiếu cũng không hỏi nhiều.

    Sau đó, hai người lại quay lại trò chuyện với hai vị khách trong cửa hàng. Văn Thanh mới chỉ có làm xong đôi size 38 của người phụ nữ dáng người cao, còn đôi size 37 thì Văn Thanh lại phải làm thêm.

    Trong nhà có sẵn đế giày, có sẵn hoa thêu nhưng là không phải hoa mẫu đơn như đôi kia. Người phụ nữ thấp cũng không ngại, ngược lại nhét thẳng 6 đồng vào tay Văn Thanh.

    Văn Thanh nhận lấy, rồi nhờ dì Tiếu viết hóa đơn cho cô ấy và hẹn 2 ngày nữa lấy hàng.

    Sau đó, hai người phụ nữ hài lòng, cười đi ra khỏi tiệm dì Tiếu.

    Hai người vừa đi, Văn Thanh liền lấy ra 6 xu đưa cho dì Tiếu.

    Dì Tiếu hỏi: "Con làm gì vậy?"

    Văn Thanh nói: "Dì Tiếu, chúng ta đã ước định trước, con bán 1 đôi giày, con sẽ đưa cho dì 3 xu mà."

    Dì Tiếu lập tức cười rộ lên, bà nhìn đế giày kia, hình thức, châm tuyến, vải dệt, tất cả đều tốt, lại cực kỳ tốn thời gian. Xem ra, Văn Thanh mệt mỏi lắm mới làm ra được, 6 đồng cũng không quá đắt.

    "Con, cái đứa nhỏ này, thật là thành thật." Dì Tiếp nhận 6 xu, trong lòng vui vẻ không thôi. Chính mình không bỏ ra chút sức lực nào, lại kiếm được 6 xu, ai không vui đây? Hơn nữa, Văn Thanh bán giày cũng không ảnh hưởng gì đến bà bán quần áo hay vải dệt, vì vậy càng vui vẻ.

    "Vẫn là do dì Tiếu giúp đỡ con." Văn Thanh cười.

    "Chỉ được cái khéo mồm." Dì Tiếu mặt đầy tươi cười, đem 6 xu cất vào túi áo.

    Sau đó Văn Thanh bắt đầu một ngày làm việc.

    Kẻ vải, cắt vải, vắt xổ, đi châm, trừ bỏ lúc ăn cơm trưa, còn lại máy may không lúc nào nghỉ.

    Cô và dì Tiếu đề là người tay chân nhanh nhẹn, nên danh sách người đặt hàng trong cuốn sổ nhỏ ngày càng ít đi. Đương nhiên, người đến đặt may quần áo hôm nay cũng nối liền không dứt, chủ yếu là do dì Tiếu tiếp đãi.

    Đến 2 rưỡi buổi chiều, Văn Thanh lại bắt đầu tan việc về nhà.

    "Dì Tiếu, cái vải bông màu xanh nước biển này, dì bán cho con 6 thước đi." Văn Thanh nói.

    "Ừ, để dì cắt cho con, mà con mua làm gì vậy?"

    "Con mua làm cho hai thằng em mấy cái quần nhỏ để mặc." Nghĩ lại Văn Lượng và Văn Bằng chỉ có 1 cái quần, lại còn đầy mảnh vá. Bàn ngày mặc, buổi tối lại giặt, ngày hôm sau lại mặc. Nếu hôm nào trời mưa, ướt liền phải mặc ướt.

    "Con thật yêu thương em trai nha. Được rồi, dì cắt cho còn 7 thước rưỡi, con đưa cho dì tiền 6 thước là được rồi." Dì Tiếu cười nói.

    "Thế sao được ạ? Ít nhất con phải đưa cho dì tiền 7 thước chứ? Văn Thanh kiên trì.

    Dì Tiếu đối với Văn Thanh càng thêm yêu thích.

    Văn Thanh xách túi rời khỏi tiệm may nhưng không có ra đường lớn đi về mà là đi cửa hàng bách hóa.

    Lấy 8 xu mua hai đế giày da trắng, mang về nhà dùng để làm giày.

    5 hào một tệp giấy trắng, lại thêm 4 cái bìa và ghim. Văn Thanh định mang về nhà, ghim lại thành một quyển sổ để vẽ quần áo, giày dép rồi mua vải về làm để bán. Lại mua thêm 5 hào tiền kim chỉ các loại lúc này cô mới hài lòng đi về.

    Xách theo túi xách phình to, trong lòng cô ấy thập phần kích động.

    Nếu nói cái váy hoa bán được 10 đồng là công lao của mình đời trước thì 12 đồng bán giày lần này chính là sau khi cô sống lại, dùng đôi tay này kiếm được.

    Mười hai đồng tiền,

    Mười hai đồng tiền.

    Cô kiếm được 12 đồng nha, cô trộm nở nụ cười. Giờ phút này, cô đi trên đường lớn về thôn. Nếu không phải có người qua lại nộp thuế, cô nhất định lớn tiếng cười to.

    Dọc theo đường đi, cô có tâm tình vui sướng.

    Đi đến cửa thôn, cô thấy không ít hàng xóm trải chiếu ở dưới bóng cây, thừa cơm mà nói xấu người khác, nhưng lại không thấy thím Vương đâu.

    Văn Thanh hướng về phía nhà thím Vương nhìn, lại thấy bà ấy đang ngồi sàng lúa mạch.

    Chồng bà ấy quát lớn:" Ai bảo bà trộn cát vào lúa mạch hả? Bà cho là người làm ở kho thóc là kẻ ngốc à? "

    Thím Vương lầu bầu một câu:" Tôi không phải nghĩ muốn thiếu 2 cân sao? Ai biết đâu bọn họ kiểm tra tới? "

    "... "

    Tóm lại, thím Vương là ở trong lúa mạch trộn cát bị nhân viên ở kho thóc kiểm tra ra, yêu cầu mang trở về sàng sạch.

    Văn Thanh cũng không thèm phát biểu ý kiến. Đúng lúc này, hàng xóm dưới gốc cây kia gọi:

    " Văn Thanh, Văn Thanh, đừng đi, đợi thím với. "

    Văn Thanh dừng bước, hỏi:" Thím Hứa, sao vậy ạ? "

    " Nghe nói, cháu vừa rồi chỉ một lát đã kiếm được 12 đồng? "Thím Hứa nhỏ giọng hỏi.

    Nói là nhỏ giọng, nhưng những người hàng xóm khác cũng đã vậy đến.

    " Đúng vậy, cháu làm gì vậy? Sao lại kiếm được nhiều như vậy? "

    " Nghe nói cháu bán giày, đúng không? "

    " Giày gì mà đắt như vậy? "

    " Cháu làm sao? Con gái thím nhỏ hơn cháu 2 tuổi, tay nghề cũng không thua kém cháu, cháu mang nàng theo, tốt xấu gì cũng là người cùng thôn. "

    "... "

    Nhóm hàng xóm mồm năm miệng mười mà nói, giống như là trước đây, người nói xấu, té nước bẩn lên người Văn Thanh không phải là các bà ấy.

    Văn Thanh mặt không biểu tình, quay đầu nhìn Thím Vương một cái.

    Thím Vương cũng đang nhìn qua bên này, xem biểu hiện của Văn Thanh, thấy cô nhìn qua vội vàng quay đầu làm việc.

    Văn Thanh quay đầu cười nói:" Cháu không có kiếm được 12 đồng đâu. "Trừ đi phí tổn xác thật là không có 12 đồng.

    Nhóm hàng xóm lại không cho là đúng.

    Thím Hứa cười nói:" Văn Thanh, cháu không nhận đi, cháu kiếm lời, mọi người cũng có chiếm của cháu đâu? "

    " Đúng vậy nha. "

    " Đúng vậy, chỉ hỏi cháu một chút thôi. "

    "... "

    Văn Thanh cũng không nóng giận, bình tĩnh mà nói:" Cháu không kiếm được 12 đồng, mọi người có thể đi đến tiệm mai dì Tiếu hỏi dì Tiếu, cháu làm công ở đó cho dì ấy. "

    " Làm công? "

    " Vậy người kiếm được 12 đồng kia là tiệm may đi. "

    " Hóa ra là vậy. "

    " Bảo sao, tôi bảo mà. "Đối với việc Văn Thanh một lát kiếm được 12 đồng, bọn họ càng tin là Văn Thanh đi làm công hơn.

    " Một tháng được bao nhiêu tiền công vậy? "Thím Hứa lại hỏi.

    " 10 đồng ạ. "Văn Thanh thành thật trả lời.

    " Có nuôi cơm trưa không? "

    " Không ạ. "Văn Thanh nói.

    10 đồng tiền..

    Thím hứa bĩu môi, những người đi cũng cũng bĩu môi.

    " Văn Thanh. "Đúng lúc này, từ trong thôn, Diêu Thế Linh gọi lên một tiếng:" Sao mày còn không về nhà? "

    " Vâng, con về ngay đây ạ. "Văn Thanh thưa một tiếng rồi cùng hàng xóm nói một câu rồi hướng Diêu Thế Linh mà đi đến.

    Thím Hứa vẫn như cũ bĩu môi:" Một tháng có 10 đồng, nửa năm có 60 đồng. "

    " Không bằng cắt cỏ cho trâu, rồi bán trâu a. "

    " Đúng vậy, người thành phố một tháng lương đều 30 đồng kìa. "

    " Có 10 đồng, lại không nuôi ăn ở, cơm vẫn ăn ở nhà. Tôi nghe nói làm công còn phải xem mặt chủ, một khi người ta không cao hứng còn bị đánh chửi, giảm tiền công. "

    " Cũng còn không phải vậy sao? Làm hỏng đồ còn phải bồi thường, 10 đồng liệu có đủ? "

    " Bảo sao, chứ Văn Thanh làm sao có bản lĩnh chốc lát kiếm được 12 đồng chứ? "

    "... "

    Văn Thanh lúc này đã đi theo Diêu Thế Linh vào sân.

    Diêu Thế Linh quay đầu liền hỏi:" Thím Vương trở về nói rằng mày chỉ trong chốc lát kiếm được 12 đồng. Mau, đi ra ngoài nói rõ với mọi người, miễn cho người ta lại đỏ mắt. "

    " Nói rõ ràng gì ạ? "Văn Thanh hỏi.

    " Nói mày không kiếm được nhiều như vậy. "

    Văn Thanh cười, lấy từ trong túi ra 11 đồng 5 xu 6 hào, đưa cho Diêu Thế Linh 10 đồng, nói:" Thực sự, con kiếm được nhiều như vậy đó. "

    Diêu Thế Linh kinh sợ:" Lấy từ đâu mà ra? "

    " Con kiếm ạ. "

    " Kiếm như thế nào? "Diêu Thế Linh hoàn toàn không tin:" Văn Thanh, không phải mày lại làm chuyện gì xấu đấy chứ? "

    Văn Thanh bất đắc dĩ mà cười, chính mình có lịch sử đen tối quá nên kiếm được nhiều tiền mẹ liền nghi ngờ:" Không có ạ. Mẹ, con bán giày mà, nếu mẹ không tin ngày mai có thể cùng con đi hỏi dì Tiếu. "

    Diêu Thế Linh bán tín bán nghi, lại hướng ngoài cổng xem xét, đem Văn Thanh kéo vào trong nhà, đóng cửa lại, lôi kéo tay Văn Thanh nói:" Văn Thanh, mày cùng mẹ nói thật đi, 10 đồng này là từ đâu mà có? Nếu là lấy của người ta, chúng ta liền đem trả, đừng học chú hai mày, không tốt đâu. "

    Văn Thanh bị Diêu Thế Linh làm cho bật cười, không có biện pháp, đành phải móc hóa đơn cho Diêu Thế Linh xem.

    Diêu Thế Linh biết chữ, nhìn hóa đơn, không thể tin hỏi:" Một đôi giày mà bán những 6 đồng? "

    Văn Thanh gật đầu:" Vâng, có hai người mua, tiền đều đã đưa trước nên con mới làm hóa đơn. Chiều nay, con mang đôi giày đã làm xong từ 2 ngày trước, có thêu hoa, mang đến tiệm nhà dì Tiếu bán, có khách hỏi con nói 6 đồng, người ta cũng không trả giá, liền mua. "

    " Vị khách kia thực có tiền nha! "Diêu Thế Linh vui mừng khôn xiết, đồng thời lại lo lắng:" Nhưng thím Vương làm sao mà biết được? Các bà ấy lại ghen tị đỏ mắt lên cho xem. "

    " Mẹ, người yên tâm đi, kệ cho bọn họ ghen tị, chúng ta còn phải sợ bọn họ sao? Lượng Lượng và Bằng Bằng cũng lớn, với cả, con nói với người ta là con làm công cho dì Tiếu, tiền đó không phải con kiếm được. "

    " Vậy thì tốt rồi. Nhưng mà từ ngày mai, mày đừng lộ diện ra ngoài, đừng để cho bọn họ nhìn. "

    Văn Thanh cười đáp ứng:" Vâng ạ, mẹ, đây là 10 đồng, người cầm đi, để mua đồ ăn để bồi dưỡng cho Lượng Lượng và Bằng Bằng.

    "Chính mày cất đi." Diêu Thế Linh từ chối: "Mày cũng không còn nhỏ nữa, cất đi, về sau làm của hồi môn."

    Của hồi môn?

    Hai từ động này động đến sự kiêng kỵ của 2 mẹ con. Diêu Thế Linh đưa lại 10 đồng cho Văn Thanh.

    Văn Thanh trầm mặc chốc lát nói: "Mẹ, hôm nay con gặp em gái Kỷ Ngạn Quân - Kỷ Ninh Chi, còn có bạn của hắn là Chương Phương Phương."

    Diêu Thế Linh giương mắt nhìn con gái.

    Văn Thanh lại nói: "Con nói với Kỷ Ninh Chi là về nói với anh trai cô ta, hôn lễ sẽ bị huỷ, làm cho nhà bọn họ không cần đến cầu hôn nữa. Chờ con làm xong quần áo với giày xong thì con sẽ đi đến Kỷ ra làm rõ."

    Huỷ hôn..

    Diêu Thế Linh kinh ngạc mà nhìn Văn Thanh, đây là Văn Thanh của bà sao? Nó như thế nào mà nghĩ thông rồi? Không phải ngày ngày đuổi theo Kỷ Ngạn Quân sao?

    "Mẹ! Chị hai! Con về rồi." Ngoài cửa truyền đến tiếng của Văn Bằng.

    "Mẹ, Bằng Bằng tan học, con ra xem nó có nhặt đầu phấn vụn cho con không." Văn Thanh mở cửa phòng, đi ra ngoài.

    Diêu Thế Linh có chút phản ứng không kịp.

    "Chị hai, chị thật sự ở nhà nha." Văn Bằng đen gầy, đầu đầy mồ hôi, nhìn Văn Thanh, cười hì hì. Từ hôm Văn Thanh làm thịt kho cải trắng, lại mua bút chì cho nó, nó hoàn toàn bị Văn Thanh "hối lộ".

    "Như thế nào hôm nay mày tan học sớm vậy?" Văn Thanh hỏi.

    "Cô giáo dạy văn hôm nay muốn trồng đậu, nên cô ấy cho lớp nghỉ sớm."

    Văn Thanh yên lặng xấu hổ.

    Văn Bằng lấy từ trong túi quần ra một nắm đầu phấn nào hồng, nào trắng, vàng, xanh.. "Chị hai, em nhặt thật nhiều màu nha."

    Trong lòng Văn Thanh tùng chút được lấp đầy. Vừa rồi, khi chính mình nói huỷ hôn, trong lòng có chút mất mát. Nhưng mà bây giờ chẳng còn chút gì.

    Cô tiếp nhận mấy viên phấn, vuốt đầu Văn Bằng "Bằng Bằng, cảm ơn nha."
     
    Trần Ngọc Phong, tuongnhuthLinh2k1 thích bài này.
  10. Nhà của Cải Souris à la vie et elle te sourira :))

    Bài viết:
    1
    Chương 9.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Văn Bằng ngoan ngoãn cười hì hì hỏi: "Chị hai, buổi tối chúng ta ăn gì?"

    "Mày muốn ăn cái gì?" Văn Thanh hỏi.

    Văn Bằng ngẩng đầu nhìn Văn Thanh, thèm muốn, nhỏ giọng nói: "Chị hai, em muốn ăn mì sợi, muốn ăn.."

    "Văn Bằng."

    Văn Bằng còn chưa dứt lời, Diêu Thế Linh từ nhà chính đi ra, nói: "Đi, dắt trâu ra đồng cùng với mẹ trồng đậu."

    Trồng đậu?

    Văn Thanh nghĩ nghĩ một lúc mới nhớ, ở thôn Thủy Loan sau khi cắt xong lúa mạch liền bắt đầu trồng cây đậu. Sở dĩ kéo dài đến hiện tại mới trồng đậu là vì sau khi thu hoạch lúa mạch, trời nắng không có mưa, sau đó thì lại mưa rào to một trận, đất quá nhão không thể trồng. Bây giờ, đất tơi xốp thì mới bắt đầu trồng.

    Không đợi Văn Thanh kịp phản ứng, Văn Bằng đã đem trâu dắt ra, Diêu Thế Linh cũng bắt đầu lấy đậu, cái cày, cái bừa để lên trên xe, lại lấy "vai trâu" đặt trên người con trâu, cố định một hồi rồi mang xe đi.

    Văn Thanh một bộ dáng muốn đi hỗ trợ.

    Diêu Thế Linh nói: "Thôi, Văn Thanh, mày ở nhà đừng đi, cả buổi dẫm máy may rồi, ở nhà nghỉ ngơi đi. Trong ruộng có mẹ, Văn Bằng, lại còn có trâu là đủ rồi."

    "Đúng vậy nha, con trâu này rất nghe lời em đó." Văn Bằng vừa nói, vừa dắt con trâu cao ngang với nó ra ngoài cổng.

    Diêu Thế Linh xách theo bình nước cũng ra cổng.

    Văn Thanh đuổi theo ra cổng, hỏi: "Mẹ, khi nào thì mọi người trở về?"

    "Trời tối liền trở về nha!" Văn Bằng trả lời thay: "Chị hai, chị ở nhà nghỉ ngơi cho tốt đi."

    Văn Thanh làm sao sẽ nghỉ ngơi chứ? Cảm nhận được mẹ và em trai chiếu cố mình, cô từ trong lòng vui vẻ, ấm áp. Lại càng muốn giúp bọn họ có thể có được cuộc sống sinh hoạt tốt hơn.

    Cô đóng cổng lại, đi vào phòng mình, lấy hết đồ hôm nay đã mua ra, bày trên bàn.

    Sau đó, bắt đầu cắt giấy trắng, cứ 4 thước thì ghim một lỗ, lấy 16 tờ thì ghim thành 1 quyển, dùng bút chì viết ở bên ngoài "Sổ phác thảo."

    Tiếp theo, bắt đầu chế tác đôi giày xăng đan cho nữ nhân trẻ tuổi, trong lúc đó, trong đầu thoáng nghĩ ra một kiểu dáng nào đó, cô sẽ dừng kim lại, lấy bút chì vẽ lên trên sổ phác thảo của mình.

    Giày xăng đan vốn đơn giản, ngày hôm qua cô đã định hình rồi, hôm nay chỉ thêm bớt một vài chi tiết. Vì vậy, nàng ngồi liên tục trước bàn, cẩn thận cắt, ghép từng chi tiết. Cho đến khi cô mỏi, giày xăng đan cũng đã xong. Cô ngắm nghía trên dưới, đi thử trên chân để kiểm tra độ thoải mái rồi mới vừa lòng. Sau khi hoạt động cổ, cô không khỏi nghĩ, nếu ở tiệm dì Tiếu niêm yết giá giày xăng đan 3 đồng, thì cô sẽ có 2 đồng 7 rồi.

    Lại có thêm 2 đồng 7, Văn Thanh nhiệt tình mười phần, tìm trong rương da cũ nát, tìm mấy đồ mà ngày xưa lúc học tập may vá đã làm, nào là đế giày, nào là những đóa hoa được thêu bằng máy, nhiều loại loa như lan, sen, quế..

    Cô chọn lựa vài size đế giày, thêu lên trên giày đóa hoa quế, lại làm dày hơn cho phần đế giày cho phụ nữ có dáng người thấp.

    Lót đế, khâu giày, thêu hoa, những điều này làm cho Văn Thanh quên mất xung quanh. Trời dần tối, cô ngồi trong phòng, đem dọn ra ngoài sân, lại đến lúc hoàng hôn, trên bầu trời phủ những áng mây hồng mà cô vẫn còn ngồi làm giày.

    "Trời tối rồi, sao chị vẫn còn làm giày?" Đột nhiên, âm thanh của Văn Lượng vang lên.

    Văn Thanh hoảng sợ: "Lượng Lượng, mày tan học rồi à? Sao về muộn vậy?"

    "Dọn vệ sinh lớp học, sau đó lại có 2 đứa trong lớp đánh nhau, bọn em can ngăn rồi đưa một bạn về nhà nên về trễ ạ." Văn Lượng giải thích.

    "Đánh nhau? Mày có bị đánh không?" Văn Thanh vội vàng buông giày xuống, xem xét trên người Văn Lượng.

    Văn Lượng vô thanh vô tức mà tránh tay Văn Thanh: "Có phải em đánh nhau đâu chứ? Mẹ với Bằng Bằng đâu rồi?"

    Văn Thanh nhẹ nhàng thở ra: "Mọi người đi trồng đậu rồi."

    Văn Lượng đem cặp sách hướng trên tường mà móc lên, rồi nói: "Em đi xem." Sau đó, nhanh như chớp mà chạy đi.

    Sự đối nghịch của Văn Lượng với cô dần dần ít đi. Văn Thanh cười. Sau đó, ngẩng đầu lên nhìn trời, không đến nửa giờ nữa, mặt trời sẽ đi toàn bộ xuống dưới con đường chân trời, chắc mẹ với Bằng Bằng làm việc cũng mệt muốn chết rồi, nghĩ vậy, cô liền thu dọn cái bàn, xoay người đi vào bếp làm cơm. Tối nay, bọn họ ăn mỳ sợi.

    Lại nói, hiện tại, cô biết nấu cơm như vậy cúng phải cảm ơn Kỷ Ngạn Quân bởi vì câu nói "muốn trói tâm nam nhân thì phải trói được dạ dày của họ trước tiên", cô liền vì hắn xắn tay xuống bếp nấu nướng. Nhưng kết quả thì sao? Không phải cùng Kỷ Ngạn Quân và Kỷ gia nháo gà bay chó sủa sao?

    Văn Thanh bình tĩnh và tỉnh táo lại, dùng gậy cán bột thật mỏng, sau đó dùng dao cắt sợi mì thật đều. Chờ khi Diêu Thế Linh và hai đứa nhỏ trở về, Văn Thanh vừa lúc cũng cắt xong sợi mì.

    Văn Bằng mồ hôi đầy đầu chạy vào bếp, cao hứng nhảy cẫng lên: "Chị cả, là mì trắng sao, là mì trắng sao?"

    "Quỷ hay ăn." Văn Thanh cười nói.

    Không đợi Diêu Thế Linh nhắc nhở, Văn Bằng tự giác mà im lặng, đôi mắt thẳng tắp mà nhìn chằm chằm vào bát mì trắng mà nuốt nước miếng.

    Lần này, Diêu Thế Linh không những không trách cứ Văn Thanh dùng bột mì trắng làm mì sợi lãng phí mà ngược lại hỏi cô có ngon không. Thời điểm ăn mì, lại lấy cho cô nhiều một chút để cô ăn nhiều hơn.

    Người một nhà "xì xà xì xụp" ăn mì, ăn no bụng thì ngồi ở sân chốc lát để cho tiêu thực rồi đi trở về phòng ngủ, Văn Thanh cảm thấy mỹ mãn, ngồi dưới đèn dầu để làm giày.

    Một đôi giày có lót đế da trắng được làm xong thì cũng đã gần đến 12h, cô lên giường đi ngủ. Ngày hôm sau, tinh thần vẫn tốt như cũ, Văn Thanh xách theo túi đi huyện thành. Đôi giày vải đế da trắng được bán 3 đồng 3 xu, đưa cho dì Tiếu 3 xu, cô còn 3 đồng.

    Trở lại thôn Thủy Loan, cô liền đưa tiền cho mẹ, bà chẳng những không muốn mà ngược lại còn nói: "Để còn mua đồ mà làm, chờ hết ngày mua, mẹ giúp mày làm. Gì thì không biết, nhưng đóng đế giày thì mẹ làm được."

    Vốn dĩ, Văn Thanh cũng tính toán cùng bà làm giày để kiếm ít vốn, nhưng không ngờ bà lại chủ động nói ra với cô.

    "Vâng ạ, tốt quá ạ." Văn Thanh nói, rồi đem 3 đồng cất vào túi, trong lòng tính toán, nếu kiếm tiền, trong nhà có điều kiện sinh hoạt tốt hơn, không cần lo ăn mặc, 2 đứa em cũng không cần lo học phí, không chừng cô còn có thể đi học tiếp. Hiện tại, cô mới chỉ 17 tuổi, cố hoàn toàn có thể tiếp tục đi học tiếp.

    Văn Thanh trong lòng đầy hi vọng chờ đợi. Hôm sau, cô sẽ đem giày xăng đan giao sau đó lại lấy tiền đi mua một ít da trắng để làm đế giày, mất công mua thì mua nhiều hơn để được giảm giá mấy xu.

    Kết quả lại không như những gì cô mong muốn.

    Ngày hôm sau, cô đúng giờ đi đến tiệm may dì Tiếu, đem váy hoa cùng giày xăng đan cho dì Tiếu xem. Dì Tiếu thập phần hài lòng, vì có thể nâng giá bán lên một chút, bà bảo Văn Thanh đi lại phía sau là lại một lần, làm cho cái váy thoạt nhìn xinh đẹp hơn rất nhiều. Dù sao thì vị khách lầm trước kia cũng là khách quen nên bà có thể bảo là lấy giá gốc, lần này có thể đem giá cả nâng lên vài xu, dù sao thì bọn họ cũng là người có tiền.

    Văn Thanh như thế nào cũng không biết cái tâm tư này của dì Tiếu, cười cười, cầm cái váy hoa đi vào sau quầy. Sau đó, cô đặt lên trên bàn, bắt đầu lấy bàn là là theo từng đường ly trên váy.

    Văn Thanh vừa làm vừa cùng dì Tiếu nói chuyện.

    Dì Tiếu đang nói, đột nhiên nâng cao âm thanh, nhiệt tình mà nói: "Hai cô gái, muốn mua gì nào? Mau, tiền vào trong xem đi."

    Văn Thanh không cần xem liền biết, lại có khách.

    "Bà chủ, chúng cháu tới lấy cái váy hoa với đôi giày xăng đan đã đặt ạ." Đột nhiên một âm thanh quen thuộc truyền đến, Văn Thanh sửng sốt. Này, đây không phải là giọng nói của Kỷ Ninh Chi sao?

    Cô ta tới lấy váy hoa cùng với giày xăng đan? Chẳng lẽ, khách hàng nói em họ là chỉ Kỷ Ninh chi sao?

    Văn Thanh nghiêng tai lắng nghe.

    Nghe được dì Tiếu cùng Kỷ Ninh chi nói chuyện với nhau, dì tiếu nói váy ở sau quầy, đang là, đợi trong chốc lát.

    Kỷ Ninh Chi nói: "Không sao, bọn cháu chờ một lát cũng được."

    Bọn cháu? Chẳng lẽ là cùng với Chương Phương Phương?

    "Đúng vậy ạ, cháu và Ninh Chi chờ một lát là được ạ." Quả nhiên là Chương Phương Phương với cái âm thanh ôn nhu ấy.

    Chương Phương Phương vừa dứt lời, một cái âm thanh quen thuộc không thể quen thuộc hơn truyền tới: "Ninh Chi, anh có việc đi trước, lát nữa sẽ quay lại đón bọn em."

    Trầm thấp, dễ nghe, còn mang theo nhè nhẹ lười biếng.

    Kỷ Ngạn Quân!

    Văn Thanh như bị đứng hình.

    "Tê" một tiếng, tiếng bàn là cháy trên khăn lông ẩm, Văn Thanh tức khắc cảm giác được trên tay nóng lên, vội vàng buông tay, tiếp theo lại một tiếng "Bụp", chiếc bàn là giản dị rơi trên mặt đất, may là nhiệt độ của bàn là hạ nhiệt nên không bị thương, cái váy hoa cũng không bị hỏng, nhưng tiếng động này lại khiến cho dì Tiếu, Kỷ Ninh Chi và Chương Phương Phương chú ý.

    "Văn Thanh, làm sao vậy?" Dì Tiếu mở miệng, hướng phía sau quầy hỏi.

    Văn Thanh?

    Kỷ Ninh Chi và Chương Phương Phương sửng sốt.

    "Bà chủ, người vừa rồi hỏi ai cơ?" Kỷ Ninh Chi vội hỏi, có điểm hoài nghi chính mình nghe nhầm, Văn Thanh kia là con bé nhà quê, sao lại ở huyện thành chứ?

    "Văn Thanh nha." Dì Tiếu nói: "Cái váy hoa và giày xăng đan của cháu đều do cô ấy làm."

    "Cái gì ạ?" Kỷ Ninh Chi cùng Chương Phương Phương giật mình không thôi, là Văn Thanh?

    Đầu tiên, Chương Phương Phương quay đầu tìm Kỷ Ngạn Quân, phát hiện bốn phía không thấy bóng dáng của Kỷ Ngạn Quân, cô ta mới âm thầm thở ra một hơi.

    Sau một lát, Kỷ Ninh Chi phục hồi lại tinh thần, nhìn về phía Chương Phương Phương nói: "Chị Phương Phương, Văn Thanh này chắc không phải Văn Thanh mà chúng ta biết, Văn Thanh kia ngoài việc chạy theo anh trai của em, ríu rít, tính tình cự kỳ kém, cô ta cái gì cũng không biết, văn là dân quê nhưng đến ngũ cốc chắc chẳng phân biệt nổi, chứ nói gì đến việc làm giày với quần áo."

    Chương Phương Phương âm thầm gật đầu, cô cũng cảm thấy không có khả năng đây là Văn Thanh mà các cô biết.

    "Văn Thanh, cháu làm sao vậy?" Dì Tiếu lại hỏi một câu, hơn nữa còn đi vào phía sau.

    "Dì Tiếu, không có việc gì đâu ạ, con làm rơi bàn là xuống dưới đất thôi ạ." Âm thanh của Văn Thanh cách một bức rèm truyền tới.

    Kỷ Ninh Chi, Chương Phương Phương khiếp sợ tại chỗ.

    Thật là Văn Thanh?

    Các cô muốn quần áo, không đúng, phải nói là váy và giày dép các cô nhớ thương, cư nhiên lại là do Văn Thanh làm.
     
    Trần Ngọc Phong, tuongnhuthLinh2k1 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...