Hỏi đáp Phân tích và cảm nhận văn học khác nhau thế nào?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Thanh Hà, 25 Tháng mười một 2018.

  1. manhpham.2404

    Bài viết:
    13
    Phân tích và cảm nhận, sự khác nhau.

    I. Phân tích.

    Định nghĩa này, nghe thôi là lí tính hơn rồi, phải vất vả, động não hơn rồi ấy.

    Cụ thể là khi phân tích ông phải chia nhỏ các thành phần của chủ thể cần Phân tích ra. Để làm gì? Để nhìn vào đấy, nhìn vào từng thành phần nó có cấu tạo ntn, tính chất ntn, thể hiện cái gì, các quan hệ giữa nội tại các thành phần với nhau ntn, và tổng hòa chúng sẽ tác động tới chủ thể phân tích ntn.

    Sâu hơn, ông có thể giả thiết sự thay đổi 1 thành phần sẽ ảnh hưởng tới các thành phần khác ntn, đến tổng thể bị phân tích ntn.

    Hãy dùng một từ tóm lược lại những gì tôi vừa nói, đó là: Mổ sẻ, phơi bày, nghiên cứu.

    Ví dụ nhá phân tích khổ thơ đầu tiên trong Đàn guitar của Lorca nhá.

    Áp đặt những cái tôi nói ở trên vào, nó có những gì về câu từ, âm hưởng, cách ngắt nhịp, bố cục. Qua đó mục đích của ông tác giả là kể đến địa điểm nào, sự kiện nào, xúc cảm của con người, của tác giả ntn:")) .

    Hãy nhớ phân tích sẽ có các từ khóa nào:

    1. Lí tính: Tính chất lí trí ấy, ông có thể khách quan, chủ quan cũng được nhưng phải làm bằng lí trí, từ lí trí. Đừng để người ta đọc bài phân tích mà thấy trái tim nhầm chỗ để trên đầu.

    2. Thực tế: Đừng bay bổng quá, tác phẩm có gì nói đấy, ông xẻ ra thấy cái gì nói đấy, ông thấy tác giả đang muốn quan hệ với mẫu thân chế độ thối nát ông cũng phải nói ra, nói thẳng cái nhìn tiêu cực của tác giả.

    3. Mổ xẻ chủ thể. Đây là vòng gửi xe rồi, ông mổ miếng bé quá thì nó lại lìu tìu vướng mắt, mổ miếng to qua thì sao thấu được những điều bên trong.

    4. Góc nhìn, là nhìn vào nó bằng ánh mắt khoa học nhất dù là văn chương.

    Nếu các ông còn hứng thú nghe tôi bốc phét, thì reply để tôi nói tiếp phần II. Cảm nhận nhé.
     
    Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng bảy 2021
  2. camcam235

    Bài viết:
    1
     
    Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
  3. Võ Chung Phương Thùy Whisper

    Bài viết:
    433
    Phân tích và cảm nhận là hai dạng đề mà thầy cô dặn dò học sinh nhiều lần trước khi làm văn. Vì nó rất dễ nhầm, dẫn đến sai đề. Đối với mình thì phân tích và cảm nhận khá giống nhau, mình sẽ nêu lên suy nghĩ của mình về hai dạng này.

    Phân tích là dựa vào để và nêu lên đặc điểm, chi tiết của tác phẩm một cách rõ ràng. Bạn chỉ cần bám vào tác phẩm cần phân tích là được. Ngoài ra phân tích nó sẽ mang tính thuyết phục và rõ ràng hơn. Nó thiên về lí thuyết rất nhiều và nắm rõ bài giảng thì bạn sẽ làm bài tốt đấy. Theo mình thì phân tích dễ hơn cảm nhận.

    Cảm nhận là bạn phải nói lên những cảm nghĩ và suy nghĩ của mình về tác phẩm đó. Bạn nêu lên cảm nhận của bản thân nên có khi sẽ không trùng với ý thầy cô. Nhưng trong bài có rất nhiều câu thơ và đoạn nên cảm nghĩ của mình sẽ không thể dùng lại những từ ngữ đã dùng rồi. Việc sử dụng từ ngữ để diễn tả cảm nhận của học sinh khá hạn chế và dễ bị trùng, điều này dễ làm bài viết trở nên nhàm chán. Đề cảm nhận rất dễ nhầm và hầu hết là đi phân tích nên không đạt điểm cao.
     
    Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
  4. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Theo ý kiến của mk thì phân tích là bạn viết ra một bài làm mà trg đoa chỉ chủ yếu nói về biện pháp tác giả sử dụng, nội dung một cách khách quan nhất

    Còn nêu cảm nhận là bạn sẽ phải noia lên suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mk một cách thực sự. Bạn thích cái j, vì sao bạn thích. Bạn cảm thấy ntn hay bạn có đồng quan điểm vs tác giả không. Hãy nêu lêm thật nhiều cảm nghĩ cá nhân nhé

    Tuy nhiên vs các đề văn ở nc ta thì mk nghĩ là không cần phân biệt quá rành mạch 2 khai niệm này vì đề nào cx yêu cầu cả 2 thôu. Bạn sẽ vừa phải phân tích ra rồi lại nêu cảm nghĩ. Nhue vật thì bài ms chọm vẹn được

    Chúc bạn học giỏi nha
     
  5. kevodanh1

    Bài viết:
    119
    Cảm nhận và phân tích văn là hai khái niệm khác nhau trong văn học. Cảm nhận văn là những suy nghĩ, cảm xúc, ý kiến cá nhân của người đọc về một tác phẩm văn học. Cảm nhận văn thường được viết dưới dạng bài viết ngắn, trong đó người đọc chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình về tác phẩm văn học đó. Cảm nhận văn thường không yêu cầu phân tích chi tiết về tác phẩm, mà tập trung vào cảm nhận và đánh giá cá nhân. Phân tích văn là quá trình phân tích chi tiết các yếu tố trong một tác phẩm văn học, bao gồm cả cấu trúc, ngôn ngữ, nhân vật, tình tiết, ý nghĩa và tác giả. Phân tích văn thường được viết dưới dạng bài luận, trong đó người viết phân tích chi tiết các yếu tố trong tác phẩm và đưa ra nhận định, suy luận về ý nghĩa của tác phẩm. Vì vậy, cảm nhận văn và phân tích văn khác nhau ở cách tiếp cận và mục đích của chúng. Cảm nhận văn tập trung vào cảm nhận và đánh giá cá nhân, trong khi phân tích văn tập trung vào phân tích chi tiết và đưa ra nhận định về tác phẩm.
     
  6. Chang Đàm

    Bài viết:
    198
    Thật sự thì mình cũng thấy hai dạng đề này khá giống nhau nên khi làm thì mình thường làm theo cách sau và thấy khá ổn áp. Đó là cứ phân tích cái đã rồi mới nêu cảm nhận. Bởi lẽ:

    Thứ nhất, nếu đề yêu cầu phân tích thì bạn phân tích là đúng rồi còn sau đó viết phần cảm bạn sẽ giúp bạn mở rộng thêm vấn đề ăn điểm sáng tạo, người đọc cũng thấy được sự hiểu biết sâu sắc của bạn về tác phẩm

    Thứ hai, nếu đề yêu cầu cảm nhận thì bạn vẫn phải phân tích ra trong đề này việc phân tích sẽ như phương tiên. Bởi phải phân tích ra để xem ý tác giả là gì thì bạn mới có thể cảm nhận đươc.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...