Hỏi đáp Phân tích và cảm nhận văn học khác nhau thế nào?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Thanh Hà, 25 Tháng mười một 2018.

  1. Thanh Hà

    Bài viết:
    48
    Mọi người có thể giúp em phân biệt giữa làm bài cảm nhận và phân tích một bài thơ được không ạ? Em cảm ơn mọi người.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Liberty Once you choose hope, anything’s possible

    Bài viết:
    301
    Cảm nhận thì bạn có thể nhận xét, quan sát sự vật theo cách riêng mà bạn nghĩ, nhưng phân tích thì bạn phải nhìn vấn đề theo cách khách quan để có sức thuyết phục người khác
     
  4. fseatdn

    Bài viết:
    79
    Theo mình thì bạn có thể hiểu được cái mà bạn hỏi, có điều nếu hiện tại bạn đang là học sinh phổ thông (từ lớp 1-12) thì không nên phá cách.

    Cảm nhận là bạn đọc xong bài thơ bạn hiểu gì về nó.

    Phân tích là bạn đọc xong bạn nghĩ qua bài thơ tác giả muốn nói gì.

    Đề bài cô giáo hay đưa ra là nêu cảm nhận của em về bài thơ. Nhưng tuyệt đối phải nhớ đó là phân tích bài thơ theo ý của cô giáo. Nắm được cái cô giáo muốn đọc thì em sẽ có điểm cao.
     
  5. Hương sad

    Bài viết:
    234
    Mình thời đi học thì thấy kiểu dạng này khá giống nhau bạn ợ, mình cũng làm hao hao giống nhau thôi nhưng văn cảm nhận thì lồng suy nghĩ, nói rõ cảm xúc, nhận xét của mình ra nhiều hơn còn phân tích thì chú ý vào việc làm rõ nội dung bài học hơn, tất nhiên trong phân tích vẫn có đôi dòng cảm nhận của mình và ngược lại cảm nhận cũng phải phân tích thôi. Mình vẫn thích văn cảm nhận hơn vì văn phân tích phải đọc thuộc khá nhiều bạn ạ. Hí.
     
    Ưu Đàm Thanh TiAdmin thích bài này.
  6. Na1110

    Bài viết:
    15
    Thông thường khi đề bài là phân tích và cảm nhận cách làm bài khá giống nhau. Mình cũng thấy mọi người luôn gộp chung hai cái này vào một. Nhưng theo ý kiến của mình thì hai cái này hoàn toàn khác nhau, chẳng qua là đi vào trình bày có nhiều điểm giống nhau mà thôi.

    Phân tích là nêu ra quan điểm, cái nhìn của tác giả về tác phẩm, ta phải đi theo một khuôn mẫu chung.

    Còn cảm nhận cũng là phân tích cái nhìn của tác giả, nhưng sau đó ta phải nêu thêm cảm nghĩ, suy nghĩ của chính bản thân mình về bài tác phẩm.

    Vì cách làm bài tương tự nhau nên mình thấy mọi người gộp chung lại.

    Đó là ý kiến của mình, chúc bạn giải đáp được thắc mắc.
     
    Ưu Đàm Thanh TiAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 26 Tháng sáu 2020
  7. Love cà phê sữa

    Bài viết:
    542
    Để phân biệt hai đề như này cũng là điều khó hiểu, cảm nhận và phân tích nhiều người còn nhầm lẫn và đánh đồng hai dạng đề ấy làm một, phải là người am hiểu sâu sắc hoặc là được giáo viên dạy kĩ lưỡng, hoặc là bạn học chuyên sâu môn văn. Hồi mình học lớp 7, lớp 8 thầy cô hầu như đều không đề cập đến vấn đề này. Cho đến năm cuối cấp, trong một kì thi khảo sát chất lượng, cô dạy văn của mình có nhắc nhở về việc phân tích này vì lần ấy hầu hết các bạn đều chưa làm đúng theo yêu cầu, chỉ có duy nhất một vài bạn đội tuyển văn của trường làm đúng. Cảm nhận, bạn hãy hiểu theo nghĩa là cảm xúc và nhận thức, có nghĩa là yếu tố chủ quan. Bạn đưa ra cách nhìn, đánh giá của mình, nếu bạn theo hướng chỉ dừng lại ở việc giải thích nó thì chưa đủ, bạn phải nêu lên cảm xúc của cá nhân như đồng cảm, yêu thích, thậm chí bạn còn có thể bộc lộ những câu cảm thán, nhưng phải theo một mức độ nhất định. Phân tích là bạn đặt mình vào cái nhìn khách quan, đánh giá tác phẩm theo hướng mà bạn được thầy cô hướng dẫn là phải thế này thế nọ. Theo cá nhân mình nghĩ thì cảm nhận sẽ giúp học sinh đỡ bị gò bó và nới rộng được quan điểm của cá nhân.

    Đó là ý kiến của mình! Chúc bạn thành công!
     
    Ưu Đàm Thanh TiAdmin thích bài này.
  8. Liễu Nhạc Hy

    Bài viết:
    35
    Theo cách hiểu của mình thì phân tích văn học là phân tích từ các câu chữ trong tác phẩm văn học để nêu lên tính nghệ thuật và ý tưởng mà tác giả muốn nêu lên qua tác phẩm đó. Còn cảm nhận văn học là nêu cảm nhận của bạn về tác phẩm, về mặt nghệ thuật cũng như ý tưởng, về thông điệp đọng lại sau khi bạn đọc tác phẩm đó.

    Nhưng trên thực tế, hai dạng bài này gần như chẳng khác gì nhau, có chăng chỉ là câu từ biểu đạt của bạn.

    Thực ra thì trong suốt mười hai năm học từ tiếng Việt lên đến ngữ và của mình, cái được gọi "nêu cảm nghĩ của anh/chị" rất giả tạo. Văn học trên trường lớp thật sự bó buộc rất nhiều tính sáng tạo của học sinh. Bạn cảm thấy bài và này rất vô giá trị? Vậy thì bài cảm nhận của bạn cũng vô giá trị luôn. Rõ ràng cái được gọi là cảm nghĩ này thực tế chỉ có cảm nghĩ của giáo viên chứ chẳng có tí nào của học sinh thế.

    Có lẽ vì thế mà mình luôn luôn không thích học văn. Nói văn giành cho những tâm hồn bay bổng sáng tạo, sự thật cũng chẳng khác gì toán hết. Một đống công thức cho sẵn, một đống dàn ý gần như bắt buộc cũng những từ khóa không thế thiếu, thật ấu trĩ.

    Dẫu sao cũng chúc bạn thành công với môn văn nhẹ. Dù phân tích hay cảm nhận hay nhớ là làm theo ý giáo viên chứ làm theo ý mình không khéo lại toang đây.
     
    Ưu Đàm Thanh TiAdmin thích bài này.
  9. Diepvanchiha Chỉ muốn làm người trầm tính

    Bài viết:
    110
    Theo hiểu biết nông cạn của em thì phân tích là một cách cảm nhận văn học về khía cạnh kiến thức. Phân tính suy xét về cách dùng từ, câu văn, cách sử dụng các biện pháp tu từ.. Nghệ thuật trong một bài văn, văn bản, một tác phẩm văn chương, ngoài ra còn phân tính về nội dung, ý nghĩa mà tác phẩm đó muốn mang lại cho người đọc, người nghe.

    Còn cảm nhận là ý kiến của cá nhân mình, chính bản thân mình cảm thấy như thế nào? Có những suy nghĩ gì khi đọc bài văn hay tác phẩm này. Nói chung là ý kiến, nhận định của bản thân về tác phẩm. Hai loại hình này chủ yếu dùng trong văn nghị luận mà em đang học. Đối với hiểu biết của em là vậy, mong giúp gì được cho tỷ. ^^
     
    Ưu Đàm Thanh TiAdmin thích bài này.
  10. NhatChienVanChiVuong Nghiên Nghiên

    Bài viết:
    24
    Theo như mình biết ấy, thì phân tích là từ những chi tiết trong bài rút ra nhận xét cho tác phẩm đó. Còn cảm nhận là dựa trên sự cảm thụ và ấn tượng của người viết về tác phẩm.

    Mình hiểu thế này:

    Phân tích thì bạn nên bám sát tác phẩm. Dựa trên nội dung của tác phẩm, những chi tiết, nhân vật, sự việc, suy nghĩ được nêu ra trong bài. Không chỉ thế còn phải dựa vào biện pháp nghệ thuật và các hình ảnh được sử dung trong bài. Thông qua đó nêu ra nhận xét của bản thân tác phẩm. Dạng này cần dựa phần lớn vào lí thuyết, phân tích một cách triệt để những gì được nêu ra trong tác phẩm.

    Cảm nhận khó hơn một chút. Bạn cần đọc, cảm nhận và thấu hiểu tác phẩm. Xem thử điểm ấn tượng của tác phẩm trong lòng bạn là gì. Dựa trên điều đó để đưa ra nhận xét về bài theo cái nhìn và quan điểm của chính bạn. Tất nhiên để làm sáng tỏ cảm nhận của bạn cũng cần phải dựa trên những nội dung, nghệ thuật, hình ảnh được đưa ra trong bài. Mình thấy dạng này có tính chủ quan nhiều hơn. Tức tự bạn đọc hiểu, cảm nhận sau đó dựa trên cái nhìn của mình đưa ra nhận xét. Còn phân tích thì bạn chỉ cần dựa vào những gì nêu ra trong bài từ đó mặc sức mà sáng tạo. Cảm nhận cần sử dụng những dẫn chứng thực tế tương đối nhiều, ít nhất thì nhiều hơn so với phân tích.

    Mình cũng đang trong quá trình lận đận với phân tích, suy nghĩ và cảm nhận - chính là một số dạng đề trong phần Nghị Luận Văn Học. Nghe thì thấy giống nhau, định nghĩa cũng na ná nhau, nhưng đến khi làm bài bạn sẽ thấy có khác biệt rõ rệt.

    Cuối cùng, chúc bạn nếu chưa thi thì có một kì thi may mắn, gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp! Thân! ^^
     
    Ưu Đàm Thanh TiAdmin thích bài này.
  11. dukefung

    Bài viết:
    2
    Khi đề bài yêu cầu phân tích, tức là đòi hỏi HS phải xem xét tác phẩm một cách toàn diện, khách quan từ hình thức đến nội dung. Nếu là thơ thì phải tìm hiểu ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu.. Nếu là truyện thì phải tìm hiểu nhân vật, nghệ thuật kể, ý nghĩa cốt truyện.. Điều quan trọng là khi gặp dạng đề này, cần phân tích dẫn chứng trước, rút ra nhận xét, đánh giá sau.

    – Cảm nhận là trình bày những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét, đánh giá của mình về cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Cảm nhận thường xoáy vào những ấn tượng chủ quan của người viết về những điểm sáng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương. Vì vậy, người viết cần lắng nghe, chắt lọc những cảm xúc, những rung động của chính mình xem yếu tố nào gây ấn tượng sâu đậm nhất. Ấn tượng về tác phẩm càng sâu đậm bao nhiêu thì bài viết cảm nhận càng xúc động, sâu sắc bấy nhiêu.

    – Có thể nói, cảm nhận thiên về "cảm", còn phân tích thì nghiêng về "hiểu". Nếu như phân tích tác động vào nhận thức, trí tuệ thì cảm nhận tác động vào cảm xúc, tâm hồn. Tuy nhiên, trong bài viết cũng cần lồng ghép giữa hai yếu tố này. Phân tích mà không có cảm nhận thì bài viết dễ khô khan. Ngược lại, cảm nhận mà không có phân tích thì cảm nhận ấy thiếu cơ sở thuyết phục. Trong cảm nhận, cần có phân tích để dào sâu, làm đòn bẩy, làm điểm tựa cho cảm xúc thăng hoa cất cánh. Nói cách khác, mọi rung động, cảm xúc của người viết phải bắt nguồn từ sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nhân vật hay chủ đề tác phẩm.
     
    Ưu Đàm Thanh TiAdmin thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...