Tự Truyện Những Mảnh Đời Ở Xóm Cửu Vạn - Nguyễn Thảo

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Thaophong0511, 10 Tháng tư 2021.

  1. Thaophong0511

    Bài viết:
    6
    Tự truyện: Những mảnh đời ở xóm "cửu vạn" [*]

    Tác giả: Nguyễn Thảo

    Thể loại:
    Tự truyện

    Link thảo luận - góp ý: [Thảo luận - Góp ý] - Các tác phẩm sáng tác của Thảo Nguyễn

    [*]: Là chỉ những người làm nghề bốc vác thuê..

    Trong câu truyện tất cả cá chi tiết đều đều là những chi tiết tả thực chính cuộc đời của tác giả. Trong đó có những người bạn, những công việc mà không có tên, mà cũng có thể ít bạn đọc được biết đến​
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng tư 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Thaophong0511

    Bài viết:
    6
    [*]: Là chỉ những người làm nghề bốc vác thuê..​

    Chương I: Cuộc đời của chính tôi..

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngồi đây, tình cờ nói chuyện với Minh Thiên, tôi lại nhớ lại những ngày tháng khi còn nhỏ sống ở nơi ấy. Những ngày tháng thơ ấu với những kí ức không bao giờ nhạt nhòa trong tâm trí.

    Tháng năm, năm 2002

    Năm ấy tôi 12 tuổi học lớp sáu ở Hải Dương song lại được mẹ đưa đến đây để tiếp tục chương trình học. Cuộc sống khi đó quá nghèo khó, vì mẹ làm nghề cửu vạn, "cửu vạn" là gì bạn biết không? Đó là ở đây người ta đi gánh than thuê hoặc đi lấy than trong lò than thổ phỉ làm ăn trái phép, hoặc cũng có thể "lấy trộm" trong chính mỏ than nhà nước do những người quản lý ở đây có thể cho vào. Than là than đá trong các mỏ than của nhà nước nhưng vẫn có một số có đường dây tuồn than ra bán bên ngoài, những người như mẹ tôi là làm thuê hoặc đi đùng tiền mua gánh những gánh than đó về bán lấy tiền. Bạn có tin được không? Đó là một người phụ nữ có thể gánh một gánh than nặng tầm 70~80 Kg, đi đường đèo, chèo ngược dốc đi trong rừng vắng tanh toàn lau sậy..

    Tôi một đứa trẻ vừa tròn 12~13 tuổi đã vác trên lưng một túi than khoảng 30~40Kg. Nói thì có thể không một ai có thể tin nhưng đó là sự thật. Vì sức mạnh của đồng tiền giúp con người ta làm vượt khả năng của mình. Vượt qua cái ngưỡng mà con người ta có thể không thể làm được.

    Vì thực tế như thế này, những người làm bảo vệ ở các mỏ than đó họ có thể mở "cổng sau" cho bạn vào chỉ "thu vé" ý là tiền đó theo đầu người, ví dụ như trẻ con thì 5K một lượt vào lấy than ra ngoài bán chẳng hạn, ngươi lớn là 10K chẳng hạn, người lớn cố lấy nhiều để bán được nhiều tiền và tất cả mọi người đều cố gắng lấy nhiều hơn sức lực của mình trong đó.

    Bạn từng nhớ câu chuyện cây khế không khi mà người anh tham lam ra biển lấy vàng đã vơ rất nhiều vàng nặng đến nỗi mà bị chim hất ngã xuống biển đó.

    Thì ở đây câu chuyện tôi muốn kể cũng như vậy, ai cũng muốn lấy được nhiều lên hôm nay người mới đến có thể lần đầu chỉ gánh được 30Kg hôm sau sẽ tăng lên, và tăng dần lên nữa, rồi ngày đó có một số người vì muốn có sức khỏe để gánh được nhiều đã dùng đến thuốc phiện và đặc biệt có cả Heroin.. Đó cũng là một trong những lý do những năm đó ở đây có tỉ lệ người mắc H và nghiện hút cao nhất nhì Việt Nam. Nhũng năm tháng đó tôi vẫn còn là một đứa trẻ chưa hiểu chuyện, chỉ biết rằng vì cái nghèo, vì đòng tiền ăn học cho tôi và em, vì mẹ tôi chỉ có một mình nuôi nấng chị em tôi, nên tôi sẽ phải làm.

    Trong đêm tối, tôi đã không biết bao nhiêu lần bật khóc vì quá nặng khoác một bao tải than trên lưng nặng gần gấp đôi với cân nặng của tôi khi đó. Tôi đã nghĩ rằng cuộc đời mình sao lại khổ vậy. Sinh ra không cha bị người ta rè bỉu, bị họ hàng cười nhạt sau lưng mẹ. Và đã có lúc tôi muốn lém bỏ nó xuống để đi, nhưng không thể vì đó là cơm áo gạo tiền, là nguồn sống duy nhất của mẹ con tôi.

    Trong cuộc sống hàng ngày chưa từng có một nụ cười thực sự, từng bước từng bước đi ngược đường đèo, đường dốc. Nếu mệt quá có thể đặt túi than đó vào tảng đá để nghỉ tựa lại tiếp tục đi tiếp, quãng đường từ khi mỏ than cho đén nói có thể bán được túi than đó cũng khoảng 5~7 Km. Đó là sự thật, thật từng chi tiết đến tỉ mỉ. Cho đến nay, trên vai phải tôi vẫn còn một u cục nhô cao hơn vai bên trái do dấu vết của những dây thừng dùng để buộc bao tải đường cho lên lưng cõng, trên vai mẹ tôi còn có một cục u đen hơn đó là dấu vết của đòn gánh tỳ vào xương bả vai nhô lên.

    Còn một điều nữa, là những người làm nghề cửu vạn ở đây thường làm đêm, vì sao ư? Vì ban đêm những người bảo vệ trông bãi than đó mới có thể trốn tránh, những vị quản lý cấp cao như giám đốc, quản đốc hầm mỏ mở cho làm ăn chui.

    Vậy nên khi đó tôi cũng thường theo mẹ đi làm ban đêm, ngày đi học, hình ảnh đó vẫn in đậm sâu trong ký ức đến mãi ngày hôm nay. Và có thể cho đến sau này nếu có dịp về đây đưa những đứa con của mình đi kể lại cho chúng nghe. Có thể lúc đó nó sẽ nghĩ tôi đang kể một câu chuyện xưa không có thật..

    Bạn biết không làm than đá đó nó bụi than đen khủng khiếp, đến khi mà đến sáng về tắm một chậu nước có thể đen ngòm một bể cả sâu 1 mét.

    Trong những năm tháng ấy, điều mà làm cho người ta hướng tới đó là làm sao cho hết cảnh sống kinh khủng đó là làm sao cho thoát kiếp cửu vạn, thoát kiếp mà người ta không coi mình là con người mà coi mình là những con lừa, con lạc đà để chở đồ đi bán.

    Giá trị nhân cách sống của con người không có, chỉ có làm và những đồng tiền đen đuốc giống y như màu than của nó.

    Chỉ tiếc ngày đó nếu như có một chiếc điện thoại như bây giời tôi có thể chụp lại và lưu giữ thì tốt biết bao. Những hình ảnh ở trên đó giờ chỉ còn là những hình ảnh trong tâm trí.

    Thật tiếc nuối..

    * * * hết chương I--------
     
    Mẩu Tũn thích bài này.
    Last edited by a moderator: 14 Tháng tư 2021
  4. Thaophong0511

    Bài viết:
    6
    Chương II: Câu chuyện người bạn thân..

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lần trước gặp người bạn cũ Minh Thiên mãi nói mãi về chuyện quá khứ của tôi mà quên không kể với các bạn cậu ấy cũng là một trong những đứa trẻ cùng xóm với chúng tôi.

    Minh Thiên cũng bằng tuổi tôi, nhưng buồn là cậu ấy không thể học tiếp trung học cơ sở do phần vì gia đình ở quê nghèo khó, phần vì ra đình cũng giống như tôi chuyển ra nơi đây sinh sống, việc xin nhập học trái tuyến rất phức tạp và gặp khó khăn.

    Còn tôi ư? Các bạn thắc mắc vì sao còn được đi học là bởi vì mẹ tôi nói: "Dù mẹ có đói khổ như nào thì mẹ cũng sẽ cho con đi học.", Rồi chạy vạy khắp nơi mới có thể xin miễn giảm được một phần học phí vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

    Minh Thiên bỏ học đi gùi than nhiều hơn tôi, mẹ bạn ấy nghiện cờ bạc và thường bỏ bê bạn ấy cùng cô em gái tự sinh tự diệt, kiểu như là đi gùi than được tiền thì nuôi nhau. Bố bạn ấy vì nghiện cũng đã mất lâu rồi, thi thoảng em gái bạn ấy cũng ăn cơm cùng mẹ con tôi, cùng chơi với em tôi.

    Có một câu chuyện cười rằng tôi muốn kể đó là ngoài những lúc những người bảo vệ mỏ than đó cho chúng tôi vào lấy than trộm theo kiểu họ "thu vé" và bật đèn xanh cho chúng tôi vào, thì còn một kiểu nữa là chúng tôi nhỏ tuổi nhân lúc mấy ông chú bảo vệ đó đi nghỉ đi ăn, sẽ trèo qua bờ rào vào "ăn trộm" than trong mỏ đó.

    Vì chúng tôi còn nhỏ lên mấy ông chú sẽ không bắt báo lên các sếp trên, cùng lắm có ông nào ác lắm nhìn thấy chúng tôi vào mỏ ăn trộm sẽ cầm đá ném vào chúng tôi..

    Mấy năm đó chúng tôi vẫn sống bằng nghề "ăn trộm" than đó, có một lần chúng tôi vì vác bao than to quá không chạy được đã bị bắt lại. Tôi không chạy kịp đã bị ngã từ khe dốc rất cao khoảng 4 mét rất may là bị kẹp vào tán xòe ra của một cây sim rừng. Bạn ấy vì thấy tôi bị ngã đã không chạy nữa quay lại rồi cùng bị bắt.

    Lần này năm nay, chúng tôi đã 14 tuổi, ngày đó vì cơm không đủ ăn lên trông chúng tôi cũng không lớn như các bạn trẻ hiện nay.

    Hôm đó lần đầu tên tôi bị ăn một cái tát sưng vù mặt, lúc đó tôi mới hiểu thế nào là tát nổ đom đóm mắt, đó là lúc tôi mới hiểu rằng cuộc đời này chúng tôi không cố gắng đi lên sẽ mãi mãi là những con người mà nhìn thấy người ta đã khinh bỉ chúng tôi.

    Minh Thiên hôm đó hoàn cảnh tệ hơn tôi rất nhiều, cậu ấy bị đấm rất nhiều vào bụng chỉ vì câu nói cậu ấy bảo: "Các chú muốn đánh có thể đánh cháu bao nhiêu cũng được, chú đừng đánh một đứa con gái như vậy, như thế hèn lắm!"

    Kết cục, hết ca ngày hôm đó tôi và Minh Thiên cũng được thả về tôi bị ăn một tát, đôi giày đinh bị thu, bị mấy ông chú đó bắt đi chân đất thả về. Họ thừa biết rằng nếu không có giày đinh đi đường đồi tôi với Minh Thiên đi về với đôi chân trần không khác nào tra tấn. Còn Minh Thên thì mặt mũi sưng to, bụng đỏ tím một vùng.

    Còn một điều may mắn khi đó không như bây giờ, họ nghĩ ra vài trò hay ho dày vò một đữa con gái như tôi thì cũng chắc chẳng còn sống đến bây giờ mất. Ngẫm lại, thật cảm ơn số phận vẫn còn cho tôi một con đường sống.

    Chắc các bạn khi đọc cũng sẽ thắc mắc vì sao chúng tôi nhỏ tuổi vậy đã đi ăn trộm như vậy là sai, nhưng các bạn hãy nghĩ thử rằng nếu như quanh nhà bạn mà không có ruộng chỉ có một mỏ đá quý được khai thác là kiếm được tiền. Vậy thì dù cái mỏ đó có canh phòng nghiêm ngặt mấy các bạn cũng sẽ tìm mọi cách để nhặt nhạnh và làm gì đó để có thể lấy được một chút đá quý để sống để sinh tồn. Đấy là quy luật sinh tồn của con người muốn sống và tồn tại được.

    Và tất cả những người ở đây đều "ăm cắp" than để sống là như vậy.

    Sau này, tôi lớn dần và không dám đi ăn trộm than như vậy nữa, một phần vì con gái mới lên sẽ khiến người ta có ý đồ khác. Vì quanh tôi có quá nhiều câu chuyện mấy bạn gái không học hành chỉ sống bằng nghề than đó lên có những mặt trái mà người ta không dám nhắc đến, mà chỉ để trong dấu "..."

    Các bạn sẽ tự hiểu, vì gánh than người ta có thể đánh đổi cả trinh tiết và sự liêm sỉ.

    Còn về phần Minh Thiên bạn ấy cũng vẫn phải làm nghề đó đến mấy năm sau nữa. Tôi không dám đi ăn trộm nữa chỉ khi nào như kiều nói của mẹ tôi với những người ở đây là "mỏ than mở cửa" là lúc Tết, và những lúc mấy ông chú kia "thu vé" cho vào làm và cùng mẹ, tôi không dám lang thang đi một mình như lúc trước. Cũng may sau này Minh Thiên có cơ may có người bà con xa thiếu người đi lái tàu than ngoài cảng đã cho câu ấy đi cảng xuất than theo học và làm nghê đó luôn thì phải. Còn cô em gái cậu ấy mấy năm sau cũng không ở chỗ chúng tôi nữa, mẹ tôi thì bảo cô bé ấy đã về quê rồi. Chúng tôi cũng không còn liên lạc từ năm đó.

    Cuốc sống cứ thế trôi đi, sau này tôi đi học đại học, bạn đấy cũng đi cảng quanh năm.

    Lần này gặp lại thật tình cờ, qua câu chuyện hỏi thăm thấy hiện tại ban ấy cũng có một công việc ổn định và đã có một gia đình hạnh phúc nho nhỏ.

    Thật may quá vì chúng tôi đã lên người không còn là những đứa trẻ dơ dáy bị người ta rè bỉu khinh bỉ và chửi rủa năm xưa nữa.

    * * *Hết chương II-----
     
  5. Thaophong0511

    Bài viết:
    6
    Chương III: Người bạn gái thân thương nhất.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Năm 1996

    Khi tròn sáu tuổi tôi gặp Ngọc Anh, một cô bé khá xinh xắn và đáng yêu và điểm nổi bật của cô gái ấy là nước da trắng ngần. Hồi đó còn nhỏ xíu, nhưng vẫn nhớ bởi đó là người bạn thân đầu tiên trong cuộc đời tôi, cô gái cười với tôi lần đầu tiên mà không phải là cười nhạo tôi là: "Đồ con hoang, không có bố".

    Cuộc sống của Ngọc Anh khá hơn tôi và Minh Thiên một chút, nhà cô ấy là mẹ là công nhân trong mỏ Than nhà nước nên cũng được chế độ đãi ngộ như nhân viên công chức, chỉ có điều làm trong mỏ thì vất vả vô cùng. Cô ấy từ nhỏ không phải như chúng tôi đi "ăn trộm" than. Nhưng gia đình cô ấy cũng buồn lắm, bố mẹ cô ấy cũng không ở với nhau nữa. Còn về phần lý do thì chúng tôi cũng không thể biết được, chỉ biết rằng cô ấy cũng chỉ sống có hai mẹ con đơn độc. Mãi đén sau này khi chúng tôi trưởng thành rồi mới gặp bố cậu ấy. Ông ấy cũng có gia đình riêng rồi, và dưới Ngọc Anh còn 2 em khác mẹ nữa. Những ngày sống ở xóm này mẹ cậu ấy cũng ít giao lưu nói chuyện với hàng xóm. Trong mắt tôi lúc đo thì mẹ Ngọc Anh là người khó gần. Mẹ cô ấy đi làm ca, thì cô ấy thường hay bị nhốt ở trong nhà. Tôi giải thích một chút làm công nhân ở mỏ thì có chế độ ba ca, 8 tiếng trên một ca và một tuần thì đổi ca một lần. Khi đó, chúng tôi thường chơi với nhau qua khe cổng nhà cô ấy. Một đứa nhặt đồ chơi ở cổng, một đứa cầm đồ chơi đưa qua cánh cổng, lúc đó thật vui lúc đó là giây phút vui nhất trong đời tôi. Nhưng mẹ cậu ấy, hồi đó không thích tôi lắm vì tôi là con những nhà "cửu vạn" không có gì tốt đẹp. Vì sao ư? Vì những đứa trẻ con nhà cửu vạn đa số không đi học, và học những trò không ai có thể nghĩ ra được. Mẹ Ngọc Anh sợ chúng tôi dạy cô ấy những trò hư hỏng đó lên không thíc tôi lắm.

    Được một thời gian ở đây, tôi lại được mẹ đưa về quê học vì tôi không có nhà ở đây, mãi sau này khi tôi học song lớp sáu mẹ mới có thể mua một ngôi nhà nho nhỏ cho mẹ con tôi sinh sống, rồi đón tôi và e ra sống cùng.

    Mấy năm qua đi, tôi cứ nghĩ cậu ấy không còn chơi với tôi nữa. Vậy mà gặp lại thật sự cô ấy vẫn nhớ và thân thiết vô cùng. Cô ấy thường được mẹ cho đi học thêm những môn học chính ở bên ngoài. Còn tôi thì vì nửa ngày đi học, nửa ngày đi "trộm than" lên thành tích không được tốt lắm chỉ dừng ở mức kha khá.

    Đến lúc này, mẹ cậu ấy thấy tôi vẫn chăm chỉ đi học mà vẫn không bỏ học như phần lớn nhũng đứa trẻ khác lên đã không cấm Ngoc Anh chơi cùng tôi nữa.

    Rồi từ đó, chúng tôi cùng nhau đi học, cùng nhau lớn lên cùng chia sẻ những ký ức hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Kỳ thi lên cấp ba, chúng tôi cùng đỗ trường công lập, đó là niềm vui lớn nhất của mẹ tôi khi đó. Năm tôi 15 tuổi, sức khỏe mẹ tôi cũng không còn như trước nữa, cùng với bệnh H phải phụ thuộc rất nhiều vào thuốc hỗ trợ của những chương trình phi chính phủ. Mẹ tôi chuyển sang đi buôn cá, tôi phụ mẹ bán, rồi chăn nuôi lợn. Ngày ngày trước khi đi học tôi phải lấy xe đạp đi mua một xe bã đậu về cho mẹ nấu cám. Sau đó lại nhường lại cái xe đạp duy nhất trong nhà cho e gái. Còn về phần mình tôi đi ké xe đạp với Ngọc Anh. Cuộc sống cũng miễn cưỡng qua đi, tôi không dám đi "ăn trộm" than nữa, chỉ thi thoảng đi nhặt hòn than rơi trên quãng đường đồi những người đi làm ban đêm.

    Có lần tôi lén dẫn Ngọc Anh đi cùng, cấu ấy chỉ chạy theo tôi cũng không kịp, tôi kể cho cô ấy những quãng đường phải đi. Những nặng nhọc mà tôi phải làm, cô ấy nói: "Nếu sau này tao có con mà không dạy được nó, tao sẽ dắt nó lên đây cho nó nhìn thấy thế nào là khổ." Rất may là bây giờ hai nhóc nhà cô ấy rất ngoan, học cũng giỏi. Chưa biết tương lai chúng ra sao nhưng bước đầu cũng có chút tự hào về chúng.

    Hồi đấy, chơi với Ngọc Anh tôi luôn ước ao có thể được như cô ấy thôi được ngủ ở nhà khi đêm đến, được đi học cả ngày không phải lo tiền học không đóng được. Nhưng cũng chỉ là ước thôi vì tôi biết mỗi người một khác, cô ấy cũng thiếu tình thương từ người cha như tôi. Chỉ là cô ấy có chút xíu tốt hơn về vật chất.

    Trong những năm tháng dưới mái trường cấp ba, nhờ có cô ấy nhờ có các bạn mà tôi có thể học tập và bước được vào cổng trường đại học.

    Rất cảm ơn số phận đã cho tôi những người bạn tốt..

    * * *Hết chương III-----
     
    Mẩu Tũn thích bài này.
  6. Thaophong0511

    Bài viết:
    6
    Chương IV: Đôi chị em ruột chung lớp cùng tôi.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tháng 9 năm 2002

    Tôi chính thức được đến ngôi trường cấp 2 nơi đây để học, Ngọc Anh tuy cùng trường nhưng cô ấy học lớp chọn. Còn tôi, với học lực bình bình được phân vào lớp A7. Ở đây tôi gặp được 2 người bạn gái là Thanh Vân, Thanh Huyền là hai chị em gái ruột chênh nhau 2 tuổi nhưng lại cùng chung một lớp. Lý do là chị Thanh Huyền do lúc nhỏ bị ốm đau liên tục và gày gò nhỏ xíu, lên bố mẹ nhà bạn đó cho đi học cùng em luôn.

    Thật ra trước khi đến nhận lớp chúng tôi đã quen nhau rồi, bởi nhà hai bạn cách nhà tôi hai ngõ, nhà Ngọc Anh thì sát cổng nhà tôi. Chúng tôi cùng chung cái xóm gọi là xóm "Cầu đường Hai" hay người ta vẫn hay gọi là xóm "cửu vạn" cũng bời vì cái nghề làm than thôi.

    Tình cờ trong một đêm đi "làm than" tôi đã quen 2 chị em nhà bạn ấy, thật ra lúc đó tôi gùi khoác than nặng quá không có người nào cùng đi lên đã nhờ Vân giúp nhâng lên lưng. Rồi đôi lời hỏi tên vì bạn đấy thấy tôi lạ lạ nói giọng đặc quánh Hải Dương, nên hỏi tên hỏi nhà rồi hỏi đến lớp hóa ra là cùng học một lớp.

    Rồi từ đó tôi có thêm 2 người bạn cùng nhau đi "trộm than" cùng nhau đi học. Có điều học lực của 2 bạn đó so với tôi lại càng thấp hơn. Gia đình bạn đấy thì sao nhỉ? Chắc các bạn sẽ lại nghĩ tôi sẽ kể là mất mẹ hoặc gì đó đúng không? Nhưng thật xin lỗi tất cả đều không phải. Bố mẹ của bạn ấy đều còn, cũng đều ở cùng nhau, bố bạn ấy cũng là công nhân trên mỏ, còn mẹ bạn ấy cũng giống như mẹ tôi là nghề "gánh than", nhưng không đến nỗi vất vả như mẹ tôi. So với nhà tôi và Ngọc Anh hay nhà Minh Thiên thì tốt hơn rất nhiều. Nhưng buồn một nỗi, nhà bạn ấy là hai chị em gái bố bạn ấy cũng có một cậu con trai bên ngoài, mãi đến sau này chúng tôi mới biết. Đơn giản vì mẹ Vân không muốn đẻ thêm em nữa và bà từ lâu cũng biết bố Vân có con bên ngoài nhưng bà cũng chẳng bao giờ nói bố Vân nửa câu.

    Không phải vì bà hiền đâu nhé, đơn giản là không buồn để ý. Bà bảo "

    Sau này chungsm ày có con sẽ hiểu". Trong hai chị em Thanh Vân, Thanh Huyền thì Vân nhà tôi lại có nước da ngăm đen bà cái bụng tròn vo nổi rõ, còn về phần chị Huyền thì xinh xắn và thập phần trắng trẻo. Vẻ đẹp mỏng nanh ấy liệu có gắn liền với mác "hồng nhan bạc mệnh" như những sự việc sau này không.

    Chúng tôi đã cùng nhau lớn lên như thế, cũng có lúc đi ăn trộm bị bắt nhưng cũng không bị đánh đau như sau này có lần bị bắt cùng Minh Thiên. Tôi nhớ có một lần nhân lúc tờ mờ sáng nhân lúc các ông chú bảo vệ đi ăn sáng chúng tôi đã chui vào ăn cắp, nhưng mà chưa nhặt được hòn than nào đã bị vây bắt cả đoàn bị toán gọn.

    Mấy ông chú đó không mắng, không đánh chỉ hỏi chúng tôi con cái nhà ai, mà không đi học mà ngày nào cũng tập chung đi ăn trộm cắp. Lúc đó tôi cứ nghĩ thế này chúng tôi nghèo đói đi ăn cắp là không đúng, nhưng mấy ông đó cũng chẳng ăn cắp giống tôi sao.. Thật biết lừa con nít, lúc đó chúng tôi cũng không có nói gì nói thật, chúng tôi nói bố chúng tôi nghiện chết rồi, còn mẹ chúng tôi ngày ngày chỉ biết đánh bài và bắt chúng tôi là theo quy định mỗi ngày chúng tôi phải mang tiền về không thì không được ăn cơm. Mấy ông chú đó cũng nửa tin nửa ngờ, bắt chúng tôi hát mỗi đứa một bài giữa đồi than như vây. Hát to và rõ ràng thì cho chúng tôi về, ngày hôm đó đúng là hát gần như khàn cả cổ rồi mấy ông chú đó mói thả cho chúng tôi về.

    Sau này, vừa vào cấp ba, thì chị Huyền lại xảy ra chút chuyện, chị ấy có bầu với một anh trai nhiều tuổi lắm. Lúc đó, chúng tôi vẫn là những đứa trẻ lớ ngớ, chưa biết thế nào là yêu, là thích, hôm đó đi học về bị mẹ Vân gọi hỏi tôi, vì trong cả lũ tôi là đứa thật thà nhất, và mỗi khi nói dối toàn nói lắp bắp. Nhưng kỳ tình tôi không biết gì thật, và hôm đó tôi lần đầu tiên thấy thế nào là ô nhục. Tôi thấy bố Vân bắt chị Huyền bỏ vào cổng vì tội đã gây ra, lúc đó tôi đã khóc và xin: "Bố ơi, bố tha cho chị ấy, lần đầu tiên tôi bật từ" bố "ra khỏi miệng và cũng từ đó chúng tôi gọi bố Vân là bố. Bố Vân vẫn không nói gì, chỉ im lặng đi vào nhà.

    Sau đó, chị Huyền cũng được chấp nhận lấy anh chàng đó, cuộc sống sau khi lấy chồng của chị ấy mới khổ ải. Hai vợ chồng đều không công việc ổn định, vẫn chỉ ngày ngày đi làm than thôi, chị Huyền thì yếu ớt từ nhỏ. Tôi thấy chị sau sinh song cu Tôm con đầu thì càng gầy đi rất nhiều. Thanh Vân luôn đi làm nhiều hơn tôi và tích cóp cho Tôm con rất nhều thứ, tuy mồn miệng thì đanh đá nhưng tấm lòng thì mềm nhũn.

    Sau này, sau khi sinh thêm em Tép được một năm, thì trên mỏ có khu mỏ chuẩn bị di rời đi lên đã mở cửa, đây là mở cửa thật sự không phải dấu các sếp to to ở trên mà họ cho chúng tôi vào như kiểu mót than rơi. Số phận người như một cơn gió tắt lúc nào không biết, đây có lẽ như người ta nói là số phận mỗi con người mà ông trời đã định. Hôm đó chị Huyền cũng theo đoàn người ta đi đào than, chẳng may tảng than cùng đất đá đã sập đè lên người lên đã mất rồi. Nghe mọi người nói lúc đào bới được đất ra người đã lạnh ngắt đi rồi.

    Ngày hôm sau tôi mới biết tin, lúc đó tôi đã đi học đại học rồi, lúc biết tin tôi như không tin vào tai mình, bắt mọi chuyến xe về được đến nhà thì chỉ con có thể tiễn chị ấy một đoạn đường đến" An Lạc Viên "hỏa táng. Trong khu sập hầm đào than đó có cả mẹ tôi và em gái tôi cũng bị như chỉ xây sát nhẹ. Hôm đmá tang nhìn hai đứa nhỏ mà tôi không kìm được nước mắt, cuộc đời chúng nó rồi sẽ ra sao đây. Sau này, qua mấy năm sau bố bọn trẻ cũng bỏ đi làm ăn xa, hầu như cũng chẳng còn tin tức. Hai đứa trẻ nhỏ giờ gần như là mẹ Vân nuôi nấng và chăm sóc.

    Chúng hiện nay cũng đã lớn, nhưng tính cách không được tốt cho lắm, cũng có thể do tính cách hoặc cũng có thể do hoàn cảnh.

    Còn về phần Thanh Vân sau lày lấy chồng rồi nhưng cũng vì lo cho mẹ cho cháu quá nhiều không đồng ý về quê chồng theo chồng lên gây ra lỗ hổng lớn trong cuộc hôn nhân. Kết cuộc vẫn là đường ai nấy đi, Vân ôm con trai nhỏ là Gấu anh về sống gần nhà mẹ đẻ cũng vẫn là xóm chúng tôi bấy giờ. Về phần công việc, thì lúc bố Vân gần về hưu vẫn xin cho cô ấy một xuất công nhân trong mỏ, hiện thời thì cuộc sống cô ấy vẫn bình bình, lặng lặng như vây..

    Chỉ thấy nhớ chị Huyền bên kia thế giới liệu đã đi đến thế giới nào. Chỉ mong chị ấy nếu thật có kiếp sau thì sống lâu trăm tuổi vui vẻ đến già.

    ".. Nhân sinh tang sướng, ý vịnh phồn hoa"..

    * * *Hết chương IV-------
     
  7. Thaophong0511

    Bài viết:
    6
    Chương V: Cô con gái út nhà họ Đinh

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đinh Tuyết khác chúng tôi, mà cũng giống chúng tôi, nói sao nhỉ, trong thế giới quan tuổi thơ tôi trôi qua có quá nhiều hồi ức khó có thể diễn đạt thành lời.

    Khi kể câu chuyện về Đinh Tuyết tôi vẫn cứ phân vân không biết có lên kết hết mọi chuyện theo đúng nguyên tắc mà nó đã xảy ra không.

    Trong giấc mơ về tương lai tôi luôn mong ước có một ngày có thể tôi viết được rất nhiều câu chuyện của chính tôi, hay những người bạn tôi để mong muốn có một người tìm được và đọcvà hiểu mình thực lòng. Hiểu cái cảm xúc đang bao trùm trong tâm trí tôi, và qua ngòi bút của bản thân có thể mang một điều gì đó đến cho cuộc sống.

    Câu chuyện về Đinh Tuyết là cô con gái trong gia đình nhà họ Đinh sống gần nhà tôi. Trong khu sống ở đây có lẽ nhà cô ấy là gia đình khá giả nhất, cũng bởi vì nhà cô ấy có bố mẹ cùng anh trai lớn đều có thể làm việc và kiếm tiền được. Bố bạn đó cũng làm trong mỏ nhưng không hiểu do đâu gia đình bạn ấy lại khá giả như vậy. Tôi cũng hơi tò mò, thời gian rảnh thi thoảng bố bạn ấy cũng vẫn đi theo đoàn người đi "cửu vạn", vậy lên Tuyết cũng có biết tôi. Thi thoảng cũng có lần tham gia cùng chúng tôi đi ăn trộm than đó, thường thường thì cô ấy chỉ đi cho vui thôi, chúng tôi thì hay đi thành đội 5~6 đứa thường nhân lúc ăn cơm trưa, hoặc những lúc chập tối sẽ diễn ra hành động "ăn cắp" than này.

    Đinh Tuyết cũng ít nói lên cùng chúng tôi gọi là cảm giác biết nhau thôi. Thi thoảng tôi có sang chơi thường thấy mẹ cô nhìn tôi như phỏng đoán điều gì. Nhưng nhà cô ấy bỗng nhiên một hôm có rất công an đến nhà cô ấy và có lệnh bắt cả bố mẹ và anh trai cô vì tội danh buôn bán ma túy, lúc này tôi mới biết thực chất nhà cô ấy làm gì mới nhiều tiền như vây. Tiếng còi inh tai của xe săn bắt cướp, rồi tiếng khóc, trong lúc nó tôi thấy ánh mắt của Tuyết hình như cũng không bàng hoàng lắm, có một tia sẹt qua mắt như nghĩ rằng rồi ngày này cũng đến. Sau đó, cô ấy không còn nhà mà sống nhờ sự bảo hộ của chị họ, việc học đứt đoạn tại đây. Anh trai cùng bố ẹm vào tù, cô ấy như tôi nghĩ từ một cô yến oanh biến thánh con chim sẻ, mà con chim sẻ trụi lông là tôi đây cũng thấy đáng thương vô cùng.

    Những năm đó, tôi cũng dần biết thế nào tội ác, quanh khu nhà tôi liên tục có tiếng xe cảnh sát, tất cả những đường dây buôn bán ma túy dù to nhỏ, bé hay to lần lượt bị bắt đi hết. Có thể khi kể câu chuyện này có rất nhiều bạn đọc sẽ không tin đó là sự thật, thật sẽ cho rằng đây là câu chuyện tôi tưởng tượng ra do xem phim truyền hình nhiều tập.

    Nhưng đây lại là sự thật một nhìn phần nghìn bởi những ai đã từng đến Quảng Ninh, họ có nghe ai đó hoặc người thân kể vệ khu Cọc Sáu, với Lô Cốt đã biết thế nào là nơi người ăn thịt người. Đúng vậy đó là lẽ sống ở cái nơi lấy lý lẽ sống là đồng tiền. Sau đợt càn quét đó mới bắt đầu lộ ra những con nghiện chân chính vì sốc thuốc mà chết nhiều vô cùng. Màu tang thương nhuốm đầy quanh mỗi gia đình.

    Nhà Đinh Tuyế ly tán, đến tận 9 năm sau này, khi mẹ và anh trai Đinh Tuyết được thả ra quanh về ngôi nhà khang trang nhất sóm này đã lụi tàn theo mảng ố vàng rêu. Còn một sự thật nữa là bố của Đinh Tuyết đã mất trong tù do sức khỏe suy yếu, năm cuối chúng tôi học cấp ba, anh trai Đinh Tuyết là Đinh Tú trờ về, do sự bất lực trong cuộc sống hay giam cầm trong giấc mộng giàu sang xưa cũ mà anh ấy không thể đã quay vào con đường nghiện hút, đến năm thứ ba tôi học đại học nghe tin Ngọc Anh kể chuyện anh ấy đã mất vì nghiện hút rồi, vi không có tiền mua đất chôn lên người dân quanh khu nhà tôi đã giúp anh ấy an táng sau nhà. Một câu chuyện khiến người ta buồn rơi nước mắt. Tôi lại nhớ đến Chí Phèo trong văn học của Nam Cao đã thốt lêm: "Ai cho tôi lương thiện", và Đinh Tú cũng thế anh ấy trở về giữa dòng nước cuốn không ai nguyện ý thả một cành cây để giúp đỡ ai đây.

    Tôi nghe nói anh ấy không xin được việc tử tế vì có vết nhuốc là vào tù ra, việc làm than thổ phỉ thì đã không thể còn làm được như trước nữa.

    Còn về Đinh Tuyết cô cũng biến mất thật sự, mãi sau này tôi nghe Ngọc Anh kể cô ấy cũng đã lập gia đình rồi và có cuộc sống cũng nhàn nhạt nở hoa. Thật may mắn. Các bạn ấy cũng có những kết cuộc riêng cho cuộc đời mình, không đến mức bị trôi dạt vào vũng đen của xã hội..

    * * *Hết chương V------

    Chương V: Cô con gái út nhà họ Đinh

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đinh Tuyết khác chúng tôi, mà cũng giống chúng tôi, nói sao nhỉ, trong thế giới quan tuổi thơ tôi trôi qua có quá nhiều hồi ức khó có thể diễn đạt thành lời.

    Khi kể câu chuyện về Đinh Tuyết tôi vẫn cứ phân vân không biết có lên kết hết mọi chuyện theo đúng nguyên tắc mà nó đã xảy ra không.

    Trong giấc mơ về tương lai tôi luôn mong ước có một ngày có thể tôi viết được rất nhiều câu chuyện của chính tôi, hay những người bạn tôi để mong muốn có một người tìm được và đọcvà hiểu mình thực lòng. Hiểu cái cảm xúc đang bao trùm trong tâm trí tôi, và qua ngòi bút của bản thân có thể mang một điều gì đó đến cho cuộc sống.

    Câu chuyện về Đinh Tuyết là cô con gái trong gia đình nhà họ Đinh sống gần nhà tôi. Trong khu sống ở đây có lẽ nhà cô ấy là gia đình khá giả nhất, cũng bởi vì nhà cô ấy có bố mẹ cùng anh trai lớn đều có thể làm việc và kiếm tiền được. Bố bạn đó cũng làm trong mỏ nhưng không hiểu do đâu gia đình bạn ấy lại khá giả như vậy. Tôi cũng hơi tò mò, thời gian rảnh thi thoảng bố bạn ấy cũng vẫn đi theo đoàn người đi "cửu vạn", vậy lên Tuyết cũng có biết tôi. Thi thoảng cũng có lần tham gia cùng chúng tôi đi ăn trộm than đó, thường thường thì cô ấy chỉ đi cho vui thôi, chúng tôi thì hay đi thành đội 5~6 đứa thường nhân lúc ăn cơm trưa, hoặc những lúc chập tối sẽ diễn ra hành động "ăn cắp" than này.

    Đinh Tuyết cũng ít nói lên cùng chúng tôi gọi là cảm giác biết nhau thôi. Thi thoảng tôi có sang chơi thường thấy mẹ cô nhìn tôi như phỏng đoán điều gì. Nhưng nhà cô ấy bỗng nhiên một hôm có rất công an đến nhà cô ấy và có lệnh bắt cả bố mẹ và anh trai cô vì tội danh buôn bán ma túy, lúc này tôi mới biết thực chất nhà cô ấy làm gì mới nhiều tiền như vây. Tiếng còi inh tai của xe săn bắt cướp, rồi tiếng khóc, trong lúc nó tôi thấy ánh mắt của Tuyết hình như cũng không bàng hoàng lắm, có một tia sẹt qua mắt như nghĩ rằng rồi ngày này cũng đến. Sau đó, cô ấy không còn nhà mà sống nhờ sự bảo hộ của chị họ, việc học đứt đoạn tại đây. Anh trai cùng bố ẹm vào tù, cô ấy như tôi nghĩ từ một cô yến oanh biến thánh con chim sẻ, mà con chim sẻ trụi lông là tôi đây cũng thấy đáng thương vô cùng.

    Những năm đó, tôi cũng dần biết thế nào tội ác, quanh khu nhà tôi liên tục có tiếng xe cảnh sát, tất cả những đường dây buôn bán ma túy dù to nhỏ, bé hay to lần lượt bị bắt đi hết. Có thể khi kể câu chuyện này có rất nhiều bạn đọc sẽ không tin đó là sự thật, thật sẽ cho rằng đây là câu chuyện tôi tưởng tượng ra do xem phim truyền hình nhiều tập.

    Nhưng đây lại là sự thật một nhìn phần nghìn bởi những ai đã từng đến Quảng Ninh, họ có nghe ai đó hoặc người thân kể vệ khu Cọc Sáu, với Lô Cốt đã biết thế nào là nơi người ăn thịt người. Đúng vậy đó là lẽ sống ở cái nơi lấy lý lẽ sống là đồng tiền. Sau đợt càn quét đó mới bắt đầu lộ ra những con nghiện chân chính vì sốc thuốc mà chết nhiều vô cùng. Màu tang thương nhuốm đầy quanh mỗi gia đình.

    Nhà Đinh Tuyế ly tán, đến tận 9 năm sau này, khi mẹ và anh trai Đinh Tuyết được thả ra quanh về ngôi nhà khang trang nhất sóm này đã lụi tàn theo mảng ố vàng rêu. Còn một sự thật nữa là bố của Đinh Tuyết đã mất trong tù do sức khỏe suy yếu, năm cuối chúng tôi học cấp ba, anh trai Đinh Tuyết là Đinh Tú trờ về, do sự bất lực trong cuộc sống hay giam cầm trong giấc mộng giàu sang xưa cũ mà anh ấy không thể đã quay vào con đường nghiện hút, đến năm thứ ba tôi học đại học nghe tin Ngọc Anh kể chuyện anh ấy đã mất vì nghiện hút rồi, vi không có tiền mua đất chôn lên người dân quanh khu nhà tôi đã giúp anh ấy an táng sau nhà. Một câu chuyện khiến người ta buồn rơi nước mắt. Tôi lại nhớ đến Chí Phèo trong văn học của Nam Cao đã thốt lêm: "Ai cho tôi lương thiện", và Đinh Tú cũng thế anh ấy trở về giữa dòng nước cuốn không ai nguyện ý thả một cành cây để giúp đỡ ai đây.

    Tôi nghe nói anh ấy không xin được việc tử tế vì có vết nhuốc là vào tù ra, việc làm than thổ phỉ thì đã không thể còn làm được như trước nữa.

    Còn về Đinh Tuyết cô cũng biến mất thật sự, mãi sau này tôi nghe Ngọc Anh kể cô ấy cũng đã lập gia đình rồi và có cuộc sống cũng nhàn nhạt nở hoa. Thật may mắn. Các bạn ấy cũng có những kết cuộc riêng cho cuộc đời mình, không đến mức bị trôi dạt vào vũng đen của xã hội..

    * * *Hết chương V------
     
    Alissa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 16 Tháng tư 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...