Anh Hùng Đại Việt [Phần 1]

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Hoàng Kim, 21 Tháng ba 2021.

  1. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    Lạc Long Quân diệt Ngư Tinh (họa sĩ Phan Vũ Linh)

    [​IMG]

    "Yếu tố hoang đường"
    Sử gia nhà Nguyễn phủ nhận yếu tố hoang đường của Con Rồng - Cháu Tiên

    Các sử gia nhà Nguyễn có tấu với vua Tự Đức:

    "Vâng tra sử cũ, danh xưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân trong" Hồng Bàng thị kỷ ", vốn từ thời thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy, lại phụ hội với" Liễu Nghị truyện "của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ."

    Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ là câu chuyện rất quen thuộc với người dân Việt Nam và gần đây lại nóng lên khi Phim "Con Rồng Cháu Tiên" đạt kỷ lục người xem.

    Sau ba ngày công chiếu miễn phí trên Youtube, phim đạt 5 triệu lượt người xem. Nhưng mấy ai biết được ý nghĩa của các yếu tố hoang đường đằng sau câu chuyện này.

    Trong các bộ chính sử trước thời Nguyễn như ĐVSKTT thì chuyện tình Lạc Long Quân - Âu Cơ được nhắc trong phần kể về Lạc Long Quân:

    "Vua tên húy là Sùng Lãm, con của Kinh Dương Vương. Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là Tổ của Bách Việt. Một hôm, vua bảo Âu Cơ:

    " Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó. "

    Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền Nam, phong con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua."

    Ngay cả chi tiết mang yếu tố hoang đường như sinh bọc trăm trứng cũng được sử gia Ngô Sĩ Liên lý giải:

    "Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là Bàn Cổ thị. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí Âm Dương cả. Kinh Dịch nói:

    " Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh. "

    Nên có vợ chồng rồi mới có cha con, có cha con rồi mới có vua tôi. Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời.

    Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu, đều là ghi sự thực như thế.

    Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là Thủy Tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?"

    KĐVSTGCM thời Nguyễn chép:

    "Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh trăm con trai. Ấy là Tổ tiên của Bách Việt, suy tôn người trưởng lên làm Hùng Vương, nối ngôi vua, dựng nước gọi là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu; truyền nối 18 đời đều gọi Hùng Vương."

    Những chi tiết mà các sử gia nhà Nguyễn cho là hoang đường như sinh bọc trứng hay Lạc Long Quân là con của rồng đều chỉ ghi phụ vào lời chua:

    Sinh trăm con trai. Sử cũ chép Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, con gái Đế Lai, tục truyền đẻ ra trăm trứng nở ra trăm con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ:

    "Ta là loài Rồng, mình là giống Tiên, một người mình thủy, một người mình hỏa, xung khắc nhau, khó ở chung mãi với nhau được."

    Hai người bèn từ biệt, chia 50 con theo mẹ về miền núi, 50 con theo cha về miền biển, suy tôn người con trưởng lên làm Hùng Vương nối ngôi vua.

    Nêu rõ quan điểm về những chi tiết trên, các sử gia nhà Nguyễn có tấu:

    "Vâng tra sử cũ, danh xưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân trong" Hồng Bàng thị kỷ ", vốn từ thời thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy, lại phụ hội với Liễu Nghị truyện của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ."

    Chuẩn tấu những lời của sử quan, vua Tự Đức nhận định đây là những "câu chuyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc" và kiên quyết loại Kinh Dương và Lạc Long Quân ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Hùng Vương để "hợp với cái nghĩa lấy nghi truyền nghi."

    Nhưng ngay cả khi bỏ những chi tiết mà các sử gia nhà Nguyễn cho là hoang đường đi chăng nữa thì chúng ta có thể tin Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh được 100 con trai hay không?

    Theo sách kỷ lục Guinness, người phụ nữ sinh nhiều con nhất tên là Vassilyev, vợ của ông Feodor Vassilyev, một nông dân người Nga sống ở vùng Shuya hồi TK. 18.

    Hơn 30 năm làm vợ ông Feodor, người phụ nữ này sinh được cả thảy 69 con. Tuổi sinh nở của phụ nữ bị giới hạn nên nhiều người thắc mắc tại sao cụ Vassilyev có thể sinh nhiều người như vậy.

    Bí quyết của bà Vassilyev là sinh nhiều con trong một lần. Thời gian sinh nở kéo dài 3 thập kỷ, Vassilyev không hề có lần nào sinh 1 con, mà luôn sinh ít nhất từ 2 con trở lên. Tổng số 27 lần sinh, có 16 lần sinh đôi, 7 lần sinh ba, 4 lần sinh tư.

    Người như cụ Vassilyev có lẽ chỉ có một trong lịch sử mà cũng đang bị nghi ngờ là không có kỳ tích như vậy vì không ai kiểm chứng được số liệu từ TK. 18.

    Nếu tính những phụ nữ đang sống hiện giờ thì bà Maria Benita Olivera (sinh năm 1939) ở San Juan, Argentina đang là người nhiều con nhất khi sinh 32 đứa con và con út của bà năm nay mới 28 tuổi.

    Các sử gia nhà Nguyễn muốn làm rạch ròi giữa yếu tố hoang đường và những điều rõ ràng trong chính sử.

    Nhưng điều chúng ta cần tìm hiểu ở đây không phải xác định yếu tố hoang đường để rồi phủ nhận câu chuyện như các sử gia nhà Nguyễn.

    Hơn hết, chúng ta phải nhìn rộng ra, đối chiếu với văn minh nhân loại để nhận ra điều kỳ diệu đằng sau câu chuyện tưởng như rất hoang đường này. Đó là nội dung chúng tôi sẽ đề cập trong phần tiếp theo.

    (còn nữa)

    Anh Tú

    Liễu Nghị truyện là truyện truyền kỳ thời Đường kể về sĩ tử Liễu Nghị thi trượt, trên đường về gặp thiếu phụ chăn dê xinh đẹp nhưng dáng vẻ tiều tụy.

    Người ấy nói mình là con gái của Long Vương ở Hồ Động Đình, vốn lấy con trai thứ của Kinh Xuyên, nhưng bị bạc đãi, bắt đi chăn dê, nên muốn nhờ Liễu Nghị chuyển thư đến cho cha để báo tình cảnh của mình.

    Liễu Nghị đem thư xuống Long Cung. Em trai Động Đình là Tiền Đường giận quá nên giết con trai của Kinh Xuyên, cứu cháu về rồi định gả cho Liễu Nghị.

    Nghị từ chối, xin về, Long Vương ban nhiều vàng bạc châu báu. Rốt cuộc Liễu Nghị đến Quảng Lăng lấy vợ, nhưng hễ lần nào thành hôn xong vợ cũng chết.

    Con gái Long Vương thấy vậy bèn nhớ lại việc tao ngộ xưa, muốn báo đáp bèn hóa làm người con gái xinh đẹp mà kết hôn với Liễu Nghị. Sau hai vợ chồng đều thành tiên.

    Link

    Thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ vẫn tiến bộ hơn huyền sử của Trung Quốc

    Nếu so sánh giữa truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ của người Việt và truyện Phục Hy - Nữ Oa của người phương Bắc thì có thể nhận ra những nét tương đồng.

    Nhưng không thể phủ nhận truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ có tính khoa học cao hơn hẳn. Khi đọc truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ dễ nhận ra những chi tiết khó tin dưới con mắt người hiện đại.

    Nếu nhìn rộng ra có thể thấy những truyền thuyết có tính chất tương tự khá phổ biến trên thế giới.

    Có thể so sánh với truyền thuyết Phục Hy - Nữ Oa trong huyền sử Trung Quốc với những yếu tố có phần còn hoang đường hơn cả Lạc Long Quân - Âu Cơ.

    Phục Hy được các bộ sử Trung Quốc trước đây coi là vua đầu tiên của văn minh Hoa Hạ dù họ không có bằng chứng tồn tại của nhân vật huyền sử này.

    Nếu Lạc Long Quân được người Việt kể là có dòng máu rồng thì Phục Hy được mô tả là đầu người thân rắn. Nữ Oa cũng là đầu người thân rắn.

    Theo Thần thoại Trung Hoa, Nữ Oa và Phục Hy là hai anh em, hiện ra khi núi Côn Lôn thành hình. Họ dâng đồ tế để xin đấng tạo hóa cho phép họ là hai anh em được lấy nhau thành chồng vợ. Sự phối hợp này được chấp nhận khi khói đốt từ lễ vật vẫn giữ nguyên dạng quện vào nhau.

    Nữ Oa luôn cảm thấy thế giới này vẫn còn thiếu một cái gì đó, nhưng không thể nhớ là gì. Trong khi Nữ Oa suy niệm, nhìn xuống dưới nước Hoàng Hà, lúc đó nước trong xanh, mặt nước như gương, in bóng hình bà. Khi đó ngộ ra thế giới thiếu một "người" như bà.

    Nữ Oa tham chiếu tướng mạo bản thân rồi sử dụng bùn của Hoàng Hà tạo thân hình con người, sau đó sử dụng pháp thuật để bùn đất sét đó có sự sống thành con người thật.

    Nhưng Nữ Oa không thể mãi mãi nặn hình người, cần phải ban cho họ khả năng sinh sản để tự phát triển giống nòi.

    Thế là Nữ Oa tạo những tượng đất sét cho thân thể khỏe, thổi Dương khí vào những tượng đó, những bức tượng đó thành đàn ông, thổi Âm khí vào những bức tượng trông yếu mềm hơn, thành đàn bà.

    Nữ Oa ban cho hai giới tính đó bộ sinh thực khí để sinh sản. Nữ Oa nghĩ cách để con người phân bố khắp nơi trên thế giới, liền lấy dây ngoáy bùn dưới sông cho bắn tung tóe lên khắp nơi trên mặt đất, tạo những lớp người phân bố khắp nơi.

    Về chi tiết bọc thịt thì ở dị bản khác của truyện Phục Hy - Nữ Oa có đề cập:

    "Lũ lụt lớn khiến loài người bị diệt vong, chỉ còn hai anh em sống sót nhờ chui vào quả hồ lô nên hai người lấy tên là Phục Hy và Nữ Oa.

    Thời gian thấm thoát trôi, đến khi hai người cùng lớn, đến tuổi dựng vợ gả chồng nhưng thế gian không còn ai. Người anh mới đề nghị em gái làm vợ mình. Người em gái không đồng ý vì họ là anh em ruột.

    Sau vài lần người anh đề nghị, em gái thấy thế gian không còn ai nên hai người cần lấy nhau để duy trì nòi giống.

    Nhưng trong lòng cô còn e ngại nên tìm cách thoái thác, đề nghị hai người đuổi nhau quanh gốc cây to, nếu người anh bắt được thì cô đồng ý làm vợ.

    Người anh đuổi nhiều vòng mà không bắt được bèn nghĩ ra một kế:

    Sau khi đuổi mãi không được bèn chuyển hướng. Cô gái bị bất ngờ liền bị người anh bắt được. Hai người kết làm vợ chồng.

    Thời gian trôi qua, cô gái có mang, sinh một bọc thịt. Hai vợ chồng thấy kỳ lạ bèn cắt nhỏ cái bọc ra xem bên trong có gì.

    Cái bọc bị gió thổi tung, các miếng thịt rơi vãi khắp nơi, hóa thành người, miếng rơi vào lá cây thì biến thành người lấy họ Diệp (lá cây), miếng rơi vào khúc gỗ thì biến thành người lấy họ Mộc, rơi vào vật nào thì vật ấy lấy làm họ của mình.

    Từ đó, con người trở nên đông đúc (trích Thần thoại Trung Hoa do NXB Giáo dục Việt Nam in năm 2009).

    Nếu so sánh giữa truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ của người Việt và truyện Phục Hy - Nữ Oa của người phương Bắc có thể nhận ra những nét tương đồng.

    Tuy nhiên không thể phủ nhận là Lạc Long Quân - Âu Cơ có tính khoa học cao hơn hẳn, đặc biệt loại bỏ chi tiết cận huyết để phát triển giống nòi.

    Đương nhiên vì trong truyện, Lạc Long Quân - Âu Cơ sinh 100 con trai thì những người con này phải đi tìm kiếm các cô gái ở nơi khác để xây dựng gia đình.

    Những mô típ truyền thuyết nói về con người có chung một nguồn gốc như truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ hay truyện Phục Hy - Nữ Oa xuất hiện ở rất nhiều nền văn hóa.

    Ngoài yếu tố vay mượn lẫn nhau thì thực sự thời tiền sử, nhiều tộc người từng phải sống tách biệt trên một địa bàn hẹp (do lũ lụt, do chiến tranh, bệnh dịch) rồi khi có điều kiện thuận lợi lại mở rộng phát triển.

    Dựa bằng chứng khảo cổ và độ đa dạng gen, các nhà khoa học tin toàn bộ loài người hiện giờ được" tái sinh "từ một nhóm nhỏ vài chục người ở mũi Hảo Vọng, Nam Phi.

    Họ tin trong thời băng hà, con người dần tuyệt chủng và chỉ có nhóm nhỏ sống được ở cực Nam Châu Phi - nơi thời tiết còn đủ ấm áp. Sau khi kỷ băng hà tan thì nhóm người nhỏ đó phát triển và di cư trên khắp thế giới.

    Điều này cho thấy các truyền thuyết về xã hội loài người bắt nguồn từ một nhóm nhỏ không phải sản phẩm từ trí tưởng tượng mà là đúc kết từ những trải nghiệm thực tế được truyền qua nhiều đời.

    Chỉ có điều ở mỗi nơi, qua từng giai đoạn được thêm thắt nhiều yếu tố khác thường mang màu sắc huyền bí.

    Truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ còn vượt lên trên yếu tố truyền thuyết, chứa đựng yếu tố hòa hợp dân tộc rất đáng suy ngẫm mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.

    Anh Tú

    Link

    Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và chuyện hòa giải dân tộc

    Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ cũng có mô típ và vài chi tiết khá giống với truyền thuyết trong huyền sử các nền văn hóa khác. Truyền thuyết của người Việt còn có những ý nghĩa cao đẹp khác nói về hòa hợp dân tộc.

    Đa phần người Việt đều quan niệm Lạc Long Quân là Quốc Tổ, mẹ Âu Cơ là Quốc Mẫu để rồi chúng ta tự hào là Con Rồng, Cháu Tiên.

    Nhưng chúng ta có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Lạc Long Quân lại bắt đầu tên bằng chữ Lạc, còn Âu Cơ bắt đầu bằng chữ Âu?

    Theo truyền thống của người Việt thì tiếng đầu trong tên đầy đủ là họ. Nếu Lạc Long Quân là Quốc Tổ và có họ Lạc thì tại sao các dân tộc Việt Nam hiện giờ, họ Lạc không phổ biến.

    Theo cuốn Họ và tên người Việt Nam của Lê Trung Hoa do NXB. KHXH phát hành (2005), các dòng họ phổ biến:

    Nguyễn 38, 4%, Trần 12, 1%, Lê 9, 5%, Phạm 7%, Hoàng/Huỳnh 5, 1%, Phan 4, 5%, Vũ/Võ 3, 9%, Đặng 2, 1%, Bùi 2%, Đỗ 1, 4%, Hồ 1, 3%, Ngô 1, 3%, Dương 1%.

    Ngay cả hơn 150 họ ít phổ biến hơn được liệt kê cũng hoàn toàn không thấy nêu tên họ Lạc. Như vậy có thể thấy rất lạ rằng dù Lạc Long Quân được coi là Quốc Tổ nhưng trong lịch sử, chúng ta hiếm thấy ai mang họ Lạc và ngày nay cũng vậy.

    Tương tự với họ Âu cũng không thấy được liệt kê trong danh sách các dòng họ ở Việt Nam.

    Ở Trung Quốc họ Âu cũng có nhưng ít phổ biến (không có trong danh sách 100 họ phổ biến của Trung Quốc), chẳng hạn như tướng Âu Bằng trong Thủy Hử hay Âu Dương Phong trong truyện kiếm hiệp Kim Dung.

    Tất nhiên, Quốc Mẫu Âu Cơ của người Việt không liên quan đến những người thuộc dòng họ Âu bên Trung Quốc.

    Chữ Lạc trong Lạc Long Quân và Âu trong Âu Cơ theo chúng tôi không hẳn là họ mà là để chỉ vùng đất. Chúng tôi đặt giả thiết chữ Lạc ở đây có thể hiểu là Lạc Việt và Âu có thể hiểu là Âu Việt.

    Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ giúp người Việt sống trong 2 vùng đất Âu Lạc cổ có ý thức cho rằng dù mình là người từ Lạc Việt hay Âu Việt thì cũng chung nguồn gốc.

    Truyền thuyết này đặc biệt có giá trị gắn kết người Việt trong thời gian đầu thành lập nhà nước Âu Lạc.

    Như báo điện tử Một Thế Giới từng phân tích, cuộc chiến giữa người Lạc Việt và người Âu Việt là cuộc nội chiến đầu tiên trong lịch sử nước ta.

    Nhà nước Văn Lang đầu tiên của nước ta gồm người Lạc Việt do Vua Hùng lãnh đạo, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ hiện giờ) với địa bàn là khu vực đồng bằng sông Hồng.

    Còn người Âu Việt được cho là sống ở khu vực Đông Bắc nước ta hiện giờ với kinh đô thuộc khu vực Cao Bằng nay. Thời đó, biên giới chưa rạch ròi và người Âu Việt, Lạc Việt sống chung với nhau.

    Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1 do GS. Trương Hữu Quýnh chủ biên có nói từ trước cuộc xâm lăng của quân Tần, giữa Vua Hùng và họ Thục đã xung đột kéo dài chưa phân thắng bại.

    Khi kháng chiến thắng lợi, Thục Phán với tư cách người chỉ huy chung đã thay thế Hùng Vương làm vua, đặt tên nước mới là Âu Lạc.

    Mức độ và quy mô các cuộc chiến trong vùng thể hiện qua các di tích khảo cổ là việc tăng nhanh số vũ khí trong thời đó.

    Theo cuốn Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam, số vũ khí có trong 4 khu di tích nổi tiếng thời Đông Sơn: Vinh Quang chiếm 63, 5% trong tổng số hiện vật, Làng Cả 64, 1%, Đông Sơn 50, 5%, Thiệu Dương 57, 8%.

    Các mộ thời trước đó, đặc biệt như thời Phùng Nguyên, số hiện vật tùy táng chủ yếu là vật dụng, trang sức, rất ít vũ khí.

    Theo Đại cương Lịch sử Việt Nam, việc gia tăng tỷ lệ vũ khí chóng mặt từ thời Phùng Nguyên đến Đông Sơn chứng tỏ hiện tượng nổi lên là xã hội có nhiều mối đe dọa và xung đột.

    Mọi cuộc nội chiến, dù bên thắng hay bại cũng phải chịu những nhát cắt không dễ chịu. Người Âu Việt và Lạc Việt có lẽ cũng trải qua những ký ức đau buồn trong cuộc nội chiến như vậy.

    Nhưng từ sâu thẳm thì người Việt không muốn chiến tranh, không muốn nội chiến và nếu có nội chiến thì cần nhanh khép lại vết thương.

    Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ ra đời phải chăng thể hiện khát vọng của ông cha ta muốn hàn gắn vết thương sau cuộc chiến của người Lạc Việt – Âu Việt?

    Phải chăng thông điệp của truyền thuyết này là nhắc nhở con cháu dù là người khu vực Lạc Việt hay Âu Việt cùng chung cội nguồn, dù có người theo Mẹ lên núi, có người theo Cha xuống biển cũng là anh em?

    Huyền sử hay lịch sử thời đầu chưa ghi chép là vấn đề khó không chỉ ở Việt Nam mà ở cả thế giới vì không có tài liệu tin cậy để khảo cứu.

    Bài viết này, chúng tôi không hề kết luận mà chỉ gợi mở để mọi người suy ngẫm. Chúng tôi tin các câu chuyện trong lịch sử không chỉ để thuộc, nhớ mà còn để suy ngẫm.

    Anh Tú

    Link

    Cuộc nội chiến đầu tiên của người Việt và cái kết đắng của Hùng Vương

    Hầu hết quốc gia trên thế giới hiện giờ ít nhiều xảy ra những nội chiến trong chiều dài lịch sử.

    Ngay nước Mỹ với 300 năm lịch sử cũng không tránh khỏi nội chiến Bắc – Nam, nước ta cũng không ngoại lệ.

    Khi nói đến nội chiến thời xưa của nước ta, lịch sử nhắc nhiều loạn 12 sứ quân hay cuộc chiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn..

    Nhưng nội chiến đầu tiên trong lịch sử người Việt giữa Lạc Việt và Tây Âu (còn gọi Âu Việt) ít được nhắc đến.

    Có thể vì thời đó sử liệu quá ít nên không dễ khảo cứu, cũng có thể vì những nguyên nhân khác, nhưng quả thực không mấy ai biết nhiều.

    Các sách giáo khoa lịch sử, chuyện nội chiến Lạc Việt và Tây Âu hầu như không được đề cập. Sách lịch sử lớp 4 đề cập qua loa sự kiện này trong bài 2 về nước Âu Lạc với một câu:

    " Thục Phán lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm (quân Tần) rồi dựng nước Âu Lạc, tự xưng An Dương Vương. "

    Tại sao lại có chuyển giao quyền lực từ nhà nước Văn Lang sang Âu Lạc thì sách không hề nói. Sách lịch sử lớp 6 có khá hơn một chút khi có nói qua chuyển giao. Bài 14, sách lịch sử lớp 6 viết:

    " Thục Phán buộc Vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp thành một nước mới có tên Âu Lạc. "

    Sách lịch sử lớp 10 đề cập chuyện này khá hời hợt:

    " Cuộc chiến đấu (chống Tần) kết thúc thắng lợi. Thục Phán tự xưng An Dương Vương, lập nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). "

    Tính ra sách lớp 10 cũng chẳng nói 1 dòng về việc chuyển giao từ Văn Lang sang Âu Lạc. Như vậy, với học sinh tốt nghiệp phổ thông được học qua 3 cấp, học lịch sử nước nhà 3 lần nhưng cuộc chiến Lạc Việt và Tây Âu không hề được biết chữ nào.

    Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1 do GS. Trương Hữu Quýnh chủ biên - dành cho sinh viên, chuyện này mới được tả kĩ hơn một chút.

    Theo đó, từ trước cuộc xâm lăng của quân Tần, giữa Vua Hùng và họ Thục xung đột kéo dài chưa phân thắng bại.

    Khi kháng chiến thắng lợi, Thục Phán với tư cách người chỉ huy chung được thay thế Hùng Vương làm vua, đặt tên nước mới là Âu Lạc.

    Bài" An Dương Vương là hậu duệ của Thủy Tinh - bại tướng của Sơn Tinh? ", chúng tôi đề cập nghi vấn phải chăng truyền thuyết đang diễn tả cuộc chiến giữa Vua Hùng và họ Thục.

    Nước Văn Lang đầu tiên của nước ta gồm người Lạc Việt do Vua Hùng lãnh đạo, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ hiện giờ) với địa bàn là khu vực đồng bằng sông Hồng.

    Người Âu Việt được cho sống ở khu vực Đông Bắc nước ta hiện giờ với kinh đô thuộc khu vực Cao Bằng nay.

    Thời đó, biên giới chưa rạch ròi và người Âu Việt, Lạc Việt sống chung với nhau.

    Sau đó hai bên có những tranh chấp và cuộc chiến dai dẳng như Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1 đề cập.

    Có vẻ vua Âu Việt muốn giải quyết bất hòa qua đường thông hôn nhưng bị cự tuyệt như KĐVSTGCM đề cập:

    " Trước kia, Hùng Vương có con gái gọi là Mỵ Nương. Thục Vương nghe tin, sai sứ đến cầu hôn. Hùng Vương muốn gả, nhưng Lạc Hầu can:

    "Ý nó muốn toan tính chiếm ta đây, chẳng qua mượn tiếng cầu hôn đó thôi."

    Thành thử việc đó thôi hẳn. Thục Vương căm giận lắm, dặn con cháu phải diệt nước Văn Lang.

    Cháu là Thục Phán có sức mạnh và mưu lược, nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương. Hùng Vương quân giỏi, tướng mạnh, hễ ra đánh, quân Thục thua liền.

    Nhưng về sau Hùng Vương chủ quan nên phải trả giá. Sử chép sau nhiều lần thắng Thục Phán, Hùng Vương nói:

    "Ta đây có thần lực, Thục không sợ ư?"

    Rồi lề mề chè chén mua vui, không lo việc vũ bị. Quân Thục kéo đến, Hùng Vương còn say mềm chưa tỉnh.

    Giặc đến gần, bức bách gấp rồi, vua thổ huyết, gieo mình xuống giếng; quân thì quay giáo đầu hàng. Nước Văn Lang mất.

    Nước Văn Lang mất thì mới nhập với nước Tây Âu để thành Âu Lạc do Thục Phán An Dương Vương lãnh đạo."

    Theo dòng thời gian về sau, khái niệm người Lạc Việt, Âu Việt phai nhạt dần để chỉ còn nhớ cái tên chung là người Việt.

    Cuộc nội chiến quy mô đầu tiên của người Việt TK. 3 TCN kết thúc, nhưng hậu quả của nó có thể tác động đến dòng lịch sử sau này của nước Việt.

    Những bài học trong lịch sử, gồm cả giai đoạn lịch sử sơ khai luôn có giá trị cho thế hệ đời sau.

    Nguồn motthegioi

    Còn tiếp
     
    Sai Nguyen thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng ba 2021
  2. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    Lạc Long Quân chiến đấu với quái vật thuồng luồng (họa sĩ Phan Vũ Linh)

    [​IMG]
     
    Sai Nguyen thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng ba 2021
  3. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    Lạc Long Quân cưỡi rồng (nguồn ảnh zidean)

    [​IMG]
     
    Sai Nguyen thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng ba 2021
  4. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    Lạc Long Quân và năm mươi con trai

    [​IMG]

    "Về chữ Lạc trong Lạc Long Quân"
    Về chữ Lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君

    ĐÌNH VĂN TUẤN

    Theo truyền thuyết và sử sách, Lạc Long Quân tên húy Sùng Lãm con trai của Kinh Dương Vương và con gái của Động Đình Quân.

    Lạc Long Quân (chữ Hán 貉龍 君), chữ 貉 (bộ trĩ) mà người Việt theo truyền thống từ ngàn xưa đến nay vẫn đọc "lạc."

    Tiền nhân Việt dường như cố tình dùng chữ 貉 dành cho Lạc Long Quân và không đọc theo đúng phiên thiết từ thư Hán là hạc (thú giống con cầy), hay mạch (tộc ở phương Bắc Trung Quốc) nhưng nhất định là "lạc" chắc hẳn phải có dụng ý sâu kín nào đó đến nay vẫn còn là bí ẩn văn tự.

    Bài viết này cố gắng tìm hiểu lý do nào cổ nhân cố ý viết chữ 貉 và LẠC có ý nghĩa, tượng trưng gì?

    Mục đích của chúng tôi cố gắng giải mã bí ẩn chữ LẠC trong Lạc Long Quân với giới hạn của huyền sử, sử liệu và văn tự, ngữ âm chứ không bàn luận hay khẳng định gì về nguồn gốc dân tộc Việt.

    1. Chữ 貉 và âm đọc "lạc" qua tài liệu Việt - Hoa

    Lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉 龍君 xuất hiện lần đầu trong:

    Lĩnh Nam Chích Quái[1] .

    ĐVSKTT[2] (Ngô Sĩ Liên).

    Việt Sử Diễn Âm[3] (khuyết danh, khoảng đời Mạc).

    Thiên Nam Minh Giám[4] .

    Thiên Nam Ngữ Lục[5] (khuyết danh, khoảng đời Lê-Trịnh).

    Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca[6] (Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái).

    Việt Sử Tiệp Lục Diễn Nghĩa[7] (khuyết danh).

    Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu[8] (Đặng Xuân Bảng, đời Nguyễn).. đều thống nhất tự dạng 貉 (không thấy tự dạng khác như 雒 hay 駱).

    Về sách viết bằng chữ quốc ngữ, ký âm chữ La Tinh sớm nhất hiện còn:

    Tập chép tay về lịch sử nước An Nam của Bento Thiện[9] viết năm 1659.

    Tiếp đến là Notes historiques sur la nation annamite của P. Le Grand de La Liraÿe (1866),

    Tóm lại về sự tích các đời vua nước Annam của Trương Vĩnh Ký (1877),

    Lược biên Nam Việt Sử Ký Lịch Triều Niên Kỷ (1894) của Georges Maspero (cũng viết chữ Hán là 貉),

    Quảng Tập Viêm Văn (1898), Edmond Nordemann cũng viết chữ Hán là 貉,

    Nam Việt Lược Sử, Nguyễn Văn Mại (1919) [10],

    Tối Tân Quốc Văn Tập Đọc[11] (Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, 1907, cũng viết chữ Hán là 貉).. tất cả đều ký âm chữ là "lạc."

    Đặc biệt chữ 貉 còn thấy dùng để viết thay cho 駱, 雒 (Âu Lạc, Lạc Hầu, Lạc Tướng) trong Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Điện U Linh và chắc chắn phải đọc LẠC chứ không thể HẠC hay MẠCH.

    Điều này chứng tỏ các văn bản khoảng đời Trần còn lưu xác định 貉 được tiền nhân đọc LẠC. Chữ lạc 貉 xuất hiện trong sách học Hán Nôm xưa và các bộ từ, tự điển như Ngũ thiên tự dịch quốc ngữ[12] năm 1909 của Nguyễn Bỉnh ghi:

    "貉 lạc, cầy hương" và Việt Nam tự điển (Hội Khai Trí Tiến Đức) [13], 1931:

    "Lạc Long Quân 貉龍君"; Hán Việt từ điển giản yếu[14] của Đào Duy Anh, 1932 được hai nhà Nho là Phan Bội Châu và Lâm Mậu duyệt lãm, từ điển ghi:

    "貉 lạc: Một loài thú giống con ly và" 貉龍君 Lạc Long Quân. "

    Nam Hoa tự điển[15] của Nguyễn Trần Mô, 1940:" 貉 (lạc) con lạc ". Không chỉ người Việt đọc 貉 là" lạc ", thấy tiếng Quảng Đông cũng đọc là [lok3], Khách Gia là [log6], Triều Châu là [log8] [16] .

    Vậy rất có khả năng cả Việt lẫn Lưỡng Quảng.. lưu lại vết tích Hán âm thượng cổ. 貉 có âm thượng cổ[17] là [glaag](Trịnh Trương Thượng Phương 郑张尚芳, Phan Ngộ Vân 潘悟云) ta thấy [glaag]rất giống với" lạc. "

    Đây là những chứng cứ xác thật khẳng định truyền thống từ ngàn xưa không hề có nhà Nho uyên thâm Hán học nào, dù là vua chúa hay sử thần, văn nhân.. mọi thời đại lên tiếng phản đối hay tự ý sửa lại.

    Như thế cách đọc" lạc "貉 là cách đọc chữ Hán của người Việt cổ xưa chứ không phải sai lầm truyền kiếp.

    Không nhà Nho hay người biết chữ Hán nào dám đọc 貉 ra" lạc "được, trong khi từ thư Hán chỉ có âm" hạc "," mạch ", nếu không có một sự thật:

    Chữ 貉 thời cổ đại có âm" lạc "vì thế dân gian truyền khẩu biết bao đời nay luôn là" Lạc "Long Quân.

    Từ trước đến nay, có lẽ chỉ có An Chi là khẳng định chữ 貉 trong 貉龍君 không thể đọc là" lạc "mà là" hạc "qua một bài viết đăng trên tờ báo không chuyên về lịch sử, ngữ văn:

    " Tên của "Lạc Long Quân" 貉龍君 bị đọc sai ở chữ 貉. Chữ này tuyệt nhiên không có âm "lạc", tác giả dựa Hán ngữ đại tự điển ghi 3 âm:

    "1. Mạch (mạc bạch thiết 莫白切) ;

    2. Hạc (hạ các thiết 下各 切) ;

    3. Mạ (mạc giá thiết 莫駕切)" để khẳng định 貉 không hề có âm "lạc". Từ đó ông giả định:

    "Chữ 貉 phải được đọc theo âm nào? Chúng tôi cho đó là âm" hạc "vì thiển nghĩ cái tên" Hạc Long Quân "hẳn liên quan địa danh Bạch Hạc 白鶴, chữ hạc 貉 ở đây có thể" thông "với chữ hạc 鶴 về ngữ âm trong tâm thức người ghi truyền thuyết, đây là tên loài chim thuộc bộ hạc." [18]

    Chúng tôi xác nhận:

    Cách đọc "lạc" 貉 là tập truyền xưa nay của Tổ tiên người Việt chứ không đơn giản là sai lầm truyền kiếp, nên nếu chỉ dựa từ thư, phiên thiết mà không tham chiếu tài liệu liên quan về lịch sử, văn tự, ngữ âm xưa nay sẽ là phiến diện, chủ quan.

    Cách đọc "hạc" 貉 tuy đúng "phiên thiết" nhưng sai về ngữ âm lịch sử. Tên gọi "hạc" 鶴 (loài chim) rất phổ biến, nghĩa là nếu viết chim hạc, tự nhiên viết ngay là chữ 鶴 hay dị thể 鹤 chứ không có chuyện dùng chữ đồng âm, khác nghĩa được. Nên không thể suy đoán tùy tiện:

    "Về ngữ âm trong tâm thức người ghi chép truyền thuyết" để cho hạc 貉 có thể "thông" với hạc 鶴 nên muốn viết sao thì viết. "

    Xưa nay tài liệu chữ Hán ở Việt Nam không thấy ghi nhận dùng hạc 貉 thay cho hạc 鶴, trái lại chỉ có chuyện dùng 貉 thay cho 駱, 雒 (Âu Lạc, Lạc Hầu, Lạc Tướng) vì chúng đồng âm" lạc. "

    An Chi hay bất cứ ai biết chữ Hán đều không thể cả tin vào phiên thiết rồi máy móc đọc một cách phản lịch sử là Âu Hạc, Hạc Hầu, Hạc Tướng được!

    Đây là chứng cứ góp phần phủ nhận chữ 貉 trong 貉龍君 phải đọc là" hạc "theo An Chi.

    Thực ra trước đây trong bài viết Hùng Vương hay Lạc Vương? [19], An Chi với bút hiệu Huệ Thiên từng tin vào âm đọc" lạc ":

    " Chúng ta là con cháu Lạc Long Quân, thuộc nòi giống Lạc Việt, lại làm "vua" của Lạc dân (= dân Lạc).. "

    Sau này ông tự phủ nhận bằng định kiến về 貉 phải đọc" hạc "từ đó ông phê phán, kết tội cổ nhân một cách trịch thượng, vô căn cứ[20] .

    An Chi suy đoán" lạc "trong Lạc Long Quân có thể chỉ về chim Hạc dựa vào tên đất Bạch Hạc (Phong Châu).

    Thật ra theo truyền thuyết, sau khi Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Sùng Lãm cai trị nước Xích Quỷ thì tên gọi Lạc Long Quân mới xuất hiện.

    Đến khi Lạc Long Quân gặp Âu Cơ sinh 100 con trai, sau khi hai người chia tay mới có chuyện 50 con theo mẹ về Phong Châu nay là Bạch Hạc và đất này thành kinh đô nước Văn Lang của Vua Hùng.

    2. Ý nghĩa của chữ lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君

    Trước đây dựa chữ 雒 chỉ loài hậu điểu, ở miền Giang Nam, Đào Duy Anh[21] nêu giả thuyết vật Tổ chim Lạc của người Lạc Việt thời văn minh Đông Sơn và hầu như tác giả coi mọi chữ lạc 貉 (viết lầm từ 駱), 駱, 雒 và chữ Hùng 雄 (viết lầm từ 雒) đều là một.

    Nhưng theo chúng tôi, nguyên ý của Quảng Châu ký, Giao Châu ngoại vực ký từ đầu đã nhấn mạnh Lạc điền, ruộng tên" Lạc "chứ không nhấn mạnh về tộc người mang tên Lạc và lạc phải là tên gọi trồng cấy thực vật nào đó trên ruộng có nước triều lên xuống, nên ở ngữ cảnh này nếu chỉ về loài chim là không thích hợp.

    Hơn nữa tự hình 雒 của Giao Châu ngoại vực ký chưa chắc là tự hình ban đầu.

    Chữ lạc viết bằng 2 tự dạng 雒 và 駱. Theo Khang Hy tự điển[22] thì 雒:" 雒音洛, 本作駱 "(âm lạc, vốn viết là 駱), vậy đây là 2 chữ đồng âm khác nghĩa.

    Liên quan chữ" lạc "ở Giao Chỉ còn thấy chép Lạc - Việt 駱-越 ở các sách Tiền Hán thư, Hậu Hán thư, Thủy Kinh chú[24] .

    Hai văn bản Giao Châu ngoại vực ký và Quảng Châu ký có lẽ xuất hiện cùng thời vì chính Thủy Kinh chú từng trích dẫn Quảng Châu ký (裴淵, 廣州記曰, Bùi Uyên, Quảng Châu ký chép).

    Nhưng chúng tôi cho rằng đoạn văn cô đọng từ Quảng Châu ký với chữ lạc 駱 và dựa các sách xưa hơn là Sử ký, Hán thư đều viết chữ lạc 駱 rất có thể xuất hiện sớm hơn (hoặc gần nguyên gốc) đoạn văn sáng sủa của Giao Châu ngoại vực ký với chữ lạc 雒.

    Luận cứ của Đào Duy Anh không thuyết phục vì ngộ nhận chữ 雒 như một chữ gốc và dựa ý nghĩa để lập giả thuyết mà thực ra dù 駱 hay 雒 chúng chỉ là chữ ký âm.

    Chữ 貉 nguyên nghĩa chỉ về động vật (như con cầy) và các dân tộc phương Bắc hay Đông Di, Triều Tiên chắc chắn không phù hợp cổ Việt nên cần phải tìm hướng khác về ngữ âm để truy nguyên.

    Theo Khang Hy tự điển dẫn Tập vận, Vận hội, Chính vận cho biết chữ 貉:" 本作貈 "(vốn viết 貈).

    Chữ 貈 này đáng chú ý ở phần bên phải là chữ 舟 (thuyền) khiến ta liên tưởng những thuyền trên trống đồng Đông Sơn.

    Phải chăng là ẩn ý chữ 貉 ám chỉ tộc người sống ở vùng sông nước, thường gắn bó giao thông bằng thuyền?

    Truyền thuyết kể Kinh Dương Vương có tài xuống Thủy Phủ, lấy con gái của Động Đình Quân là Long Nữ rồi sinh Sùng Lãm - Lạc Long Quân.

    Sùng Lãm được sinh dưới Thủy Phủ và thường sống gắn bó với Thủy Phủ hơn là đất liền. Sau khi lên ngôi, Sùng Lãm lấy danh hiệu Lạc Long Quân, Vua Rồng LẠC.

    Lạc Long Quân là nòi giống Rồng, đứng đầu thủy tộc, sau khi chia tay Âu Cơ, đem 50 con về Thủy Phủ chia trị các nơi. Chúng tôi suy đoán:

    LẠC là tên gọi ám chỉ cội nguồn của vua, con của Rồng, sinh từ Thủy Phủ và âm" lạc "là cách đọc tiếng Hán ở cổ Việt của chữ Hán là 貉 hay 貈.

    Vậy 貉 hay 貈 là chữ ký âm tiếng cổ Việt, nhưng tiếng ấy là gì? Âm Hán thượng cổ của 貈 được phục nguyên là [gloowg]và của 貉 là [glaag](25), cả 2 âm này đều tựa như" lạc "của người Việt và của các tộc Hoa Nam [lok3], [log6], [log8] .

    Từ" lạc "(Lạc Long Quân) trong tiếng Việt xưa nay là từ mất nghĩa nhưng dựa suy luận trên về cội nguồn vua Rồng sinh ra, sống gắn bó với Thủy Phủ, có thể xác định đó là môi trường, quê hương NƯỚC.

    Vậy LẠC Long Quân là Vua Rồng - NƯỚC. Chữ lạc 貉 là dạng ký âm tiếng cổ Việt của" nước "hay" nác "[26] .

    Theo Nguyễn Tài Cẩn[27], Nguyễn Ngọc San[28], phụ âm đầu"... "

    Bắt nguồn từ dr, r, d, t, đa số Mường nói nước là" dac "," tac "nhưng ở tiếng Mường Thải, Tân Phong phát âm" nước "là [drac]và đặc biệt là các Mường Vang, Mặc, Khênh, Thịnh Lang, Cao Dương, Tăm, Nèn, Khơi[29].. lại phát âm theo"... "

    Là" rac. "

    So sánh âm Hán thượng cổ của 貉 [glaag]và âm Mường-Việt [rac]ta thấy tương đồng:" Gl "đọc lướt sẽ như"... "

    Vì âm Hán xưa không có âm rung"... "

    Nên thường dùng"... "

    Để ký âm, chẳng hạn như sách An Nam Tức Sự[30] viết vào đời Nguyên dùng 掠 [liɑk] để ghi âm tiếng cổ Việt chỉ 水 (nước) là [rac]hay An Nam Dịch Ngữ đời Minh dùng 弄 [luŋ] để ký âm cho tiếng Việt chỉ 闊 là rộng và ở chữ Nôm, ký âm" rồng "bằng long 龍.

    Kết quả này phù hợp giả thuyết trước đây của Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc[31] về cách đọc" lạc "trong Lạc điền, Lạc dân, Lạc Vương, Lạc Hầu, Lạc Tướng và kể cả Lạc Long Quân, Lạc Việt là từ tố Việt-Mường rac: Nước.

    Tác giả hiểu:

    Tên gọi Lạc điền ám chỉ ruộng rộc, rộc = ruộng nước vì lẽ tài liệu Hán cho biết Lạc điền là ruộng có nước triều lên xuống mà yếu tố nước rất quan trọng cho trồng cấy.

    Một nhà nghiên cứu khác từng đồng thuận với cách đọc hiểu của chữ lạc là" nước "như Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc, đó là Lê Hữu Mục:

    " Chữ lạc theo chữ Nôm là LÁC và hiểu LÁC là nước theo quá trình phát triển của nó từ LÁC đến ĐÁC và từ ĐÁC đến NÁC để dừng lại cuối cùng ở âm NƯỚC như hiện nay. "

    Và tác giả nhìn nhận:

    - Từ nước từ ngàn xưa nằm sẵn trong những danh xưng LẠC ĐIỀN 貉田 và LẠC DÂN 貉民[32] .

    Luận cứ lạc = nước của các tác giả trên, theo chúng tôi có mấy điểm không thuyết phục:

    Tài liệu Hán như Quảng Châu ký, Giao Châu ngoại vực ký ngay từ đầu nhấn mạnh về Lạc điền, ruộng có tên là" Lạc ", không phải ám chỉ sự lên xuống thủy triều. Nước triều lên xuống chỉ là một thuộc tính của ruộng Lạc.

    Cả người Hán lẫn Việt thời thượng cổ đều biết dùng ruộng nước để trồng cấy. Yếu tố" nước "luôn cần thiết với các dân tộc sống bằng nông nghiệp.

    Nên theo chúng tôi, nước triều lên xuống không gây chú ý bằng tên sản vật địa phương mà người Hán chưa biết. Do đó Lạc điền nên hiểu ruộng trồng cấy một loài thực vật nào đó ở ruộng có nước triều lên xuống.

    Hơn nữa, giả thuyết này chưa giải quyết thỏa đáng về phức tạp các tự dạng 貉 (Lạc Long Quân), 駱, 雒 (Lạc điền, Lạc dân) đặc biệt là 雄 (Hùng điền, Hùng dân) trong Nam Việt chí của Thẩm Hoài Viễn.

    Theo quan điểm chúng tôi, chữ 貉 không có cơ sở để đánh đồng với các chữ 駱, 雒, 雄. Chữ lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君 có phải là Lạc 駱, 雒 trong Lạc điền, Lạc Vương.. và cổ nhân Việt cố ý gán ghép vào Long Quân?

    Thư tịch Hán, chữ 貉 xuất hiện duy nhất trong sách Thông Điển (đời Đường) với Lạc Việt 貉越 nhưng Lạc Việt lại ở huyện Trung Lư, không thuộc Giao Chỉ.

    Sách Đông Quán Hán ký (thời Đông Hán), Hậu Hán thư khi chép Lạc Việt Trung Lư lại không viết 貉越 mà dùng 駱越. Vậy có thể 貉 và 駱 có tự dạng giống nhau nên dễ lầm (chỉ một lần trong thư tịch Hán).

    Sử liệu Hán viết Lạc Việt 駱越 để phiếm chỉ dân sống ở Giao Chỉ, Cửu Chân và ở Trung Lư, có khi cho Lạc Việt 駱越 là Tây Âu 西甌 nên không chắc rằng chữ" lạc "dù ở văn cảnh nào, thuần túy chỉ dân Lạc ở cổ Việt (như Giao Châu ngoại vực ký, Quảng Châu ký).

    Trường hợp này như tên gọi Việt, phiếm chỉ các tộc thuộc Bách Việt vùng Hoa Nam, trong đó kể cả Lạc Việt ở Giao Chỉ.

    Không thể tùy tiện cho rằng nhà Nho Việt đọc Thông Điển rồi bắt chước cách viết 貉 = 駱 để ghi về Lạc Long Quân trong Lĩnh Nam Chích Quái.

    Học giả Đào Duy Anh từng nhận định sử sách Việt lộn chữ 駱 sang chữ 貉 vì tự hình giống nhau.

    Thư tịch Việt, nhiều chỗ dùng 貉 khi về Âu Lạc, Lạc Hầu, Lạc Tướng chứ không dùng 駱, 雒, tuy nhiên ĐVSKTT khi viết về Trưng Trắc lại viết giống sách Hán với chữ 雒, họ Lạc 雒, con gái của Lạc Tướng 雒將 huyện Mê Linh.

    Hiện tượng này có thể do thói quen viết chữ của nhà Nho Việt khi thấy chữ lạc 貉 trong Lạc Long Quân là chữ đồng âm với lạc (駱, 雒) nên hễ thấy chỗ nào có" lạc "cũng viết 貉.

    Do đó theo chúng tôi, chữ lạc 貉 trong 貉龍君 không phải chữ lạc 駱, 雒 trong Âu Lạc, Lạc Hầu, Lạc Tướng[32] .

    Chúng tôi chỉ đồng thuận với Nguyễn Kim Thản, Vương Lộc và Lê Hữu Mục về tương đồng ngữ âm Hán - Việt khi đoán định LẠC = NƯỚC.

    Nhưng bằng truy nguyên khác, dựa gốc tích, huyền sử, chúng tôi xác định NƯỚC (nác, rac) chỉ gắn liền với danh hiệu LẠC Long Quân.

    Lời kết

    Danh hiệu Lạc Long Quân 貉龍君 của huyền sử Việt Nam từ bao đời nay để lại cho hậu thế một bí ẩn từ chữ Hán là 貉 vì chữ này không đọc theo từ thư, phiên thiết Hán là" hạc "," mạch "mà lại là LẠC.

    Kế tiếp công trình khảo cứu trước đây của các học giả, nhà nghiên cứu sử học, bằng truy nguyên khác, chúng tôi đi đến kết luận:

    Chữ 貉 xưa vốn là chữ 貈, có lẽ người cổ Việt chọn tự dạng này vừa để ký âm vừa gợi nhớ cuộc sống gắn bó với thuyền trên sông nước như vẫn còn lưu dấu tích trên trống đồng Đông Sơn.

    Do văn tự biến đổi theo thời gian, đến đời Trần, soạn giả Lĩnh Nam Chích Quái lưu lại tự dạng 貉 là chữ đồng âm của 貈.

    Âm Hán thượng cổ của 貈[gloowg]và 貉[glaag]rất gần với cổ âm người Việt là" lạc "nên có khả năng dùng để ký âm cho tiếng Mường - Việt là [rac], nghĩa là NƯỚC (nác).

    Cách đọc" lạc "貉 của tiền nhân Việt là đúng, không phải đọc sai lầm vì có căn cứ ngữ âm lịch sử của tiếng Hán [glaag]và phương ngôn tiếng Hán như Quảng Đông [lok3], Khách Gia [log6], Triều Châu [log8] .

    Vậy ban đầu ở thời giao tiếp Hán - Việt (Triệu Đà đến Hán thuộc), 貉 được người cổ Việt phát âm" lạc "và dùng để ký âm cho tiếng Mường-Việt là [rac]và 貉龍君 sẽ là Vua Rồng (龍 君) mang tên NƯỚC [rac](貉).

    Ý nghĩa của NƯỚC phù hợp danh hiệu Lạc Long Quân vì theo huyền sử, Lạc Long Quân sinh ra từ NƯỚC ở Thủy Phủ bởi mẹ là Long Nữ, con gái của vua Hồ Động Đình (tức Động Đình Quân), nên khi Kinh Dương Vương truyền ngôi cho Sùng Lãm, Sùng Lãm xưng danh hiệu Lạc Long Quân để luôn nhớ về quê mẹ, nguồn cội sinh từ NƯỚC của mình.

    Lạc Long Quân thường sống ở Thủy Phủ, sau khi chia tay Âu Cơ, vua đem 50 con trai về quê ngoại ở Thủy Phủ. Âu Cơ đem 50 con trai lên vùng đất liền, cao ráo ở Phong Châu, tôn con trưởng làm vua gọi Hùng Vương.

    Huyền sử cho biết, dân Văn Lang khi xuống nước đánh cá, thường bị giao long làm hại nên Vua Hùng dạy lấy mực xăm mình giống hình Long Quân để không bị thủy quái hại nữa.

    Sử cho biết tục xăm mình theo hình rồng gọi" thái long "đến đời Trần vẫn còn thịnh hành. Đây là dấu tích nhớ cội nguồn, Thủy Tổ người cổ Việt là Lạc Long Quân.

    Đ. V. T

    (SDB17/06-15)

    Chú thích:

    1. Lĩnh Nam Chích Quái Liệt Truyện (chữ Hán), nguồn: Vietnamese Nôm Preservation Foundation (VNPF), nomfoundation.

    2. ĐVSKTT (tập IV, kèm nguyên bản chữ Hán), Nxb. KHXH, Hà Nội 1993.

    3. Nguyễn Tá Nhí (Sưu tầm, chú thích, biên dịch), Việt Sử Diễn Âm (bản chữ Nôm), Nxb. VHTT, 1997.

    4. Thiên Nam Minh Giám - Gương sáng trời Nam (bản chữ Nôm), Hoàng Thị Ngọ (phiên âm, chú giải), Nxb. Văn Học. 1994.

    5. Nguyễn Thị Lâm (khảo cứu, sưu tầm, biên soạn) Thiên Nam Ngữ Lục (bản chữ Nôm), Nxb. Văn học & TT Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001.

    6. Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái, Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (bản chữ Nôm), Lã Minh Hằng (khảo cứu, phiên âm, chú thích), Nxb. Văn Học. 2008.

    7. Việt Sử Tiệp Lục Diễn Nghĩa, bản chữ Nôm, nguồn: Trangnhahoaihuong.

    8. Đặng Xuân Bảng, Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu (bản chữ Hán), Hoàng Văn Lâu (dịch), Nxb. KHXH, 2000.

    9. Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620 - 1659 (tái bản), Nxb. Tôn giáo, 2008.

    10. Nguồn sách của các tác giả P. Le Grand de La Liraÿe, Trương Vĩnh Ký, Edmond Nordemann từ các website: Archive.org, Gallica. Bnf. Fr, Books google, Persee. Fr.

    11. Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục. Cục Lưu trữ Nhà nước Việt Nam & Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, Nxb. Văn hóa, 1997.

    12. Ngũ thiên tự dịch quốc ngữ 五千字譯國語, Nguyễn Bỉnh, nguồn: Hannom

    13. Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt Nam tự điển, Ha Noi, Imp. Trung Bac Tan Van, 1931.

    14. Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển giản yếu, Nhà in Tiếng dân, Huế, 1932.

    15. Nguyễn Trần Mô, Nam Hoa tự điển, (Imp. Thuy-ky), Hà Nội, 1940.

    16. Nguồn tự điển: Dictionary. Sina, mogher, zdic

    17. 上古音查询, web: Eastling.

    www. Eastling.org/OC/oldage. Aspx

    18. An Chi, Lạc Long Quân nghĩa là gì? Đương Thời Xuân Nhâm Thìn 2012.

    19. Huệ Thiên, Hùng Vương hay Lạc Vương? Đăng trong Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm, Nxb. Trẻ, 2004.

    20. Sau bài Lạc Long Quân nghĩa là gì? , đến bài Cả dân gian lẫn trí thức đều có thể sai, nguồn: Petrotimes.

    An Chi ngầm chỉ trích cổ nhân sai lầm, ông viết:

    " Chúng tôi không cho rằng các cụ ta ngày xưa lại dốt đến độ không biết chữ [貉] không thể đọc thành "lạc", nghĩa là thực tế xưa nay mọi người (kể cả dân gian, trí thức) lưu truyền âm đọc "lạc" là vì dốt nát! "

    Đáng tiếc hơn, ông lấy tên tuổi của học giả Trần Trọng Kim với Việt Nam Sử Lược để quy tội:

    " Chúng tôi vẫn cho rằng sở dĩ cách đọc đó trở nên phổ biến do quyển sử của học giả họ Trần. "

    Nhưng như chúng tôi chứng minh trong bài, luận điểm của An Chi không khoa học vì thiếu thuyết phục, phiến diện và đầy chủ quan, cảm tính.

    21. Đào Duy Anh, Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nxb. VHTT, 2005.

    22. Khang Hy tự điển, Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã 1997.

    23. Các tài liệu chữ Hán như Thủy Kinh chú, Thái Bình Quảng ký, Hán thư.. tham khảo từ trang mạng Chinese Text Project, web: Ctext.

    24. Các âm Hán thượng cổ tra cứu theo 上古音查询.

    Nguồn: Eastling

    25. Alexandro de Rhodes (1651), Dictionarivm Annnamiticvm Lvsitanvm et Latinvm, bản dịch tiếng Việt của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính, Nxb. KHXH, 1991.

    26. Nguyễn Tài Cẩn, Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb. Giáo Dục (tái bản), 1997.

    27. Nguyễn Ngọc San, Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử (Tái bản có bổ sung và sửa chữa), Nxb. Đại học Sư phạm, 2003.

    28. Người Mường với văn hóa cổ truyền Mường Bi (nhiều tác giả), Nxb. Ủy ban huyện Tân Lạc, Sở VHTT Hà Sơn Bình, 1988.

    29. An Nam Tức Sự 安南即事, nguồn: Ctext

    30. Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc, Thử tìm hiểu nguồn gốc ngữ nghĩa của từ tố" Lạc"trong Hùng Vương dựng nước (tập IV), Nxb. KHXH Hà Nội, 1974

    31. Lê Hữu Mục, Nước, đặc trưng hình thái của tư tưởng Việt Nam (1), nguồn: Vanhoanghean.

    32. Chữ lạc 貉 trong Lạc Long Quân 貉龍君 không phải chữ lạc 駱, 雒 hoặc Hùng 雄 trong Lạc/Hùng điền, Lạc/Hùng dân, Lạc/Hùng Vương, Lạc/Hùng Hầu, Lạc/Hùng Tướng được sử Hán - Việt ghi chép. Về danh xưng Lạc 駱, 雒 và Hùng 雄 chúng tôi sẽ viết một khảo cứu khác.

    Nguồn

    Tapchisonghuong

    Còn tiếp
     
    Sai Nguyen thích bài này.
  5. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    Âu Cơ và năm mươi con trai

    [​IMG]

    "Lễ hội đình Viễn Lãm"
    Lễ hội đình Viễn Lãm (xã Bảo Yên) thờ Tuấn Vương thời Hùng Vương tổ chức 7 tháng Giêng với nghi thức tế lễ, rước kiệu, đánh cờ tướng.

    Lễ hội đình Đào Xá (xã Đào Xá) 28-29 tháng Giêng hàng năm. Đình thờ Hùng Hải Công, đền thờ 3 thủy thần húy là Tam Công con của Hùng Hải Công.

    Nay lễ hội bảo tồn tổ chức trọng thể với phần lễ trang nghiêm, phần hội gồm nhiều trò dân gian tiêu biểu như rước voi trận, kéo lửa thổi cơm thi, kéo co, chọi gà, thi làm cỗ thờ, bơi chải..

    Lễ hội đền Lăng Xương còn gọi đền Thánh Mẫu (xã Trung Nghĩa) tổ chức rằm tháng Giêng hàng năm thờ mẹ Đức Thánh Tản Viên với nhiều hoạt động lễ hội phong phú: Tế, lễ, rước kiệu, kéo co, hát chèo, hát nhà trò, hát bội..

    Xác định rõ tầm quan trọng đặc biệt bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, huyện Thanh Thủy triển khai nhiều biện pháp tích cực, hữu hiệu trong nghiên cứu, phục dựng lễ hội dân gian truyền thống, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa đến dân.

    Ông Nguyễn Văn Soạn - trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Thanh Thủy khẳng định:

    "Chúng tôi là địa phương đầu tiên trong tỉnh ban quy chế quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa. Thanh Thủy đặc biệt quan tâm, chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

    Toàn huyện hiện có 34 Di tích Lịch sử Văn hóa được xếp hạng, 5 Di tích Lịch sử Văn hóa xếp hạng cấp quốc gia.

    Nằm trong vùng đất cổ Văn Lang, Thanh Thủy nhiều di tích, lễ hội truyền thống gắn thời Hùng Vương, thể hiện sâu sắc, sinh động tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mà Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia đền Lăng Xương là điểm nhấn quan trọng.

    Nghiên cứu, phục dựng các lễ hội dân gian truyền thống, quản lý, tu bổ, tôn tạo các di tích, chúng tôi triển khai kế hoạch khôi phục lại đền Quốc Tế (xã Thạch Đồng) tương truyền là nơi thờ cúng Hùng Vương.."

    "Biến di sản thành tài sản" là cách bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả, thiết thực nhất, được Thanh Thủy hiện thực hóa qua các dự án phát triển du lịch gắn tiềm năng thế mạnh của vùng.

    Hệ thống Di tích Lịch sử Văn hóa độc đáo cùng tài nguyên nước khoáng nóng ở vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi phát huy thế mạnh giúp Thanh Thủy phát triển nhanh, mạnh các loại hình du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng.

    Khách thập phương về dâng hương tri ân công đức Thánh Mẫu, Tản Viên Sơn Thánh tại núi Ba Vì (Hà Nội), đền Lăng Xương (Trung Nghĩa, Thanh Thủy) tiện đường nghỉ dưỡng, thư giãn tại các điểm tắm nước khoáng nóng và khu vui chơi hiện đại, hoành tráng ven bờ sông Đà.

    Không còn là lý thuyết viển vông, các ngành nghề thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện.

    Năm vừa qua, giá trị thương mại, dịch vụ của Thanh Thủy ước đạt 286.193 triệu đồng, tăng 16, 2% so với cùng kỳ, chiếm 38, 1% cơ cấu kinh tế.

    Biết bảo tồn, phát huy, sử dụng giá trị văn hóa đúng cách góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân.

    Và di sản văn hóa cha ông để lại trường tồn cùng thời gian, ngày càng có tầm cao, vị thế mới.

    Nguồn:

    Vietsensetravel

    Còn tiếp
     
    Sai Nguyen thích bài này.
  6. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    Cổng đền Lạc Long Quân

    [​IMG]

    "Đền Lạc Long Quân"
    Núi Sim nhìn xa giống con rùa lớn hướng về hồ Hóc Trai, hai bên có Thanh Long, Bạch Hổ. Núi cao 94m, diện tích rộng 5ha, cách núi Nghĩa Lĩnh khoảng 1km, nơi có vị trí đắc địa, "sơn chầu thủy tụ."

    Cách cổng chính Đền Hùng về phía Đông Nam hơn 100m theo đường chim bay. Đứng trên đỉnh núi Sim có thể nhìn bao quát vùng đất rộng lớn, núi non trùng điệp.

    Trước mặt là cánh đồng trải rộng bằng phẳng, thoai thoải dần về phía hồ nước mênh mông.

    Bên trái có núi Hóc Nay, bên phải có núi Nỏn xa xa ẩn hiện đền Tổ Mẫu Âu Cơ. Cảnh thế hùng vĩ uy linh của sơn thuỷ tụ hội.

    29-3-2009, tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, UBND tỉnh Phú Thọ khánh thành đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân. Đền xây nhằm tưởng nhớ công ơn các tiền nhân có công dựng nước giữ nước.

    Đền thờ Lạc Long Quân trong quần thể di tích lịch sử Đền Hùng khởi công xây 26-3-2007 tại đồi Sim, xã Chu Hóa, Việt Trì, Phú Thọ, khánh thành 29-3-2009 đúng dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Kỷ Sửu 2009.

    Đền thờ Lạc Long Quân đầu tư xây mới đồng bộ, các hạng mục công trình kiến trúc, họa tiết mô phỏng hoa văn trên trống đồng Đông Sơn.

    Công trình đầu tư xây mới, mang phong cách kiến trúc truyền thống, được chọn lọc, liên hệ tương quan với kiến trúc đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn.

    Các họa tiết trang trí mô phỏng theo hoa văn trên trống đồng Đông Sơn được cách điệu:

    Hình ảnh người giã gạo, hình ảnh chim Lạc.

    Đền Lạc Long Quân quay hướng Tây Nam. Kiến trúc chữ "Đinh" chia các khu:

    Cổng đền, phương đình, tả vu, hữu vu, lầu hóa vàng, trụ biểu, cổng biểu tượng, đền thờ.

    Kiến trúc truyền thống gỗ lim, sơn son thếp vàng. Các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật xây trên diện tích 13, 9ha, đền chính rộng 210m2.

    Cổng đền có 4 cột xây bằng bê tông cốt thép; cổng chính rộng 4, 2m, cổng phụ rộng 2, 05m, ốp đá xanh bên ngoài, 4 mặt đục chạm hoa văn trên trống đồng cách điệu.

    Tiền đường ba gian, hai chái, bốn hàng chân; hậu cung ba gian, bốn hàng chân, tường xây bít đốc sau, cửa bức bàn. Phía trước tiền đường là tiền tế một gian hai chái, hai hàng chân.

    Kết cấu bộ khung đền bằng gỗ lim sơn son thếp vàng và sơn quang, tường bay xây gạch chỉ đặc, mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạch Bát Tràng, bó vỉa bằng đá xanh Thanh Hóa, tường bao quanh xây gạch chỉ đỏ đặc.

    +Cổng biểu tượng nằm phía trước phương đình, kết cấu cột bê tông cốt thép ốp đá đục chạm khắc hoa văn.

    +Trụ biểu cao 9, 2m, gồm 2 trụ nằm đối xứng hai bên trục chính, cao 9, 2m. Kết cấu bê tông cốt thép, ốp đá xanh đục chạm họa tiết hoa văn chim Lạc cách điệu.

    +Lầu hóa vàng nằm hai bên phía sau đền chính, kích thước (1, 64m x 1, 64). Kết cấu lầu bằng đá khối, vữa xi măng, trụ bê tông cốt thép, mái dán ngói giả cổ.

    +Phương đình: Nằm sau nghi môn, kích thước (5, 90m x 5, 90m), cao 6, 1m, kết cấu bằng gỗ, mái chồng diêm, nền lát gạch Bát Tràng.

    +Tả vu, hữu vu là nhà 5 gian, 2 hàng chân, diện tích 54m2. Kiến trúc cổ truyền thống, kết cấu cột gỗ có đường kính 29cm, cao 2, 8m; cửa bức bàn, nền lát gạch Bát Tràng, bó vỉa bằng đá xanh Thanh Hóa, tường bao quanh xây gạch chỉ đặc, mái lợp ngói mũi hài.

    Trong đền thờ Lạc Long Quân có các đại tự:

    - Quốc Tổ từ (đền Quốc Tổ)

    - Thụy ưng long tường (Điềm lành ứng với rồng)

    - Xích quang mãn địa (Ánh sáng đỏ tỏa khắp nơi)

    Và có các câu đối thể hiện uy linh của Lạc Long Quân và tấm lòng con cháu tưởng nhớ Quốc Tổ.

    Đồ thờ tự trong nội thất đền:

    Cửa võng, hương án, giá chiêng, bát bửu, hoành phi, câu đối.. được chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng.

    Tượng Lạc Long Quân bằng đồng nặng 1, 5 tấn, cao 1, 98m ở tư thế ngồi trên ngai, đặt trên bệ đá chạm khắc hoa văn theo mô-típ văn hóa Đông Sơn.

    Hai bên hai tượng tướng lĩnh hầu cận (Lạc Hầu, Lạc Tướng) cao 1, 80m tư thế đứng, mỗi pho nặng 0, 5 tấn.

    Đền thờ là biểu trưng truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn."

    6-3-ÂL hàng năm là đại lễ tưởng nhớ Quốc Tổ Lạc Long Quân.

    Đền Quốc Mẫu Âu Cơ

    Vị trí: Xây trên núi Ốc Sơn còn gọi núi Vặn, cao trên 147m so với mặt biển.

    Nằm trong khu di tích Đền Hùng, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và trong hệ thống "Tam sơn cấm địa" là núi Hùng, núi Trọc, núi Vặn.

    Đứng trên đỉnh núi Vặn bao quát vùng rộng lớn sơn thuỷ hữu tình. Phía trước núi Vặn là núi Hùng, nơi thờ tự các Vua Hùng.

    Núi Hùng trông xa giống đầu rồng lớn, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn phía sau. Bên tả có dòng sông Hồng, bên hữu có dòng sông Lô tựa hai dải lụa đào, bao bọc ba ngọn "Tổ Sơn" ở giữa.

    Phía sau núi Vặn là những dãy đồi lớn san sát như bát úp gắn truyền thuyết trăm voi chầu về Đất Tổ. Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng sơn thuỷ tụ hội.

    Đặc điểm: Đền Quốc Mẫu Âu Cơ dựa trên nền kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa thời Đông Sơn.

    Tổng thể kiến trúc:

    Nhà tả vu, nhà hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tứ trụ, cổng tam quan, nhà đón tiếp, nhà hành lễ, sân, vườn, hệ thống đường bậc, bãi quay xe thiết kế theo phong cách truyền thống xen lẫn tính hiện đại.

    Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn:

    Cột gỗ có thớt đá kê, tường xây gạch mộc đỏ, mái đền có đầu đao cong vút như cánh chim Lạc, trụ biểu đá giống cây bút đang viết lên trời xanh.. vừa cảm giác gần gũi với Mẹ vừa thiêng liêng cao quý.

    Đường xây trên vách núi cao từ chân núi lên cửa đền gồm 553 bậc đá bằng chất liệu đá Hải Lựu ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc và đá Trị Quận (Phù Ninh), đường đi có nhà đón khách và chỗ dừng chân.

    Cổng tam quan xây cao 5, 8m có 3 lối vào, lối chính cao 2, 2m, lối phụ hai bên cao 1, 2m. Khung cột, sườn mái bằng bê tông cốt thép, mái cổng lợp dán ngói mũi hài, các đao góc, các họa tiết chạm khắc mô phỏng hình chim Lạc.

    Điểm nhấn cảnh đền là bia và trụ bia bằng đá một mặt khắc chữ Nôm, mặt kia khắc chữ quốc ngữ ghi thời xây đền với đóng góp công đức của đồng bào cả nước.

    Qua cổng tam quan lên bậc đá thứ 500 bắt đầu vào cổng tứ trụ gồm hai trụ chính cao 6, 5m, hai trụ phụ hai bên cao 5, 2m.

    Cột trụ bê tông cốt thép, quanh đắp gờ chỉ tạo hoa văn, đắp trát các con giống thời Hùng Vương. 4 cột trụ vút thẳng trời cao biểu thị giao hòa giữa thiên nhiên và trời đất.

    Tiếp đến là hai trụ biểu cao 14 - 15m ốp bằng đá phiến xanh từ vùng Thanh Hóa, Ninh Bình, dày 20 - 30cm chạm khắc các họa tiết, con giống phổ thông theo hình chim Lạc được coi là hai trụ biểu độc đáo nhất cả nước. Sau trụ biểu là hai nhà bia xây trên diện tích 66m2.

    Kiến trúc mang tính chất đền chùa:

    Mặt bằng hình vuông, mái chồng diêm lợp ngói mũi hài Âm Dương, khung cột sườn mái bằng gỗ lim, nền lát gạch bát, xung quanh ốp đá xanh Thanh Hóa, đá Hải Lựu và bố trí các con lân bằng đá. Qua nhà bia vào khu đền chính nằm trên diện tích gần 500m2.

    Khu đền chính gồm đền thờ chính và hai nhà tả vu, hữu vu nằm hai bên, kiến trúc chữ "Đinh". Riêng thành lan can chạm khắc họa tiết hình chim Lạc và hoạt động văn hóa dân gian thời Đông Sơn.

    Đền chính đặt theo hướng Tây Nam, kiến trúc mái chồng diêm, mặt hình chữ "Đinh", khung cột sườn mái vách đố lụa bao che bằng gỗ lim tuyển chọn từ Quảng Bình, Hà Tĩnh.

    Đền dựng theo kiến trúc truyền thống với cột, khung, sườn, mái, vách ngăn bằng gỗ lim, tường xây bằng gạch bát.

    Nội thất trong đền gồm tượng Mẫu và hai tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng đúc bằng đồng với khối lượng khoảng 2 tấn.

    Tượng Mẫu Âu Cơ cơ bản lấy theo mẫu tượng đang thờ ở đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương (huyện Hạ Hòa – Phú Thọ), chỉ điều chỉnh đôi chút. Vật liệu lựa chọn công phu, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

    Các nhang án, đại tự, câu đối, bệ đặt trống đồng, giá treo chuông, treo chiêng, y môn.. được sơn son thếp vàng trên chất liệu gỗ quý.

    Hai bên tả vu là hai phù điêu khắc họa cảnh 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi bằng chất liệu gò đồng.

    Hai nhà tả vu, hữu vu đặt hai bên trái và phải đền chính cũng làm bằng chất liệu gỗ lim, lợp ngói mũi hài Âm Dương dùng làm nơi đặt đồ cúng lễ.

    Khu đền chính có hệ thống sân vườn tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên xanh - sạch - đẹp.

    Do nằm trên núi cao có độ chênh cốt lớn nên hệ thống sân vườn xây khá kỳ công, quanh đền chính xây kè 3 lớp, lớp trong cùng là tường chắn bằng bê tông cốt thép, lớp giữa xây bằng đá hộc, lớp ngoài ốp bằng đá ong lấy từ vùng làng cổ Sơn Vi, Thanh Đình huyện Lâm Thao (Phú Thọ).

    Công trình sử dụng hơn 8.000m³ đá, 5.300 tấn cát sỏi, 68.000 tấn xi măng, 250m³ gỗ lim. Sân trồng các giống cây đặc trưng ở đình chùa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam như đại cổ thụ, cây cau, cây si, cây ngọc lan..

    Từ trên đền chính những ngày nắng đẹp có thể phóng mắt bao quát toàn cảnh khu công nghiệp Bãi Bằng, thành phố Việt Trì, xa xa là 3 dải sông Hồng, sông Lô, sông Đà uốn lượn như rồng nhỏ ôm ấp chân núi Mẹ.

    Diện mạo đền hiện rõ với kiến trúc đẹp, hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh, hệ thống chống sét tiên tiến nhất hiện nay với sự góp công, góp sức của những người thợ, những nghệ nhân tên tuổi.

    Đền Quốc Mẫu Âu Cơ hoàn thành đúng dịp lễ hội Đền Hùng – Quốc lễ 2005. Đền đạt được ý nguyện quy tụ các giá trị văn hóa thời Hùng Vương, bảo đảm phục vụ du khách trong nước quốc tế, kiều bào ở nước ngoài về dự Giỗ Tổ Hùng Vương.

    Nguồn sưu tầm tổng hợp

    Còn tiếp
     
    Sai Nguyen thích bài này.
  7. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    Toàn cảnh Đền Mẫu Âu Cơ

    [​IMG]

    Đền Mẫu Âu Cơ - thờ Quốc Mẫu của dân Việt

    "Đền Mẫu Âu Cơ"
    Làng Hiền Lương (nay xã Hiền Lương có 3 thôn Hiền Lương (người tốt), Nang Sa (túi cát) và Tiểu Phạm ở hữu ngạn sông Thao, thuộc huyện Sông Thao là huyện phía Tây tỉnh Phú Thọ, giáp tỉnh Yên Bái, cách thành phố Việt Trì 80 cây số và tại vị trí tận cùng Tây Bắc.

    Thời 9 năm chống Pháp, Hiền Lương nằm trong xã Âu Cơ, gần đây mới tách thành xã Hiền Lương gồm 3 thôn kể trên. Đây là vùng tam hổ, nhị thủy, địa linh nhân kiệt, giàu có, nên thơ.

    Ngòi Vần và sông Thao bao quanh xã. Phía Tây núi Nả, núi Giáp cao sừng sững án ngữ, giàu lâm sản.

    Dưới chân hai núi này là những đầm sâu trong vắt, nhiều tôm cá. Cánh đồng Hiền Lương và Động Lâm khá rộng, lúa tốt vào loại nhất tỉnh xưa nay.

    Người Việt luôn tâm niệm miếng cơm hôm nay bắt nguồn từ cây lúa ngày xưa Mẹ Âu Cơ dạy cày cấy, áo quần mặc cũng từ cây dâu con tằm Mẹ dạy trồng.

    Ðến Đền Mẫu Âu Cơ (Hạ Hòa, Phú Thọ), một Di tích Lịch sử Văn hóa lâu đời gắn liền truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân để nhớ về cội nguồn dân tộc.

    Âu Cơ được Lạc Long Quân kén làm vợ, đưa về núi Nghĩa Lĩnh (nơi xây Đền Hùng nay). Tại đây Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở 100 con trai.

    Khi các con lớn khôn, Lạc Long Quân và Âu Cơ chia đôi số con để người lên rừng, kẻ xuống biển, gây dựng mở mang bờ cõi.

    Tương truyền trong 50 con theo Âu Cơ lên núi, con cả dừng ở đất Phong Châu dựng kinh đô Văn Lang cai quản đất nước, truyền ngôi 18 đời là các Vua Hùng.

    49 con theo mẹ tiếp tục ngược thượng nguồn sông Thao đến vùng Hiền Lương thấy có ba bề sông nước uốn quanh, lung linh bóng núi, đất màu mỡ, cỏ cây hoa lá tốt tươi, nơi hội tụ cá chim, muông thú, mênh mang đồng xanh ngút ngát.

    Mờ xa là núi Giác án ngữ, sau lưng là núi Muỗi làm tựa; sông hồ bên tả bên hữu làm ngai làm lọng. Mẫu hạ trại khai hoang lập ấp, dạy dân làng nghề trồng lúa, nuôi tằm, làm đường đi lại, bắc cầu qua khe suối.

    Huyền sử nói khi chia tay Lạc Long Quân, Âu Cơ dẫn các con trụ lại ở vùng Hiền Lương (thuộc Hạ Hòa - Phú Thọ nay) là nơi nhiều cảnh đẹp:

    "Mẹ dừng chân đốn gỗ chò để làm nhà. Mẹ gọi nước Ghềnh Hạc dội về. Mẹ gọi gió Chàm Lâm thổi ngược. Mẹ uốn sông Cái chảy đằng trước, xếp núi non trùng điệp đằng sau.

    Mẹ bảo con cháu khơi Ngòi Lớn bên phải, khơi Ngòi Vằn bên trái. Mẹ bảo dân đào Ao Muội và Móng Hội để thả cá.

    Mẹ dạy dân đắp gò trồng cây như Gò Cám, Gò Thị, Gò Sung, Gò Sở.. chim chóc rủ đến hót, hươu nai rủ chạy nhảy. Mẹ tìm ra hạt lúa.

    Mùa xuân Mẹ dạy dân cày bừa. Mùa hạ Mẹ dạy dân gặt hái. Đồi nương có lúa nếp xen lẫn nương mía, nương dâu. Mẹ dạy dân nhào bột nếp với nước mía làm bánh dằng.

    Dân làng bắt chước chế thành nhiều thứ bánh khác nhau như bánh rán, bánh mật, bánh nếp. Mẹ dạy dân dệt vải làm quần áo che thân. Hiền Lương thành vùng giàu có yên vui, cư dân ngày càng đông đúc.."

    Đến các đời sau ở đây còn có đồng cây hóp, cây dâu, cây cau, cây vải. Thấy muôn dân thạo nghề cày cấy, Âu Cơ cùng các con cháu đi khai phá các vùng đất mới. Sau này quyết định về sống với Hiền Lương, nơi gắn bó nhất cuộc đời Âu Cơ.

    Đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ xây thời Hậu Lê 1465. Theo sử sách, đời Lê Thánh Tông, năm thứ 6 niên hiệu Quang Thuận (1465), sai quan Lễ Bộ Tri Bảng Thần là Nguyễn Hiền sao lại bản sự tích Mẫu Âu Cơ để truyền lại.

    Bản sự tích nói hoàng đế thời đó sai Giám Quốc Sư đến Hiền Lương phong thần, cấp 30 quan tiền xây đền thờ Mẫu Âu Cơ.

    Khu đền nằm trên vạt đồi bằng phẳng, rộng gần 3ha ở giữa xã Hiền Lương, cạnh quốc lộ 32C nối các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội. Đền có tọa độ: 21°35'54 "N 104°55'5" E.

    Khu vực đền là mảnh đất hình chữ nhật dài khoảng 200m, rộng khoảng 150m với tường cao bao quanh. Từ Hà Nội lên khu Đền Mẫu đi đường bộ, đường thủy hoặc đường sắt.

    Đường bộ đi từ Việt Trì qua cầu Phong Châu sang hữu ngạn sông Thao rồi ngược đường 32C.

    Đường thủy xuất phát từ ngã ba Bạch Hạc ngược sông Thao đến bến Hiền Lương.

    Đường sắt từ ngã ba Việt Trì xuống ga Đan Thượng hoặc từ thành phố Yên Bái xuôi 20km sẽ tới.

    Đền trông hướng chính Nam có dòng nước chảy đến, phía trái có giếng Loan, phía phải có giếng Phượng, phía trước có ao sen và núi Giác đẹp như án thư, sông Hồng như dải lụa đào bao quanh.

    Đây là điểm khác biệt lớn so với các đền khác. Bởi thông thường đền dựng kiểu tựa non nhìn biển. Nhưng riêng Đền Mẫu Âu Cơ lại là tựa biển nhìn non.

    Sở dĩ có khác biệt, theo Đào Thị Nhạn trưởng ban quản lý khu di tích là để thể hiện mong muốn của Âu Cơ muốn tựa vào Lạc Long Quân và mắt hướng về quê nhà (vùng núi thuộc động Lăng Xương, Thanh Thủy).

    Nơi đây, trước kia là gò, quanh có nhà dân sinh sống nên còn gọi là xóm Gò. 1475 khi quan Giám Quốc Sư về thấy giữa cánh đồng có gò đất cao nổi lên.

    Ngôi đất phát anh tài, dân thanh tú, nhân vật phú cường bèn xây Đền Mẫu Âu Cơ. Trải nhiều thế kỷ do bồi đắp phù sa sông Hồng, nay gò thành bình địa.

    Thời gian và thiên tai, đền cổ xưa không còn nguyên vẹn, qua những lần bảo tồn, tôn tạo, đền vẫn giữ kiến trúc ban đầu.

    Đền xây kiểu chữ "Nhất", 5 gian vững chãi, dựng trên khoảng đất cao giữa cánh đồng rộng, mái lợp ngói mũi hài cổ kính, nền lát gạch Bát Tràng, sau đền có đa cổ thụ, cành lá tươi tốt, tạo nét thâm nghiêm, tĩnh mịch. Bà con kể đa bị sét đánh nhiều lần nhưng chưa bao giờ cằn cỗi.

    Kiến trúc đền không đồ sộ nhưng có những bức chạm gỗ quý được coi là tiêu bản nền nghệ thuật đương thời.

    Các cột đền bằng gỗ tứ thiết sơn son vẽ thấp hình rồng cuốn trang nghiêm, kết cấu vì kèo kiểu chồng rường, hạ bẩy.

    Trên các đầu dư, đầu bẩy, xà ngang, cốn nách, câu đầu.. đều đục chạm hình tứ linh và hoa lá có giá trị mỹ thuật cao, hoặc chạm các hoa văn khác với kỹ thuật đục bong, thủng trên các cốn mê, cửa võng và diềm chung quanh cửa thượng cung với hình ảnh tứ linh, tứ quý rất công phu, tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy.

    Trong đền xây thêm ban thờ Mẫu Thượng Thiên cạnh đa cổ thụ. Bên phải là khu sắp lễ. Bên trái là nhà thờ ban Đức Ông bằng gỗ quý.

    Trên Phật điện có bộ "Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân" tượng trưng 3000 Phật mọi thời, cho nhân ái vị tha, cho pháp lục và trí tuệ vô lượng vô biên để diệt trừ mọi u tối mầm mống tội ác.

    Dưới là tượng Phật A Di Đà, Thích Ca, các Bồ Tát, Đức Ông. Xung quanh đền vườn cây xanh tốt, cây đa, chò chỉ, lan, tùng.. hội tụ về. Các lãnh đạo nhà nước trồng rất nhiều cây lưu niệm trong Đền Mẫu Âu Cơ.

    Gian trong cùng đền tạo dựng thượng cung thờ cao 2, 2m bề thế. Điện thờ hai khối, bên ngoài thờ Vua Hùng, Cao Minh và tướng lĩnh với các ngai bài vị chạm lưỡng long chầu nguyệt.

    Phía trên cao là khám thờ đặt tượng Âu Cơ. Diềm khám thờ chạm hoa văn tứ quý (tùng, trúc, cúc, mai).

    Tượng Âu Cơ ngồi uy nghiêm trên ngai, áo đỏ, yếm trắng, một tay cầm ngọc, tay kia đặt trên đầu gối, chân đi hài cong (vân sào), đầu đội mũ lấp lánh hạt kim cương, nước da hồng, vẻ mặt đôn hậu. Đây là tượng thời Lê, giá trị nghệ thuật tạo hình và thẩm mỹ. Tượng Âu Cơ có niên đại khoảng 540 năm.

    Nhiều nhà điêu khắc đến chiêm ngưỡng nói tượng tạc theo lối tả thực, nghệ nhân xưa cố gắng tả Âu Cơ là Tiên vừa đẹp vừa phúc hậu, có tài kinh bang tế thế, theo thần tích và riêng việc Mẫu chọn vùng Hiền Lương chứng tỏ điều này.

    Đền còn lưu những bức chạm gỗ quý như tượng Đức Ông, long ngai, khám thờ, án gian. Có tượng con trai thứ hai của Mẫu.

    Tương truyền, người này là một trong các tướng của Mẫu, tài ba trung hiếu bên Mẹ suốt đời, được tôn Thượng Đẳng Thần.

    Đền nằm trong quần thể nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa. Cách đền 500m về phía Đông có đình thờ Đức Ông Đột Ngột Cao Sơn - Thánh Vương Nam Việt và hai tướng của Vua Hùng là Hùng Trấn Quý Minh và Hùng Trấn Bảo Quốc.

    Cách đó không xa về phía Tây là chùa Linh Phúc có chuông đồng đề chữ lớn "Linh Phúc tự chung" và 20 tượng cổ.

    Vùng đất Hiền Lương còn nhiều di tích khảo cổ thuộc nền Văn hóa Sơn Vi như Động Lâm, Ấm Thượng, Lang Sơn.

    Đặc biệt Hiền Lương - Hạ Hòa là chiến khu văn hóa trong chống Pháp với di tích đền Cả, nơi ra đời Hội Nhà văn Việt Nam và trụ sở nhiều cơ quan văn hóa nghệ thuật thời đó.

    Chiến khu Ngòi Vần - Hiền Lương vừa là di tích Cách mạng vừa là khu du lịch sinh thái lý tưởng. Do đường cách trở, nên thông thường du khách về Phú Thọ chỉ dừng chân ở khu Đền Hùng ở Phong Châu.

    Đền thờ Âu Cơ 3 lần được các triều đại Việt Nam sắc phong.

    Triều Lê Thánh Tông sai Giám Quốc Sư lên Hạ Hòa phong thần.

    Triều Nguyễn 1874, vua Tự Đức sắc phong là đền thờ Quốc Mẫu.

    3-8-1991, Đền Mẫu Âu Cơ được Bộ VH-TT cấp bằng công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia.

    Những năm gần đây, nhà nước đầu tư, dân công đức chỉnh trang, tôn tạo ngày càng khang trang, bề thế với kiến trúc chính chữ "Đinh" với ba gian hậu cung và năm gian đại bái.

    Đền ngày càng tôn nghiêm, xứng tầm vóc và ý nghĩa lịch sử, thỏa mãn ước nguyện con dân mọi miền đất Việt. Từ rất lâu, lễ hội tổ chức 3 ngày từ 5-1-ÂL và lễ chính được tổ chức ngày "Tiên giáng" mùng 7.

    Các ngày lễ khác như 12-3, 13-8, ngày "Tiên thăng" 25 tháng Chạp. Dân trong vùng từ xưa có câu ca lưu truyền:

    "Mồng 7 trong tiết tháng Giêng

    Dân hiền tế lễ trống chiêng vang trời.."

    Không nằm ngoài tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, lễ hội đền và tục thờ Âu Cơ liên quan tín ngưỡng thờ Mẫu rất phổ biến ở Việt Nam.

    Hàng năm, lễ hội hút hàng chục vạn đồng bào và du khách thăm, thờ cúng, tham gia hoạt động văn hóa.

    Nếu tính chung cả năm có triệu lượt khách về Hiền Lương cũng như đến các lễ hội đền Nghè, đình Đông xã Văn Lang, thăm thắng cảnh Ao Giời, Suối Tiên, đầm Ao Châu.. ở Hạ Hòa.

    Mở đầu cho các lễ hội trên quê hương Đất Tổ, đặc biệt là Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng, tôn vinh đón nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là Di sản Văn hóa Nhân loại.

    Năm nay lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ được huyện Hạ Hòa tổ chức 15, 16-2-2013 tức 6, 7 tháng Giêng năm Quý Tỵ.

    7 tháng Giêng là lễ cầu chính, mở hội lớn 3 ngày, chuẩn bị trước cả tháng. Dân làng họp bầu chọn xóm đăng cai (Xóm Chợ, Xóm Gò, Xóm Lớn).

    Nếu xóm nào quanh năm hòa thuận, không trộm cắp hoặc không có con cái chửa hoang thì đăng cai. Xóm lại chọn gia đình nào con hiền thảo, hòa thuận ấm êm mới được đăng cai.

    Tổ chức lễ hội mùng 7 tháng Giêng, sau Tết Nguyên Đán cả làng nhộn nhịp chuẩn bị. Mùng 3 và mùng 4 tháng Giêng hội đồng trưởng giáp tổ chức họp phân công chuẩn bị lễ vật.

    Làng có 2 giáp thường mỗi năm chọn 1 giáp. Lễ vật là cỗ chay nên nguyên liệu là gạo nếp và mật ngọt đỗ đen.

    Trưởng giáp cùng hội đồng chọn 1 số trai thanh, gái tú để chọn gạo. Gạo nếp cái hạt tròn mẩy đỗ đen không có hạt lép, hạt đọn.

    Chọn mật rất công phu, các giáp phải đặt với lò làm từ cuối năm trước, gia đình nào được đặt mật làm bánh rất vinh dự. Mật phải là mật ngọt sánh, vàng, thơm ngon mới đủ tiêu chuẩn.

    Giã bột làm bánh từ 5 tháng Giêng dưới kiểm tra, điều khiển của trưởng giáp và các già làng. Các chàng trai, cô gái khi giã gạo không được đùa cợt, phải nghiêm túc, để bột thật mịn, nhỏ.

    Có bột gạo và mật ngon, dân làng đem trộn với nhau nhào lăn thành hình tròn, cắt thành từng đoạn như đốt tre rồi cho vào nồi đồng hấp chín, cho lên đĩa buộc 4 chiếc một, đủ 100 chiếc làm lễ vật gọi là bánh dằng.

    Bánh chè kho nguyên liệu bằng đỗ xanh và mật giọt, thứ bánh truyền thống làm rất công phu.

    Đỗ xanh phải chọn hạt tròn mẩy, rang chín có mùi thơm, luộc rồi giã nhỏ, mật đun sôi, cắt đỗ trộn vào mật khi đặc sánh đóng vào khuôn thành hình phẩm oản, xếp lên đĩa thành lễ vật dâng Mẫu.

    Bánh ít (út) không thể thiếu trong lễ vật dâng Mẫu, nó có hình loa kèn, gói bằng lá chít (thứ lá chỉ có ở vùng núi trung du), nguyên liệu gạo nếp và đỗ đen, sản phẩm của cư dân nông nghiệp với tình cảm nàng út dâng Mẫu thời dựng nước.

    Việc chuẩn bị lễ vật làm lễ Tết Mẫu là rất quan trọng trong tổ chức lễ hội. Cùng việc làm lễ vật là sửa sang, tu chỉnh đền, đình.

    Trước đây tại Hiền Lương có đình Hiền Lương thờ Đức Ông Đột Ngột Cao Sơn. Sau này đình đổ nát, dân làng mới đưa tượng Đức Ông thờ trong Đền Mẫu như hiện nay.

    8h sáng 6 tháng Giêng khai hội, hoạt động văn hóa thể thao, vui chơi, giải trí đậm bản sắc dân tộc.

    Mỗi xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường THPT cử 1 đội bóng chuyền nam, 1 đội kéo co, 1 đội cờ tướng, 1 đội bắn nỏ, 1 đội đẩy gậy để tranh tài thể thao; thực hiện văn nghệ từ 15-20 phút để tham gia liên hoan văn nghệ quần chúng toàn huyện.

    Phần lễ từ 8h sáng 7 tháng Giêng với hai nội dung chính là rước kiệu từ UBND xã Hiền Lương vào Đền Mẫu và tế Mẫu do nữ sinh Trường THPT Xuân Áng thực hiện.

    Sân đình xã Hiền Lương cờ xí phấp phới, trống chiêng rộn rã, tất cả dân làng có mặt với những bộ quần áo đẹp, rực rỡ sắc màu.

    Mở đầu lễ hội là lễ tế thành hoàng ở đình với đội hình tham gia toàn nam giới, sau đó rước kiệu từ đình vào đền giữa dòng người rực rỡ quốc kỳ, cờ thần, cờ hội và âm vang tiếng trống, tiếng chiêng.

    Đúng 8 giờ sáng, đám rước vào sân đền. Tiếng trống, tiếng chiêng, bát âm sáo nhị.. thấy cỗ kiệu bát cống sơn son thếp vàng do 8 cô gái mặc đồng phục khiêng nhẹ nhàng, uyển chuyển theo nhịp trống.

    Đi đầu đám rước là những lá cờ thần, sau kiệu là những chức sắc bô lão mặc áo thụng xanh, áo dài khăn xếp, cuối cùng là dòng người dân làng và khách thập phương cười nói vui vẻ trẩy hội.

    Phường bát âm gồm đàn, sáo, nhị, trống, phách, sinh tiền.. vang trong không khí trang nghiêm, đèn nến các loại sáng rực, khói hương nghi ngút.

    Sau lễ dâng hương và lễ vật gồm 100 phẩm oản, hoa quả, 100 phẩm bánh chè kho, 100 bánh ít, hoa quả, hương, đăng, trầu, rượu, 100 bánh dằng (lễ vật của 100 con dâng Âu Cơ) cùng bỏng nổ, xôi, bánh ngọt; hèm cầu là nắm cơm với bát muối vừng.

    Ngày chính lễ mồng 7, có mấy chục mâm, xếp cả trăm bánh ngọt cùng bỏng nổ, xôi, oản đội đầu dâng Mẫu.. Nghi thức chia 2 phần: Rước kiệu và tế.

    Phần rước là rước Đột Ngột Cao Sơn và hai con trai của Cao Sơn là Hùng Trấn Quý Minh và Hùng Trấn Bảo Quốc thờ ở đình làng (tượng trưng bằng bát hương) cách đền chừng nửa cây số về phối hưởng lộc.

    Sau đó đến đội tế nữ. Phần lễ tế ở đây đều do nữ đảm nhận. Đội tế nữ gồm các cô gái thanh tân, có nhan sắc, học vấn, mặc áo dài màu vàng, hồng, xanh, tím, đội khăn kim tuyến, đi hài thêu, thắt lưng lụa, thành tâm điểm thu hút chú ý.

    Riêng chủ tế trang phục toàn đỏ. Sau khi tế nữ xong, dân địa phương và khách thập phương nô nức đến lễ Âu Cơ, dâng hương, dâng sớ, cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn.

    Ngoài đền các trò chơi dân tộc như đu tiên, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, bóng chuyền, cờ tướng, cờ người, chọi gà, tổ tôm điếm, cướp cờ, đánh phết, hát ghẹo, hát Xoan.. đều có treo thưởng của ban tổ chức lễ hội.

    Đặc biệt có tục làm bánh vôi từ bột gạo nếp và nước mía là đặc sản ngon nổi tiếng vùng Hạ Hòa. Ngoài ra có những bài hát ca ngợi Âu Cơ.

    Ngày thứ 3, tế nữ xong là lễ rước kiệu từ đền về đình để kết thúc lẽ hội chào mừng "Tiên giáng."

    Đối với các ngày lễ khác trong năm tuy không sôi động, nhộn nhịp bằng 3 ngày lễ hội đầu tháng Giêng nhưng vẫn rất trang trọng, thiêng liêng, dân địa phương cùng đông khách thập phương mọi miền đất nước và cả Việt kiều hành hương về lễ Tổ Mẫu.

    Đền Mẫu Âu Cơ là Di tích Lịch sử Văn hóa lâu đời, di sản quý báu của cả nước, ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc cho con cháu muôn đời.

    Dịp lễ hội, đặc biệt đầu năm, từ 7-9 tháng Giêng, đến với Đền Mẫu Âu Cơ thành tập quán, nét đẹp văn hóa.

    Đến với Âu Cơ dịp này cũng như đến với các Vua Hùng dịp Giỗ Tổ 10-3 hàng năm là biết ơn Tổ tiên, hướng về cội nguồn dân tộc, tình cảm, đạo lý:

    "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây."

    Đó là nguồn sức mạnh để dòng giống Lạc Hồng quyết tâm đoàn kết bảo vệ giang sơn, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh hiện đại hơn, nhưng vẫn bảo tồn và tiếp tục phát huy hơn nữa những nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

    Đặng Đình Vương quê ở đây, từng làm Chủ tịch UBND huyện Hạ Hòa. Anh kể những năm 60 thế kỷ trước, sáng mùa Xuân, khói sương bảng lảng chưa rõ mặt người, cụ bà đi chợ sớm thấy phía trước có bóng to cao lừng lững. Cụ chào, không thấy thưa. Hỏi, không nói. Rảo bước đến gần mới nhận ra.. Không phải người! Một cụ gấu.

    Cả làng náo động. Mõ, trống, thanh la, giáo mác. Cụ gấu không sợ hãi, rảo bước vào Đền Mẫu Âu Cơ. Dân làng vây kín vòng trong, vòng ngoài. Có kẻ liều lĩnh cầm mác xông vào, cụ gấu tát vỡ quai hàm.

    Những kẻ quá khích hô bắn, bắn. Mấy loạt súng AK nổ vang. Khi cụ gấu tắt thở, dân làng xẻ thịt chia nhau. Nghe nói sau đó cả làng không yên ổn. Nhiều vụ đau lòng xảy ra. Người ta cho rằng, cụ gấu là thánh linh hiện hình! Và có rắn trắng thường xuất hiện ở Đền Mẫu.

    Thực hư đến đâu, chuyện kể vẫn chỉ là chuyện kể. Nhưng đằng sau là bao ngụ ý sâu xa. Có thời ấu trĩ, chúng ta phá đền, phá chùa, phá rừng, săn bắn động vật hoang dã tàn bạo.. làm mất cân bằng môi trường sống, xâm phạm vào hồn thiêng sông núi. Hậu quả phải gánh chịu là nhãn tiền.

    Đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ ở Yên Thế

    Trên quê hương Bắc Giang có di tích đền Âu Cơ, thuộc xã Đồng Lạc, huyện Yên Thế. Đền Âu Cơ là một trong nhiều Di tích Lịch sử Văn hóa tỉnh Bắc Giang, nhưng có lẽ đây là đền độc đáo ở địa phương thờ Âu Cơ.

    Xây từ bao giờ không ai rõ. Nay đền vẫn lưu một tượng Âu Cơ, hai đôi câu đối cổ thời Nguyễn ca ngợi công đức Âu Cơ. Đền còn lưu một thượng lương ghi:

    "Mùa xuân ngày tốt, năm Đinh Hợi dựng thượng lương. Nét chạm khắc hình đao mác tinh xảo trên gỗ ở thượng lương mang phong cách thời Hậu Lê."

    Đền Âu Cơ có từ lâu và được tu sửa lớn thời Hậu Lê, thời Nguyễn và các giai đoạn sau này.

    Đền tọa lạc trên gò đồi thấp ở cạnh thôn Đền và trục đường 292 nhìn ra hướng Nam ghé phía Đông, phía trước là trục đường 292 đi Cầu Gồ và Bố Hạ, bên kia là cánh đồng và khu dân cư đông đúc.

    Đền nay kiểu tiền nhất hậu đinh gồm bái đường 3 gian, 2 chái, các cấu kiện kiến trúc gỗ đơn giản không chạm khắc, liên kết các vì mái kiểu, vì kèo cánh báng.

    Trong bái đường đặt đôi câu đối ở gian giữa ca ngợi công đức người mở nghiệp nước Nam:

    Mở nghiệp nước Nam, nhiều đời lưu truyền nền Âu Lạc

    Tên người sử Việt muôn năm thành tạo nghiệp Đế Vương.

    Qua khoảng sân nhỏ tới tiền tế 3 gian xây tường hồi bít đốc, bờ dải xây gạch phủ áo vữa nối hai trụ biểu phía trước.

    Đỉnh hai trụ biểu có hai con nghê đang ngoảnh đầu ra ngoài như kiểm soát khách hành hương trước khi vào lễ đền.

    Tiền tế có bốn vì, liên kết vì mái kiểu với vì kèo cánh báng, không chạm khắc. Bên trong tiền tế có câu đối ca ngợi công đức Âu Cơ:

    Vâng mệnh giáng sinh làm Mẹ thiên hạ

    Sắc Phong "bất tử" là vị Thần nước Đại Nam.

    Trải chiến tranh, đền vẫn hội tụ tín đồ thập phương, nơi từng diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng địa phương.

    Những năm đầu khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám (1884-1913), đền là nơi liên lạc của tướng lĩnh và nghĩa quân Hoàng Hoa Thám.

    Thời tiền khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945, đền còn là nơi tuyên truyền Cách mạng của Đảng.

    1946, đền là một trong những địa điểm của huyện Yên Thế bầu cử Quốc hội khóa I nước Việt Nam độc lập.

    Chống Mỹ, đền tiễn đưa hàng trăm con em địa phương lên đường đánh Mỹ.

    Di tích đền ghi dấu mốc lịch sử quan trọng, thời dựng nước của dòng dõi con Lạc cháu Hồng trên quê hương Bắc Giang.

    Đồng Ngọc Dưỡng

    Đền Đuông

    Nằm trên đường du lịch theo tuyến QL. 2 về thăm Đất Tổ Hùng Vương, đền xây trên gò đất cao thuộc xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường.

    Không gian yên tĩnh thoáng đãng, đền thích hợp là điểm du lịch tâm linh những ngày cuối tuần, ngày lễ. Đền thờ Đông Hải Long Vương, con thứ 25 của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Vì kiêng huý chữ "Đông" nên dân mới gọi tên đền là Đuông.

    Theo truyền thuyết:

    Đông Hải Long Vương được Hùng Vương giao cho cai quản vùng Bồ Sao, trị thuỷ sông Hồng, thu nạp dân phiêu tán vì lũ lụt về khai phá trại ấp, giữ yên tĩnh cho các làng chạ suốt vùng châu thổ, từ ngã ba Hạc ra cửa biển.

    Các triều đại sau này sắc phong cho ngài là "Đông Hải Long Vương Tế Thế Chi Thần."

    Nằm hài hòa với thiên nhiên, giữa những cánh đồng, đền Đuông hình chữ "Công."

    Tiền đường và hậu cung nối nhau bằng ống muống. Toàn bộ công trình có 48 cột, hình chum, phình ở giữa, thuôn hai đầu.

    Các cột kê trên đá tảng, chia bốn hàng vững chắc. Các kèo làm lối kẻ chuyền, bào trơn đóng bén. Thượng lương đặt trên giá chiêng.

    Ống muống có cấu trúc hai tầng mái kiểu chồng diêm mỗi cạnh 6m nổi thành lầu chuông, lầu trống. 10 tượng cổ:

    Đông Hải Long Vương, Thụy Minh Thái Phu Nhân, Mục Trinh công chúa, quan văn, quan võ, lưỡng sư.

    Đồ đồng có đỉnh và 4 cây đèn to cao, màu đen bóng. Đền còn bảo tồn 14 đạo sắc phong từ thời Cảnh Hưng (1745) đến đời vua Khải Định (1925) và cuốn Ngọc phả ghi rõ thần tích, lịch sử đền.

    Đến đền Đuông thỏa mãn nhu cầu du lịch tâm linh, tham gia chợ quê cách đền khoảng 100m.

    Sáng sớm với những món quà quê hấp dẫn lý thú phần nào phản ánh cuộc sống sinh hoạt của dân xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Đầm Đa

    Đầm Đa là tên gọi chung quần thể các di tích lịch sử như Đền Mẫu Âu Cơ, chùa Tiên.. cùng rất nhiều hang động nằm trên địa phận xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.

    Nhưng với nhiều người, có lẽ Đầm Đa vẫn còn lạ lẫm. Hành trình khám phá bắt đầu từ đền Trình. Mới sáng sớm, khoảng sân phía trước và trong đền chật khách thập phương, khói hương nghi ngút.

    Khách du lịch tới Đầm Đa đông nhất từ đầu tháng Giêng tới tháng 3 Âm Lịch là khoảng thời gian chùa Tiên mở hội.

    Từ đền Trình, theo đường nhỏ nằm cạnh cánh đồng lúa xanh mướt, chúng tôi hòa vào dòng người đang tấp nập đi lễ tại Đền Mẫu Âu Cơ, đền thờ Mẫu của dân nơi đây.

    Đền là một nhà sàn tựa lưng vào núi. Trước kia đền vốn chỉ là nhà sàn nho nhỏ, sau này xây lại to đẹp hơn nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc này.

    Ở Đầm Đa, các đền chùa hầu hết thờ các nhân vật trong truyền thuyết xa xưa như Âu Cơ, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười, cô Chín.

    Hầu hết đền chùa, am thờ đều đặt trong hang động. Hình ảnh những khối thạch thũ muôn hình muôn vẻ phía sau các ban thờ làm tăng vẻ linh thiêng, huyền bí.

    Những khối thạch nhũ, tuyệt tác tạo hóa với vẻ đẹp diệu kỳ, gắn chuyện về bọc trăm trứng của Âu Cơ, những đào tiên khổng lồ cùng những đụn vàng, đụn bạc tuôn chảy.

    Quần thể hang động kỳ thú nằm trong những ngọn núi liên tiếp nhau tạo Đầm Đa sức hút hấp dẫn. Để vào các hang động phải leo qua những bậc thang đá tới lưng chừng núi.

    Hành trình khá vất vả nhưng thỉnh thoảng từ triền núi ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên xanh màu cây trải rộng nên thơ xa xa phía dưới, như được tiếp thêm sức lực.

    Xen lẫn các quãng leo núi là những đoạn đường bộ băng qua những ruộng đồng, đầm hồ hữu tình, bước chân nhẹ thênh.

    Đường đến động Tam Tòa hiểm trở hơn rất nhiều so với các hang động khác, nhưng đến Đầm Đa mà chưa tới Tam Tòa coi như chỉ biết tới một nửa vẻ đẹp của quần thể danh thắng này, chúng tôi lại tiếp tục hành trình.

    Mỗi khối thạch nhũ trong động Tam Tòa là một câu chuyện lý thú khơi gợi trí tưởng tượng: Cây Bồ Đề, tòa sơn trang, giường Tiên..

    Thạch nhũ khi trong như dòng thác chảy dài ánh vàng ánh bạc, khi uốn lượn mềm mại như lụa. Để ý kĩ sẽ thấy vô số bụi sáng bé bằng hạt cát lấp lánh trên bề mặt.

    Ước tính Đầm Đa có hơn 20 động lớn nhỏ khác nhau mà đẹp nhất, lộng lẫy nhất phải kể động Tam Tòa, động Thủy Tiên, động Cung Tiên, động Hoàng Mười.. Mỗi động đem đến cảm giác khác biệt.

    Nhưng tại Đầm Đa thời gian diễn ra lễ hội chùa Tiên, đôi khi du khách có dịp thưởng thức một vài giá hầu đồng lúc đêm trong hang động là trải nghiệm khó quên!

    Từ hàng nghìn năm nay, hình tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ là hình ảnh thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, nhiều đền lập nên để thờ phụng người Cha, người Mẹ của giống nòi.

    Nhưng nếu nói nơi có quy mô bề thế phải kể tới đình Bình Đà (ở xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây).

    Đình làng Bình Đà có từ nhiều thế kỷ trước và luôn được dân làng chăm chút tu sửa hàng năm, ở đình có bia ghi từ năm Kỷ Mùi (1919) viết:

    "Đình làng ta thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân đã có từ lâu đời..", và hai bia có họa tiết hình rồng rất đẹp thời Lý..

    Ngoài ra, đền thờ Lạc Long Quân còn lưu giữ bức chạm nổi sơn son thiếp vàng đầu thế kỷ 11. Bức chạm được phối trí nội dung rất trang trọng:

    Giữa tầng 2 và 3 là hình tượng Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào, tay cầm hốt, chân đi hia, được xem là một cổ vật quý giá của quốc gia.

    Lễ giỗ Quốc Tổ Lạc Long Quân tổ chức 6-3 Âm Lịch, trước 4 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm Lịch) tại Đền Hùng, Phú Thọ.

    Ngày lễ tưởng niệm này, dân làng bày đủ lễ vật trước hương án như 100 bánh oản, 100 quả chuối, 100 bánh dẻo, 100 ghế chéo để mời 100 con của Lạc Long Quân và Âu Cơ về dự hội.

    Riêng Quốc Mẫu Âu Cơ được nhà nước ta đề nghị đưa vào danh sách "các Nữ thần trên thế giới" do Cơ quan Văn hóa - Giáo dục và Khoa học Liên Hiệp quốc (UNESCO) chủ trì xét duyệt.

    Nguồn:

    Vinhphuctourism

    Web phuot

    Lehoi. Cinet

    Tapchisonghuong

    Bodetam

    Còn tiếp
     
    Sai Nguyen thích bài này.
  8. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    Bức phù điêu ở đền thờ Bình Đà

    [​IMG]

    Lễ hội làng Bình Đà

    "Lễ hội làng Bình Đà"
    Từ hàng nghìn năm nay, hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ là hình ảnh thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, nhiều đền lập để thờ người Cha, người Mẹ của giống nòi. Nhưng nếu nói nơi quy mô bề thế phải kể đình Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Tây).

    Nói làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội, nhiều người nghĩ tới làng làm nghề pháo truyền thống xưa, nhưng ở làng ven đường quốc lộ 21B này có truyền thống lâu đời với nhiều đình, chùa, miếu mạo, Văn Chỉ.. do dân làng dựng từ xa xưa được ghi vào sử sách.

    Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội là "vùng đất thánh" bởi hiện diện Tam giáo:

    Đạo Phật với chứng tích là 5 chùa: Cảnh Thạc, Âm, Cả, Gã, Bụt Mọc.

    Đạo Giáo với quán Ông.

    Đạo Nho còn 3 Văn Chỉ lưu giữ trong làng.

    Từ Hà Đông xuôi QL. 22 khoảng 9km gặp bia:

    "Đình Nội Bình Đà thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân. Đình cách trung tâm thành phố khoảng hơn 20km, trên đường đi Chùa Hương, cạnh QL. 22."

    Đình thờ Lạc Long Quân nằm trên khu đất rộng, rợp bóng cổ thụ nhiều trăm năm tuổi. Như các đình khác, đao cong uốn lượn vươn cao, đặc điểm là họa tiết có bình rượu cô dịch hay nước thần bắt nguồn từ ao trời, hương thơm hơn cả hương lan, hồ tiêu, ngọt hơn cả rượu lê, rượu táo..

    Đình còn lưu bức chạm nổi sơn son thếp vàng đầu TK. 11. Bức chạm phối trí nội dung trang trọng:

    Giữa tầng 2 và 3 là hình tượng Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc hoàng bào, tay cầm hốt, chân đi hia, đây là cổ vật quý. Lưu nhiều di vật quý:

    Thần tích, sắc phong, bia ký, chuông đồng, đồ tế tự của các thời Lý đến Lê Trung Hưng, đặc biệt còn phù điêu sơn son thếp vàng cảnh Lạc Long Quân cùng văn võ bá quan xem hội đua thuyền có giá trị nghệ thuật chạm khắc.

    Phù điêu chạm hình tượng Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc hoàng bào ở giữa, bên cạnh là 20 quan văn, 16 quan võ, 18 thị nữ mặc áo dài, phía xa có voi ngựa và một tốp nam thanh niên đội mâm hoa quả, tiền cảnh phù điêu là dòng sông với 10 thuyền rồng là cổ vật quý.

    Cảnh trong phù điêu là phong tục lễ hội dân gian người Việt cổ và kết tinh văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc.

    Phù điêu này đi qua giai đoạn tiêu thổ kháng chiến chống Pháp vẫn nguyên vẹn, điều này cùng những sắc phong là bằng chứng chính xác cho nhà nghiên cứu sử Việt về ra đời truyền thuyết Lạc Long Quân và khởi nguyên dân Việt tại vùng đất này.

    Đình còn lưu hoành phi, câu đối ca tụng tài năng, trí đức của Quốc Tổ, chạm khắc tinh vi theo mẫu điêu khắc hoa văn truyền thống:

    "Tứ phương hội tụ ngưỡng chi ân Quốc Tổ

    Vạn lý hành hương mộ cổ địa Bảo Đà"

    Câu đối treo ở cửa hậu cung:

    "Đức hóa uông hàm quang đỗ chửng

    Ninh thanh hách chạp tự Phong Châu"

    (Mở nước sáng soi từ bến đỗ

    Tiếng thiêng hiển hách tự Phong Châu).

    Cửa đình là đại tự "Vi Bách Việt Tổ' (Tổ của trăm họ Việt). Đây là điều đặc biệt không nơi nào có.

    Đình có khi cùng dân tiêu thổ kháng chiến, những cổ thụ từng bị chặt làm bàn ghế cho học sinh, nhưng khi hiểu những giá trị văn hóa quý báu nên được trùng tu.

    Miền đất này xưa cổ thụ nhiều vô kể, dân nói đó là nơi lập đàn tế, hội tụ nhiều cuộc hội họp của tướng sĩ các triều đại. Màu thời gian xanh thẫm trên lá càng tôn vẻ uy nghiêm.

    Đình làng Bình Đà có từ nhiều thế kỷ trước và luôn được dân làng chăm chút tu sửa hàng năm, đình có bia ghi từ năm Kỷ Mùi (1919) :

    " Đình làng ta thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân đã có từ lâu đời.. "

    Và 2 bia có họa tiết hình rồng rất đẹp thời Lý. Đình Nội đặt trên thế đất 10.000m2 hình rùa (hoàng cung quy) đầu hướng về mặt trời mọc. Bắc, Đông, Nam đều có dân cư quần tụ.

    Đình nhìn về hướng Tây, hướng Tản Viên Sơn, đồng điền nhô lên Ba Gò (còn gọi Bảo Hoa, Tam Thai) mang dáng hình hổ phục.

    Từ Kựu Đà, Bảo Cựu, hay Bảo Đà, đến nay là Bình Đà.. cho thấy dòng chảy văn hóa ngàn đời.

    Đất này là đất thiêng, lục long triều hội, lưỡng phượng giao vi, con Lạc cháu Hồng bao đời hun đúc trí tuệ tài năng và công lao để xây vùng đất khởi nguyên này bằng tháng ngày mở đất đầy gian nan.

    Đình Nội kiến trúc khá độc đáo:

    Trước thời Nguyễn nơi thờ Lạc Long Quân là miếu, cuối triều Nguyễn (1918) được trùng tu thành đình bề thế như ngày nay. Đình Nội được cấp bằng Di tích Lịch sử Quốc gia. Theo sử sách, Đình Nội thờ Lạc Long Quân.

    Lạc Long Quân diệt yêu quái và thú dữ ở Biển Đông, giữ nước khi giặc phương Bắc tràn vào; dạy con dân canh tác nông nghiệp, chài lưới, dệt vải để có cuộc sống ấm no.

    Lạc Long Quân cùng các con về Nam Hải, theo truyền thuyết dân gian thì nơi đây là đất Bảo Cựu (đất làng Bình Đà nay). Đến đời Khải Định (1918) đình được trùng tu quy mô hoành tráng.

    1947, đình bị Pháp phá hủy, do những biến động của lịch sử, thời tiết và thời gian, di tích đối mặt xuống cấp nghiêm trọng, nay chỉ còn dấu tích kiến trúc thời Nguyễn.

    1980 đến nay được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền địa phương, ngành văn hóa các cấp cùng công đức của bách gia trăm họ, kiều bào nước ngoài, dân xã Bình Minh xây lại đình trên nền tảng cũ kiểu chữ" Đinh ", tường gạch bao quanh, hậu cung đặt long ngai Lạc Long Quân, cung đệ nhị đặt đồ thờ (tế tự), tiếp đến đại đình (đại bái), phương đình nơi đặt lễ.

    Hai bên tả mạc đường bệ bao khu sân gạch rộng lớn, bốn mùa rợp mát bóng cây. Trước Ngọ Môn là sân kề bên ao sen mới được khôi phục năm Canh Dần, ao rộng 500m2 ngào ngạt dâng hương.

    Mặt nhật trên mái đền soi bóng xuống ao sen. Cụ thủ đền kể, mặt trời mọc, chiếu ánh sáng vào mặt nhật, soi bóng xuống ao sen, tỏa hắt lên muôn vàn luồng năng lượng sinh khí của tất cả giờ" hoàng đạo "trong ngày, ngược lại chiều xế tà làm trăm họ thông minh, sáng suốt.

    Thế mới biết phong thủy Lạc Việt được các thế hệ người Việt sử dụng thật tài tình.

    Cuối 2009, UBND thành phố Hà Nội quyết định trùng tu, tôn tạo Đình Nội Bình Đà với kinh phí 30 tỷ. Việc trùng tu nhiều khó khăn, do hầu hết cấu kiện gỗ bị mối mọt, gạch ngói mục nát.

    Để có mẫu gạch ngói theo đúng nguyên bản cũ không phải dễ. Anh Hoàng Đình Phương chỉ huy phó công trình cho biết riêng ngói để lợp mái đền, chúng tôi phải về tận làng Tốt Động, huyện Chương Mỹ, đặt một gia đình chuyên sản xuất ngói thủ công với khuôn mẫu riêng.

    Gạch lát đền đặt ở làng Bát Tràng theo mẫu cổ. Đình Nội trùng tu tất cả hạng mục, theo ông Lê Thanh Liêm - thành viên ban bảo vệ di tích lịch sử xã Bình Minh, người trực tiếp giám sát quá trình trùng tu, trùng tu hậu cung kỳ công nhất. Hậu cung vốn có hệ thống vòm bằng gạch bị ẩm mốc, mục nát.

    Đơn vị thi công mất hàng tháng khôi phục hệ thống trần vòm này với bức cốn chạm lưỡng long chầu nguyệt.

    Trùng tu phương đình tốn khá nhiều công sức, bởi gian này có 16 cột trụ kích thước lớn, hai người ôm mới xuể. Gỗ lim có đường kính lớn làm cột trụ phải đặt mua gỗ từ tận Thanh Hóa và Lào.

    Tám mái cũng như ở các đầu xà, đầu kìm.. của phương đình chạm khắc hoa văn tinh xảo. 30 thợ làm việc trong hơn 6 tháng mới hoàn thành phần tu bổ phương đình.

    Từ những năm 1986, chính quyền xã lập hồ sơ gửi lên Bộ VHTT và được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia. Dân làng luôn coi trọng trông nom tế tự.

    Những cụ từ được trông coi đình bao giờ cũng có danh tiếng trong làng. Họ trung thực, gia đình yên ấm, con cháu hiếu thảo.. Việc của đình cũng là việc của mỗi người, của làng, của xã, rộng hơn là của các cấp chính quyền.

    Công trình trùng tu khánh thành đúng dịp tổ chức hội làng Bình Đà (1-7-3 ÂL). Từ 22 đến 28-3-2012 (1 đến 7-3 Âm Lịch), làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội diễn ra hội làng Bình Đà tưởng nhớ Lạc Long Quân có công khai hoang, dựng nước, và thành hoàng làng Linh Lang Đại Vương có công dẹp giặc Chiêm.

    Chính hội 26 và 27-3-2012 (5 và 6-3 Âm Lịch) với màn rước" giao hoàn "từ Đình Nội (thờ Lạc Long Quân) ra Đình Ngoại (thờ Linh Lang Đại Vương) rồi về Đình Nội.

    Đám rước có các đội trống, cờ, múa sênh tiền, giá trống, giá chiêng, bát bửu, đèn lồng cùng những mâm cỗ chay xếp trước hương án các lễ vật:

    100 phẩm oản, 100 quả chuối, 100 miếng cau đậu.. 100 bánh dẻo, 100 ghế chéo để mời 100 con của Lạc Long Quân và Âu Cơ về dự hội.

    Những ngày chính hội nhiều nghi lễ cũng như hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tổ chức, đặc sắc nhất là lễ rước thả bánh vía xuống long cung vào chính hội (6-3).

    Kiệu rước có lọng, tàn, quạt hầu hai bên. Đi sau kiệu là hai chủ tế Đình Nội và Đình Ngoại, hai ông từ, hai ông trùm thôn cai, đại diện gia đình làm bánh vía và phường bát âm.

    Đám rước từ Đình Nội đến giếng và dừng bên bờ giếng khoảng giờ Ngọ. Tại đây có 3 người rước đài bánh kính cẩn đi theo 1 người cầm đuốc dẫn đường, theo sát mép nước.

    Tới giếng, chủ tế đọc lời cầu khấn rồi mở đài lấy từng bánh ra bóp nát thả xuống giếng trong khu cót quây sẵn, đợi bánh chìm hẳn mới tốt và người hành lễ mới tròn trách nhiệm.

    Tục truyền, những bánh chìm hẳn báo hiệu một năm làm ăn may mắn, thuận lợi. Sau đó lễ rước" hoàn cung "tổ chức với màn rước sáu kiệu từ Đình Nội ra Đình Ngoại.

    Khi lễ cáo trình thánh ở Đình Ngoại kết thúc, 3 kiệu để lại đình, còn 3 kiệu được rước trả về Đình Nội.

    Ngoài phần lễ tổ chức long trọng, lễ hội làng Bình Đà còn nhiều trò dân gian: Cờ tướng, cờ người, kéo co, chọi gà và văn nghệ tại sân đình.

    Theo tục lệ xưa, mùng 1 rước sáu kiệu của hai đình đi đón mã, sau đó mỗi xóm một ngày thay làng rước và tế lễ đến mùng 7.

    5-3, chiều rước lễ, mang sắc phong Đại Vương đến Đình Ngoại, tối rước lễ về Đình Nội.

    Tối mùng 5 lễ trào trong cung, sáng mùng 6 tế hội đồng (đại tế), rước bánh vía thả giếng cúng vua Gia Long.

    Từ 12 giờ làm lễ đốt pháo lệnh (loại pháo cây 16 quả nổ nhất thanh, loại pháo đặc biệt với kỹ thuật và thao tác phức tạp mang yếu tố tâm linh Âm Dương bí quyết làng nghề, đến nay không còn dùng vì phải theo quy định của nhà nước), chiều rước hoàn cung, mùng 7 lễ tạ.

    Những năm gần đây, chính quyền và dân làng địa phương thường tổ chức lễ đại vào 6-3 Âm Lịch với đủ nghi thức truyền thống, có ban ngành, các cấp huyện hoặc thành phố về dự, tế lễ, dâng hương, đọc chúc văn, rước và thả bánh vía.

    Người Việt có đức ân tình, đức ấy truyền nhau từ nghĩa đồng bào nguyên thủy để sau này đi đâu về đâu cũng biết và nhớ về ngày Giỗ Tổ.

    Nguồn:

    Web daibieunhandan

    Đình thờ Quốc Tổ ở Sóc Trăng: Thiêng liêng hai chữ đồng bào

    Đình thờ Quốc Tổ Lạc Hồng tọa lạc ở số 90, ấp Thạnh An 3 (xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề).

    Năm nay, đúng 20 năm ngày đình thờ Quốc Tổ này được xây và đúng dịp UNESCO chính thức công nhận" Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ "là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

    Đây là một trong những đình thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ và Hùng Vương hiếm hoi trên vùng đất" Chín Rồng "..

    Đình thờ Tổ nơi ngã tư sông

    Đình thờ Quốc Tổ hướng thẳng ra ngã tư sông Cổ Cò. Mục đích để nhắc nhở con cháu làm người phải nhớ nguồn gốc.

    Tất cả người Việt đều là anh em chung một Tổ tiên, vì thế trong quan hệ đối xử phải có tình tương thân tương ái giúp đỡ nhau, yêu thương nhau, xóa tất cả tị hiềm. Sâu xa hơn là mong nước thống nhất thanh bình.

    Thay vì xuân thu nhị kỳ cúng tế như các đình thờ thành hoàng bản cảnh khác, đình thờ Quốc Tổ chỉ làm lễ mỗi năm một lần đúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

    Bác Lâm Văn Bé (76 tuổi) bô lão trong ban hội Đình Hào kể:

    " 1971, bà con trong xóm xây chùa thờ Phật bằng tre lá. 1993, bà con thống nhất với Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương sẽ lập đình.

    Bởi Thạnh Thới Thuận là tiền thân của Thạnh Thới An được chia ra từ 1983, nhưng Thạnh Thới Thuận lại chưa có đình. Mấy cụ bô lão nghĩ rằng "mỗi một làng đều cần có đình để thờ những quan cựu thần!

    Nên đình này chọn Lạc Long Quân, Âu Cơ, Vua Hùng, Bác Hồ -" Tổ quốc công thần "để thờ phụng. Hàng năm lấy ngày Giỗ Tổ làm lễ niệm hương với Tổ tiên."

    Giữa đình ở trên cao là khám thờ với tranh tường họa hình 9 rồng uốn lượn với nghĩa "Cửu Long."

    Tượng Lạc Long Quân đắp bằng xi-măng sơn màu đồng theo mô típ những chàng trai Lạc Việt được tả trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Xếp phía trước và thấp hơn một chút là tượng Hùng Vương.

    Tượng Âu Cơ đắp hình dáng của thiếu nữ Việt Nam đứng cạnh bên chim Việt đặt trang trọng ở điện thờ ngay trước đình, hướng thẳng ra ngã tư sông lớn.

    Mong muốn sao cho tất cả đều hiểu được tâm ý "cùng một gốc phải nhớ đến công đức sinh thành", 2 bên khám thờ trưng 2 hàng câu đối với nét chữ chân phương. Đôi câu đối bên khám thờ:

    "Công Cha cắt rốn thương nòi giống/

    Tình Mẹ chôn nhau nhớ cội nguồn."

    Ngôi đình gắn kết cộng đồng

    18-19-4 (9-10-3-Â-L), người đến đình thờ Quốc Tổ Lạc Hồng dâng hương không lúc nào ngớt.

    Không chỉ dân ở Thạnh Thới Thuận, có không ít khách nơi khác đến chiêm bái, dâng cúng và vọng niệm về Tổ tiên. Cụ Nguyễn Huỳnh Ân (90 tuổi) - nhà ở TP. Sóc Trăng - năm nay dâng lên Tổ đình 2 câu liễn ý nghĩa:

    "Quân, phụ thần uy, sắc ghi văn hiến quốc

    Lạc, Long thánh vũ, chỉ dụ đại đồng gia."

    Cụ giải nghĩa:

    "Câu đầu mang nghĩa Việt Nam mình có Cha, có Mẹ! Người Việt Nam là Con Rồng, Cháu Tiên." Lạc, Long thánh vũ, chỉ dụ đại đồng gia "hàm ý ngay từ xa xưa Tổ tiên chúng ta chỉ ra rằng một đất nước muốn tiến lên" đại đồng "thì Tổ tiên mình là cội nguồn để kết nối."

    Ngày lễ Tổ có thêm tiết mục múa lân, múa rồng cho vui thôn xóm. Những tiết mục này chuẩn bị kĩ và chính những người biểu diễn cũng ý thức được vai trò của mình trong từng tiết mục.

    Mở màn là trống hội ngay trước bàn thờ Lạc Hồng Quốc Tổ. Sau những tiết mục múa lân giúp vui cho làng xóm đến tiết mục múa rồng, mang ý nghĩa nhắc nhở sự tích "Con Rồng - Cháu Tiên."

    "Chỉ riêng màn múa này chúng tôi phải tập hơn 10 ngày cho nhuần nhuyễn! Dù trước đó cũng trình diễn không ít lần ở những nơi khác", anh Phan Khắc Thạnh - Phụ trách đội lân rồng, TT. Văn hóa và Triển lãm Sóc Trăng cho biết.

    Nguồn:

    Baolaodong

    Soctrang. Violet

    Hành trình đi tìm mộ Lạc Long Quân ở Thuận Thành

    Gần đây, vấn đề về phần mộ Lạc Long Quân được nêu trên một số trang web gây dấu hỏi lớn trong dư luận.

    Có ý kiến cho rằng đó hoàn toàn là truyền thuyết, nhưng có ý kiến lại cho đó là truyền thuyết lịch sử, có cơ sở hiện thực, có người coi đó là những huyền tích.

    Phóng viên GĐ&XH tìm về Thuận Thành (Bắc Ninh), mảnh đất được coi là nơi an nghỉ của Thuỷ Tổ cộng đồng các dân tộc Việt, mong phần nào lần hồi, khám phá những bí ẩn của quá khứ.

    Bài viết "Đất miền cổ tích" (Luy Lâu - Bắc Ninh), tác giả Lý Khắc Cung nêu:

    "Cách khu vực Liên Lâu 3km là lăng mộ Lạc Long Quân, đó là cả một tòa Việt điện."

    Liên Lâu hoặc Luy Lâu là tên chính thức của khu vực Thành Dâu thuộc xã Thanh Khương (huyện Thuận Thành).

    Theo sử sách, khi Đê La Thành và Thăng Long còn là những vùng lau lách hoang vu thì đây đã là thành trấn phồn hoa nhộn nhịp - chính là thủ phủ đất Giao Châu xưa.

    Chúng tôi tìm đến Liên Lâu thì chỉ còn một đền, dấu vết thành xưa quá mờ nhạt, ít gờ đá, nền gạch sét ẩn nấp trong đám cỏ dại um tùm, vạch tìm mới thấy.

    Cùng đi với chúng tôi có ông Lê Xuân Bắc (Phó Trưởng phòng VHTT huyện Thuận Thành) và hai cán bộ khảo cổ đang khảo sát, thống kê những di chỉ, di vật cổ tại huyện Thuận Thành của bảo tàng tỉnh Bắc Ninh.

    Lấy thành Liên Lâu làm trung tâm, chúng tôi tỏa đi các hướng với bán kính 3km trải khắp huyện Thuận Thành.

    Qua những lời kể, di tích, tín hiệu mà chúng tôi gặp, bí ẩn tranh cãi về phần mộ Lạc Long Quân dần hé mở.

    Tại làng Á Lữ (xã Đại Đồng Thành) khu có đền thờ Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, Hà Văn Phu là ông từ giữ đền Nghè Đồng Đoài kể:

    "Căn cứ những thần tích, thần phả và những sắc phong bằng Hán Nôm xưa, tôi thấy có nhắc tới phần mộ Lạc Long Quân. Nhưng phần này rất ít.

    Rất tiếc 2005 khi kẻ gian lấy trộm cổ vật trong đền, chúng lấy luôn những thần phả, sắc phong này.

    Khu đền Thượng gồm đền thờ và phần mộ Kinh Dương Vương. Đền Hạ thờ Lạc Long Quân hẳn cũng có phần mộ ở đó."

    Nhà khảo cổ Nguyễn Hồng Minh (bảo tàng tỉnh Bắc Ninh) dành hẳn một năm để tìm kiếm những di chỉ cổ trên đất Thuận Thành khẳng định:

    "Nếu tồn tại lăng mộ Lạc Long Quân thì khu vực khả nghi nhất là khu lăng Sĩ Nhiếp. Ở đó có nhiều gò đống mấp mô là những mộ Hán.

    Chúng tôi khảo sát nhưng hoàn toàn không thấy vết tích hiện vật, di chỉ nào chứng tỏ có tòa điện hay lăng tẩm nào ở đó."

    Đến khu di tích chùa Dâu, trung tâm Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam cũng là nơi in bản kinh sớm nhất. Chùa Dâu cách Liên Lâu khoảng gần 3km đường chim bay.

    Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Hữu, hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh.

    Ông khá nổi tiếng không chỉ vì giành giải cao của cuộc thi sáng tác tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 2001 với tiểu thuyết "Cõi thực", mà còn nổi tiếng dành nhiều tâm huyết nghiên cứu mảnh đất Thuận Thành. Ông nói:

    "Thuận Thành là cả quần thể di tích cổ theo những truyền thuyết từ thời Âu Lạc. Nếu xét nguyên mẫu trong tín ngưỡng thì đây là những di tích cổ xưa nhất nước.

    Đó là chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tướng, chùa Đàn, thành Luy Lâu, chùa Bút Tháp, đền thờ, lăng mộ Kinh Dương Vương. Đây được coi là nơi an nghỉ của Thuỷ Tổ của con Lạc cháu Hồng.

    Nhưng qua tìm hiểu nghiên cứu kĩ tất cả văn bia, sắc phong, thần phả thì không thấy có tài liệu nào nói về phần mộ Lạc Long Quân."

    Đền Thượng thờ Kinh Dương Vương có hai phần rõ rệt gồm tiền tế và hậu đường. Phần ngoài là khu điện thờ, đàn tế.

    Phần trong hậu đường là lăng mộ Kinh Dương Vương. Khu lăng mộ xây tam cấp, được ráp từ đá nguyên khối, không có hoa văn chạm trổ như các lăng mộ cổ khác, nằm hoàn toàn lộ thiên.

    Đền Hạ thờ Lạc Long Quân - Âu Cơ rất nhỏ chỉ có khu tiền tế để thờ và làm lễ tế, kiến trúc thống nhất rõ ràng, không có dấu vết của một phần kiến trúc lăng mộ ở đây.

    * * *

    GS. Đặng Văn Lung - Viện Văn học, chuyên gia nghiên cứu về vùng văn hóa Kinh Bắc:

    "Tôi nghĩ ở đây có sự nhầm lẫn."

    Bàn về vấn đề Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ là bàn về nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

    Nguồn gốc dân tộc Việt không chỉ tồn tại bằng truyền thuyết, huyền thoại mà còn tồn tại bằng những di chỉ khảo cổ.

    Nghĩa là nguồn gốc dân tộc Việt được ghi vào ký ức dân ta bằng văn hóa vật chất và cả văn hóa phi vật thể.

    Hiện nay lăng Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ đều nằm trong phạm vi Luy Lâu cũ nhưng không thể phủ nhận một thực tế là tại Phú Thọ có hàng chục địa điểm thờ và hàng trăm dấu tích nói về thời mở nước của dân tộc nổi lên như một thách đố của lịch sử.

    Lạc Long Quân và Âu Cơ vốn là những nhân vật có gốc thần thoại, qua quá trình phát triển được lịch sử hóa, di tích liên quan bao quát cả vùng núi, trung du châu thổ Bắc Bộ.

    Theo thống kê của chúng tôi có 138 địa danh có dấu ấn về đền đài thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ, trải khắp miền Bắc.

    Đậm đặc nhất là vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ, vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, nay là Bắc Ninh. Gần đây có một số tin đồn về phần mộ Lạc Long Quân, theo tôi là không có cơ sở khoa học và không thể kiểm chứng rõ ràng được.

    Phát hiện mộ Lạc Long Quân:

    Lại một thông tin giật gân

    Báo chí ta thỉnh thoảng lại rộ tin giật gân. Tin thời sự vỉa hè, tin cướp của giết người thì đã đành. Nghiên cứu lịch sử cũng có tin giật gân, thế mới lạ.

    Một thời rộ tin phát hiện mộ Lạc Long Quân. Thực chất thế nào? Tôi đã làm rõ, đây chỉ là thông tin giả, chỉ dựa trên những căn cứ tào lao.

    MỘ LẠC LONG QUÂN Ở LÀNG BÌNH ĐÀ?

    Trên báo Sài Gòn giải phóng thứ Bảy, số Tất niên (Số 617, ra 28 - 12- 2002) có đăng bài báo dài của tác giả Ngọc Vinh nhan đề:

    Có hay không ngôi mộ của Lạc Long Quân?

    Bài báo này cho biết, cách đây 10 năm, các cụ hội đồng bô lão làng Bình Đà nghiên cứu về chứng tích Lạc Long Quân ở làng Bình Đà.

    Bình Đà nay thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), cách trung tâm Thủ đô khoảng 20km.

    Theo nghiên cứu của hội đồng bô lão địa phương thì Đình Nội làng Bình Đà là nơi thờ Lạc Long Quân, dựng trên nền cung điện của Lạc Long Quân xưa.

    Thế kỷ 15, Lê Thánh Tông từng về đây để "dâng hương cho Lạc Long Quân."

    Đặc biệt ở giữa cánh đồng làng Bình Đà có gò cao là gò Tam Thái hay Ba Gò mà dân địa phương căn cứ vào "nghiên cứu của hội đồng bô lão" cho rằng đây là mộ Lạc Long Quân.

    Trước hết, chúng ta cần ghi nhận Đình Nội làng Bình Đà là đình đẹp thờ Lạc Long Quân.

    Đặc biệt ở đó còn giữ phù điêu lớn bằng gỗ, sơn son thếp vàng dài 2, 8m, rộng 2, 2m, bố cục 5 tầng từ trên xuống, tả Lạc Long Quân cùng văn võ bá quan xem hội đua thuyền.

    Hình Lạc Long Quân khắc to ở chính giữa, ngồi thẳng, mặt hướng về phía trước, đội mũ bình thiên, mặc hoàng bào, đeo cân đai, đi hia, cầm hốt.

    Đây là phù điêu đẹp, có niên đại thế kỷ 17, giá trị đặc biệt. Đình Bình Đà là đình hiếm hoi thờ Lạc Long Quân.

    Do giá trị lịch sử, 1985 đình này được cấp bằng chứng nhận "Di tích Lịch sử Quốc gia". Ghi nhận về Đình Nội làng Bình Đà chỉ có thế. Còn nói:

    "Đây là nơi Lạc Long Quân từng đặt cung điện" (tức kinh đô của Lạc Long Quân)

    Và:

    "Gò đất ở giữa đồng làng Bình Đà là mộ Lạc Long Quân" cần có chứng cứ thuyết phục, chứ những chứng cứ mà tác giả đưa ra (tức chứng cứ của "công trình nghiên cứu" của hội đồng bô lão) thì hoàn toàn không có giá trị khoa học.

    1. Trước hết, thế kỷ 14-15, nước ta đã có những cuộc sưu tầm điền dã lớn của các nhà Nho, các nhà viết sử nước ta, nhằm tìm hiểu cội nguồn dân tộc.

    Kết quả những công trình đó được đưa vào các tác phẩm như Việt Điện U Linh (thế kỷ 14), Lĩnh Nam Chích Quái (thế kỷ 15), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (thế kỷ 15).

    Bình Đà là làng cách trung tâm Thăng Long – Hà Nội chỉ 20km, nếu nơi đó từng là kinh đô của Lạc Long Quân, có mộ Lạc Long Quân, một di tích lịch sử quan trọng như thế, hẳn các nhà Nho, các nhà viết sử thế kỷ 15 không thể bỏ qua. Vậy sao lại không thấy ghi vào các tài liệu quan trọng trên?

    2. Lê Thánh Tông rất quan tâm lịch sử dân tộc. Gặp văn bản có 71 chữ ngoằn ngoèo như con nòng nọc, ông còn để tâm nghiên cứu (xem bài Mộng Ký trong Thánh Tông di thảo), lẽ nào ông từng về đây dâng hương (tức công nhận đây là quốc đô của Lạc Long Quân) mà không chỉ đạo các sử gia nghiên cứu, ghi chép về di tích này để bổ sung cho chính sử, vì các tác phẩm ra đời thời này như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Lĩnh Nam Chích Quái đều cho rằng Lạc Long Quân xuống biển, chỉ khi nào cần thiết, các con cầu cứu mới lên, tức là không rõ tung tích.

    3. Bài báo nói trên của tác giả Ngọc Vinh có nhắc bộ phả họ Nguyễn ở Văn Nội như chứng cứ cho giả thuyết mộ Lạc Long Quân ở làng Bình Đà, khi trích dẫn ghi chép trong bộ phả này:

    "Gò Tam Thái là nơi chôn cất Lạc Long Quân."

    Đây là tài liệu thành văn duy nhất ghi về mộ Lạc Long Quân ở Bình Đà. Nhưng bộ Cổ Lôi Ngọc phả ghi chép về mộ Lạc Long Quân chỉ là bịa đặt trong hàng trăm điều bịa đặt mà chúng tôi nêu ở những bài trước. Thông tin này là không thể tin cậy được.

    4. Về viên gạch nhặt được ở gò Tam Thái, dày 5cm, rộng 20cm, dài 40cm, một cạnh có những đường sọc hình thoi, theo kết luận của các nhà khảo cổ, đây là gạch thời Hán. Điều đó chứng tỏ là mộ Hán, đâu phải mộ Lạc Long Quân!

    5. Cách đây 2 năm, người ta đào được bia đã mờ chữ, dày 6cm, rộng 22cm, cao 42cm. Dù mờ chữ nhưng các cụ ở đây vẫn đọc được dòng chữ "Tổ khảo Lạc Long Quân chi mộ."

    Nếu thế thì là bia quý hiếm, sao các cụ rất coi trọng di tích, di vật lại không bảo quản cẩn thận rồi mời các nhà chuyên môn đến nghiên cứu mà đem đục chữ mới, làm mất dấu tích cũ đi?

    Một di vật gốc như thế sao không giữ lại để làm bằng chứng? Từ những viên gạch đào được là gạch thời Hán, chứng tỏ đây là khu mộ Hán, vậy bia này có khả năng cũng là bia mộ Hán đã bị mờ chữ.

    6. Việc làng Bình Đà giỏi nghề làm pháo không liên quan đến truyền thuyết Lạc Long Quân.

    Việc phong tục ở đây cúng 100 bánh chay trong ngày lễ hội rồi đem thả xuống Giếng Ngọc là phản ánh tâm thức hướng về cội nguồn (100 con trong bọc trứng của Âu Cơ).

    Nước ta có nhiều địa phương có phong tục này chứ không riêng gì Bình Đà.

    Tóm lại, việc nhận rằng nơi đây có cung điện và phần mộ Lạc Long Quân là không có cơ sở. Chúng tôi đồng tình với ý kiến của TS. Hà Văn Phùng, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học:

    "Suốt thời kỳ dài từ 1959 đến nay, những di chỉ khảo cổ khai quật được cho phép khẳng định có thời đại Hùng Vương trong lịch sử dân tộc, phù hợp với truyền thuyết.

    Nhưng tôi không thể tin được nếu có thể tìm được mộ thật nào đó của Lạc Long Quân – Âu Cơ hay các Vua Hùng."

    Những chứng cứ về mộ Lạc Long Quân ở làng Bình Đà mà tác giả Ngọc Vinh nêu trên báo Sài Gòn giải phóng thứ Bảy (cũng chính là những chứng cứ của các cụ hội đồng bô lão ở Bình Đà) là không có cơ sở khoa học, không đáng tin cậy.

    Nó cũng như những chứng cứ mà tác giả Võ Trọng Thái từng nêu lên trong sách bị thu hồi "Huyền thoại hay sự thật Cội nguồn Cha Rồng Mẹ Tiên" mà thôi!

    Nguồn

    Phan Duy Kha

    Trích từ cuốn Lịch sử và sự ngộ nhận.

    Còn tiếp
     
    Sai Nguyen thích bài này.
  9. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    [​IMG]

    Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh được trăm con, phong cho người con trưởng làm vua một nước, xưng là Hùng Vương, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Nước Văn Lang chia 15 bộ:

    1. Văn Lang (vùng Bạch Hạc - Vĩnh Phúc)

    2. Châu Diên (Sơn Tây)

    3. Phúc Lộc (Sơn Tây)

    4. Tân Hưng (Hưng Hóa - Tuyên Quang)

    5. Vũ Định (Thái Nguyên – Cao Bằng)

    6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)

    7. Lục Hải (Lạng Sơn)

    8. Ninh Hải (Quảng Yên - Quảng Ninh)

    9. Dương Tuyền (Hải Dương)

    10. Giao Chỉ (Hà Nội - Hưng Yên - Nam Định - Ninh Bình)

    11. Cửu Chân (Thanh Hóa)

    12. Hoài Hoan (Nghệ An)

    13. Cửu Đức (Hà Tĩnh)

    14. Việt Thường (Quảng Bình - Quảng Trị)

    15. Bình Văn (chưa xác định được là nơi nào)

    Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (nay là Bạch Hạc, Phú Thọ) truyền 18 đời.

    Nguồn sưu tầm

    Còn tiếp
     
    Sai Nguyen thích bài này.
  10. Hoàng Kim

    Bài viết:
    152
    [​IMG]

    Thế phong thủy của kinh đô Phong Châu – Việt Trì – Phú Thọ

    "Phong thủy kinh đô Phong Châu"
    Phong Châu – kinh đô nhà nước Văn Lang

    Lộc Tục Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ, truyền ngôi cho con là Sùng Lãm Lạc Long Quân. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Phú Thọ, truyền ngôi 18 đời.

    Họ Hồng Bàng bắt đầu từ Kinh Dương Vương đến Hùng Vương thứ 18 kéo dài 2622 năm. Một con số huyền sử không xác thực, nhưng ý nghĩa mà huyền sử muốn nói là nguồn gốc Rồng Tiên cao quý của dân tộc, thời lập quốc Văn Lang thái bình thịnh trị qua hàng nghìn năm và kinh đô Phong Châu là đại can long, đại long mạch.

    Từ khi dựng nước, Vua Hùng chú ý nơi đóng đô. Nơi đặt đô đầu tiên là vùng giao lưu giữa sông Hồng và sông Đà, giữa hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy (Phú Thọ), tương đối bằng phẳng nhưng chật hẹp nên quyết định dời đô về Phong Châu – cách đô cũ khoảng 20km về phía Bắc là Việt Trì nay:

    "Vua đi mãi nơi này, nơi khác mà chưa tìm được nơi nào có thể định đô. Đi tới một vùng:

    Trước mặt ba sông hội tụ, hai bên có Tản Viên, Tam Đảo chầu về, đồi núi gần xa, khe ngòi quanh quất, thế đất bày ra như hình hổ phục rồng chầu, tướng quân bắn nỏ, ngựa chạy rồng bay.

    Giữa những quả đồi xanh tốt thấy có ngọn núi đột ngột nổi lên như voi mẹ nằm giữa đàn con.

    Vua lên núi nhìn ra bốn phía thấy ba bề bãi rộng bồi đắp phù sa, bốn mặt cây xanh, hoa tươi, cỏ ngọt, vừa trùng điệp vừa quanh co, có rộng mà phẳng, có hẹp mà sâu.

    Vua cả mừng khen rằng đây thực là đất họp muôn dân, đủ hiểm để giữ, có thế để mở, thế đất vững bền có thể dựng nước được muôn đời. Vua Hùng đặt đô ở đó, gọi tên là thành Phong Châu."

    Kinh đô Phong Châu là long mạch lớn

    Hội đủ tiêu chuẩn kinh đô ngàn năm. Nơi đặt đô là ngã ba Hạc – nơi giao của ba sông lớn là Hồng, Đà, Lô tạo thế thủy bao ôm thành Phong Châu.

    Phía Bắc là dãy Tam Đảo bao bọc che chắn như tay Thanh Long, phía Nam là các dãy núi kế tiếp của Hoàng Liên Sơn vùng Yên Lập - Thanh Sơn là tay Bạch Hổ.

    Tây Bắc là những dãy đồi trùng điệp hình 99 voi chầu về núi Hùng (núi Nghĩa Lĩnh).

    Núi Hùng là đầu rồng nhô lên là vùng đất cuối cùng của vòng cung Sông Gâm, chạy từ Tuyên Quang xuống Đoan Hùng – Phù Ninh.

    Trước mặt là đồng bằng rộng lớn kéo dài của tam giác châu thổ sông Hồng. Đây là Chu Tước. Trước mặt nổi ngọn núi cao 1281m là núi Tản Viên làm án sơn.

    Các dòng nước sông Hồng, Đà, Lô dẫn mạch chảy vòng từ Tây Bắc xuống Đông Nam vòng lên hướng Đông hợp lưu sông Lô ở ngã ba Bạch Hạc tạo thế Thủy Viên thành làm kinh đô hùng vĩ.

    Phong Châu là đại long mạch của Việt Nam vì đáp ứng đủ yêu cầu thế đất đẹp phải có Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ. Vì điều này nên Phong Châu và triều Hùng Vương tồn tại hơn 2000 năm.

    Khi An Dương Vương dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa thì mất nước.

    Theo GS. Cao Ngọc Lân

    Kinh đô của nước Văn Lang có mấy tên gọi?

    Đọc cuốn Lịch sử lớp 6 và Lịch sử lớp 10 (thí điểm), chúng tôi phát hiện kinh đô nước Văn Lang có nhiều tên gọi khác nhau.

    Bài "Các quốc gia cổ đại trên đất nước ta" của sách giáo khoa thí điểm môn lịch sử lớp 10 dành cho ban khoa học tự nhiên, NXB. Giáo Dục, 2003, trang 64:

    "Kinh đô của nước Văn Lang là Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ). "

    Sách Lịch sử lớp 6, NXB Giáo Dục tái bản lần 1 - 2003, trang 36:

    "Sử cũ viết: Vùng Gia Ninh (Phú Thọ) có thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang (Bạch Hạc, Phú Thọ nay), đặt tên nước là Văn Lang."

    Trang 38 cuốn "Hỏi đáp lịch sử 6" – NXB. Giáo Dục 2002, tác giả Trương Hữu Quýnh cũng là người chủ biên sách giáo khoa Lịch sử 6 khẳng định vua nước Văn Lang đóng đô ở Văn Lang (Phú Thọ).

    Theo hai sách giáo khoa này thì kinh đô nước Văn Lang có hai tên gọi: Văn Lang, Bạch Hạc.

    Ngày xưa tôi đi học, thầy dạy chúng tôi "kinh đô nước Văn Lang là Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). "

    Nay đọc lại sách ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên và nhiều sách về lịch sử của Phan Huy Chú, Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Đình Đầu, tôi thấy các tác giả này vẫn gọi kinh đô nước Văn Lang là Phong Châu.

    Không biết trong ba địa danh trên nên dùng địa danh nào cho đúng:

    Văn Lang, Bạch Hạc, Phong Châu hay cả ba? Đây là tình huống khó xử với rất nhiều giáo viên giảng dạy. Mong các nhà nghiên cứu lịch sử sớm kết luận vấn đề này!

    Nguồn:

    Tuoitre

    Còn tiếp
     
    Sai Nguyen thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...