Trình bày những đặc trưng tổng quát của CNXH theo quan điểm của Hồ Chí Minh? - Về chính trị: Đó là một chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ - Về kinh tế: Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. - Về xã hội: Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội không còn người bóc lột người. - Về văn hóa, đạo đức: Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức. * * *còn------
Phân tích động lực của Chủ Nghĩa Xã Hội theo quan điểm của Hồ Chí Minh? - Cần phát hiện những động lực và những điều kiện đảm bảo cho động lực đó thực sự trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Động lực được biểu hiện ở các phương diện vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh. Động lực quan trọng nhất là con người, nhân dân lao động. - Con người là động lực của chủ nghĩa xã hội nên cần có sự kết hợp giữa cá nhân và xã hội. - Hồ Chí Minh coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế. - Hồ Chí Minh quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu. - Hồ Chí Minh lưu ý, cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn năng lượng vốn có của chủ nghĩa xã hội. - Để phát huy được động lực cần quan tâm đến hiệu lực của tổ chức, bộ máy Nhà nước, tính nghiêm minh của kỷ luật, pháp luật, sự trong sạch, liêm khiết của đội ngũ cán bộ.
Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội trên lĩnh vực kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ? - Hồ Chí Minh đề cập trên các mặt: Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế. Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đề cập đến cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ. - Hồ Chí Minh có quan niệm độc đáo về cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu. - Đối với kinh tế vùng, lãnh thổ, Hồ Chí Minh lưu ý phải phát triển đồng đều giữa kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn. - Hồ Chí Minh có chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. - Bên cạnh chế độ và quan hệ sở hữu, Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế. * * * còn tiếp------
Làm rõ sự vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh của Đảng ta về các đặc trưng cơ bản của Chủ Nghĩa Xã Hội vào việc xác định những đặc trưng cơ bản của Chủ Nghĩa Xã Hội trong công cuộc đổi mới hiện nay? * Quan điểm của Hồ Chí Minh về các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội: - Đó là một chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ. - Là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. - Là chế độ xã hội không còn người bóc lột người. - Là một xã hội phát triển cao về văn hóa đạo đức. *Quan điểm của Đảng ta về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội: - Về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. - Về chính trị: Do nhân dân lao động làm chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức. - Về kinh tế: Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. - Về văn hóa: Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bàn sắc dân tộc. - Về xã hội: Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. - Về dân tộc: Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. - Về quan hệ quốc tế: Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. * * *còn-----
Trình bày nguyên tắc tự phê bình và phê bình theo quan điểm của Hồ Chí Minh? - Mục đích là làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, làm cho mỗi tổ chức tốt lên, phần xấu bị mất dần đi, tức là nói tới sự vươn tới chân, thiện, mỹ. Mục đích này được quy định bởi tính tất yếu trong quá trình hoạt động của Đảng ta. Bởi vì: Đảng là một thực thể của xã hội, đội ngũ của Đảng bao gồm những người ưu tú, nhưng trong Đảng cũng không tránh khỏi những khuyết điểm, mỗi người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. - Thái độ và phương pháp của tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh nêu rõ ở những điểm như: Phải tiến hành thường xuyên như người ta rửa mặt hàng ngày; phải thẳng thắn, chân thành, trung thực, không nể nang, không giấu giếm và không them bớt khuyết điểm; "phải có tình thương yêu lẫn nhau". * * *còn-----
Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng về tư tưởng lý luận? - Để đạt mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành "cốt", nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng cộng sản Việt Nam. - Trong việc tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh lưu ý đến những điểm sau đây: Một là, việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền phải luôn phù hợp với từng đối tượng. Hai là, việc vận dụng phải luôn phù hợp với từng hoàn cảnh. Ba là, trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các Đảng Cộng sản khác. Đồng thời, ta phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung chủ nghĩa Mác - Lênin. Bốn là, Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. * * *còn----
Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng về chính trị? - Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung, trong đó, đường lối chính trị là một vấn đề cốt lõi trong sự tồn tại và phát triển của Đảng. - Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình, chủ yếu bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội. Đảng muốn xây dựng đường lối chính trị đúng đắn cần phải coi trọng những vấn đề sau: + Phải dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng nó vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ. + Phải học tập kinh nghiệm của các Đảng Cộng sản khác. + Phải tính đến những điều kiện cụ thể của đất nước và của thời đại trong từng giai đoạn cụ thể. - Hồ Chí Minh lưu ý: Cần phải giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên để họ luôn kiên định lập trường, giữ vững bản lĩnh chính trị trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời, Người cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối chính trị. * * *còn------
Làm rõ tính đặc thù trong việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh? - Đề cập đến các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước Nga và phong trào công nhân châu Âu. V. I. Lê nin nêu ra hai yếu tố, đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. - Hồ Chí Minh nêu thêm yếu tố thứ ba là phong trào yêu nước, coi đây là một trong ba yếu tố kết hợp dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây chính là "tính đặc thù" dẫn đến sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. - Hồ Chí Minh lý giải vì sao phong trào yêu nước lại là yếu tố thứ ba trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. + Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. + Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước vì hai phong trào đó đều có mục tiêu chung. + Ba là, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. + Bốn là, phong trào yêu nước của tri thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. * * *còn-----
Làm rõ sự vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh của Đảng ta về nguyên tắc "tự phê bình và phê bình" vào việc phòng, chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng hiện nay? *Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc "tự phê bình và phê bình" : - Mục đích của tự phê bình và phê bình - Thái độ, phương pháp tự phê bình và phê bình *Thực trạng việc thực hiện nguyên tắc "tự phê bình và phê bình" trong Đảng hiện nay: - Kết quả đạt được: + Về việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình. + Phát hiện xử lý kịp thời những hành vi sai trái của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở cơ quan Đảng, chính quyền các cấp. + Mỗi cán bộ đảng viên có điều kiện nhìn nhận lại hành vi cá nhân của mình trong thời gian qua, đề ra mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới. + Tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân, xây dựng mối quan hệ bền chặt với nhân dân trong quá trình đấu tranh chống những tiêu cực của bộ máy nhà nước. - Hạn chế: + Nhiều nơi thực hiện nguyên tắc này một cách chiếu lệ, qua loa, đại khái. + Ở nhiều nơi, trong quá trình "tự phê bình và phê bình" xuất hiện hiện tượng tâng bốc, xu nịnh những cái hay, cái tốt của đồng nghiệp nhằm củng cố lực lượng cho mình. + Biến quá trình phê bình thành cơ hội để cường điệu hóa khuyết điểm nhằm bôi nhọ, vu khống, hạ bệ đồng nghiệp, giành vị thế chính trị; bao vây, cô lập, vô hiệu hóa những cá nhân tốt, trung thực có tinh thần đổi mới. + Nhiều nơi, nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện nguyên tắc "tự phê bình và phê bình" không hiệu quả đã gây tác dụng ngược trong mối quan hệ và niềm tin từ quần chúng nhân dân. *Một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc "tự phê bình và phê bình" vào việc phòng, chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng hiện nay: - Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc "tự phê bình và phê bình" : + Một là, phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò của tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng, coi đây là giải pháp quan trọng để Đảng ta ngày càng hoàn thiện hơn. + Hai là, quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, thực sự cầu thị trong tự phê bình và phê bình. Lãnh đạo Đảng các cấp cần lắng nghe những ý kiến tâm huyết, chân thành từ những đảng viên. +Ba là, cần tăng cường xiết chặt kỷ luật và công tác giám sát, kiểm tra các tổ chức Đảng các cấp. Đồng thời, xử lý nghiêm minh, công bằng, dân chủ khi phát hiện những sai trái trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. + Bốn là, nâng cao tinh thần gương mẫu của người đứng đầu, cán bộ quản lý, đảng viên, các tổ chức cơ sở đảng và chính quyền. * * *còn------
Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về ý nghĩa chiến lược của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng? - Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới đề đánh bại các thế lực đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. - Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân, cần phải có chính sách và phương pháp phù hợp với từng đối tượng. - Chính sách mặt trận của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra là để thực hiện đoàn kết dân tộc. - Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết. * * *còn-----