Review Sách Đắc Nhân Tâm - Một Cuốn Sách Được Đánh Giá Quá Cao - Dale Carnegie

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi thienmenhyeutinh, 30 Tháng tám 2019.

  1. thienmenhyeutinh

    Bài viết:
    38
    Vào những năm tám mươi của thế kỷ hai mươi, phim tình cảm Hàn Quốc "xâm lược" Việt Nam, gây ra sự ảo tưởng về tình yêu đôi lứa cho giới trẻ. Rất nhiều người trẻ tuổi khao khát một mối tình Hàn: "Một mối tình mang hương sắc thiên đường". Chuyện tình Hàn, một trăm mối tình thì đều lung linh cả một trăm. Nhưng thực chất thì không như vậy. Trên đời, một trăm mối tình thì không quá ba mối tình là "mối tình điện ảnh Hàn Quốc". Tương tự vậy, ngày nay, khi khảo sát một trăm người thì không quá ba người có cái nhìn đúng đắn thật sự về cuốn "Đắc Nhân Tâm" của Dale Carnegie. Nếu như phim Hàn tô vẽ "thiên đường tình yêu mà trong thiên đường ấy ai cũng tốt cả" thì "Đắc Nhân Tâm" tô vẽ "thiên đường đường đời mà trong thiên đường ấy ai cũng tốt cả". Nếu như tin tưởng hoàn toàn vào Đắc Nhân Tâm thì con người sẽ sa vào một cái bẫy tâm lý: Chỉ cần đối xử tốt với mọi người là chắc chắn sẽ thành công, không cần biết đến cạm bẫy và gian trá cuộc đời, không đối kháng ai kể cả khi kẻ đó là kẻ xấu sẽ xâm hại đến mình và người khác.

    Không Luận Công, Không Ban Tội, Không Phê Bình Và Không Đối Kháng - Quan Điểm Sai Lầm Và Phi Thực Tế Nhất Của Cuốn "Đắc Nhân Tâm"

    Ngay cả chúa trời còn không xét đoán một người cho đến phút cuối cùng của cuộc đời họ. Vậy tại sao bạn và tôi phải làm điều đó? (Trích theo Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie bản dịch của Nguyễn Văn Phước)

    Khi những người đứng thẳng đầu tiên xuất hiện trên trái đất, xã hội nguyên thủy được hình thành, những điều luật bất thành văn đầu tiên là không được giết người, không được ăn nằm với vợ hoặc chồng người khác nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt. Và cũng chính vì thế con người đã tìm ra được ánh sáng chân lý, ánh sáng đạo đức. Nhờ ánh sáng đó xã hội loài người mới có ngày hôm nay. Nhưng giả dụ bạn là người thi hành các điều luật bất thành văn đó trong thời nguyên thủy mà bạn lại tin theo lý lẽ trong Đắc Nhân Tâm, "Chúa trời đợi người ta chết mới xét công hay tội"; "tại sao người phàm lại khắc nghiệt hơn ngài?" thì điều gì sẽ xảy ra? Những kẻ trong bộ lạc của bạn sẽ thi nhau phá hoại bộ lạc bằng cách đua nhau sát hại đồng loại, đua nhau phản bội sự chung thủy và điều gì sẽ xảy ra? Bộ lạc sẽ tan vỡ, vậy thì làm sao có xã hội loài người tiến bộ ngày hôm nay.

    Còn trong thời hiện đại, nếu không có người luận công, ban tội thì xã hội sẽ loạn ở mức độ nào? Con người khác với con thú ở nhiều thứ trong đó không thể thiếu sự luận công và ban tội. Nếu không có sự luận công và ban tội thì xã hội sẽ không có kỷ cương, khi đó ai muốn làm gì thì làm kể cả gây những tội ác khiến đức thượng đế cũng phải nổi giận. Rất nhiều người không muốn chịu sự trách phạt chứ chưa nói đến trừng phạt nhưng con người không được đào luyện trong kỷ cương thì không thể thành người chân chính. Ai cũng vậy thôi, bạn cũng vậy và tôi cũng vậy. Nếu ra đường bạn thấy một tên cướp đang cướp túi xách của một cô gái hoàn toàn không đủ sức bảo vệ tài sản vậy bạn sẽ ngăn chặn tên cướp và trừng phạt hắn bằng cách đưa hắn ra vành móng ngựa hay bạn sẽ đối nhân xử thế theo "triết lý cao thượng của Đắc Nhân Tâm". Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp lớn, bạn sẽ công bằng khen thưởng, trọng dụng nhân tài và trừng phạt nhân viên lười biếng, bất tài, đạo đức nghề nghiệp kém bằng cách sa thải họ hay bạn sẽ sống theo triết lý "cao thượng mơ hồ của cuốn Đắc Nhân Tâm?

    Nếu toàn nhân loại sống theo quan điểm không ban tội bất cứ ai thì sẽ không có kỷ cương, không có những con người chân chín, không có văn minh. Nếu bạn sống theo quan điểm đó của" Đắc Nhân Tâm "thì có thể bạn sẽ" được lòng người "như cái tiêu đề của cuốn sách nhưng bạn thử nghĩ xem, bạn không trừng phạt bất cứ ai kể cả khi công lý kêu gọi chỉ để lấy lóng người khác thì cách sống đó có đúng hay không? Và người bạn lấy lòng là một tên tội đồ thì bạn lấy lòng y để làm gì? Tất cả những người chân chính trên đời này đều có quyền trừng phạt cái ác của kẻ xấu và phê bình thẳng thắn, đúng đắn cái yếu khuyết của người khác. Không trừng phạt cái ác, cái ác mãi lộng hành. Không phê bình thẳng thắn người khác, người khác mãi không sửa đổi, đó không phải là giúp họ mà là làm hại họ. Đồng ý là hầu như không ai sẵn sàng nghe lời phê bình mà sửa nhưng đã được sinh ra trên đời này thì phải biết sứ mạng của mình là làm người chân chính, mà muốn trở thành chân chính phải biết đúng sai trong lời phê bình của người khác, nếu bạn nói sai, tôi không cần nghe nhưng bạn đúng thì chắc chắn tôi sẽ sửa. Rất đơn giản nhưng triết lý hơn rất nhiều so với quan điểm của" Đắc Nhân Tâm ". Nếu như không có tinh thần luận công, ban tội thì cần gì luật pháp. Nếu như không có tinh thần phê bình thẳng thắn, tự sửa sai để hoàn thiện mình, không có tinh thần tự kiểm điểm thì con người đâu cần sinh ra trên đời, xã hội loài người sao có được như ngày hôm nay.

    " Chỉ Cần Nhiệt Tình Là Nâng Được Cả Quả Đất Trên Vai "- Một Ảo Tưởng Cực Kỳ Nguy Hiểm Từ Cuốn Đắc Nhân Tâm

    Một người có thể thành công trong hầu hết tất cả mọi việc nếu anh ta có một lòng nhiệt tình vô hạn. (Trích theo Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie bản dịch của Nguyễn Văn Phước).

    Có thật vậy không? Nếu như vậy tại sao triết học lại chỉ ra rằng Nhiệt Tình + Ngu Dốt = Phá Hoại. Nhiệt tình là cần thiết nhưng đó không phải là tố chất hàng đầu, không phải tố chất quyết định nhất cho thành công. Bạn thử nghĩ xem, một người không phải phi công nhưng nhiệt tình lái máy bay boeing thì bạn có dám bước chân lên chiếc máy bay đó không? Hãy thử tượng tượng bạn đang đi lạc trong thành phố có diện tích hai nghìn không trăm chín mươi sáu kilomet vuông và một người cũng lạc đường như bạn nhiệt tình chỉ đường trong khi không có bản đồ vậy thì bạn có tin tưởng người nhiệt tình đó không? Quan điểm này của cuốn Đắc Nhân Tâm thật sự là sai lầm cũng là như vậy.

    Quan Điểm Này Của Cuốn Đắc Nhân Tâm Phá Vỡ Quy Luật Sống Quan Trọng Nhất Và Căn Bản Nhất Của Nhân Loại

    Nhưng dù sai hay đúng

    Ông cũng vẫn chết, không kém, không hơn.

    (Trích theo Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie bản dịch của Nguyễn Văn Phước)

    Chết không đáng sợ, đáng sợ là sống vô nghĩa. Khi một người sống vô nghĩa là khi anh ta đánh mất sự đúng đắn trong cuộc sống của chính anh ta. Thân là người, phải trân trọng, quyết thực thi và luôn hướng về điều đúng đắn. Dù việc nhỏ hay việc lớn đều phải cố gắng làm đúng. Việc càng lớn, càng phải cân nhắc trước sau, nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng đó là tự hoàn thiện và phát triển bản thân. Con người hơn kém nhau ở nhiều thứ, nhưng trước hết và trên hết là ở" đúng "và" sai ". Sinh ra và chết đi là quy luật tất yếu của con người trong vũ trụ này. Nhưng dù như vậy con người vẫn hơn nhau ở cách sống đúng đắn chứ không hơn nhau ở sống hay chết. Một người đã chết từ rất lâu nhưng cả đời người đó không mắc một sai lầm lớn nào, suốt một cuộc đời, không biết chắc đúng hay sai thì không khẳng định nhưng đã khẳng định là luôn đúng thì giá trị cuộc sống của con người này luôn luôn giá trị hơn rất nhiều cuộc sống của kẻ cả một cuộc đời hầu như lúc nào cũng sai lầm. Và bây giờ hãy nhìn lại quan điểm của cuốn Đắc Nhân Tâm" dù sai hay đúng ";" vẫn chết không hơn không kém". Quả là sai lầm, sai lầm đến nỗi không chấp nhận được. Thật nguy hiểm cho cuộc sống của tất cả những người tin vào quan điểm này.

    Phần Cuối Cùng - Điều Tối Quan Trọng - Giá Trị Thực Của Đắc Nhân Tâm

    Không phải thứ gì lóng lánh cũng là vàng. Đắc Nhân Tâm là một cuốn sách có giá trị thực tiễn và giá trị giáo dục. Nhưng nó như một tảng băng, nổi ba phần, chìm bảy phần. Cái đúng đắn của Đắc Nhân Tâm chỉ có ba phần, cái hạn chế là bảy phần - hạn chế rất lớn. Nếu như tin tưởng hoàn toàn vào cuốn sách này con người sẽ ảo tưởng về một thế giới chỉ có điều tốt đẹp. Nếu như áp dụng tất cả những gì trong Đắc Nhân Tâm có thể chúng ta sẽ được lòng người như nhan đề của cuốn sách nhưng những gì ghi trong sách không phải là bí quyết đạt thành công như chúng ta vẫn nghĩ.

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng chín 2019
Trả lời qua Facebook
Đang tải...