Ngôn Tình Vụ Án Cọp Tinh - Lê Khả Lâm

Thảo luận trong 'Hoàn Thành' bắt đầu bởi Lê Khả Lâm, 18 Tháng mười hai 2023.

  1. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 30: Chương 30

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tiếng gọi của tên tiểu nhị lập tức bị tắt lại ở cổ họng vì cái hất tay của Hai Lịch. Văng vào góc nhà, tên tiểu nhị xấu số còn bị cái bàn tre gần đó đè nhiến lên. Ấy vậy mà Hai Lịch vẫn như mắt mù, tai điếc, gã không chút quan tâm đến bãi chiến trường mình gây ra mà cứ vậy lao nhanh về phía gian sau của tiểu điếm.

    - Sao lại có người kì quặc đến thế chứ? Xem tên tiểu nhị thê thảm chưa kìa. Hay mình gọi người của mình tới giúp chủ quán một tay để bắt gã đàn ông kia.

    Con Lụa vừa nói vừa đưa ánh mắt dò xét nhìn sang Trần Ngọc Diễm Kiều. Nhưng trái lại với sự mong đợi của đứa hầu gái, Trần tiểu thơ lại cực kỳ dửng dưng. Nàng ta chậm rãi kéo ghế rồi ngồi xuống cái bàn gần ấy bằng những động tác thực tao nhã.

    - Bây không nhận ra đó là ai sao? Cậu Hai của Nguyễn gia đó.

    Một hồi kinh ngạc hiện lên trên mắt của con Lụa. Chợt đứa con gái đó à lên một tiếng.

    - Đúng thật! Nhưng sao cậu Hai lại ở đây? Không phải giờ này cậu ấy nên ở nhà lo tang sự cho bà Hai Cần sao? Mà khi nãy cậu ấy có nói là cần gặp ai đó nhỉ? Họ..

    - Phan gia! Là gã thương lái có giao kèo làm ăn với cậu Ba Phong của Nguyễn gia.

    Đỡ lời của con Lụa, Diễm Kiều lia ánh mắt nghi hoặc về phía bóng lưng đang khuất hẳn sau dãy hành lang hẹp của tửu điếm. Rồi chợt nhớ ra điều gì đó, Trần tiểu thơ đã ngẩng phắt đầu nhìn đứa hầu gái của mình.

    - Mà bây, tại sao lại tới đây có một mình? Cậu Ba đâu? Không phải là ta đã sai bây đi mời cậu Ba tới đây sao hả?

    - Dạ, dạ tiểu thơ thứ lỗi! Chuyện là..

    Thì ra sau khi Trịnh Thừa cho người của mình rời khỏi Nguyễn gia trang thì Trần Ngọc Diễm Kiều đã ra hiệu cho con Lụa nán lại, hòng mời cho được Nguyễn Hoành Phong ra tửu điếm để nói chuyện. Chẳng ngờ đứa hầu gái thường ngày lanh lợi không ai bằng đó, hôm lại không mời được người.

    - Bây nói cậu Ba Phong sau khi tiễn chân họ Phan và Huỳnh tiểu thơ, thì đã leo tót lên cây dầu gần nhà để nhìn vào bên trong sao? Không thể nào. Cậu Ba là người thế nào mà lại làm ra cái việc ấu trĩ như vậy chứ. Ấy mà khoan, có khi nào chàng ta làm vậy là để theo dõi Lê Bá Thông không?

    Hoành Phong đã nghi ngờ Lê Bá Thông là người đã nuôi dưỡng và mở cửa cho con cọp tinh vào nhà. Một mình Lê Bá Thông thì nghe có vẻ vô lý, nhưng nếu có thêm lão Duyệt quản gia..

    - Vậy thì đúng rồi đó! Vì em chờ cả ngày ngoài gia trang mà không có thấy Lê Bá Thông ra khỏi cửa. Nghe đâu là phụ giúp bà Ba dọn dẹp chỗ máu của bà Hai. Thật nhé! Em thấy gã họ Lê đó có vẻ chăm sóc, yêu thương bà Ba hơn là con ruột luôn đó.

    - Ăn nói bậy bạ!

    Diễm Kiều lừ mắt.

    - Họ là cô mẫu và cháu thì đương nhiên là sẽ thân thiết hơn người dưng rồi. Nhưng mà ta hỏi bây, rồi sao nữa? Tại sao cậu ba lại không tới đây?

    - Dạ, dạ.. là..

    Từng bận ráng chiều màu đỏ ối xô vào khuôn cửa báo hiệu một ngày dài nữa lại sắp kết thúc.

    - Cái gì? Bây đã ngủ quên lúc đợi cậu Ba từ trên cây xuống hả? Cái gì vậy hả Lụa? Rồi giờ cậu Ba đi đâu rồi?

    Cái lắc đầu thật nhẹ của đứa hầu gái làm Diễm Kiều không nhịn được mà giằng mạnh cái tách trà xuống bàn. Đi đâu không rõ, liệu có khi nào.. Một cơn gió đang rì rào thổi qua những tán cây, thì bất chợt lồng lên rồi lao nhanh xuống mặt sông.

    Và nó cũng chẳng chịu yên phận ở đó mà xà tới thốc mạnh mùi bùn đất của nước sống lên người của Thanh Vân.

    Cái hắt hơi rõ to của cô gái trẻ làm cậu Ba Phong đứng cạnh phải cau mày.

    - Chịu thôi! Hôm qua mới mưa xong thì nước sông sao mà thơm cho được.

    - Nhưng cũng không có khó ngửi lắm!

    Vừa trả lời, Thanh Vân vừa nhẹ nhàng đón lấy cái khăn tay mà cậu Ba Phong đưa tới.

    - Cảm ơn cậu Ba! Nhưng không biết hôm nay cậu Ba đến tìm Thanh Vân có chuyện gì? Thật là Thanh Vân nghĩ thế nào cũng không thể nghĩ ra.

    - Vậy lí do để sáng tiểu thơ đến Nguyễn gia tìm họ Phan là gì?

    Nguyễn Hoành Phong nói bằng giọng bất mãn.

    - Họ Phan đó là chỗ làm ăn lớn của Huỳnh gia sao? Là làm ăn thứ gì vậy? Tiểu thơ có thể nói cho ta biết được không?

    - Chuyện này..

    Huỳnh Thanh Vân cúi đầu. Đôi môi xinh đẹp bị hàm răng tráng tươi cắn đến bật máu.

    - Chuyện này..

    - Là lúa sao?

    Cái gật đầu của Thanh Vân làm cậu Ba Phong phải phừng phừng tức giận.

    - Không phải số lúa đó đã bị Lê Bá Thông mua rồi sao? Phan gia nói..

    - Nếu Lê công tử mua được số lúa đó thì cậu Ba người đâu phải cúi đầu trước gã họ Phan ấy.

    Dừng lại một chút, Thanh Vân tiếp.

    - Cậu Ba à, Thanh Vân nói điều này mong cậu Ba đừng cho là Thanh Vân nhiều chuyện. Nhưng không phải ai nói lời dễ nghe đều là người tốt đâu. Lê công tử.. công tử ấy thật sự rất quan tâm và lo lắng cho cậu Ba.

    Mấy tia nắng cuối ngày gần tắt làm đất trời trở thành bức tranh với những mảng tối sáng đan xen. Gió từ mặt sông lại lần nữa thổi thốc lên làm cô gái trẻ vội vàng nắm chặt cái khăn tay rồi áp nhanh nó lên mũi để ngăn mùi bùn đất khó ngửi chui vào phế quản.

    Ở cách bờ sông một quãng khá xa nên Nguyễn gia trang không có nghe được cái mùi khó ngửi kia. Và vì thế nên khi mỗi bận gió thổi qua, lão Duyệt đều khà lên một tiếng sảng khoái.

    - Công nhận mát dễ sợ. Lúc ở ngoài bãi tha ma ước có cho được một ngọn thế này mà có đâu. Nóng muốn điên luôn!

    - Đúng rồi đó lão Duyệt!

    Anh Đen góp lời.

    - Mồ hôi mồ kê chảy ra như tắm luôn.

    Thì ra từ lúc Trịnh Thừa cho Nguyễn gia phát tang, thì Nguyễn đại nhân cùng lão Duyệt và anh Đen đã ra bãi tha ma để đào huyệt hòng mai mốt sẽ chôn cất bà Hai.

    - Có nằm mơ cũng không thể tưởng ra được cái cảnh như này hôm nay. Cọp tinh vẫn còn sống và sau mười năm dưỡng thương thì nó đã đến thẳng Nguyễn gia để báo thù.

    (Hết chương 30)
     
    LieuDuong, chiqudollTiên Nhi thích bài này.
  2. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 31: Chương 31

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bàn tay đang cầm củ khoai nướng của anh Đen bất giác run lên làm rơi luôn củ khoai xuống nền đất.

    - Lão Duyệt à, có cần phải nhắc tới hai chữ báo thù không?

    Vừa nói, anh Đen vừa mếu máo nhặt củ khoai lên thôi phù phù khổ sở.

    - Thiệt là nghĩ tới thôi là gai óc nổi đầy ngay.

    - Gì mà gai óc nổi đầy?

    Lão Duyệt cười nhạt.

    - Không phải con Lành đã không bị con cọp tinh đó hại sao? Rồi Trịnh đại nhân cũng đã nói rồi đó, nó chỉ hại những người có dính dáng với Nguyễn đại nhân thôi.

    - Nhưng nếu nó không tìm được người nhà họ Nguyễn hoặc đã hại hết người nhà họ Nguyễn rồi thì sao?

    Câu nói vừa thoát ra khỏi cổ họng thì anh Đen đã nhanh như cắt nhận được cái gõ mạnh trên đỉnh đầu. Lão Duyệt sau khi dạy dỗ xong anh Đen thì đã trở lại với chén cơm của mình.

    - Phủi phui cái mồm bây nha. Gì hại hết người nhà họ Nguyễn? Bộ bây muốn trù cho đại nhân, hai cậu và cả bà Ba gặp chuyện không?

    - Con không có ý đó đâu lão Duyệt. Nhưng cái thứ đó là cọp tinh, còn mấy lính tuần kia là người đó.

    Vừa nói anh Đen vừa len lén ngẩng đầu nhìn những gã lính tuần đang đứng kín ở sân nhà. Và người đang nhìn mấy tên lính đó không chỉ có mình anh Đen, Nguyễn đại nhân cũng đang nhìn và trong đáy mắt của gã đàn ông ấy từ lúc nào đã hiện lên sự lo lắng.

    - Sao giờ này rồi mà thằng Phong vẫn chưa về?

    - Chuyện này cũng thường mà ông.

    Bà Ba Miên cất giọng buồn buồn.

    - Dù là nhà có tang sự thì thằng nhỏ vẫn phải lo chuyện làm ăn của nhà mình chứ.

    - Bà nói vậy là sao? Không phải là tôi đã nói nhà có việc nên chuyện buôn bán tạm dừng ít hôm sao? Không lẽ bữa nay có tên thương buôn nào muốn ta xuất lúa cho họ hả? Có cần gấp như thế không?

    Câu hỏi của Nguyễn đại nhân làm bà Ba Miên kiềm lòng không đặng mà buông ra một tiếng thở dài não nề.

    - Xuất lúa cái chi chớ? Có tên thương buôn nào dám to gan làm trái lệnh ông chớ? Chỉ là.. thằng Phong sáng nay nó cảm thấy có lỗi với họ Phan nên đã tiễn ông ta một đoạn đường. Nhưng chẳng hiểu sao nó lại đi đến tận giờ này. Nói thật với ông là dù tên Phan Vũ Anh đó đã hào sảng cho thằng Phong khất lúa sang mùa sau, nhưng tôi vẫn thấy gã ta không đáng tin. Nhất là..

    - Hai Lịch đâu?

    - Cái này..

    Câu hỏi của Nguyễn đại nhân lập tức khiến mọi người và nhất là Lê Bá Thông phải đảo mắt nhìn quanh. Không khí tang tóc lại càng thê lương hơn khi lâu lâu dàn bát âm lại sướng lên một đoạn nhạc cầu hồn. Là tang sự của mẹ ruột, nhưng đứa con trai duy nhất lại đi đâu mất hút từ sáng sớm.

    - Có khi nào là vì quá đau buồn nên đã tìm đến rượu để giải sầu không.

    Suy đoán của Nguyễn đại nhân lập tức nhận được cái gật đầu tán đồng của bà Ba Miên.

    - Đúng rồi đó! Có lẽ là thằng Lịch đang rất buồn. Hay thế này đi, tôi dẫn bọn con Nhân với Diệp Thảo đi tới mấy quán rượu gần đây để tìm thằng Lịch. Ông thấy sao? Mà có khi là còn tìm được thằng Phong ở đó nữa chớ chẳng chơi đâu.

    - Bà nói không sai. Nhưng trong lúc bà đi tôi sẽ xuống buồng thằng Lịch một chút. Biết đâu lại tìm được thứ gì đó.

    - Ý ông là..

    Cái phất tay của Nguyễn đại nhân làm bà Ba Miên phải dừng lại. Người đàn bà xinh đẹp hướng ánh mắt tội nghiệp nhìn chồng mình. Bên kia Nguyễn đại nhân cũng nhận ra sự độc đoán của mình, nhưng thay vì tỏ ra quan tâm như thường ngày thì ông lại lảng đi bằng cách đánh tiếng gọi người làm.

    - Con Nhân! Con Nhân đâu rồi?

    Một tiếng "dạ" thật khẽ phát ra từ gian nhà sau làm Diệp Thảo cũng như lão Duyệt, hay những người khác ở đó đều giật thót. Sự kinh ngạc khi nghe được tiếng nói của một đứa bị câm khiến ai nấy đều phải chăm chú, hướng ánh mắt về phía phát ra tiếng nói. Một thân ảnh nhỏ tất tả lao ra khỏi gian buồng của cậu Lũy. Thân ảnh đó quen lắm! Nhưng nó không phải là của tỷ Nhân.

    Đứng ở một góc của nhà trên, con Lành có trách nhiệm hầu trà bánh những người đến viếng cũng đã rời khỏi vị trí của mình, để ngó đầu hóng ra phía sau như bà Ba hay Nguyễn đại nhân và Lê Bá Thông. Đứa con gái có tuổi đời dù chỉ mới hơn đôi tám một chút đó, sau khi nhác thấy người vừa chạy tới đã buột miệng nói.

    - Là bà vú. Vậy mà cứ tưởng..

    Cứ tưởng là tỷ Nhân, đứa con gái bị câm kia đã có thể nói được. Sự kinh ngạc được hóa giải thì ùa tới trong đầu là sự tò mò. Bà Ba Miên đứng ở khuôn cửa của phòng tiếp khách, mà nhìn chằm chằm vào gương mặt đang đỏ bừng và mướt cả mồ hôi của bà vú.

    - Sao lại là bây hả? Ta gọi là gọi con Nhân mà. Rồi bây chạy ra đây thì thằng Lũy phải làm sao hả?

    - Dạ!

    Bà vú cố điều chỉnh hơi thở của mình.

    - Dạ, con Nhân nó đang phụ tôi đưa võng cho cậu Lũy ạ.

    - Cái gì?

    Vầng trăng từ khi nào đã được thắp sáng. Một thứ ánh sáng vàng khiên tâm hồn con người dễ bị rơi vào những đợt sóng lòng mà không biết tại sao? Cơn giận của bà Ba Miên đã lắng xuống sau khi nghe bà vú thưa rằng tỷ Nhân đã bị trúng gió lúc đi vệ sinh.

    May mà khi tỷ Nhân đi ngang qua buồng cậu Lũy thì bà vú trông thấy nên đã dìu vào trong xoa chút dầu.

    (Hết chương 31)
     
    Bang Tieu Dieu, LieuDuongchiqudoll thích bài này.
  3. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 32: Chương 32

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Đám thợ cũng biết bản thân bị nghi ngờ nên họ đã thề sống thề chết rằng không có chuyện họ giết người. Rồi họ còn nói sẽ quật cái mộ kia lên để chứng minh sự trong sạch của bản thân.

    - Rồi họ có làm như thế không? Và người trong mộ là ai?

    Hướng mặt về phía người đặt câu hỏi, bà Ba Miên lắc đầu. Khỏi nói Lê Bá Thông đã kinh ngạc như thế nào. Chàng trai trẻ tính mở miệng đặt thêm một câu hỏi gì đó. Nhưng bà Ba Miên đã không cho Lê Bá Thông làm chuyện ấy. Bà Ba Miên hướng ánh mắt của mình về phía thinh không mà tiếp.

    - Không thể biết người trong mả là ai cả. Vì họ, mấy người thợ mộc đó không đào ngôi mả này lên. Là Nguyễn đại nhân đã không cho họ làm như vậy. Dân phụ còn nhớ rất rõ những gì mà đại nhân nói khi đó. Rằng: Dù dưới ba tấc đất kia có là người của đám thợ hay là một người dân nào đó trong vùng, thì họ cũng đã được an nghỉ ở đó, cũng đã được nhận sự ban phước của Bà Chúa Ngọc. Mà nếu đã được nhận sự ban phước của Bà Chúa Ngọc thì việc quật mồ quật mả người ta, há chẳng phải là đã xúc phạm thần linh sao. Nên cứ để yên đấy!

    - Mọi chuyện chỉ giải quyết đơn giản như vậy thôi sao? Mấy người dân trong làng không có phản ứng gì sao? La hét, mắng chửi đám thợ chẳng hạn?

    Hai câu hỏi của Trịnh Thừa được bà Ba Miên đáp lại bằng một tiếng thở dài não nề. Hai bàn tay lấm lem đất cát của bà Ba từ khi nào đã rỏ xuống đất những giọt mồ hôi lạnh. Và đáy mắt của bà cũng đã ẩn hiện một sự sợ hãi đến tột độ. Bà nói mà như thể đang thì thầm.

    - Họ không dám làm như thế đâu Trịnh đại nhân à. Bởi ngôi mả này đã đột ngột xuất hiện chỉ trong một đêm nên trong dân chúng không ít lời đồn rằng đây là cái mả của cọp tinh. Thêm nữa là chuyện.. xác con cọp tinh ở dưới đáy vực biến mất nữa nên mọi người càng tinh hơn vào lời đồn kia.

    - Sao có thể? Không phải là vực núi đó rất sâu sao? Rồi thì những người trong đội lính tuần đều bị thương nên không có ai leo xuống đó.

    - Vậy thì làm sao có biết xác con cọp tinh ở dưới đáy vực biến mất?

    Cướp lời của Lê Bá Thông, Trịnh Thừa quét ánh mắt nghi hoặc về phía bà Ba Miên.

    - Hay chuyện giết được cọp tinh chỉ là do Nguyễn đại nhân dựng lên để lòe thiên hạ.. và để thăng quan tiến chức.

    - Kìa, Trịnh đại nhân! Sao ngài lại có thể nói về Nguyễn đại nhân như vậy chứ? Lòe thiên hạ hay không thì Bá Thông tôi không biết, nhưng chuyện nhận bổng lộc là không có rồi vì sau khi giết được con cọp tinh đó đại nhân đã lập tức cáo lão về quê, không màng gì đến chuyện đua tranh chốn quan trường.

    Không thèm đáp trả những câu nói mang hàm ý bảo vệ Nguyễn đại nhân của Lê Bá Thông, Trịnh Thừa đem ánh mắt đầy uy hiếp nhìn bà Ba Miên. Bên kia bà Ba cũng đoán được bản thân sẽ bị chất vấn về vấn đề đó, nên khi bị Trịnh Thừa nhìn bằng ánh mắt khiếm nhã kia bà hoàn toàn bình thản. Bà cười chua chát.

    - Bá Thông à, chuyện này không thể trách Trịnh đại nhân được. Bởi thời điểm đó cũng có người bày tỏ nghi ngờ với chuyện giết cọp của cô phụ con. Họ nghi ngờ đến nỗi sai người dong dây để trèo xuống đó kiểm tra xác của con cọp tinh ấy. Nhưng vực sâu không ai có thể tiếp cận được xác cọp cả. Có điều từ xa họ vẫn nhìn thấy được bộ da cọp nổi bật lên giữa những tán cây màu xanh lá.

    - Và sau đó mười hai ngày thì không còn thấy nữa. Đáp lại câu hỏi của Trịnh Thừa bằng một cái gật đầu, bà Ba Miên định nói thêm điều gì nữa. Nhưng bà không kịp nói, vì sau lưng bà đã vang lên tiếng kêu hoảng hốt của Lê Bá Thông.

    - Con Nhân! Máu! Bây cắt vào tay rồi kìa Nhân à.

    * * *

    Nhìn mớ vật dụng bị vứt ngổn ngang trên nền nhà, Hai Lịch gầm gừ trong miệng vài tiếng rồi đứng phắt dậy. Gã cần kiểm tra một số thứ. Không, phải nói là gã cần phải đến đó và lấy lại thứ ấy. Đôi bàn tay đã vô thức cuộn tròn lại thành nấm đấm, Hai Lịch đưa chân hòng bước nhanh ra cửa.

    Gã cần sớm giải quyết tốt chuyện này.

    Nếu không.. Bàn tay Hai lịch đưa lên nắm lấy then cửa. Nhưng khi tấm ván nọ mới được mở ra, gã đàn ông đó đã giật thót mà lùi lại về phía sau mấy bước.

    - Kìa, mẹ! Trời ơi! Mẹ làm gì mà lại nhìn trộm vào phòng con như thế. Làm con suýt chút nữa thì rớt tim ra ngoài rồi nè.

    - Có bây mới là người làm mẹ rớt tim ra ngoài đó.

    Bà Hai Cần dấm dẳng.

    - Tự dưng chạy tọt vào trong buồng rồi ở lì ở trong đó tới cả canh giờ. Bây làm mẹ tưởng bây sợ con cọp đó đến mức trổ khùng trổ điên rồi không à.. Á..

    Tiếng thét làm Hai Lịch phải vội vã vươn tay bịt chặt miệng của bà Hai Cần lại. Rồi thì thay vì ra khỏi buồng, Hai Lịch đã kéo mẹ của mình vào trong. Gã bực bội càu nhàu.

    - Cái gì nữa? Tự dưng mẹ hét lên như bị người ta chọc tiết thế hả?

    - Còn cái gì nữa hả con. Bây làm cái chi mà ném hết đồ đạc xuống dưới đất dãy hả. Trời ơi, đừng nói bây sợ con cọp tinh tới dường đó nhen. Mà khoan, hay là bây đang tìm tiền để đi đánh bạc hả!

    Lờ đi câu hỏi của mẹ mình. Hai Lịch lần nữa cuộn tròn bàn tay thành nắm đấm, nhưng khác với lần trước, lần này ánh mắt của gã đột nhiên trở nên hung ác hơn. Gã đem ánh mắt đó ghim lên người bà Hai Cần, khiến người đàn bà đó không nhịn được mà giật mình thon thót. Bà Hai Cần lắp bắp.

    - Bây.. bây nhìn cái gì dãy hả?

    - Cha của con! Ông ấy đang có ở nhà không vậy?

    - Cha.. cha con?

    Bà Hai Cần kinh hãi lia mắt ra khắp buồng như sợ người khác nghe được lời nói vừa rồi của Hai Lịch.

    - Con hỏi cái gì vậy hả Hai Lịch?

    - Là Nguyễn đại nhân. Con đang muốn hỏi Nguyễn đại nhân. Mẹ không cần phải căng thẳng như vậy đâu.

    Câu trả lời của Hai Lịch mà khuôn mặt đang căng đét của bà Hai Cần lập tức nhũn ra. Bà không tiếc sức mà lườm ngang thằng con trai của mình.

    - Bây rảnh quá nhỉ? Nguyễn đại nhân thì bảo đại là Nguyễn đại nhân đi. Cha của con nữa.. Học cái thói ăn nói đó ở đâu vậy hả? Làm cho mẹ bây suýt chút nữa thì nghĩ đông nghĩ tây đó. Có biết không?

    Dừng lại vì cái trừng mắt của con trai, bà Hai Cần nuốt nước bọt cái ực rồi mới dấm dẳng đáp.

    - Không có. Từ sáng lúc thấy cái dấu chân ấy xong thì ông ta kéo lão Duyệt và thằng Đen đi đâu mất hút rồi. Mà bây hỏi ổng có chuyện gì không? Đừng nói bây cũng tin đó là chân của cọp nhé.

    - Lẽ nào mẹ không tin đó là chân cọp? Hay mẹ biết được gì mà giấu con.

    - Bây nói cái chi vậy hả? Mẹ thì biết được cái gì. Chỉ là mẹ nghĩ con cọp ấy đã chết rồi. Và cái trò đó là do mẹ con bà Ba đạo diễn. Bây nhớ chuyện khi tối không? Thằng Thông một mực nói có người đột nhập Nguyễn gia trang. Rồi lục tung hết chỗ này chỗ khác. Sau tới sáng thì xuất hiện mấy dấu chân dính máu. Nhưng bây có nhớ lúc sáng thái độ của thằng Ba Phong không? Cười cợt này nọ như thể ta đây là một kẻ anh hùng trời không sợ đất không sợ. Nên chung quy lại mẹ nghĩ tất cả chỉ là trò của thằng oắt con đó để cha con coi trọng nó thôi.

    - Ai đó?

    Tiếng thét làm bà Hai Cần đang nói phải dừng ngay lại. Rồi sau đó là quay ngoắt đầu nhìn theo bóng lưng của Hai Lịch. Cánh cửa buồng bật mở và bên ngoài là dáng người gầy nhom của bà vú. Và dáng người đó đang run lên cầm cập.

    - Cậu Hai! Bà Hai!

    Bà vú lắp bắp chào hai mẹ con bà Hai Cần.

    - Bà nhận của mẹ con thằng Ba bao nhiêu tiền?

    - Cậu Hai.. cậu nói gì tôi không có hiểu? Tôi có nhận gì của ai đâu ạ.

    Câu trả lời của bà vú làm đôi mắt của Hai Lịch vốn đã trừng lớn thì giờ càng thêm hung ác. Gã vung tay toan giáng xuống mặt người đàn bà tội nghiệp kia một cái tát nảy lửa. Nhưng bàn tay vừa mới đưa lên giữa không trung đã phải dừng lại.

    Đứa trẻ mà bà vú ẵm trong tay đang ngủ ngon lành chợt ré khóc dữ dội. Tiếng khóc của cậu Lũy không những làm Hai Lịch không xuống tay được với bà vú, mà còn làm cả bà Hai Cần tức tối phải chạy từ trong buồng ra tru tréo.

    - Bà mau làm cho nó câm miệng lại cho ta!

    (Hết chương 32)
     
    Nghiên Di, LieuDuongchiqudoll thích bài này.
  4. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 33: Chương 33

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một cỗ thi thể bê bết máu với những dấu chân cọp dẫm khắp quanh người chết. Nhưng điều đáng sợ hơn cả là danh tính của kẻ bị cọp tinh sát hại đó.

    Cậu Hai Lịch của Nguyễn gia!

    Không khí tang tóc thê lương bủa vây lấy mọi ngóc ngách của Nguyễn gia trang. Ai nấy ở đó đều hoang mang, sợ hãi đến tột cùng. Và người sợ hãi nhất có lẽ là Nguyễn đại nhân.

    Khuôn mặt xám xịt. Đôi mắt dại hẳn đi. Và khi thần trí được phục hồi thì ánh nhìn của Nguyễn đại nhân về phía cỗ thi thể của Hai Lịch lại rất ư thảng thốt, nếu như không muốn nói là kinh sợ đến tột bậc.

    - Không.. không thể thế được. Sao.. sao lại..

    Một chuỗi những từ ngữ được Nguyễn đại nhân thốt ra. Nhưng tiếc là chúng không có nối lại được thành một câu hoàn chỉnh. Đứng bên cạnh Nguyễn đại nhân từ lúc bọn thuộc hạ khênh cái thây đẫm máu kia vào cổng của Nguyễn gia trang, Trịnh Thừa với cái chức danh quan huyện vẫn luôn âm thầm quan sát nét mặt của gã đàn ông từng là quan Khâm sai nọ.

    Nhưng dù quan sát cả nửa ngày thì thứ duy nhất mà Trịnh Thừa nhìn thấy được vẫn chỉ là sự kinh sợ. Và chỉ có kinh sợ mà thôi. Túm lấy bàn tay đang run lên từng chập của Nguyễn đại nhân, Trịnh Thừa bực dọc.

    - Nguyễn đại nhân! Ngoài kinh sợ ra ông còn có thể tức giận rồi lồng lên thề sẽ giết chết con quái vật ấy mà. Tại sao ông chỉ đứng yên một chỗ rồi run lên từng chập như vậy? Nguyễn đại nhân từng oai hùng một thời đâu rồi. A! Hay đúng như người ta đồn đoán. Nguyễn đại nhân không mấy ưa hai mẹ con bà Hai nên khi họ chết thì ông cũng chẳng thương xót, mà chỉ lo cho cái mạng nhỏ của mình. Vậy thì ông phải nhớ giùm rằng thứ ác ma đó đã sắp sát hại Nguyễn Hoành Phong, đứa con trai cưng của ông đó. Thế mà..

    - Trịnh đại nhân!

    Tiếng gọi bằng thanh âm khào khào và có phần bất lực của Nguyễn đại nhân làm Trịnh Thừa nín bặt.

    - Lão phu thấy không khỏe trong người. Xin đại nhân hãy thương tình mà cho lão phu về buồng nghỉ ngơi!

    Ánh nhìn kinh sợ đã chuyển sang mệt mỏi. Nguyễn đại nhân lúc này như vừa già đi tận chục tuổi, và vì thế nên ông phải bám chặt vào một bên vai của lão Duyệt mới có thể lê được đôi chân đã mềm nhũn mà rời đi, nhưng đáy mắt của Trịnh Thừa vẫn hiện lên một ánh nhìn không hài lòng.

    Gã ta nhìn theo bóng lưng đã khuất hẳn sau khuôn cửa mà lầm bầm.

    - Sao ta có cảm tưởng bản thân đang xem tuồng vậy? Đội trưởng Thành, thật sự người vừa đứng đây là Nguyễn đại nhân? Người từng một mình đánh nhau với con cọp tinh ở xứ Quán Trà này? Nhưng nếu là ông ta, thì sự sợ hãi khi này là thế nào?

    - Trịnh đại nhân à, xin ngài hãy thông cảm cho Nguyễn đại nhân. Ngài ấy đã già hơn cái thời đánh nhau với cọp tinh tận mười tuổi kia mà. Tâm huyết cả đời lại đổi lại việc con quái vật còn sống. Và không những thé mà nó còn truy giết người thân của mình. Thê thảm đến nhường đó thì ngài ấy còn đứng vững mới là chuyện lạ đấy ạ!

    Lời giải thích của đội trưởng Thành làm ánh nhìn của Trịnh Thừa về phía căn buồng kia chợt dịu lại. Đúng là trong lúc quá nôn nóng gã suy nghĩ không thông nên đã thốt ra mấy lời khó nghe đó. Thở hắt ra một hơi Trịnh Thừa cố dằn cơn nóng giận của mình xuống.

    - Đã xong chưa?

    Cái lắc đầu đáp trả của đội trưởng Thành không chỉ làm Trịnh Thừa, mà cả Lê Bá Thông đứng ở mái hiên của bà Ba trông ra cũng phải buông ra tiếng thở dài.

    - Thật sự quá thương tâm!

    - Dạ thưa cậu Thông! Cậu vừa mới bảo gì Diệp Thảo vậy ạ?

    Cúi đầu và thật lễ phép hỏi lại Lê Bá Thông, Diệp Thảo khi nãy vì bận rộn với mớ băng bông mà tưởng nhầm là Bá Thông gọi mình. Bên kia chàng trai trẻ đối diện với ánh mắt chờ đợi của cô gái thì khẽ lắc đầu.

    Một cái lắc đầu thật dịu dàng. Và rồi Bá Thông đưa tay chỉ về phía gian nhà đang tập trung mấy gã lính tuần và cả Trịnh Thừa.

    - Ta đang nói họ.

    Họ? Khẽ quay đầu mà nương theo hướng tay chỉ của Lê Bá Thông nhìn tới, Diệp Thảo đã thoáng thấy sống lưng mình lạnh toát. Họ là mấy gã lính tuần.. là Trịnh Thừa đại nhân.

    Và họ đang ở đó là để nghiệm thi xác chết của cậu Hai Lịch Nguyễn gia.

    Màu đỏ tươi của máu phủ khắp trên từng tấc da thịt của gã đàn ông cao to ấy, nên lẽ dĩ nhiên không thể tránh được đó chính là những vết cào của con cọp tinh kia hẳn đã xuất hiện khắp trên cơ thể của Hai Lịch.

    - Có lẽ số vết cào trên cơ thể của cậu Hai nhiều hơn bà Hai?

    (Hết chương 33)
     
    Nghiên Di, chiqudollLieuDuong thích bài này.
  5. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 34: Chương 34

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Diệp Thảo buột miệng nói ra suy nghĩ của mình. Nhưng lời vừa nói ra khỏi miệng thì cô gái trẻ đã lập tức giật thót người. Bởi ở phía đối diện, Lê Bá Thông đã không ngần ngại mà quét ánh mắt nghi hoặc về phía Diệp Thảo.

    - Số vết cào trên cơ thể cậu Hai nhiều hơn bà Hai? Diệp Thảo, bây đang nói gì thế? Không lẽ..

    Không lẽ.. cái gì? Câu nói bị ngắt nửa chừng và những chữ mà Lê Bá Thông nói đã được giữ lại trong miệng. Nhưng không phải vì thế mà Diệp Thảo không đoán được Lê Bá Thông muốn nói gì. Bàn chân lùi vội ra phía sau một bước khi mắt của cô gái trẻ trạm phải ánh nhìn như có lửa của đối phương.

    - Không phải như cậu Thông nghĩ đâu. Tôi.. tôi không có làm cái chuyện đó.

    Lời vừa nói ra, Diệp Thảo đã lập tức nhìn thấy cái cau mày của Lê Bá Thông. Lẽ thường với ai đó khi thấy chủ tử của mình tức giận thì sẽ sợ hãi thêm cả trăm lần.

    Nhưng với Diệp Thảo thì không. Đồng ý là nàng mang thân phận nữ nhi và hiện còn là người làm của Nguyễn gia, nhưng Diệp Thảo nàng thì khác.

    Nàng khác thiên hạ, khác những cô nương khác vì từ bé nàng đã được cha dạy chữ cho, được cha khuyến khích nàng đọc sách nên cách đối nhân xử thế, hay những lần ứng biến của các bậc anh hào từ cổ chí kim nàng đều thuộc làu. Và vì thế mà

    Diệp Thảo hiểu trong lúc này nếu bản thân càng tỏ ra sợ hãi thì chẳng khác nào là lời thừa nhận mình đã làm cái việc kia. Trong khi bản thân nàng vô tội.

    - Dạ, thưa cậu Thông. Có phải cậu đã suy nghĩ phiến diện quá không? Bởi cậu nghĩ xem để nhận biết nạn nhân bị thương nhiều hay ít, thì ngoài nạn nhân và hung thủ ra, không phải còn có lang y nữa sao. Nhắc lại mấy chuyện này thì thấy bản thân hơi tự mãn. Nhưng cậu Thông à, nếu Thảo tôi nhớ không lầm thì chính tôi đã nói cho cậu biết chuyện Thanh Vân tiểu thơ bị hạ mê dược.

    Câu nói vừa dứt thì khuôn mặt của ai đó đã nhanh chóng đỏ ửng. Có điều sự thay đổi ấy Diệp Thảo nàng không có lưu tâm, bởi lúc này tâm trí của cô gái trẻ đang bận nhớ về đêm hôm nọ.

    Cái đêm mà bản thân nàng vừa đặt lưng xuống cái nệm rơm thì đã ngủ ngay được. Một giấc ngủ không mộng mị đến bận sáng ra nàng phải có người đánh thức mới dậy nổi.

    Vốn nghĩ đó là chuyện thường khi bản thân Diệp Thảo nàng cả ngày hôm ấy phải làm việc cật lực. Nhưng vào lúc này khi đứng đây nhớ là mùi hương ngòn ngọt và thơm dịu phát ra từ cái khăn tay của cậu Ba mà Thanh Vân cầm thì..

    Đôi bàn tay đang buông thõng của Diệp Thảo bất giác nắm chặt. Cô gái này đang tức giận cái gì chăng? Là tức giận Lê Bá Thông chàng chuyện đã vu cho nàng ấy chuyện chủ mưu trong cái chết của Hai Lịch, và cả chuyện làm cậu Ba Phong bị thương?

    Suy nghĩ vừa thoáng qua trong đầu thì bàn chân của Lê Bá Thông đã vội vàng lùi ra sau một bước. Thật sự Bá Thông chàng không muốn bị ai đó đánh.

    Nhưng những suy đoán của Lê Bá Thông đã hoàn toàn trật lất khi Diệp Thảo không hề muốn động tay động chân với chàng ta. Mà nàng chỉ khẽ cúi thấp đầu mà xin phép đối phương:

    - Dạ thưa cậu Thông, nếu không còn việc gì nữa thì xin cho phép Diệp Thảo về nghỉ ngơi.

    Nghỉ ngơi.. chắc chắn rồi vì Diệp Thảo nàng cần về lại kho củi để kiểm tra thứ đã làm nàng say ngủ tối qua. Đôi chân mày không còn cau chặt và bàn tay cũng đã được buông thõng, nhưng tại sao Lê Bá Thông lại nhìn thấy sự vội vàng trong mỗi bước chân của cô gái trẻ kia.

    Vội vàng hòng đi nghỉ sớm sao? Và câu hỏi của Lê Bá Thông rốt cuộc cũng đã được trả lời thỏa đáng. Ờ, rõ ràng là cô nương ta muốn đi nghỉ thật bởi chỗ nàng ấy bước vào là kho củi kia.

    Một tiếng thở dài bị Lê Bá Thông không tự chủ được mà buông ra. Cứ nghĩ là một cô gái có đầu óc hơn người nhưng có lẽ là Bá Thông chàng đã suy nghĩ quá nhiều rồi.

    Bên này sau khi đặt chân vào bên trong khuôn cửa của kho củi, Diệp Thảo đã lập tức khựng người. Không có một ai. Và chăn đơn nệm rơm của ba người, bao gồm tỷ Nhân, con Lành và cả Diệp Thảo. Tất thảy đều được xếp vào một góc gọn gàng. Vài đoạn hội thoại được tua lại trong đầu làm Diệp Thảo phải buột miệng nói:

    - Quên mất! Tỷ Nhân bị trúng gió đang nằm nghỉ ở buồng của cậu Lũy. Còn con Lành thì..

    Diệp Thảo không nói nữa mà đi nhanh tới chỗ để chăn và nệm của mình. Không còn rõ ràng như tối qua nữa. Nhưng đúng là tối qua Diệp Thảo cũng đã bị hạ mê dược. Có điều là tại sao lại là nàng? Nàng đã làm gì để bị hạ mê dược?

    Câu hỏi vừa mới xuất hiện trong đầu đã lập tức bị Diệp Thảo gác sang một bên. Những tiếng bước chân dồn dập và sau đó là những thanh âm lao xao ồn ào của người nói làm Diệp Thảo phải đứng phắt dậy.

    - Bẩm đại nhân! Ở tường bao phía sau gia trang hiện có vết dẫm của giày cỏ.

    Lời nói của tên lính tuần làm gương mặt đang xám xịt của Trịnh Thừa lập tức sáng bừng. Gã quan huyện vội vàng ra lệnh:

    - Mau dẫn ta đến đó!

    Đôi mày vừa mới giãn ra được đôi chút của Diệp Thảo lại bất ngờ cau chặt trở lại. Nàng trong phút chốc lại quên mất thân phận của mình mà vội vàng kéo ống tay áo của Lê Bá Thông hỏi dồn:

    - Đã có chuyện gì vậy? Vết dẫm trên tường bao là thế nào?

    - Là đã có kẻ leo rào vào trong Nguyễn gia trang này.

    - Và đó rất có thể là kẻ đã nuôi dưỡng con cọp tinh đó, rồi sai khiến nó giết người.

    (Hết chương 34)
     
    LieuDuongchiqudoll thích bài này.
  6. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 35: Chương 35

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trịnh Thừa tiếp lời của Lê Bá Thông để giải thích cho Diệp Thảo hiểu. Lúc này cô gái trẻ đã nhận ra sự quá phận của mình. Nhưng sự tò mò trong thoáng chốc lại chiến thắng nỗi sợ. Diệp Thảo buột miệng nói ra thắc mắc của mình.

    - Nếu như lời của Trịnh đại nhân và cậu Thông đây thì kẻ nuôi dưỡng và sai khiến con cọp tinh kia đang có mặt ở Nguyễn gia trang. Vậy có phải con quái vật kia cũng đang ở đây?

    Câu hỏi của Diệp Thảo khiến cả Lê Bá Thông và Trịnh Thừa đều phải dừng bước. Trịnh Thừa lúc này không giấu được sự kinh ngạc mà nhìn Diệp Thảo bằng ánh mắt thán phục.

    - Không ngờ một nữ nhi chỉ suốt ngày ru rú ở xó bếp như Diệp Thảo cô mà có thể đưa ra được suy đoán khá đến vậy.

    Là đang khen hay đang chê? Rõ ràng là khen, nhưng Diệp Thảo lại nghe như đang chê.. chê bản thân Diệp Thảo đã làm cái việc quá phận của một nhi nữ và cả của một người nấu ăn.

    Lý trí trở lại làm Diệp Thảo nhận ra bàn tay đặt sai chỗ của mình. Mắt thấy vẻ hồ hởi ban đầu của Diệp Thảo không còn. Và bàn tay nhỏ nhắn nọ cũng đã rời khỏi ống tay áo của mình, Lê Bá Thông khẽ giương cao khóe môi.

    - Trịnh đại quan chắc không biết là cô nương Diệp Thảo đây có đọc sách Thánh Hiền. Tài năng cũng không kém cạnh đấng nam nhi chúng ta là mấy đâu. Mà trở lại chuyện chính đi. Bá Thông tôi biết là từ lúc xảy ra vụ bà Hai bị giết thì Trịnh đại quan ngoài việc bảo vệ cho Nguyễn gia trang, thì cũng đã sai lính đi lùng sục để tìm kiếm tung tích của con cọp tinh kia ở khu rừng gần đây. Đã có kết quả gì chưa?

    Cái lắc đầu của Trịnh Thừa làm Lê Bá Thông lập tức nhăn mặt khó hiểu. Chàng nói:

    - Không thể nào. Trời mưa mặt đất ẩm ướt và mềm nhũn. Một con vật to lớn như vậy sao có thể không để lại dấu chân.

    - Đúng vậy! Ở hiện trường vụ của Hai Lịch chúng ta cũng không tìm thấy dấu chân đi ra khỏi khu vực gây án đó thôi. Thật nghĩ kiểu nào cũng không ra được. Bởi nếu con quái vật đó sau khi giết người xong đã xuống sông để rửa trôi đi vết máu, thì không lẽ nó đã chết chìm dưới sông rồi. Vì..

    Vì ở cả hai bên bờ sông, dù lính tuần đã lùng sục rất kĩ, nhưng vẫn không tìm thấy chút dấu vết gì của con cọp đó. Trong khi quanh thi thể của cậu Hai Nguyễn gia thì lại có cả hàng chục dấu chân nhiễm máu của nó.

    Những dấu chân đều nhau và cùng hướng về một phía như thể con cọp ấy sau khi giết chết được cậu Hai thì nó đã đi xung quanh xác chết để kiểm tra. Và cũng là cố tình để lại dấu chân.

    Cố tình.. Một cảm giác lạnh lẽo chạy dọc sống lưng làm Diệp Thảo không tự chủ được mà vội đem hai cánh tay ôm chặt bờ vai của chính mình. Tình cảnh lúc gã lính tuần phát hiện ra thi thể của cậu Hai Lịch, Diệp Thảo còn nhớ rất rõ. Một thân người đẫm máu nằm dưới gốc dầu cổ thụ. Và xung quanh đó lại có thêm mấy chục dấu chân cọp đẫm máu.

    Sợ hãi đến cứng người, Lê Bá Thông sau khi khôi phục được thần trí thì kêu gọi mọi người hãy cảnh giác. Vì rất có thể thứ quái vật kia vẫn còn ẩn nấp ở đâu đó, để phòng khi con người ta sơ hở mà ra tay giết người.

    Và một bận im lặng đến căng thẳng nữa lại tiếp diễn. Ai nấy đều cố mở to mắt, vểnh đôi tai của mình thật cao để nghe ngóng quan sát.

    Có lẽ nhờ thế mà Lê Bá Thông đã nhìn thấy được những vết máu trên thân cây dầu. Lúc đầu cả Lê Bá Thông lẫn Diệp Thảo đều nghĩ con vật nọ đang ở trên tán cây đó. Nhưng không phải như thế. Đó không phải là những dấu vết do con cọp tinh gây ra..

    Không, phải nói là trực tiếp gây ra. Bởi không phải nó thì là ai nữa. Ai đã xô cậu Hai Lịch vào gốc cây đến nỗi đầu toạc máu.

    Rồi sau đó là những cái tát.. cái cào đến nỗi gã đàn ông đó phải mất mạng vì mất quá nhiều máu. Có điều như thế vẫn chưa đủ.. chưa thỏa cơn căm giận của thứ quái vật đó nên nó đã tiếp tục lao tới tấn công cậu Ba Phong..

    Con cọp tinh đã tấn công cậu Ba Phong sao? Thắc mắc của Diệp Thảo chưa kịp được giải đáp thì đã bị nàng ấy gác sang một bên.

    Đúng vậy, đã tới chỗ tường bao có dấu vết của sự leo trèo. Từng mảng loan của nước và vết trầy trụa mà Diệp Thảo đoán là giày cỏ ma sát với bề mặt tường tạo nên.

    - Khoảng cách giữa dấu chân với mặt đất là hai thước*. Hai thước..

    Một biểu tình vẻ không thể tin nổi lập tức xuất hiện trên mặt của Trịnh Thừa. Và bên kia, Lê Bá Thông cũng không khá hơn. Chàng ta cũng ngắm nghía dấu chân thật lâu rồi cũng thử nhấc chân hết cỡ xem bản thân có làm được như thế không.

    Nhưng có vẻ đó là điều bất khả thi, khi mà trên bờ tường chỉ có duy nhất một cái dấu chân kia. Vò đầu bứt tai, Trịnh Thừa lần này đã thực sự phát điên.

    - Khốn kiếp! Thế này là thế quái nào vậy? Cứ tưởng sẽ có thêm manh mối. Ai ngờ..

    - Nhưng tôi có thắc mắc. Trịnh đại quan cử nhiều lính tuần canh gác ở Nguyễn gia trang vậy mà họ không có nghe hay nhìn thấy gì sao?

    - Nhiều là nhiều thế nào? Trong khi mục tiêu mà ta cùng mấy lính tuần đó phải bảo vệ là Nguyễn đại nhân và thân thích của ngài ấy. Thế mà.. Khốn kiếp! Nếu như mấy người họ Nguyễn biết điều một chút thì mọi chuyện đâu có đến nước này.

    Tiếng chửi đổng của Trịnh Thừa lập tức làm Lê Bá Thông cau mày. Cái cau mày của sự không hài lòng. Nhưng biết phản ứng lại thế nào khi bên kia là quan huyện với áo quan mũ mão chỉnh tề, còn chàng chỉ là một gã dân đen đang làm công ăn lương cho Nguyễn gia.

    Thở hắt ra một tiếng, rồi đưa mắt nhìn quanh để cố dằn cơn giận của bản thân xuống.

    Và cơn giận của Lê Bá Thông được dằn xuống thật. Dằn xuống và thậm chí là tan biến hoàn toàn khi ánh mắt của chàng va phải khuôn miệng đang mở to của ai đó.

    Há miệng to như thế để làm gì chớ? Không phải là đang thèm xoài đó chớ? Vừa nghĩ Lê Bá Thôngvừa đưa mắt nhìn tán xoài rậm rạp phía trước mặt. Lúc mới tới ở gia trang, Bá Thông chàng có nghe bà Ba nói, cây xoài này đã có từ cái hồi mới dựng gia trang.

    Lúc ấy nó bé lắm, chỉ là một cây con cao tầm thắt lưng của chàng. Nhưng giờ nó đã là một cây đại thụ khi chỉ một cành của nó thôi đã to ngang ngửa bắp chân của Bá Thông chàng. Và.. và quan trọng là nó đang đứng cách bờ tường một khoảng không quá xa.

    - Là.. là như vậy sao?

    Lê Bá Thông cố ghìm sự kinh ngạc của mình xuống để hỏi Diệp Thảo.

    - Đó là cái mà Diệp Thảo đang nghĩ, đúng không? Cái cây xoài đó..

    Nhìn đôi mày đang cau chặt của ai kia, Diệp Thảo cũng nương theo tay chỉ của Lê Bá Thông mà nhìn cành xoài đang chìa ra khỏi bờ tường của gia trang. Ừ, đó là thứ Diệp Thảo nàng đang nhìn và điều nàng đang nghĩ là.. là..

    Diệp Thảo thật sự rất.. rất muốn nói cho Lê Bá Thông biết những gì nàng đang nghĩ. Nhưng câu chữ đã sắp vuột ra khỏi miệng đã lại bị chính chủ nuốt vội trở lại khi từ đằng xa vang lên tiếng "báo" của một gã lính tuần.

    Thì ra là Huỳnh tiểu thơ Huỳnh Thanh Vân đã tỉnh. Còn về phần Diệp Thảo thì Phan gia mới buổi sớm đã ghé thăm gia trang, có lẽ là vì muốn thắp nén nhang cho bà Hai nhưng cũng có lẽ là vì nghe cậu Hai của Nguyễn gia gặp nạn.

    Nắng ở bận giờ Thìn vẫn chưa có gay gắt đến độ người ta phải đổ mồ hôi hột, nhưng rõ là nó vẫn làm người ta bồn chồn, khó chịu. Bởi nếu không phải như vậy thì tại làm sao mà Phan gia cứ đi qua đi lại, và mắt thì cứ ngó dọc nhìn ngang.

    - Trà như thế là được rồi!

    Nguyễn đại nhận nói bằng giọng lạnh lùng.

    - Con Thảo coi lui xuống lo cho bà Ba và cậu Ba đi. Phan gia sau khi thắp nén nhang cho bà Hai thì sẽ rời đi thôi.

    - Rời đi sao? Tôi có nói thế sao thưa đại nhân.

    Đứng phắt dậy và đáp lại câu nói mang hàm ý đuổi khách của Nguyễn đại nhân bằng một giọng lạnh lùng không kém, họ Phan đã thực sự dọa sợ Diệp Thảo. Cô gái trẻ đã lùi vội vào một góc của gian nhà. Trong khi Nguyễn đại nhân thì lại lao tới mà túm lấy cổ áo của họ Phan mà giật mạnh.

    - Bây không muốn rời đi sao? Vậy bây muốn gì? Muốn vào bên trong để xem con trai của ta đã chết chưa phải không? Phan Vũ Anh, bây đợi đó! Chỉ cần ta nắm được bằng chứng thì bây sẽ phải chết dưới lưỡi đao của quan huyện xứ Quán Trà này.

    - Tôi không có làm. Tôi sẽ không bao giờ làm ra cái chuyện đó.

    - Ai sẽ tin bây khi chính bây đã làm ra cái chuyện kia.

    Một tràng cười chua chát vang lên.

    - Một đứa trẻ chỉ mới hơn bảy tuổi và người mẹ của nó.. Rồi còn..

    - Không.. tôi..

    Câu nói của Nguyễn đại nhân như luồng điện chạy ngang người khiến họ Phan rụt chân, rồi chạy nhanh ra ngoài trong sự kinh ngạc của mấy gã lính tuần và cả Diệp Thảo nữa.

    Mọi người im lặng nhìn theo bóng lưng vội vàng của họ Phan, cho đến khi nó khuất hẳn sau cánh cổng ngõ, thì Nguyễn đại nhân lại đột nhiên đấm mạnh xuống bàn trà trước mặt mà gào lên.

    - Khốn nạn! Khốn nạn! Phan Vũ Anh, bây là tên khốn nạn. Và cả bây nữa Nguyễn Văn Bình, bây cũng là tên khốn nạn.

    Tiếng gào thét kèm theo đó là thanh âm nấc nghẹn của gã đàn ông từng là quan Khâm sai, khiến mấy tên lính tuần và đội trưởng Thành phải ngơ ngác nhìn nhau.

    Họ là tốp lính được Trịnh Thừa Trịnh đại nhân phân phó ở lại Nguyễn gia trang. Thứ nhất là để bảo vệ Nguyễn đại nhân và người thân. Còn thứ hai là lục soát Nguyễn gia trang lần nữa để tìm cho ra vật kia. Cái vật mà cả Lê Bá Thông và Diệp Thảo đều nghĩ tới khi vô tình nhìn thấy vết trầy trên vỏ của cành xoài chìa ra khỏi bờ tường.

    - Tìm thấy gì không?

    Đội trưởng Thành hỏi tên lính tuần đang đi từ sau gia trang tới. Và câu trả lời là một cái lắc đầu ảo não.

    - Bẩm đội trưởng là không có gì cả. Nhưng thuộc hạ không hiểu. Tại sao phải tìm sợi dây có móc? Không lẽ Trịnh đại nhân nghĩ hung thủ giết chết cậu Hai Nguyễn gia đã đu dây qua chỗ cây xoài rồi vào gia trang sao? Mà không, không thể gọi là hung thủ được mà phải gọi là kẻ nuôi dưỡng con cọp tinh. Nghe mà thấy nó hoang đường kiểu gì ấy.

    Tên lính tuần dừng lại để trề cái môi thâm xì của hắn ra một bận, rồi mới tiếp.

    - Nuôi dưỡng cái khỉ khô ấy. Ai mà có thể nuôi dưỡng cái thứ quái vật ấy chứ? Vì đội trưởng Thành nhớ không? Đến cả việc trông thấy nó có hình dạng thế nào chúng ta còn không thấy nữa mà.

    - Đó là đệ và Thành tôi không thấy chứ Nguyễn đại nhân, rồi Phan gia và cả cậu Hai Lịch đều nhìn thấy nó đó thôi. Tôi còn nhớ là cậu Hai với Phan gia đã thấy nó trước. Thấy trong một lần cả hai đi chén chú chén anh về, rồi khi đó cậu Hai còn bị nó cào cho rách một bên vai áo mà. Và cũng nhờ hai người họ đã từng giáp mặt với con thú đó mà còn sống nên đã cho Nguyễn đại nhân những miêu tả chính xác và kỹ lưỡng về cái thứ quái vật đó, nên đại nhân sau này mới lập bẫy để được giáp mặt con cọp tinh đó. Rồi về sau là hạ bệ nó đó.

    - Miêu tả chính xác và kỹ lưỡng là miêu tả cái gì?

    Câu hỏi của tên lính tuần làm đội trưởng Thành phải ngẩn người mất một lát, rồi mới có thể trả lời. Đội trưởng Thành nói:

    - Ờ thì con thú đó có ba chân thôi. Đôi mắt thì đỏ lựng. Mà đặc biệt là nó rất thích ăn thịt gà trống. Vì thế nên khi bị nó truy đuổi cậu Hai đã vứt một con gà trống sống cho nó. Nhờ thế mà đã thoát nạn. Rồi về sau thì đại nhân cũng đã lấy gà trống làm mồi để nhử cái thứ ấy đó.

    - Thật vậy sao? Nếu vậy thì nó phải tập kích và rình mò ở những chuồng gà của dân chứ. Đằng này nó lại đi rình rập và giết hại các thương buôn là sao?

    - Ờ thì..

    Đội trưởng Thành gãi gãi phần tóc ở sau gáy, nơi không được che chắn bởi mũ mão. Có lẽ câu hỏi của tên lính tuần đã làm khó đội trưởng Thành, nên gã đàn ông đó phải ngập ngừng một lúc thật lâu để suy nghĩ.

    - Thì có thể là vì con cọp đó không tìm được gà trống nên mới tức giận rồi thì làm càn. Mà chuyện năm bấy, bây có biết mà. Sao lúc ấy không hỏi luôn đi. Tự dưng giờ lại đặt câu hỏi này nọ.

    *1 thước = 40cm

    (Hết chương 35)
     
    Dương2301, chiqudollLieuDuong thích bài này.
  7. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 36: Chương 36

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một nụ cười ngượng nghịu xuất hiện trên gương mặt có phần sạm đen của tên lính tuần. Hắn lúc này cũng học theo đội trưởng Thành thò tay vào trong cái nón tre mà gãi sồn sột.

    - Thiệt là câu hỏi đó là của nhiều người trong cái xứ Quán Trà này hỏi. Chỉ là họ không biết hỏi ai cho có được câu trả lời, nên mới kéo cái đứa có chức vị thấp nhất là tôi để nhờ chuyển lời tới Nguyễn đại nhân. Có điều lời thì đã chuyển, nhưng đại nhân chỉ ngẩn người ra. Rồi nói biết rồi, ta sẽ cho bây câu trả lời sớm nhất. Nhưng rồi hình như đại nhân đã quên thì phải. Có điều khi ấy con cọp tinh cũng bị hạ rồi nên có trả lời hay không, cũng không còn quan trọng nữa.

    Gật gù trước câu chuyện của tên lính tuần dưới quyền của mình, đội trưởng Thành ngẩng đầu nhìn lên bầu trời đã chuyển trưa của mình rồi giật phắt người. Gã đàn ông giữ chức đội trưởng ấy đã lập tức nhìn thẳng vào mặt tên thuộc hạ của mình mà hơi dồn.

    - Thôi chết! Mải chuyện mà tôi quên hỏi. Đệ đã lục soát hết mọi ngóc ngách ở gia trang chưa? Trịnh đại nhân có lẽ sắp từ Huỳnh gia trở về đây rồi đó.

    Nhìn tách trà đã cạn trơ cả đáy của mình, rốt cuộc Trịnh Thừa cũng không còn kiên nhẫn nữa. Gã đứng phắt dậy mà đập bàn một cái rõ kêu, rồi chỉ mặt Huỳnh Tấn Cương, chủ nhân của Huỳnh gia.

    - Huỳnh Tấn Cương! Ta vì nể ông là phú hào giàu có nức tiếng xứ Quán Trà này, nên mới ngồi đây cả nửa ngày để cho con gái của ông chuẩn bị. Nhưng ông nên biết sự kiên nhẫn nào cũng có giới hạn. Lính đâu! Mở đường!

    Những tên lính tuần dưới sự sai xử của Trịnh Thừa, đã hướng ngọn giáo bén ngót của mình về phía tên Sửu, cũng như mấy tên gia nhân khác. Họ ép người của Huỳnh gia tránh sang một bên để dẹp đường, cho Trịnh Thừa đi xuống nhà sau của Huỳnh gia hòng gặp cho được Thanh Vân tiểu thơ. Có điều người làm nhà họ Huỳnh nào có dễ đối phó.

    Với số lượng bên gần hai mươi người, bên lại chỉ có sáu người, ấy vậy mà đám người làm của Huỳnh gia vẫn đứng trơ ra như tượng gỗ. Và biểu tình này rõ ràng đã làm mấy gã lính tuần phải hoang mang, mà quay đầu lại hỏi ý kiến của Trịnh Thừa. Đường đường là một quan huyện, lẽ nào lại chịu hàng trước thái độ tự mãn của Huỳnh Tấn Cương.

    Và quan trọng hơn là vụ án cọp tinh này cần có lời khai của Huỳnh Thanh Vân để phá giải. Với suy nghĩ việc phá án phải đặt lên hàng đầu, Trịnh Thừa đã không do dự mà gật đầu.

    Nhất loạt những ngọn giáo sáng loáng được giương cao lên hòng chuẩn bị hạ bệ đối phương. Một bầu không khí nặng nề, ngập tràn sát khí. Và hơn tất thảy là phần thua đang thuộc về phía họ Huỳnh.

    - Dừng lại đi!

    Tiếng nói như quát của Huỳnh Tấn Cương, khiến Trịnh Thừa đang căng thẳng cực độ lập tức phất tay cho thuộc hạ của mình dừng tay. Đương nhiên rồi! Đường đường là quan huyện, gã nào có muốn dân chúng của mình rơi vào cảnh máu chảy thương tâm.

    Nhưng rõ ràng gã thương buôn họ Huỳnh này không phải là người mà Trịnh Thừa hắn dễ dàng đối phó.

    Dòng suy nghĩ đang hỗn loạn của Trịnh quan huyện chợt hiện lên một cái tên, mà mới nghĩ thôi hắn đã không nhịn được mà quay đầu lại nhìn, Lê Bá Thông. Nếu không có bộ óc đầy sạn của gã đàn ông đó bày mưu thì có lẽ lần này Trịnh Thừa hắn phải ra về tay trắng rồi.

    Vậy mà khi Lê Bá Thông nói với gã rằng Huỳnh Tấn Cương là tên thương lái rất khó đối phó, thì Trịnh Thừa hắn lại bĩu môi cười chê.

    Nên ngó bộ lần này về quan huyện là hắn phải chiêu đãi gã Lê Bá Thông ấy một bữa mới được. Nhưng có điều tên Huỳnh Tấn Cương đó sau khi bảo bọn lính tuần dừng lại thì sau đó cũng chẳng nói thêm lời nào nữa.

    Cái đầu cúi gằm và ánh mắt thì hừng hực lửa giận khiến Trịnh Thừa thoáng thấy sống lưng mình như bị ai bẻ cong.

    Không lẽ thật sự phải có đổ máu thì tên thương buôn ấy mới cho Trịnh Thừa hắn gặp Huỳnh Thanh Vân để thẩm vấn lấy lời khai.

    - Huỳnh lão bá! Bổn quan..

    - Lê Bá Thông! Chuyện ở bờ sông là thế nào?

    Rốt cuộc thì tên thương buôn lão làng đó đã chịu lên tiếng. Có điều người mà ông ta muốn nói chuyện lại không phải là Trịnh Thừa. Bị gọi cả tên lẫn họ, lại còn vì muốn nói chuyện với chàng mà Huỳnh Tấn Cương đã lờ đi Trịnh Thừa đã khiến sống lưng của Bá Thông thoáng chốc lạnh toát.

    - Huỳnh lão bá à, Trịnh quan huyện đang nói chuyện cùng lão bá đó.

    - Ta không quan tâm. Từ đầu đến cuối ta vốn không quan tâm đến tiền của, danh lợi, thậm chí là cái mạng này ta cũng không cần. Bởi với ta, con gái ta Thanh Vân. Con bé Thanh Vân là tất cả của ta. Vậy mà.. vậy mà..

    Dừng lại vì tiếng rơi vỡ của cái tách trà do chính mình ném xuống, Huỳnh Tấn Cương nói tiếp. Nhưng lúc này giọng điệu của ông ta dường như đã bình tĩnh hơn.

    - Lê Bá Thông, ta hỏi công tử. Chuyện ở bờ sông có đúng như bọn người làm đã báo với ta không? Rằng..

    Cái gật đầu xác nhận của Lê Bá Thông khiến sự bình tĩnh khi nãy lập tức biến mất. Huỳnh Tấn Cương quắc mắt tức giận.

    - Vậy thì các người hãy gọi tên cậu Ba đó đến đây. Mà không, không cần các người gọi. Bây giờ.. ngay bây giờ ta sẽ đi giết hắn.

    - Huỳnh lão bá!

    - Cha!

    (Hết chương 36)
     
    LieuDuongchiqudoll thích bài này.
  8. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 37: Chương 37

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong khi tiếng gọi của Lê Bá Thông lớn hơn, sắc lạnh hơn, nhưng thanh âm để Huỳnh Tấn Cương dừng chân lại là tiếng gọi của Huỳnh Thanh Vân. Bước ra khỏi tấm rèm ngăn giữa nhà trong và ngoài, Huỳnh Thanh Vân cúi thấp đầu để thi lễ với Trịnh Thừa, và cũng là để che đi gương mặt đang đỏ hồng của mình.

    Có lẽ những gì mà Huỳnh Tấn Cương nói với bọn Lê Bá Thông, Thanh Vân đã nghe thấy. Nhìn thái độ ngượng ngùng của con gái, Huỳnh Tấn Cương nhất thời không khống chế được cảm xúc mà vươn tay đấm mạnh xuống bàn trà.

    - Tên khốn họ Nguyễn đó! Hôm nay ta không giết bây thì ta không phải là người.

    Nói rồi gã thương lái đó rút vội thanh kiếm đang treo ở gần đấy mà lao nhanh ra ngoài. Có điều đôi chân đang chuẩn bị nhấc lên chạy thì Huỳnh Tấn Cương đã phải khựng ngay lại. Bởi trước mắt ông là đứa con gái xinh đẹp.

    Huỳnh Thanh Vân từ khi nào đã quỳ sụp xuống đất mà ôm lấy một bên chân của cha mình.

    - Con xin cha! Chuyện đã đến nước này rồi thì con xin cha hãy lấy đại cục làm trọng. Hãy nghe theo lời của quan huyện để ngài ấy mau chóng tiễu trừ được con cọp tinh kia.

    - Nhưng người hại con là thằng Ba Phong mà. Nhưng chàng đã bị con cọp tinh đó suýt lấy mạng rồi đấy thôi.

    Huỳnh Thanh Vân khóc nấc lên.

    - Có phải như thế là chưa đủ? Có phải là cha mong con và chàng đều bị con cọp tinh ấy cào xé cho đến chết thì cha mới thỏa lòng?

    *

    Lê Bá Thông đem đôi đũa mình mới dùng xong bỏ xuống mâm ăn. Ánh mắt lạc thần và đôi mày thì cau chặt. Hình như Lê Bá Thông đang nghĩ chuyện gì lung lắm, đến độ đội trưởng Thành dùng xong bữa đứng dậy ra ngoài trước Bá Thông cũng không biết.

    Nhưng Bá Thông nghĩ chuyện gì? Có phải là ở chỗ Huỳnh Thanh Vân đã thu được manh mối nào đó có giá trị? Là như thế? Hay là.. chàng ta đang lo lắng cho Thanh Vân tiểu thơ?

    Có thể lắm!

    Bởi nhớ lại xem lúc phát hiện cô gái đó bất tỉnh nhân sự nằm dưới nền đất lạnh ở mé sông, Lê Bá Thông đã rất lo lắng. Lo lắng tới mức suýt chút nữa thì đã phi lễ với người ta.

    Nhưng có điều đó là chuyện của Lê Bá Thông và Huỳnh Thanh Vân. Đâu có liên quan gì đến Diệp Thảo nàng đâu, mà nàng lại đi làm cái việc rảnh hơi là suy đoán và nghĩ ngợi. Tự cười chế giễu bản thân một cái thật kêu, Diệp Thảo toan với tay lấy cái đôi đũa của Lê Bá Thông bỏ xuống. Nàng muốn nhanh chóng dọn dẹp mâm ăn để còn đi làm những chuyện khác nữa.

    Có điều khi bàn tay nhỏ nhắn vừa đưa xuống thì Lê Bá Thông lại đổi ý muốn cầm lại đôi đũa. Một màn tay chạm tay khiến đôi gò má của Diệp Thảo được một phen đỏ bừng.

    - Dạ, thưa cậu Thông! Diệp Thảo tưởng cậu dùng bữa xong rồi. Xin cậu Thông tha lỗi cho Diệp Thảo!

    - Ta..

    Đôi mắt ai đó cũng đã rất kinh ngạc. Nhưng ngay lập tức Lê Bá Thông đã khôi phục trạng thái bình thường của mình. Chàng lạnh lùng nhìn Diệp Thảo.

    - Ta không trách Thảo đâu. Nhưng hình như Thảo hôm nay đang lo lắng hay vội vàng làm chuyện gì đó thì phải. Bằng chứng là Thảo chưa hỏi ta thì đã toan dọn mâm cơm rồi. Có phải là Thảo muốn xong việc sớm để đi tìm gặp Trịnh Thừa đại nhân phải không? Báo cho Thảo một tin buồn là đại nhân ấy có việc nên đã về thẳng huyện đường và dự sẽ không ghé qua Nguyễn gia trang này trong tối nay đâu.

    - Vậy sao?

    Diệp Thảo miễn cưỡng nở một nụ cười. Từ nãy giờ nàng có hỏi thăm tới Trịnh Thừa sao? Diệp Thảo nàng nhớ là hoàn toàn không có nhé. Lui lại một bước để nới rộng khoảng cách với Lê Bá Thông, Diệp Thảo cúi đầu thưa:

    - Dạ, thưa cậu Thông! Là Diệp Thảo sai khi chưa hỏi mà đã dọn mâm ăn. Mong cậu cho Diệp Thảo hỏi cậu đã dùng bữa xong chưa ạ? Vì Diệp Thảo còn phải tạt qua buồng của cậu Ba để dọn mâm ăn nữa.

    - Ta hiểu. Việc thì nhiều mà người thì lại không có. Diệp Thảo à, vất vả cho Thảo rồi! Mà ta cũng không đúng nữa. Cứ mải lo tìm manh mối con cọp tinh mà quên không đi xem vết thương cho con Nhân. Thật kì lạ, vốn nghĩ vết thương do liềm cắt đó không đáng ngại, nhưng có lẽ là do ta quá chủ quan.

    - Dạ cậu Thông! Thật sự vết thương của tỷ Nhân đúng là không có bị trở nặng..

    Và tỷ ấy đã trở dậy từ lúc trưa, nên đã phụ giúp được Diệp Thảo cùng bà vú rất nhiều việc. Bao gồm việc cơm nước, dọn dẹp, rồi thì còn cả việc đem quần áo cậu Lũy đi giặt.

    Nhớ lúc bọn đội trưởng Thành tức tốc đi lùng sục từng ngõ ngách của gia trang, nhưng thế nào cũng không dám đi vào buồng của cậu Lũy mà nghĩ buồn cười.

    Mùi phân và mùi nước tiểu của cậu Lũy nặng đến nỗi cả đội trưởng Thành cũng không có can đảm để bước vào trong.

    Và mọi chuyện chỉ được giải quyết khi mà tỷ Nhân xung phong bê mớ đồ dơ của cậu Lũy đi giặt. Khăn tã và quần áo của cậu Lũy nhiều đến nỗi mà lúc tỷ Nhân bê giỏ tre ra giếng, đội trưởng Thành đã phải cảm thán là:

    - Trẻ con mà đi tiêu đi tiểu nhiều thế này luôn sao?

    Lại khẽ mỉm cười, Diệp Thảo tiếp:

    - Nói đến chuyện lục soát đó thì chắc đội trưởng Thành phải cảm ơn tỷ Nhân một tiếng. Nhìn bọn họ cứ đi vào rồi lại lộn ngược trở ra mà thấy tội nghiệp.

    - Vậy thì tính ra Nguyễn gia ta đâu có thiếu người làm. Cớ sao Thảo lại có phần tất bật vậy?

    - Sao lại không thiếu hả cậu Thông. Vì tỷ Nhân khỏe lại thì con Lành lại rơi vào tình trạng lơ ngơ.

    - Lơ ngơ?

    Đáp lại câu hỏi của Lê Bá Thông bằng một cái gật đầu, Diệp Thảo thở dài.

    - Dạ, đúng cậu Thông. Là lơ ngơ.. con Lành ngơ tới độ đánh đổ cả chén nước cúng ở bàn vong của cậu Hai, nên đại nhân mới cực chẳng đã gọi tỷ Nhân lên hầu trà hầu nước ở nhà trên.

    - Có chuyện lạ vậy sao?

    Vừa nói Lê Bá Thông vừa rảo bước theo Diệp Thảo đi xuống gian nhà hữu nơi mà cậu Ba Phong đang dưỡng thương. Ánh trăng từ khi nào đã rọi sáng khắp cây cỏ. Thứ ánh sáng nhạt nhòa khiến ai hễ có tâm sự thì sẽ rất dễ rơi vào sự trầm mê khó mà đào thoát cho được.

    Lê Bá Thông sau khi được Diệp Thảo kể về chuyện ở nhà thì đã chủ động giúp nàng dọn dẹp. Và sau đó là chuyện hứa sẽ cùng nàng vào phòng cậu Ba để thu dọn mâm ăn.

    Vốn là công việc của mình, và Diệp Thảo cũng chẳng cần ai phụ giúp nhưng trước thái độ quá nhiệt tình của Lê Bá Thông, Diệp Thảo lại không nỡ từ chối.

    Mà hơn thế nữa là Diệp Thảo lại đang muốn biết những lời kể của Huỳnh Thanh Vân về sự việc ở bờ sông nên..

    Lắm lúc nghĩ bản thân đã làm cái việc quá phận, nhưng Diệp Thảo lại chẳng biết làm thế nào cho đúng khi mà đầu óc nàng cứ mãi nghĩ đến những vấn đề liên quan đến hai cái chết của bà Hai Cần và cậu Hai Lịch. Họ thực sự là bị cọp tinh giết hại?

    Bước lên bậc tam cấp của gian nhà bên hữu, Lê Bá Thông giành lấy phần gõ rồi đẩy cửa bước vào. Bà Ba Miên đang ngồi ở cái ghế dựa ngay chân giường của cậu Ba.

    Không còn những giọt nước mắt chảy dài trên má như khi ở bờ sông, nhưng rõ ràng là bà vẫn đang rất sợ hãi.

    Nên vừa nhác thấy Lê Bá Thông, bà Ba đã lao vội tới mà ôm ghì lấy gã.

    - Không được rồi, Bá Thông à. Chúng ta phải rời khỏi Nguyễn gia trang này ngay lập tức. Ngay lập tức, con có hiểu lời cô mẫu nói không?

    - Cô mẫu à, người bình tĩnh lại đã.

    Lê Bá Thông xoay người toan đỡ bà Ba Miên trở lại ghế nhưng bà từ chối.

    - Con không hiểu lời cô mẫu nói sao Bá Thông?

    Bà Ba nói như hụt hơi.

    - Cái thứ quỷ dữ đó sẽ giết chết những người liên quan tới đại nhân. Nó sẽ không cách này thì cách khác sẽ giết chết tất cả chúng ta.

    Một tiếng hừ lạnh vang lên từ người nắm trên giường làm bà Ba Miên phải ngắt ngang câu nói của mình. Nguyễn Hoành Phong sau khi thấy tiếng hừ của mình có tác dụng thì cười nhạt.

    - Sao mẹ phải lo lắng cho Lê công tử vậy? Người ta sẽ không sao cả đâu, nên người mẹ phải lo lắng cho là con nè. Con mới là con trai ruột của mẹ. Và là người thừa kế cái cơ nghiệp của họ Nguyễn này. Còn người ta chỉ là cháu của mẹ thôi. Mẹ phải nhớ kĩ điều đó chớ.

    - Nguyễn Hoành Phong! Con nói cái gì vậy hả? Thái độ lồi lõm đó của con với Bá Thông là thế nào hả?

    Bà Ba Miên buông Lê Bá Thông ra để lao tới chỗ Nguyễn Hoành Phong toan dậy cho gã 1 bài học. Nhưng khi bàn tay bà đang đưa lên giữa không trung thì đã bị Bá Thông ngăn lại.

    Mà thật là nếu không có Bá Thông, thì chắc bà Ba Miên cũng không có xuống tay với Nguyễn Hoành Phong. Bởi giờ phút này cái gã đang nằm trên giường kia nhìn thật thảm hại.

    Cả quả đầu bị cạo trọc lóc và sau đó là được băng kín bởi những dải băng màu trắng đục. Điều đó làm gương mặt của cậu Ba Phong nhìn kì cục vô cùng.

    Nếu không muốn nói là không còn ra hình người nữa. Mắt thấy bàn tay của mẹ mình bị ai đó nắm chặt, Nguyễn Hoành Phong bất giác cười gằng.

    - Hai người đừng có đóng kịch nữa. Bởi cái gì cần biết thì con cũng đã biết rồi. Nực cười!

    (Hết chương 37)
     
    LieuDuongchiqudoll thích bài này.
  9. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 38: Chương 38

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Biết rồi thì tốt. Biết rồi thì con lại càng phải tôn trọng Bá Thông hơn. Vì nó là huynh trưởng của con, và cũng là người vừa mới cứu con một mạng đó.

    - Cái này..

    Câu nói mang đầy sự tức giận của Nguyễn Hoành Phong phải dừng lại vì cái phất tay của Lê Bá Thông. Gã đàn ông từ nãy đến giờ vẫn giữ được sự điềm tĩnh dù bị đối phương không tiếc lời công kích đó, vào lúc này đang nhẹ nhàng đỡ bà Ba Miên ngồi trở lại ghế.

    Từng cái nhấc chân giơ tay của gã đàn ông đó dành cho bà Ba Miên chứa đầy sự chăm sóc dịu dàng, mà xưa nay người được gọi là bà Ba Miên là mẹ, chưa hề làm được.

    Nguyễn Hoành Phong bất giác cứng người, rồi cứ thế những giọt nước hổ thẹn không hẹn mà chảy dài xuống hai bên đuôi mắt của gã trai trẻ.

    - Tại sao.. tại sao hai người lại giấu con?

    - Hoành Phong à, không ai giấu đệ cả. Chỉ là đệ không đủ tinh ý để nhận ra thôi.

    Lê Bá Thông nhẹ nhàng trả lời.

    - Ta nói có đúng không Diệp Thảo? Nhìn thái độ của Thảo từ nãy giờ ta nghĩ Thảo đã biết chuyện này rồi.

    Bị ai đó gọi tên, Diệp Thảo lập tức ngẩng phắt đầu nhìn lên. Và sau khi thấy tất thảy có tận sáu con mắt đang nhìn mình thì cô gái trẻ lại phải hoảng hốt mà cúi đầu ngay xuống.

    - Dạ cậu Thông! Chuyện này..

    - Không cần phải sợ. Bây nghĩ gì, thấy được gì thì hãy mau nói hết ra đi.

    Câu nói đó là của cậu Ba Phong, người lúc này không còn chịu nằm yên trên giường mà đã ngồi bật dậy, để hướng ánh mắt đau đớn cũng như chờ đợi về phía Diệp Thảo.

    Cậu Ba Phong đang hướng ánh mắt chờ đợi về phía Diệp Thảo nàng ư? Nhưng chờ đợi cái gì đây? Một câu trả lời là có, chuyện nàng có nhìn ra Lê Bá Thông có mối quan hệ gì đó với bà Ba Miên hơn là cô mẫu và cháu trai.

    Hay một câu trả lời là không, nàng cũng đã quá tin tưởng.. tin tưởng đến mức ngờ nghệch rằng họ thực sự chỉ là cô mẫu và cháu trai.

    Trả lời thế nào để bản thân mình không bị vạ lây bởi sự nhập nhèm trong những mối quan hệ của chủ nhân.

    Dòng suy nghĩ đi được tới chỗ này thì chợt đầu óc mù mờ của Diệp Thảo lập tức bừng sáng. Cái gì mà nhiệt tình giúp đỡ chứ? Thì ra là đang đem Diệp Thảo ra để làm tốt thí.

    Len lén hướng ánh nhìn sắc như dao cạo về phía Lê Bá Thông, cơn giận của Diệp Thảo đột nhiên bị dập tắt. Cái gì thế kia gã đàn ông lãnh đạm, tự mãn kia đang căng thẳng sao?

    Nhìn đôi bàn tay đang xoắn lại của chàng ta kìa, rõ ràng là đang rất lo lắng. Lo lắng cho tình cảm huynh đệ và cả tình mẫu tử nữa..

    - Chuyện đó thực sự quan trọng đến vậy ư? Trong khi bên ngoài kia đã có hai người phải chết. Và sự an nguy của đại nhân cũng như cậu Ba hay bà Ba và cả cậu Thông cũng đang bị đe dọa. Mà đó là những người có liên quan trực tiếp với đại nhân, còn những người khác không liên quan như tiểu thơ Thanh Vân cũng không biết tại sao lại dính vào rắc rối..

    Bốn chữ "tiểu thơ Thanh Vân" vừa được nói ra đã khiến sắc mặt ai đó đổi khác. Nguyễn Hoành Phong lúc này gần như quên hẳn hiềm khích của mình với Lê Bá Thông, nên đã quay sang hỏi đối phương dồn dập.

    - Tiểu thơ Thanh Vân! Nàng ấy.. nàng ấy có sao không? Tự dưng đang yên đang lành thì nàng ấy lại lăn ra ngất xỉu. Rồi sau đó thì đệ bị thứ gì đấy đánh vào đầu, và ngất theo sau đó.

    Một hồi im lặng bủa vây lấy những con người ở trong căn buồng. Họ im lặng là bởi với Nguyễn Hoành Phong là chờ đợi câu trả lời, còn với Lê Bá Thông và bà Ba Miên là bận sắp xếp chữ để có một câu trả lời mà không làm tổn thương đối phương.

    Đôi con mắt nhìn nhau một lúc thật lâu và rốt cuộc bà Ba Miên cũng chịu đảm nhiệm trọng trách cao cả. Đó là phát ngôn.

    - Phong à, cái khăn tay của con đâu rồi? Mẹ không tìm thấy nó trong tay áo con như thường lệ.

    - Con.. con đã đưa nó cho tiểu thơ Thanh Vân. Mẹ biết đó. Mới mưa xong nên nước dưới sông sặc mùi bùn đất, rất khó ngửi.

    - Vậy trước đó con đã dùng qua cái khăn đó chưa?

    Cái lắc đầu của Nguyễn Hoành Phong làm đôi mày của bà Ba Miên càng lúc càng cau chặt hơn. Có lẽ người đàn bà ấy đang tự hỏi: Đã có chuyện gì đang xảy ra ở Nguyễn gia trang này thế?

    Đêm đen là lúc đầu óc con người ta tràn ngập vô vàn những nỗi sợ. Nỗi sợ về những thế lực vô hình lẫn có hình đang lẩn khuất trong màn đêm. Nó khiến con người phải co cụm lại và rúc dưới những mái nhà được xây dựng chắc chắn.

    Nhưng liệu mái nhà đó có thật là sẽ bảo vệ được họ? Thanh âm gồm ba hồi chín tiếng của trống đám ma đã nhắc nhở cho ai đó về hai thảm kịch đã xảy ra ở Nguyễn gia trang.

    Và dự là nó sẽ lại tiếp diễn cho đến khi kẻ thù số một của con cọp tinh bị hạ bệ. Đem đầu ngó qua những chắn song của cửa sổ, Diệp Thảo không kiềm được tâm trạng não nề mà buông ra tiếng thở dài. Tiếng nhạc của phường bát âm nghe sao mà thê lương đến thế.

    - Hai cỗ quan tài để cạnh nhau. Dân chúng trong vùng dù có chịu ơn cô phụ nhiều đến mức nào thì họ cũng không dám đến viếng, chứ đừng nói là ở lại giúp người nhà lo đám. Chưa kể con cọp tinh kia trở lại đã khiến lòng dân hoang mang vô cùng.

    - Đúng là như vậy thật. Nhưng cậu Thông à..

    Diệp Thảo hướng ánh mắt nghi hoặc nhìn kẻ đang ngồi sau bàn viết.

    - Đó hình như đâu phải lí do để cậu bảo Diệp Thảo tới buồng của cậu vào lúc này.

    Lời vừa nói ra khỏi miệng thì gương mặt của cô gái trẻ cũng đã đỏ bừng. Khi nãy sau khi dàn xếp với cậu Ba ổn thỏa thì Lê Bá Thông đã cùng ra bên ngoài giếng với Diệp Thảo.

    Nhưng với kiểu vụng về vì chưa bao giờ phải rửa chén bát nên chưa đầy một khắc Diệp Thảo đã phải yêu cầu gã đàn ông đó đứng dậy, và trở về buồng. Có điều chẳng ai ngờ là sau đó Lê Bá Thông lại trực tiếp gọi nàng vào buồng ngủ của mình.

    Đối diện với lời chất vấn khá là đanh thép của cô gái trẻ, Lê Bá Thông có chút bất ngờ. Nhưng khi sự bất ngờ ấy qua đi thì trên môi chàng trẻ đã lập tức nở một nụ cười.

    Nhìn thấy nụ cười, suy nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu của Diệp Thảo chính là hai chữ "lưu manh". Nhưng khi chân chưa có kịp co lên để chạy thì bên kia Lê Bá Thông đã khôi phục trạng thái thường ngày của mình.

    Đúng vậy!

    Một gương mặt lạnh tanh. Nó lạnh đến độ, Diệp Thảo còn nghĩ bản thân khi nãy đã nhìn nhầm.

    Mà Lê Bá Thông lúc này thấy Diệp Thảo đã không còn sợ hãi nữa thì mới dám mở lời.

    - Ta khi nãy là vụng về thật. Nhưng không phải do ta đâu, mà là do mấy cái tã của thằng bé Lũy thôi. Cứ phất pha phất phới bay trong gió làm ta cứ liên tưởng, nên mới không thể tập trung mà rửa chén được.

    Sau đó là một nụ cười hiền lành để xóa tan không khí căng thẳng đang đè nặng tâm trí của cô gái trẻ.

    Giảo biện..

    Diệp Thảo tự nói với chính mình, nhưng tâm can lại không hề bài xích gương mặt tươi cười kia. Vì rõ ràng chính bản thân nàng cũng bị những cái tã treo ở trước cửa buồng của cậu Lũy dọa cho sợ.

    Suy nghĩ vừa thoáng qua, Diệp Thảo không nhịn được mà lại đem đầu ngó qua những song cửa sổ. Năm cái áo con và chục cái tã, là thứ mà khi sáng đã dọa cho đội trưởng Thành và mấy tên lính tuần sợ đến mất mật.

    Mấy cái tã đó hình như đã được tỷ Nhân giặt ngay sau đó. Nhưng vì trời không có nắng mấy nên không có khô giòn, báo hại bà vú phải treo chúng ở đó. Nhớ lại thì đây không phải lần đầu Lê Bá Thông than phiền về mấy cái tã đó.

    Bởi trước đây, lúc Diệp Thảo đem cơm cho bà vú thì Bá Thông đã hỏi thẳng bà vú là tại sao treo đồ con nít trước cửa rồi. Khi ấy bà vú đã nói sao nhỉ? Vì chưa khô nên mới làm vậy, và cũng biết ý là đã tự mình chạy ra bưng cơm mà không để Diệp Thảo bê vào tận phòng như mọi khi.

    Mắt thấy Diệp Thảo đang yên đang lành lại ngẩn người nhìn chăm chăm ra cửa sổ, thì bản thân cũng hiếu kì mà bước tới nhìn ra theo.

    - Đâu có thứ gì ở ngoài đó đâu.

    - Dạ, cậu Thông. Thì làm gì có gì ở ngoài đó ạ. Chỉ là cậu nhắc tới mấy cái tã nên Diệp Thảo mới nhớ lại chuyện khi chiều cậu mắng bà vú việc treo mấy cái tã thôi.

    - Đúng rồi! Khi trước còn nhiều đồ hơn bà ấy cũng đâu có treo ở trước cửa như vậy. Thế mà hôm nay..

    Dừng lại một giây để nhìn thẳng vào đáy mắt của Diệp Thảo, Lê Bá Thông đột ngột chuyển chủ đề.

    - Mà Thảo kể cho ta nghe đi chuyện bọn đội trưởng Thành lục soát gia trang hôm nay. Có điều gì đáng để lưu tâm không?

    Thêm lần nữa dừng lại, nhưng là để nở một nụ cười có phần tự mãn, Lê Bá Thông chầm chậm bước lại bàn viết của mình.

    - Không phải Thảo rất muốn biết Thanh Vân tiểu thơ đã khai gì, nên Thảo mới đồng ý cho ta theo phụ Thảo một tay đó thôi. Giờ ta đã kể hết rồi. Nên Thảo cũng hãy kể chuyện mà Thảo biết đi chớ. Vì có qua thì phải có lại mà.

    Ra đó là lí do gã đàn ông lạnh lùng này đã gọi Diệp Thảo vào buồng. Một lí do quá đỗi trong sạch và lại còn mang chút gì đó tôn trọng. Đúng rồi, là tôn trọng. Vì nghĩ kĩ lại đi, có phải hiện giờ Lê Bá Thông đang coi nàng ở địa vị ngang ngửa chàng ta không.

    Và ở một xã hội trọng nam khinh nữ như hiện tại thì chuyện này không phải là rất đáng quý sao.

    Nhưng chuyện lục soát gia trang hôm nay có gì để kể đâu. Với kết quả lục soát thế nào cũng đã được đội trưởng Thành báo với Lê Bá Thông rồi. Vậy thì còn cái gì nữa mà gã đàn ông này lại Diệp Thảo kể.

    Thắc mắc đầy một bụng, nhưng Diệp Thảo chưa kịp lên tiếng hỏi thì sau lưng nàng Lê Bá Thông đã kêu lên một tiếng ão não.

    - Thôi rồi! Mãi nghĩ đến chuyện đội trưởng Thành lục soát nên ta quên mất việc phải ghé qua phòng của cậu Hai. Diệp Thảo đi cùng ta nhé! Là soạn một ít quần áo để cho vào áo quan trước khuya nay để mai đưa cậu Hai ra đồng.

    Diệp Thảo thoáng chút giật mình. Chuyện quan trọng thế mà chính Diệp Thảo cũng quên béng mất. Soạn một ít quần áo mà cậu Hai hay mặc để cho vào áo quan trước khi nắp áo quan được đóng kín hẳn.

    Một việc mà khi khâm liệm người ta đã phải làm ngay lúc đó. Nhưng vì cậu Hai Nguyễn gia là bị con cọp tinh vồ chết nên Trịnh đại nhân đã yêu cầu không được đóng nắp áo quan cho đến khi ngài ấy cho phép.

    Và có lẽ Trịnh Thừa đã giải đáp được thắc mắc trong vụ của cậu Hai, nên mới rồi đã cho lính tuần giong ngựa đến báo là có thể đóng nắp áo quan. Việc trọng đại và có nhiều lễ nghi đó chắc hẳn sẽ hội tụ rất nhiều người.

    Mà nếu vậy thì có lẽ Diệp Thảo phải lên nhà trên và giúp tỷ Nhân một tay.

    Ở nhà trên cô gái có thân người nhỏ nhắn vừa rót đầy tách trà cho mấy người phường bát âm. Và đang chuẩn bị thu ấm trà lại thì lão bá vốn là người chơi đàn bầu, vô tình chạm phải bàn tay của tỷ Nhân.

    Hành động vô ý của lão bá đó đã làm tỷ Nhân chao tay và nước tay đã vươn ra ngoài một ít.

    Tiếng "á" của cô gái trẻ thốt lên. Và thêm vào đó là tiếng nhắc nhở của mấy ông bạn ngồi cùng bàn rằng.

    - Xô vào tay người ta rồi!

    - Đổ đầy trà ra bàn rồi!

    - Chán! Đã tất bật rồi! Giờ còn phải lau dọn nữa.

    Làm lão bá chơi đàn bầu, vốn là một người đàn ông bị mù luống cuống.

    - Xin lỗi! Xin lỗi cậu trai trẻ nha! Tại lão mù nên mới ra nông nỗi.

    - Đấy! Cái lão Chín này lại gây họa nữa rồi. Người ta là đàn bà con gái hẳn hoi. Lão lại nói người ta là trai.

    Mấy người đàn ông trẻ có già có của phường bát âm còn nói thêm vài câu trách cứ lão Chín đó nữa. Và cả những lời xin lỗi tỷ Nhân nữa.

    Nhưng người con gái đó chỉ đáp lại bằng cách cúi đầu rồi vội vã rời đi. Ừ, đúng thôi. Vì tỷ Nhân bị câm mà, nên biết đáp lại họ bằng cách nào khác đâu.

    (Hết chương 38)
     
    chiqudoll thích bài này.
  10. Lê Khả Lâm

    Bài viết:
    50
    Chương 39: Chương 39

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Một cảm giác xót xa chợt dâng lên cổ họng làm Diệp Thảo muốn xông vào bên trong mà ôm chầm lấy cô gái nhỏ bé đó để an ủi. Nhưng bàn chân của Diệp Thảo vừa đưa lên đã phải đặt ngay xuống.

    Bởi bên trong kia đã có người nhanh chân hơn. Con Lành từ lúc nào đã đứng bên cạnh và đang nói chuyện với tỷ Nhân.

    Và không biết hai cô gái nói với nhau về chuyện gì, mà gương mặt tỷ Nhân ban đầu còn có chút gì đó kinh ngạc. Nhưng về sau thì tươi tỉnh hẳn.

    - Có lẽ người ta không cần Thảo an ủi đâu.

    Tiếng nói vừa rồi là của Lê Bá Thông. Chàng ta vẫn âm thầm theo sát một bên của Diệp Thảo từ lúc nàng xin phép nói muốn lên nhà trên giúp tỷ Nhân một tay.

    - Không cần an ủi và có vẻ cũng không cần giúp.

    Lê Bá Thông nói mấy lời đó khi mà bên trong nhà trên con Lành đang tất bật rót trà cho khách khứa phụ tỷ Nhân. Những lời nói xuất phát từ thực tế nhưng lại làm cho Diệp Thảo thấy bực bội. Nàng quay đầu nhìn kẻ vừa mới nói kia bằng ánh mắt hằn học.

    - Cậu Thông, tại sao cậu lại đi theoDiệp Thảo? Không phải là cậu còn phải vào buồng cậu Hai Lịch để soạn quần áo sao ạ?

    Chúng ta là 1 thể thống nhất của xác thịt và linh hồn. Xác thịt có thể chết đi, có thể bị hủy hoại. Nhưng linh hồn thì không. Linh hồn đó sẽ thoát ra khỏi phần xác thịt. Rồi sau ấy là đi vào kiếp luân hồi hoặc bị đọa thành ngạ quỷ.

    Nhưng dù có tái sinh thành gì, thì linh hồn vẫn được ở với người thân kiếp này 49 ngày, rồi mới chịu ra đi.

    - Có nghĩa là đâu đó trong buồng của cậu Hai, hay có khi là cả trong cái gia trang này đang có linh hồn của cậu Hai hoặc bà Hai đang đi tới đi lui.

    - Cậu Thông! Cậu đang nói gì vậy hả?

    Diệp Thảo rùng người và sau đó là sợ hãi nhìn quanh.

    - Trên đời này làm gì có ma quỷ chớ. Cậu chỉ dọa Diệp Thảo thôi.

    Khẽ nở một nụ cười bí hiểm, Lê Bá Thông thở hắt ra một tiếng.

    - Đó là lời Phật dạy. Và bản thân ta tuy không hoàn toàn tin tưởng vào mấy lời đó, nhưng ta tin nếu chúng ta phá giải đươc bí mật đằng sau cái chết của cậu Hai và bà Hai thì họ sẽ ra đi một cách thanh thản hơn.

    - Cậu Thông à..

    Diệp Thảo định nói rằng nàng không ngờ Lê Bá Thông lại là một người ấm áp như thế. Nhưng lời chưa kịp thoát ra khỏi cổ họng thì Diệp Thảo đã quên chúng ngay. Đúng, là quên ngay lập tức vì những hình ảnh mà nàng đang nhìn thấy kia thật sự khiến đầu óc cô gái trẻ như bị tê liệt.

    Buồng của cậu Hai Lịch có dấu hiệu bị lục lọi. Nhưng là ai?

    - Gia trang bị trộm đột nhập sao?

    - Ta thấy không có khả năng đó.

    Lê Bá Thông vừa chậm rãi bước vào bên trong vừa trả lời Diệp Thảo.

    - Vì Thảo nhìn đi. Còn có chặn giấy bằng vàng ở trên bàn viết vẫn còn kia. Và nếu là trộm thông thường thì sẽ không bao giờ bỏ qua món hời lớn như thế đâu.

    Đúng là vậy thật. Bởi cái nọ lớn như thế kia mà. Ánh mắt Diệp Thảo va vào khối vàng lớn trên bàn giấy và ngay lập tức thừa nhận lời Lê Bá Thông nói vừa rồi là chính xác.

    Nhưng nếu không phải là trộm thì ai lại đi lục lọi đồ đạc của cậu Hai Lịch. Đầu óc mờ mịt Diệp Thảo lia mắt quanh căn buồng rộng rãi của cậu Hai họ Nguyễn.

    Quả là nó đã bị lục lọi, nhưng nhìn kỹ lại thì vị trí mà kẻ kia đã lục lọi chỉ là những hòm gỗ đựng quần áo của cậu Hai Lịch. Và hình như không phải chỉ mình Diệp Thảo nhận ra điểm đó. Bên kia, sau khi Lê Bá Thông ngó một hồi thì đưa ánh mắt nghiêm túc nhìn người còn lại trong căn buồng.

    - Ai là người lấy đồ liệm cho cậu Hai?

    - Dạ, thưa cậu. Là đại nhân ạ.

    Diệp Thảo nhíu chặt đôi mày lá liễu của mình lại để cố nhớ những chuyện đã xảy ra trong lúc khâm liệm cậu Hai. Đại nhân là người đã nhất quyết giành phần đi lấy quần áo cho bọn đội trưởng Thành mặc lại cho cậu Hai, dù đội trưởng Thành hay tỷ Nhân đều nói là bản thân đi lấy được.

    Lúc đó ai cũng nghĩ là đại nhân sợ đội trưởng Thành hay tỷ Nhân sẽ lấy đồ đạc quý giá trong buồng cậu Hai. Nhưng khi đại nhân trở ra khỏi buồng với khuôn mặt thất thần và đôi mắt hoe đỏ thì ai nấy cũng đều nín lặng.

    - Mặt thất thần và mắt thì hoe đỏ sao?

    Đáp lại câu hỏi của Lê Bá Thông bằng một cái gật đầu, Diệp Thảo cũng bùi ngùi.

    - Có lẽ là do đại nhân quá thương xót cậu Hai, nên đã không kiềm lòng được khi nhìn thấy những đồ đạc đã gắn liền với cậu Hai lúc cậu ấy còn sống.

    Không đáp lời Diệp Thảo, Lê Bá Thông chỉ khẽ cau mày một cái rồi làm cái công việc mình phải làm khi bước vào căn buồng này: Soạn ít đồ cho cậu Hai Lịch. Kéo cái hòm gỗ lớn nhất ở dưới giường ngủ ra, Lê Bá Thông gần như cắm hẳn đầu vào mớ quần áo trong ấy.

    Nhưng có lẽ kết quả không được như ý nên chưa đầy một khắc anh chàng đã ngẩng phắt dậy mà thở dốc.

    - Sao Lịch huynh lại nhiều quần áo vậy? Đã vậy lại đã bị đại nhân làm lộn xộn nên ta không thể biết cái quần nào đi cùng cái áo nào mới là một bộ.

    Vừa nói Lê Bá Thông vừa nhìn Diệp Thảo cầu cứu, nhưng cô gái trẻ vốn là người mới, nên cũng đâu nhớ được đâu là bộ đồ mà cậu Hai từng mặc. Một suy nghĩ lóe lên trong đầu làm Diệp Thảo nói vội với Bá Thông.

    - Diệp Thảo có ý này, hay để Thảo chạy ra kêu con Lành hay tỷ Nhân vô đây giúp cậu một tay nha. Hai người đó ở Nguyễn gia đã lâu nên chắc chắn sẽ nhớ được cậu Hai từng mặc những bộ đồ nào.

    - Cũng được đó. Thảo..

    Lê Bá Thông hẳn định nói Thảo ra ngoài gọi con Lành vào. Nhưng lời chưa kịp nói ra thì đã bị chàng ta nuốt ngay xuống. Bàn tay đang lần tìm giữa những lớp quần áo chợt khựng lại. Một hộp gỗ lớn tầm hai bàn tay người lớn xòe ra được Lê Bá Thông lôi ra trong sự ngỡ ngàng của cả Lê Bá Thông và Diệp Thảo.

    (Hết chương 39)
     
    chiqudoll thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...