Đọc hiểu: Áo trắng - Huy Cận: Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong, Đề Thi Ngữ Văn Tham Khảo 10, 11 mới

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 13 Tháng mười 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,022
    Đề kiểm tra đọc hiểu bài thơ Áo trắng của nhà thơ Huy Cận bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu:

    Nhận biết: Nhận biết được các biểu hiện của thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật; bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu; nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình; bối cảnh lịch sử - văn hóa; những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc; đề tài của bài thơ..

    Thông hiểu:

    - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, vần, nhịp và các biện pháp tu từ; ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu; hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình; nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp; phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ bài thơ.

    Vận dụng: Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học; Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ.

    Vận dụng cao: Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ; Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận riêng của tác giả về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu; so sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; viết liên hệ với các vấn đề trong thực tiễn.

    Đọc hiểu: Áo trắng - Huy Cận , Ngữ văn 10 - 11 chương trình mới

    Đọc bài thơ sau:

    Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
    Hôm xưa em đến, mắt như lòng
    Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
    Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.


    Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;
    Em duyên đôi má nắng hoe tròn.
    Em lùa gió biếc vào trong tóc
    Thổi lại phòng anh cả núi non.


    Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời;
    Hồn em anh thở ở trong hơi.
    Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,
    Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.


    Đôi lứa thần tiên suốt một ngày.
    Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.
    Dịu dàng áo trắng trong như suối
    Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay.


    Áo trắng, Huy Cận

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của văn bản.

    Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?

    Câu 3. Bài thơ trên viết về đề tài gì?

    Câu 4. Theo em, hình ảnh trung tâm của bài thơ là hình ảnh áo trắng hay hình ảnh cô gái? Hình ảnh đó mang những vẻ đẹp gì?

    Câu 5. Cô gái đến với "anh" trong khung cảnh như thế nào? Mang đến cảm nhận gì cho nhân vật "anh"?

    Câu 6. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:

    Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;
    Em duyên đôi má nắng hoe tròn.
    Em lùa gió biếc vào trong tóc
    Thổi lại phòng anh cả núi non.


    Câu 7. Theo em, ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh áo trắng là gì?

    Câu 8. Nhận xét về tình cảm của nhân vật "anh" dành cho "em" được thể hiện trong bài thơ?

    Câu 9. Theo em, tình yêu đích thực có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người?

    Câu 10. So sánh tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên với tình yêu của nhân vật trữ tình trong khổ thơ sau của Xuân Diệu:

    "Yêu là chết ở trong lòng một ít
    Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
    Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
    Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết."
    (Yêu, Xuân Diệu)

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    Câu 1.

    - Thể thơ: thất ngôn;

    - Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm
    Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là chàng trai (xưng "Anh") - người trực tiếp bộc lộ cảm xúc trong bài thơ.

    Câu 3. Bài thơ trên viết về đề tài: tình yêu.

    Câu 4.

    - Hình ảnh trung tâm của bài thơ là hình ảnh cô gái.

    - Hình ảnh đó mang những vẻ đẹp: trong trắng, tinh khôi, thánh thiện...

    Câu 5.

    - Cô gái đến với "anh" trong khung cảnh thơ mộng, lãng mạn: ngập tràn ánh nắng, ánh sáng, hương thơm.

    - Sự xuất hiện của cô gái mang đến cho nhân vật "anh" sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, thú vị, say đắm...

    Câu 6.

    - Trong những câu thơ:

    Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;
    Em duyên đôi má nắng hoe tròn.
    Em lùa gió biếc vào trong tóc
    Thổi lại phòng anh cả núi non.


    sử dụng biệp pháp tu từ: điệp cấu trúc. Mô hình: chủ ngữ "Em" + vị ngữ được lặp lại 3 lần trong 3 câu thơ đầu; Phép liệt kê: bàn tay, đôi má, mái tóc.

    - Tác dụng:

    + Làm nổi bật vẻ đẹp của người con gái: bàn tay thon đẹp, đôi má duyên, mái tóc bồng bềnh nhẹ bay... - đó là vẻ đẹp trẻ trung, trong trẻo, đáng yêu.

    + Tăng nhịp điệu, tạo tính nhạc và sự sinh động, hấp dẫn cho lời thơ.

    Câu 7. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại LINK để đọc tiếp nội dung ẩn nha:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 8. Nhận xét về tình cảm của nhân vật "anh" dành cho "em" được thể hiện trong bài thơ:

    - Trong cả bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được sự "ưu ái" trong cảm nhận của anh về em. Trong con mắt của kẻ si tình, "em" đối với anh là nơi hội tụ của cái đẹp: đẹp từ ngón tay, gò má, mái tóc đến gót ngọc, bước đi...

    - Qua đó, có thể thấy tình cảm nhân vật "anh" dành cho "em" là xúc cảm đắm say, mê luyến, trước sự xuất hiện của "em", "anh" đi từ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến chìm trong hạnh phúc, tình yêu. Đó là tình cảm chân thành, lãng mạn, đầy thơ mộng của tình yêu thuở đầu đời.

    Câu 9. Theo em, tình yêu đích thực có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc sống con người:

    - Mang lại những xúc cảm nồng nàn, đắm say, mãnh liệt, khiến con người thêm yêu đời, yêu nhau hơn;

    - Tình yêu chân chính giúp con người hoàn thiện mình, biết sống vì người mình yêu, biết vun vén cho hạnh phúc chung;

    - Tình yêu chân chính còn giúp cảm hóa con người, khiến đối phương biết dừng lại trước sự sa ngã, lệch lạc;

    - Tình yêu chân chính là cơ sở để có cuộc sống gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc.

    Câu 10. So sánh tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên với tình yêu của nhân vật trữ tình trong khổ thơ sau của Xuân Diệu:

    "Yêu là chết ở trong lòng một ít
    Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
    Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
    Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết."
    (Yêu, Xuân Diệu)

    - Cả hai nhân vật trữ tình trong hai văn bản trên đều có tình yêu đắm say, mãnh liệt dành cho đối phương.

    - Tuy nhiên, tình yêu của nhân vật trong bài thơ Yêu (Xuân Diệu) lại là tình yêu đơn phương, không được đáp lại, hoặc người yêu của anh yêu một cách hời hợt, không chân thành, điều đó khiến anh rơi vào sự đâu khổ, thất vọng. Đây là tình yêu buồn. Ngược lại, nhân vật trong bài thơ Áo trắng lại được đón nhận tình yêu của em, nên cảm thấy hạnh phúc, say đắm, thăng hoa trong tình yêu. Đây là câu chuyện tình yêu đẹp, lãng mạn.

    - Tình yêu của các nhân vật trữ tình trong hai văn bản trên thể hiện một thực tế trong tình cảm lứa đôi: Không phải tình yêu nào cũng đẹp và được đền đáp xứng đáng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9 Tháng ba 2024
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...