* Đọc truyện ngắn sau: ÁO TẾT Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: - Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi. Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó. Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về ngoại thì mùng hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn. Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm: - Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa? - Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được. - Vậy mầy được mấy bộ? - Có một bộ hà. Con bé Em trợn mắt: - Ít quá vậy? - Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó. - Vậy à? Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không. Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó: - Còn mầy? - Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng một tới mùng bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn. - Mầy sướng rồi. Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh hai nó để lại. Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới. Má nó nói hoài: "Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho". Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng: - Bộ đồ mầy may chắc đẹp lắm, bữa mùng hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen? Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen: - Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng. Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý bé em. Thiệt đó. (Áo Tết, Nguyễn Ngọc Tư, in trong Bánh trái mùa xưa, Nxb Văn học) * Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn nữ nổi tiếng nhất của Việt Nam đương đại. Bà sinh năm 1976 tại tỉnh Cà Mau, trong một gia đình nông dân nghèo. Bà bắt đầu viết văn từ năm 1997 và nhanh chóng gây được tiếng vang với những truyện ngắn mang đậm chất Nam Bộ, như "Sông nhỏ lở quanh", "Nước chảy mây trôi", "Cánh đồng bất tận".. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thường tập trung vào đề tài cuộc sống của người dân miền Tây sông nước. Bà có một vốn sống phong phú và một khả năng quan sát tinh tế, giúp bà khắc họa thành công những con người và mảnh đất Nam Bộ. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn giàu cảm xúc và có lối viết độc đáo. Bà sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng vẫn giàu chất thơ, tạo nên những câu chuyện vừa chân thực vừa lãng mạn. Bà đã được trao tặng nhiều giải thưởng văn học uy tín, trong đó có giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, giải thưởng Văn học ASEAN, và giải thưởng Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam. Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư: Truyện ngắn: Sông nhỏ lở quanh, Nước chảy mây trôi, Cánh đồng bất tận, Biển Đông ngày ấy.. Tiểu thuyết: Nước chảy mây trôi, Cánh đồng bất tận, Ngọn đèn không bao giờ tắt.. Thơ: Cỏ hoang.. * Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ nhất D. Ngôi thứ nhất và thứ ba Câu 2. Đoạn trích trên chủ yếu được kể từ điểm nhìn của nhân vật nào? A. Điểm nhìn của nhân vật bé Em B. Điểm nhìn của nhân vật Bích C. Điểm nhìn của nhân vật người kể chuyện D. Cả B và C Câu 3. Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của lời kể trong truyện? A. Chỉ có lời nhân vật B. Chỉ có lời người kể chuyện C. Bao gồm cả lời người kể chuyện và lời nhân vật D. Bao gồm cả lời người kể chuyện, lời nhân vật và lời tác giả Câu 4. Sự kiện đáng chú ý nhất trong truyện ngắn trên là: A. Bích và bé Em được may đồ Tết B. Bích và bé Em mặc đồ mới đi chúc Tết cô giáo C. Bé Em có bốn bộ đồ Tết, trong khi Bích chỉ có một bộ D. Bé Em cố ý mặc đồ hơi giống bộ đồ của Bích khi đi chúc Tết cô giáo Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung tóm tắt của truyện? A. Kể về chuyện may đồ Tết của Bích và bé Em và cách hành xử tế nhị của bé Em trong ngày hai đứa mặc đồ mới đi chúc Tết cô giáo B. Kể về việc bé Em được may bốn bộ đồ Tết trong khi đó Bích chỉ được mẹ may cho một bộ C. Kể về việc bé Em đã cố tình mặc đồ hơi giống Bích trong ngày hai đứa mặc áo mới đi thăm cô giáo D. Kể về cuộc trò chuyện thân mật giữa Bích và bé Em về chuyện may đồ Tết Câu 6. Việc bé Em quyết định không mặc bộ đầm hồng mà mặc bộ đồ hơi giống bạn của mình khi cùng bạn đi thăm cô giáo cho thấy bé Em là một cô bé như thế nào? A. Là một cô bé có tâm hồn tinh tế B. Là một cô bé thích thể hiện C. Là một cô bé khiêm tốn D. Là một cô bé giàu lòng nhân ái Câu 7. Phát biểu nào sau đây nói lên chủ đề của truyện ngắn trên? A. Ca ngợi tấm lòng tinh tế, cách hành xử tế nhị của nhân vật bé Em B. Ca ngợi tình bạn chân thành, cao đẹp của bé Em và Bích C. Phê phán sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội D. Cả A và B Câu 8. Ở bậc THCS, bạn cũng đã từng được học một truyện ngắn nói về sự đồng cảm, tình yêu thương của những đứa trẻ con nhà giàu đối với những đứa trẻ con nhà nghèo khó. Đó là truyện ngắn nào, của tác giả nào? Câu 9. Bạn rút ra được bài học gì về tình bạn sau khi đọc truyện ngắn trên? Câu 10. Từ truyện ngắn trên, bạn suy nghĩ gì về ý nghĩa của sự đồng cảm đối với người khác trong hoàn cảnh khó khăn? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) Câu 11: Bạn hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong việc xây dựng hình tượng nhân vật bé Em ở truyện ngắn trên. * Đáp án Câu 1: A Câu 2: A Câu 3: C Câu 4 :D Câu 5: A Câu 6: A Câu 7 :D Câu 8: Truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" của tác giả Thạch Lam Câu 9: - Cần tinh tế trong đối xử với bạn bè - Nên đề cao tình cảm chân thành, không nên quan trọng ở vật chất Câu 10: Suy nghĩ về ý nghĩa của sự đồng cảm đối với người khác trong hoàn cảnh khó khăn: - Sự đồng cảm giúp chúng ta có thái độ đối xử chân thành - Sự động cảm giúp người khác không cảm thấy tự ti, mặc cảm - Sự đồng cảm giúp duy trì những mối quan hệ tốt đẹp Câu 11: * MỞ BÀI - Giới thiệu truyện kể: "Áo tết" là một truyện ngắn nhẹ nhàng mà sâu sắc của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Ngọc Tư. - Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá về hình tượng nhân vật bé Em, nhân vật mà thông qua đó, tác giả đã gửi đến người đọc nhiều bài học sâu sắc. * THÂN BÀI 1. Tóm tắt truyện: Truyện xoay quanh câu chuyện áo tết của hai đứa bé là bé Em và Bích. Bé Em được mẹ may cho bốn bộ áo tết, trong khi đó Bích, bạn của bé Em, vì nhà nghèo nên chỉ được mẹ may cho một bộ. Để bạn không cảm thấy tủi thân, trong ngày đi chúc tết cô giáo, bé Em đã mặc bộ đồ hơi giống Bích. Hiểu được tấm lòng của bé Em, Bích thêm yêu quý bạn của mình. 2. Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề: A. Xác định chủ đề: Thông qua câu chuyện về áo tết và cách hành xử của nhân vật bé Em, truyện ca ngợi tình bạn chân thành giữa bé Em và Bích, ca ngợi tấm lòng nhạy cảm, tinh tế của bé Em đối với người bạn của mình. B. Phân tích, đánh giá chủ đề: - Truyện là bài ca về tình bạn hồn nhiên, trong sáng nhưng rất chân thành và tinh tế. Bé Em và Bích tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã luôn biết nghĩ cho bạn của mình. Bé Em vì nghĩ đến hoàn cảnh của bạn nên đã không nỡ khoe chuyện mình được may áo đẹp. Bích vì quan tâm đến bạn nên vẫn hỏi han bạn để bạn có cơ hội khoe áo mới của mình. Đặc biệt nhất là cách hành xử của bé Em trong ngày đi chúc tết cô giáo. Bé Em đã ăn mặc hơi giống bạn để bạn không thấy tự ti. Còn Bích thì biết được tấm lòng của bạn, nên Bích nghĩ rằng, chỉ cần sự chân thành đó, và dù bé Em có mặc đẹp hơn Bích đi chăng nữa, thì Bích vẫn thương quý bạn mình. - Tuy viết về tình bạn hồn nhiên của hai đứa trẻ, nhưng truyện cũng là bài học cho tình bạn ở mọi lứa tuổi, cho mọi mối quan hệ giữa con người với con người: Trong ứng xử với người khác, hãy luôn lấy sự chân thành làm nền tảng, phải luôn thấu hiểu lẫn nhau, để không làm cho nhau bị tổn thương. Khi ta hành xử được như vậy thì người khác cũng sẽ nhân đó mà quý trọng, yêu thương ta nhiều hơn nữa. 3. Hình tượng nhân vật bé Em: - Bé Em mang trong mình tích cách hồn nhiên của trẻ thơ: Thích khoe đồ mới, và em thực hiện ý muốn đó một cách cũng rất trẻ con, bằng cách gạn hỏi bạn trước, để từ đó tìm cơ hội khoe áo mới của mình. - Nhưng dù còn nhỏ tuổi, bé Em đã là một cô bé nhạy cảm và tinh tế. Khi nghe Bích nói về hoàn cảnh của mình, bé Em đã khựng lại, hết hứng, nửa muốn khoe nửa muốn không. Bé muốn khoe vì cái nỗi sung sướng của trẻ con khi được may áo mới vẫn còn chộn rộn trong lòng, nhưng bé cũng không muốn khoe vì như thế sẽ khiến bạn cảm thấy tủi thân. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem * KẾT BÀI Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của truyện: Câu chuyện đã cho ở phần Đọc hiểu không chỉ sâu sắc về mặt chủ đề, chứa đựng nhiều bài học cuộc sống vô cùng giá trị mà còn để lại ấn tượng bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đặc biệt là hình tượng nhân vật bé Em. Nêu ý nghĩa của truyện kể đối với bản thân và người đọc: Câu chuyện đã giúp ta hiểu được rằng: Trong tình bạn, trong cách đối xử giữa con người với con người, chúng ta cần đem lòng chân thành mà đối đãi, lấy sự tinh tế mà ứng xử, từ đó mới có thể xây dựng lên được những mối quan hệ bền vững và tốt đẹp.