Chương 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 2.4. Chiến lược cạnh tranh nội bộ ngành về lĩnh vực điện thoại thông minh 2.4. 2. Áp dụng 4P 2.4. 2.1. Áp dụng 4P tại Việt Nam Bấm để xem Vsmart: - Câu hỏi về sản phẩm là: Doanh nghiệp có tạo ra được sản phẩm mà khách hàng của họ muốn? Do đó cần phải xác định các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp. Vậy Vinsmart đã làm gì để đáp ứng nhu cầu của người dùng Việt Nam? Tháng 7.2019, Vsmart đã ký hợp đồng với BQ của Tây Ban Nha để bán 4 mẫu điện thoại của mình vào tháng 12. Chất lượng vẫn là yếu tố quan trọng, phòng quan hệ nhà đầu tư của Vingroup nhấn mạnh. "Vsmart sẽ đi theo chiến lược trải rộng các dòng sản phẩm trên nhiều phân khúc thị trường, tập trung vào chất lượng sản phẩm vượt trội so với đối thủ trong cùng phân khúc," bộ phận này cho biết. Những chuyên gia phân tích tại Việt Nam cho rằng xu hướng chuộng smartphone nước ngoài tại Việt Nam cũng tương tự như Trung Quốc 20 năm trước. Họ ưu tiên thực phẩm, rượu và hàng điện tử nước ngoài trước, nhưng sau đó lại quay trở về với các thương hiệu trong nước, Maxfield Brown - cộng sự cấp cao của công ty tư vấn doanh nghiệp Dezan Shira nhận định. Người tiêu dùng Trung Quốc vẫn mua sản phẩm nước ngoài mà họ tin là có chất lượng cao và không phải hàng giả, tạp chí Thương mại điện tử thực tiễn cho biết. Nhưng một khi chất lượng được đảm bảo, người dùng Trung Quốc có thể thể hiện lòng yêu nước bằng việc mua sản phẩm nội địa. Những thương hiệu smartphone Trung Quốc như Huawei, Oppo và Xiaomi đang làm ăn rất thuận lợi tại thị trường quê nhà. "Tôi có thể nhìn thấy điều tương tự đang diễn ra tại Việt Nam," Brown nói. "Tôi kỳ vọng xu hướng quay về với hàng nội địa, khi người tiêu dùng bắt đầu thể hiện tình cảm với quê nhà." - Vấn đề Kênh phân phối trong marketing 4P muốn nói tới tính sẵn có của thị trường về đưa sản phẩm đến đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng. Với 3 tiêu chí "dễ mua, dễ dùng, dễ sửa", có lẽ Vsmart là thương hiệu điện thoại có triết lý gần gũi nhất với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Trong đó, yếu tố "dễ mua" được đặt lên hàng đầu bởi lợi thế vượt trội về mạng lưới phân phối smartphone Vsmart Ngay thời điểm đầu tiên xuất hiện trên thị trường, Vsmart tự tin công bố kênh phân phối rộng khắp cả nước với gần 5.000 cửa hàng. Sản phẩm của Vsmart sẽ lần lượt được đưa tới hơn 3.000 cửa hàng thuộc các chuỗi bán lẻ điện thoại di động lớn như Thế giới di động, FPTshop, Viễn Thông A, Viettel Store, VinPro, Nguyễn Kim, hơn 1.500 cửa hàng tự doanh và hệ thống các kênh bán hàng trực tuyến.
Chương 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 2.4. Chiến lược cạnh tranh nội bộ ngành về lĩnh vực điện thoại thông minh 2.4. 2. Áp dụng 4P 2.4. 2.1. Áp dụng 4P tại Việt Nam (tiếp) Bấm để xem Price: Giá cả - Mức giá nào mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẵn sàng trả? Với ước tính thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở Việt Nam chỉ ở mức 4, 2 triệu đồng, có thể thấy rằng không nhiều người dùng Việt Nam sẵn sàng chi số tiền quá lớn cho điện thoại thông minh, do đó giá cả thực sự là 1 vấn đề đáng quan tâm, và tất nhiên, người dùng cũng luôn mong muốn có thể nhận được chất lượng tốt nhất có thể so với cái giá mà bản thân chi? Vậy vsmart đã làm gì? - Với nhà máy riêng, VinSmart hoàn toàn làm chủ khâu sản xuất, việc hợp tác với BQ cũng giúp VinSmart gặp thuận lợi trong việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ quốc tế. Những điều đó giúp giá bán của điện thoại Vsmart rẻ hơn, giúp người dùng trong nước dễ dàng tiếp cận hơn. - Đầu tháng 11/2019, thị trường smartphone trong nước chứng kiến một "cú sốc" lớn khi VinSmart (thuộc Tập đoàn Vingroup) bất ngờ tuyên bố giảm giá đến 50% cho Vsmart Live (dòng điện thoại cao cấp nhất của hãng tính đến thời điểm hiện tại) chỉ sau chưa đầy 3 tháng lên kệ. Từ mức giá 6, 99 triệu đồng, Vsmart Live giảm mạnh chỉ còn 3, 49 triệu đồng cho bản 4GB RAM và từ 7, 79 triệu đồng giảm xuống còn 3, 79 triệu đồng cho bản 6GB RAM. Động thái giảm giá này cũng nhanh chóng gây chú ý, thậm chí làm giật mình các đối thủ ngoại đang hàng ngày yên tâm "đánh chiếm" thị trường màu mỡ Việt Nam. Bởi lẽ, Vingroup đã làm một việc được xem là.. "gây khó chịu" khi chỉ sau một đêm đã biến chiếc Vsmart Live cao cấp về tính năng, cấu hình trở nên bình dân về giá, trở thành đối thủ đáng gờm và vượt trội hoàn toàn so với nhiều dòng sản phẩm cùng phân khúc giá đến từ các thương hiệu tên tuổi của nước ngoài. Bấm để xem Promotion: Tiếp thị, quảng bá Các kênh truyền thông của VinSmart đa dạng từ tivi, internet, banner. Tuy nhiên điểm chung là VinSmart thường quảng cáo điện thoại của họ đi kèm với hệ sinh thái của Vingroup. Thêm nữa, trước khi chính thức ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng cụm từ "nói ít làm nhiều" để nói về Vsmart. Trước thông tin điện thoại Vsmart sẽ chính thức trình làng vào ngày 14/12/2018, những gì xuất hiện trên truyền thông là Vinsmart tuyên bố sẽ làm smartphone vào tháng 6, rồi VinSmart tổ chức họp báo công bố thương vụ hợp tác với công ty BQ đến từ Tây Ban Nha vào tháng 7. Và chỉ khoảng 5 tháng sau buổi họp báo, người ta được thấy một nhà máy sản xuất khang trang với rất nhiều trang thiết bị hiện đại và có cả chuyên gia đến từ nước ngoài. Và vào ngày ra mắt, không chỉ một, VinSmart ra mắt tới 4 mẫu smartphone.
Chương 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 2.4. Chiến lược cạnh tranh nội bộ ngành về lĩnh vực điện thoại thông minh 2.4. 2. Áp dụng 4P 2.4. 2.2. Áp dụng 4P ở nước ngoài Bấm để xem Apple áp dụng chiến lược marketing 4p 1. Phân khúc thị trường: Có hai tiêu chí phân đoạn là: Thứ nhất theo tiêu chí vùng địa lý, thứ hai theo tiêu chí khách hàng. Apple đã làm rất tốt giai đoạn này, đây cũng là một trong những yếu tố tạo sự thành công của công ty. Apple phân khúc thị trường theo tiêu chí khách hàng, Apple hướng đến tất cả các đối tượng khách hàng trong đó những sản phẩm của Apple đều nhắm vào đối tượng giới trẻ sành điệu yêu thích thời trang và công nghệ cao, đối tượng doanh nhân, nhân viên văn phòng thường xuyên phải giao tiếp, những người hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, đồ họa.. 2. Lựa chọn thị trường mục tiêu: Theo tờ New York Times, Apple là thương hiệu có nhiều "fan cuồng" tại Trung Quốc, Apple đã mở một Apple Store lớn ở Thượng Hải, và đây sẽ là một trong những gian hàng lớn nhất của Apple ở khu vực châu Á. Trung Quốc hiện là thị trường điện thoại di động lớn nhất ở châu Á. Doanh thu Quý 3: CFO Apple, ông Luca Maestri cho biết, bộ phận thiết bị đeo đang "tăng tốc" với tốc độ tăng trưởng hơn 50%. Trong khi đó, doanh thu máy Mac đạt 5, 82 tỷ USD và iPad đạt 5, 023 tỷ USD, tăng 8% so với mức 4, 634 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Dù tổng doanh thu mảng sản phẩm của Apple, bao gồm iPhone, iPad, máy Mac và các sản phẩm khác chỉ đạt 42, 4 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn mức dự báo 41, 7 tỷ USD của các nhà phân tích. Mảng dịch vụ mang lại cho công ty 11, 46 tỷ USD doanh thu, tăng 12, 6% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên trong đó lại chưa có sự góp mặt của các dịch vụ quan trọng đã được Apple giới thiệu đầu năm nay, ví dụ như TV+. Doanh thu Quý 4: Báo cáo của công ty cho thấy bộ phận phụ kiện, thiết bị đeo của công ty, bao gồm các sản phẩm như Apple Watch và AirPods giờ đây đã có quy mô lớn ngang với mảng kinh doanh máy Mac của Apple. Với 6, 5 tỷ USD doanh thu quý 4 năm 2019, tăng trưởng đến 50% so với năm ngoái và mức tăng có giá trị còn lớn hơn cả Apple Services. Mảng dịch vụ mang lại cho Apple 12, 5 tỷ USD doanh thu quý này, tăng trưởng gần 20% so với mức 10, 5 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái, đánh bại iPad, máy Mac và thiết bị đeo. Hiện mảng dịch vụ chiếm gần 20% tổng doanh thu Apple Doanh thu máy Mac giảm 5% xuống còn 6, 99 tỷ USD trong khi iPad lại tăng trưởng bùng nổ 8% lên 4, 7 tỷ USD. Doanh thu Quý 4 2019: 64 tỷ USD. Các nhà phân tích dự kiến 63 tỷ USD. Cùng kỳ năm ngoái, doanh thu công ty đạt 62, 9 tỷ USD. Lợi nhuận quý 4 2019 đạt mức 13, 7 tỷ USD, hay 3.03 USD/cổ phiếu, cao hơn mức 2.84 USD/cổ phiếu của các nhà phân tích. Apple tạo dựng được sự khác biệt trong chiến lược bán hàng, định giá sản phẩm. Khi sản phẩm trở nên hút khách Apple chủ động kìm hàng để tạo cơn sốt hàng, chính từ đây tạo được cơn sốt giá, đồng thời thương hiệu Apple được khách hàng nhắc đến nhiều hơn. Chính điều này mà Apple dần thu phục được khách hàng ở thị trường Châu Á.
Chương 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 2.4. Chiến lược cạnh tranh nội bộ ngành về lĩnh vực điện thoại thông minh 2.4. 2. Áp dụng 4P 2.4. 2.2. Áp dụng 4P ở nước ngoài (tiếp) Bấm để xem Chiến lược ra mắt sản phẩm mới Tập trung vào trải nghiệm người dùng chứ không phải đặc điểm sản phẩm Steve nhấn mạnh vào trải nghiệm người dùng - tác động của sản phẩm đối với người sử dụng. Với sản phẩm iPhone, ông nói về sự bất tiện khi vừa phải cầm điện thoại vừa phải mang theo 1 chiếc máy nghe nhạc MP3. Và điện thoại iPhone chính là giải pháp kết hợp 2 thành 1 rất thuận tiện cho người dùng. Đó là điểm khác biệt về sự tối giản, hiệu suất và phong cách - những gì mà Steve biết chắc rằng người nghe quan tâm. Truyền thông các ý tưởng quan trọng từ sớm Apple luôn cho phép các blogger và các nhà báo viết về các ý tưởng quan trọng trước khi ra mắt sản phẩm. Điều này giúp tạo ra làn sóng tò mò, khiến cho mọi người bàn tán xôn xao về sản phẩm thậm chí trước khi có một bản demo chính thức Tổ chức buổi ra mắt sản phẩm mới như một sự kiện Khi Apple ra mắt sản phẩm mới, họ không để các chuyên viên PR đứng trên sân khấu đọc thông cáo báo chí rồi lặng lẽ tiếp cận rải rác với khán giả bên ngoài. Họ sẽ tổ chức một sự kiện quy mô tại đó, thậm chí còn đóng cửa cửa hàng điện tử Apple để mọi người biết có điều gì đó quan trọng đang xảy ra và họ cần chú ý. Và không ai khác ngoài Steve Jobs, CEO, sẽ là người đứng ở vị trí sân khấu trung tâm của sự kiện. Ông không chỉ là diễn giả có kinh nghiệm mà còn là một người trình diễn tài năng, đã dành thời gian hàng tuần lễ để lên kế hoạch cho từng lời nói, cử chỉ trong sự kiện. Nhận các đơn đặt hàng trước Apple thường mở các phiên đặt hàng cho các sản phẩm mới, và bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi họ thường bán hàng nghìn sản phẩm trong 1 hoặc 2 tuần đầu mới ra mắt. Số lượng đặt hàng trước được tính từ rất lâu trước đó cho đến khi các sản phẩm thực sự được giao, bởi vậy tổng đơn hàng của ngày đầu ra mắt là con số khổng lồ có thể hiểu được. Đừng bỏ qua hình thức bề ngoài của sản phẩm Nếu sản phẩm của bạn không đẹp, khách hàng sẽ không muốn chia sẻ nó với bạn bè và đồng nghiệp, thậm chí là vẫn sử dụng nhưng che giấu với tất cả mọi người. Trong khi đó, một thiết kế chuyên nghiệp sẽ khiến người sử dụng luôn muốn khoe ra và giới thiệu cho người khác trải nghiệm. Điều này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của công ty. Apple rất quan tâm đến thiết kế của các sản phẩm, trong tất cả các sản phẩm của Apple đều có điểm đặc biệt so với đối thủ cạnh tranh. Apple đã giới thiệu những mẫu thiết kế vô cùng đẹp mắt và là hãng công nghệ đi đầu về thiết kế. Các mẫu thiết kế của Apple đã trở thành biểu tượng. Những thay đổi của Apple đã tạo nên xu hướng thiết kế mới cả trong lẫn ngoài ngành công nghiệp máy tính để đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Chúng thực sự gây ấn tượng với người tiêu dùng ở sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thời trang và công nghệ hiện đại. Những chiếc máy tính xách tay, điện thoại, hay máy nghe nhạc đều có đường nét đơn giản, hiện đại, nhưng rất tinh tế, quyến rũ, thu hút người sử dụng. Các mẫu thiết bị của Apple hầu như không khi nào tạo ra cảm giác rẻ tiền hay non kém, mà tất cả đều rất tinh tế.
Chương 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 2.4. Chiến lược cạnh tranh nội bộ ngành về lĩnh vực điện thoại thông minh 2.4. 2. Áp dụng 4P Một vài ví dụ về các hãng điện thoại khác áp dụng 4P SAMSUNG Bấm để xem Chiến lược sản phẩm A. Nhãn hiệu sản phẩm Trong danh sách "100 Thương Hiệu Tốt Nhất Thế Giới 2011" do Interbrand công bố mới đây, Samsung xếp hạng 17 với giá trị thương hiệu 23, 43 tỷ USD, tăng 2 bậc và tăng 20% về giá trị so với năm 2010. Samsung cũng được ghi nhận là thương hiệu có sức phát triển công nghệ hàng đầu thế giới với số lượng bằng sáng chế nhiều thứ hai tại Mỹ. Những thế mạnh về thương hiệu và công nghệ cho phép Samsung "đi tắt đón đầu", tạo ra những trào lưu công nghệ mới. Việc nhanh nhạy biến ý tưởng thành sản phẩm và tung ra thị trường cũng là một yếu tố nữa giúp Samsung luôn mới trong mắt người tiêu dùng và đứng vững trong ngành công nghiệp đang thay đổi rất nhanh chóng này. Logo của Samsung có hình dạng elip làm chúng ta liên tưởng đến một dãy thiên hà. Tuy nhiên, trên thực tế thì logo Samsung có một ý nghĩa khác: "Thương hiệu bao trùm tất cả". Hình elip tượng trưng cho đường xích đạo bao quanh quả địa cầu, và dòng chữ Samsung bên trong hàm ý rằng: Samsung sản xuất tất cả mọi thứ trên mọi lĩnh vực. Và hơn thế, một điều lớn lao đó là Samsung kết nối mọi người lại với nhau. B. Kích thước tập hợp sản phẩm Đặc điểm của vỏ hộp: - Hộp đựng nhỏ gọn có dạng hình hộp chữ nhật, nắp trên có in tên sản phẩm cùng nhãn hiệu Samsung, tên sản phẩm được thiết kế chạy dọc 2 cạnh của hộp cùng với logo nhãn hiệu Samsung quen thuộc. Mặt dưới giới thiệu về các thông tin kĩ thuật về sản phẩm. Bên cạnh đó, Samsung còn cho dán nhãn, tem cùng với con dấu đảm bảo cho nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của sản phẩm. Các thiết bị điện tử sẽ được đặt ngay ngắn trong khay đựng thiết kế riêng trong hộp. Samsung thiết kế hộp đựng vừa vặn với sản phẩm để tránh cảm giác cồng kềnh thô kệch. Bên dưới sản phẩm là các phụ kiện khác được bọc ni lông cách ẩm và không khí tránh tác động của môi trường tới các vi mạch điện tử. - Chiều rộng: Samsung phân các loại điện thoại ra thành 3 loại: Samsung cảm ứng, Samsung QWERTY và Samsung Kết nối. - Chiều dài: + Samsung Cảm ứng (các dòng điện thoại sử dụng màn hình cảm ứng) bao gồm các dòng điện thoại: Samsung Galaxy, Samsung Star, Samsung Corby.. + Samsung QWERTY (các dòng điện thoại sử dụng bàn phím QWERTY) bao gồm các dòng: E2222, S3353, B3410W.. + Samsung kết nối (các dòng điện thoại đơn giản, gọn nhẹ, chủ yếu sử dụng để nghe và gọi) bao gồm các dòng: E1200, C3520, E1232B - Chiều sâu: Các dòng điện thoại Samsung luôn có sự phát triển về công nghệ, về chất lượng.. Vd: Samsung Star đời đầu không hỗ trợ Wifi, sau đó được nâng cấp thành bản Samsung Star Wifi; Samsung Galaxy phát triển từ Galaxy S đến Galaxy S3 với sự nâng cấp các tính năng và ngày một hoàn thiện về chất lượng. - Màu sắc của vỏ hộp luôn đa dạng, thay đổi liên tục, mỗi loại máy có một kiểu hộp khác nhau. - Chất liệu được làm bìa cứng, mịn, màu sắc rõ nét. ∙ Thông tin cần có trên vỏ hộp: - Logo Samsung, tên dòng điện thoại, màu sắc, một số thông tin kỹ thuật cơ bản. Ví dụ: Hệ điều hành Android, Ram, độ phân giải màn hình, độ to của màn hình, thông số kỹ thuật của camera, GPRS, Zing me, Game. - Một số công ty có thêm miếng dán bằng Tiếng Việt, chú thích đi kèm hoặc mã vạch (số lô, số sản phẩm) riêng biệt của từng nhà phân phối.
Chương 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 2.4. Chiến lược cạnh tranh nội bộ ngành về lĩnh vực điện thoại thông minh 2.4. 2. Áp dụng 4P Một vài ví dụ về các hãng điện thoại khác áp dụng 4P SAMSUNG (tiếp) Bấm để xem c. Cách đặt tên sản phẩm: Tạo ấn tượng thương hiệu từ tên gọi: Đầu tiên, phương châm của Samsung đối với dòng điện thoại thông minh Galaxy là "giữ nó đơn giản". Hàng loạt chiến điện thoại Galaxy với thiết kế khác nhau giúp thỏa mãn nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Nhưng mặc cho sự khác nhau về thiết kế, Samsung quy định nên một hệ thống tên gọi chung nhằm giúp "người dùng chỉ đơn giản là xác định các thiết bị được thiết kế để cung cấp các kinh nghiệm hoàn hảo cho họ". - "S" (Super Smart) : Là dòng điện thoại thông minh hệ điều hành Android hàng đầu của Samsung, nổi bật với dòng Galaxy S - "R" (Royal / Refined) : Là dòng điện thoại cao cấp nhất của Samsung Galaxy. - "W" (Wonder) : Là dòng điện thoại đa tính năng nhưng có mức giá rẻ hơn so với dòng R. - "M" (Magical) : Là dòng điện thoại thông minh trung cấp với các tính năng giải trí mạnh mẽ và mức giá vừa phải của Samsung. - "Y" (Young – tuổi trẻ) : Nhằm vào thị trường những người trẻ tuổi và nhạy cảm về giá Cách đặt tên này tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho người tiêu dùng về thương hiệu smartphone Galaxy. Rõ ràng, đây là một cách làm thương hiệu đơn giản nhưng rất hiệu quả. Những từ trong tên gọi của dòng điện thoại Galaxy đều là những từ đơn giản, dễ hiểu do đó sẽ không gây khó khăn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, việc phân dòng cũng giúp cho Samsung Galaxy phổ biến với nhiều nhóm tiêu dùng khác nhau. Việc này cũng giúp smartphone Samsung tăng sức cạnh tranh với các smartphone giá rẻ, tranh giành thị trường tốt hơn và từ đó cũng tăng thêm nhận biết của người tiêu dùng với thương hiệu smartphone của Samsung. D. Các đặc tính nổi bật của các sản phẩm Samsung Smartphone - Một màn hình lớn với độ nét cao Màn hình lớn với độ phân giải cao hơn đồng nghĩa với trải nghiệm xem phim, lướt web với chất lượng tốt hơn. Có lẽ tất cả các nhà sản xuất lớn đều có quan điểm như vậy nên năm 2011 đã chứng kiến sự gia tăng chóng mặt về kích thước màn hình với độ nét cao. Vd: Samsung Galaxy S II I9100G với màn hình 4, 3 inch, độ phân giải 480 x 800 pixel; Samsung Galaxy S3 với màn hình kích thước 4, 8 inch có độ phân giải HD 720 x 1280 pixel - Hỗ trợ mạng 4G LTE LTE đang dần trở thành một chuẩn kết nối tốc độ cao mới phổ biến hơn với sự hỗ trợ của nhiều nhà mạng trên toàn thế giới - S voice S Voice là công cụ nhận dạng giọng nói giống Siri của Samsung. S Voice cho phép người dùng khởi động ứng dụng chụp ảnh, thậm chí là chụp hình mà không cần chạm vào màn hình. Giả sử, nếu điện thoại của bạn có kết nối web, một câu lệnh như "I want to take a picture!" (Tạm dịch "tôi muốn chụp một bức ảnh") sẽ có tác dụng mở ứng dụng, trong khi nói "Cheese!" (khi mỉm cười) sẽ kích hoạt thao tác chụp. - Chip lõi tứ. Là một công nghệ mới giúp tăng tốc độ xử lý của Smartphone. Vd: Samsung galaxy s3 được trang bị chip lõi tứ Exynos 4 quad tốc độ 1, 4GHz. Chiến lược giá - Samsung luôn định giá sản phẩm mới của mình ở mức giá cao nhất mà Thị trường có thể chấp nhận ở từng khúc thị trường xác định nên doanh Nghiệp sẽ thu được lợi nhuận tối đa ở những khúc thị trường đó (chiến lược "hớt váng sữa"). - Đến khi sản phẩm qua giai đoạn "hot", doanh nghiệp sẽ bắt đầu giảm giá để tiếp tục thu hút khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ. - Samsung đưa ra giá cho điện thoại của mình từ những giá rất bình dân đến những giá cao (dao động từ 500.000 đến 16.000000 vnd), phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng và đem lại khả năng cạnh tranh rất cao trên thị trường. Vd: Ở thị trường Smartphone, giá của các sản phẩm Samsung luôn ở mức chấp nhận được so với các sản phẩm có tính năng tương đương của các hãng điện thoại khác: - Samsung galaxy S3: 15.890.000 VND - Iphone5 16G 28 tr - Nokia lumia 900: 12.499.000 VND - HTC one X: 15.294.000 VND - Sony Xperia Ion LT28H: 13.990.000 VND
Chương 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 2.4. Chiến lược cạnh tranh nội bộ ngành về lĩnh vực điện thoại thông minh 2.4. 2. Áp dụng 4P Một vài ví dụ về các hãng điện thoại khác áp dụng 4P SAMSUNG (tiếp) Bấm để xem 3. Chiến lược phân phối Samsung phân phối sản phẩm thông qua 2 kênh chính: - Kênh trực tiếp: Samsung phân phối trực tiếp sản phẩm của mình qua hệ thống showroom. Tại Việt Nam Samsung có 4 showroom tại các thành phố lớn là TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng. - Kênh gián tiếp: Samsung phân phối gián tiếp sản phẩm cho các nhà bán sỉ rồi tới các đại lý bán lẻ và tới tay người tiêu dùng. Tại Việt Nam nhà bán sỉ của Samsung là Petrosetco, các nhà bán lẻ lớn như Viễn thông A, Phước Lập, Thế giới di động.. hoặc các cửa hàng bán lẻ nhỏ khác cũng luôn có các sản phẩm của Samsung, điều này giúp cho Samsung tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh nhất. - Tại Việt Nam Samsung cũng đã cho xây dựng 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động (Samsung Electronics Việt Nam – SEV) tại khu công nghiệp Yên Phong tỉnh Bắc Ninh với số vốn đầu tư gần 1 tỷ đô la, với sản lượng đạt 100 triệu sản phẩm cho các kênh phân phối của Samsung, trở thành 1 trong những nhà máy sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới của Samsung. Bấm để xem 4. Chiến lược tiếp thị Ngày nay, các sản phẩm của tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới Samsung đã có mặt tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Tại bất cứ đâu, sản phẩm của SamSung luôn chiếm lĩnh được thị phần lớn và rất có uy tín trong con mắt khách hàng. Để đạt được những thành công đó một phần là nhờ bộ phận marketing của hãng hoạt động rất hiệu quả. Các nhân viên marketing của Samsung luôn đề ra được những biện pháp và chiến lược xúc tiến bán hàng hợp lý và hiệu quả cao. 4.1. Chào hàng trực tiếp SamSung coi việc chào hàng là công tác tiếp thị thông qua con người. Người đại diện bán hàng luôn mang theo mình các tài liệu giới thiệu sản phẩm để có thể trả lời nhanh chóng và thông suốt các câu hỏi của khách hàng. Hoạt động chào hàng phải của Samsung theo nhiều chuyên gia kinh tế đã đạt được các yêu cầu căn bản: + Hoạt động bán hàng thực sự + Mối quan hệ với khách hàng + Thu thập tin tức và cung cấp thông tin 4.2. Khuyến mãi - Gói ưu đãi cao cấp duy nhất cho 500 Galaxy S3 đầu tiên vào ngày 31-5 trị giá lên đến 11.456.000 đ, diễn ra tại Vincom Hà Nội và Vincom TP. HCM. Gói ưu đãi này gồm một voucher mua hàng 5.000.000 đồng để mua những sản phẩm chính hãng của Samsung Mobile tại cửa hàng Samsung Brandshop ở Crescent Mall, TP. HCM và 6 siêu thị Viettel tại Hà Nội. - 1 số chương trình khuyến mãi lớn của SS: Từ 15/8 đến 15/9/2012 khi mua smartphone Samsung galaxy bạn sẽ được tặng ngay thẻ cào để có cơ hội nhận ngay các giải thưởng bao gồm Giải Nhất: 30 Samsung Galaxy SIII; giải 2: Giảm 500.000đ; giải 3: Giảm 100000 đ. - Quà tặng: Tặng kính viễn vọng cho khách hàng khi mua ss glx s2 tại Mỹ.
Chương 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 2.4. Chiến lược cạnh tranh nội bộ ngành về lĩnh vực điện thoại thông minh 2.4. 2. Áp dụng 4P Một vài ví dụ về các hãng điện thoại khác áp dụng 4P SAMSUNG (tiếp) Bấm để xem 4.3. Giao tế Samsung luôn coi đây là cơ hội để tạo ra một hình ảnh tốt đẹp của toàn bộ hoạt động và sản phẩm của Samsung thông qua báo chí và các hoạt động khác mà theo lý thuyết là Samsung không phải trả tiền quảng cáo. SS Mở chiến dịch toàn diện năm 2002 với thông điệp "SAMSUNG DIGIT ALL- EVERYONE'S INVITED". Liên kết với hãng phim Warner Brothers thực hiện bộ phim The Matrix Reloaded năm 2003, khách hàng bắt đầu đánh giá cao hơn về thương hiệu của tập đoàn này. Mặt khác hình ảnh của Samsung không ngừng được nâng cấp khi họ thường xuyên tài trợ cho các hoạt động thể dục thể thao và văn hóa thế giới như Olympic, á vận hội Asean Games, đội bóng Chelsea, giải vô địch Taekwondo thế giới, triễn lãm bảo tàng giải thưởng Nobel toàn cầu. Chính việc tài trợ Olympic là nước cờ đưa Samsung thành thương hiệu toàn cầu Samsung luôn tận dụng việc tài trợ trong lĩnh vực truyền thông không dây để giới thiệu các sản phẩm chủ lực như điện thoại. Tại Olympic Bắc Kinh 2008, Samsung "lăng xê" F480, điện thoại cảm ứng với nhiều tính năng hiện đại. F480 khoác áo vàng (màu huy chương được chờ đợi nhất tại Olympic) cũng được tung ra cùng với các loại wallpaper, bài hát và chuông điện thoại liên quan đến Olympic. Chương trình "SS Hope replay" - Mỗi bước chạy, một tương lai: Mỗi km chạy được trong chương trình Samsung sẽ đóng góp 50.000 đồng cho chương trình Thư viện thông minh diễn ra vào sáng ngày 17/6/2012 tại Crescent Plaza (Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP. HCM) Chương trình từ thiện: Đi bộ vì trẻ em ở Hà Nội; chương trình lễ hội trăng rằm, cứu trợ đồng bào vùng thiên tai, thăm và tặng quà cho trẻ em mồ côi, người già neo đơn.. Bên cạnh đó, Samsung còn tài trợ cho các chương trình truyền hình, nổi bật nhất là chương trình The Voice (Giọng hát Việt) đang được đông đảo người theo dõi. 4.4. Quảng cáo: Khi tiến hành một chương trình quảng cáo, Samsung luôn đặt ra yêu cầu đối với các nhân viên marketing cần tiến hành năm quyết định chủ yếu sau - quyết định 5M Mission: Mục tiêu quảng cáo là gì? Money: Chi phí là bao nhiêu? Message: Lời truyền đạt cần phải gửi tới Media: Phương tiện kênh thông tin nào sử dụng? Measurement: Kết quả được định giá bằng cách nào? Nội dung quảng cáo của Samsung luôn được dựa theo nguyên tắc AIDA A: Get Attention (lôi cuốn sự chú ý) I: Hold Interest (làm cho thích thú) D: Create Desire (tạo sự ham muốn) A: Lead to Action (dẫn đến hành động mua hàng) Từ những tiêu chí đó, những hoạt động quảng cáo của Samsung luôn gặt hái được thành công. Điển hình là 1 hoạt động quảng cáo kinh điển ngay trong game Angry Bird – trò chơi đình đám được hàng triệu người chơi – trên Iphone. Đây là một nước cờ cao tay mà chính các nhà điều hành của Apple cũng không ngờ tới. Marketing qua mạng Samsung là một trong những hãng đầu tiên đặt quảng cáo trên FB, với hình ảnh chiếc Galaxy Note. Ngoài ra Samsung cũng đặt các bannel quảng cáo trên các trang báo mạng như Vnexpress, các trang web xem film, nghe nhạc..
Chương 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 2.4. Chiến lược cạnh tranh nội bộ ngành về lĩnh vực điện thoại thông minh 2.4. 3. Sự khác nhau trong cách áp dụng 4P ở Việt Nam và trên thế giới Bấm để xem Bài phân tích này sẽ chỉ ra 2 hướng đi khác biệt trong chiến lược Marketing Mix 4P của Việt Nam, đại diện là 1 Vsmart non trẻ và thế giới, đại diện là Apple. Có thể thấy, mỗi lần tung ra 1 sản phẩm, Apple, với cương vị người tiên phong, chủ trương kích thích sự tò mò, thích thú nơi người dùng bằng những sáng tạo. Mục tiêu của Vsmart thì lại khác, chủ yếu nghiên cứu, tối ưu hóa những xu hướng, kiểu dáng đang thịnh hành trên thị trường nhằm đem đến những trải nghiệm tốt nhất cũng như phù hợp với mức sống của quốc gia hiện hữu. Bấm để xem Product (sản phẩm) Đầu tiên, về vẻ bề ngoài, đặc biệt là chiếc màn hình, Apple cũng đã có nhiều bước đi mang tính cách mạng. Để đáp ứng với nhu cầu sử dụng smartphone ngày càng thường xuyên của người dùng toàn cầu, màn hình Iphone X vào thời điểm ra mắt có kích thước 5.8 inch, gần gấp đôi so với 3.5 inch trên những chiếc Iphone đầu tiên, với độ phân giải nay đã lên đến 1125 x 2436 pixel cùng tấm nền OLED mang lại khả năng hiển thị tuyệt vời, chưa kể màn hình "tai thỏ" thay cho thiết kế hình chữ nhật truyền thống và phần "cằm" dưới máy cùng nút Home huyền thoại đã bị loại bỏ, tất cả góp phần tạo nên tiếng vang cho hãng. Hưởng ứng làn sóng, Vsmart tung ra chiếc Joy 1+ màn hình lên đến 6.2 inch kết hợp với viền máy cực mỏng cùng độ phân giải HD+ (720 x 1520 pixels) cho độ sắc nét khá tốt. Cũng cần phải nói thêm là máy được trang bị màn hình IPS LCD nên khá bền, ngoài ra, người dùng còn có thể thao tác thông qua việc vuốt hay giữ viền máy chứ không cần đến một nút bấm nào trên màn hình, điều mà giờ đây các hãng điện thoại Android cũng đang theo đuổi nhằm tối đa hóa diện tích màn hình. Mặt lưng của chiếc điện thoại cũng là 1 điều khiến Apple quan tâm. Cụ thể, từ dòng iPhone 11 (và sắp tới là iPhone 12) đã có mặt lưng nhám – điều này có nghĩa chiếc điện thoại sang trọng khi được cầm sẽ không bám dấu vân tay, một điểm trừ khá khó chịu về mặt thẩm mỹ. Trong khi đó, Vsmart tiếp cận khách hàng của mình bằng vẻ trẻ trung trong thiết kế. Một điểm nhấn của điện thoại Vsmart đó là mặt lưng có thể thay đổi màu sắc tùy theo các góc nhìn khác nhau. Lấy cảm hứng từ sự sang trọng của đá quý, smartphone thế hệ 3 của VinSmart, VSmart Active 3 chính là sự đột phá về thiết kế mặt lưng thời thượng. Bề ngoài phải đẹp thì mới thu hút người dùng quan tâm. Từ quan tâm thì người dùng mới tìm hiểu những yếu tố khác. Tiếp theo, nói đến dòng chip Apple, hay gần đây nhất là chip A13 Bionic tích hợp trên bộ ba iPhone 11 có tốc độ xử lý và đồ họa nhanh hơn nhiều so với Exynos, Snapdragon hay Kirin trên smartphone Android. Khả năng xử lý đồ họa của GPU cũng cho kết quả mạnh tương tự với các đối thủ từ Android. Hơn nữa, Apple từ lâu đã đi trước Qualcomm, nhà sản xuất chip di động lớn nhất thế giới và sớm định cho mình 1 cái giá không hề rẻ. Về phần Vsmart, với tiềm lực về công nghệ vẫn còn khá mới mẻ, đã chủ động đánh vào phân khúc tầm trung. Điều đó lý giải việc hãng chỉ trang bị những con chip tầm trung trên sản phẩm của mình. Chip Snapdragon 350 hay 435 ở dòng Vsmart Joy tuy không mạnh nhất phân khúc nhưng lại cho 1 tốc độ trải nghiệm vừa đủ, phù hợp với khả năng kinh tế của đại đa số người dùng Việt hiện nay. Đối với chiếc Vsmart Active, hãng đã lên hẳn chip Snapdragon 660 kèm 6GB RAM để nâng cao tốc độ xử lý, nhờ đó người dùng có một trải nghiệm khá ấn tượng nhưng không cần bỏ ra quá nhiều chi phí, đúng như tiêu chí đề ra của hãng "Xiaomi Việt Nam" này. Ở một góc nhìn khác, hệ điều hành iOS cũng là 1 yếu tố quan trọng làm nên tên tuổi của những chiếc điện thoại"Táo khuyết. Sở dĩ iOS chiếm vị trí độc tôn trong lòng khách hàng vì sự mượt mà, dễ sử dụng (ngay cả người lớn tuổi cũng có thể học được) cũng như vì nó có thể chạy được trên nhiều thiết bị khác như iPad, iPod.. Ngoài ra iOS còn là biểu tượng của độ bảo mật thượng thừa, an toàn tuyệt đối cho thông tin của khách hàng khi mà ngay cả FBI cũng không thể mở được một khi bên Apple đã khóa chiếc máy. VOS, một cái tên đại diện cho trí tuệ Việt cũng đã có 1 chặng đường hoàn thiện mình không ngừng. Những ngày đầu, VOS được cho là khá nhàm chán khi ít tính năng cũng như giao diện quá đơn giản, thuần Android gốc. Tuy nhiên, Vsmart đã rất nhanh chóng cải thiện giao diện sử dụng, bổ sung các tính năng mới qua nhiều đợt nâng cấp. Và gần đây nhất, vào tháng 12/2019, phiên bản VOS 2.5 chính thức được phát hành, mang đến nhiều bước tiến lớn cho nền tảng này. Phiên bản này được trang bị thêm nhiều cải tiến với toàn bộ icon đã được thay đổi với những đường nét mềm mại và màu sắc mới mẻ, tạo điểm nhấn riêng cho những chiếc Vsmart. Song song đó, nếu Apple nổi tiếng với nền tảng iCloud, thì giờ đây Vsmart cũng đã có VinID để tăng cường độ bảo mật. Thậm chí, một bước đi táo bạo hơn là VOS 2.5 cho phép người dùng nhập dữ liệu như Tin nhắn, Danh bạ, Lịch sử cuộc gọi, Ảnh và Video trực tiếp từ tài khoản iCloud của iPhone chuyển vào smartphone Vsmart như là 1 cách chào đón khách hàng nếu như họ có nhu cầu chuyển sang sản phẩm thuần Việt này. Cứ như vậy, trong khi iPhone đầu tư đội ngũ và tiền bạc để nuôi dưỡng sự tinh tế, sang trọng thì hãng Vsmart trẻ tuổi liên tục trưởng thành hơn trong việc bắt kịp những xu hướng đó để rồi cho ra đời những chiếc điện thoại ngon-bổ-rẻ. Cách làm của iPhone có thể xem như là hướng đến sự hoàn hảo, rất hợp với những người yêu thích sự ổn định; còn Vsmart thực sự chậm rãi, lắng nghe khách hàng (đặc biệt là khách hàng Việt) để thích nghi, vươn lên làm chủ mảnh đất tầm thấp và trung hiện tại đang rất màu mỡ này.
Chương 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH, THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 2.4. Chiến lược cạnh tranh nội bộ ngành về lĩnh vực điện thoại thông minh 2.4. 3. Sự khác nhau trong cách áp dụng 4P ở Việt Nam và trên thế giới (tiếp) Bấm để xem Price (giá cả) Apple từ lâu đã theo đuổi chiến lược giá cao và phân khúc thị trường cao cấp đối với các sản phẩm của mình cùng những dịch vụ, phụ kiện khác. Chiến lược này giúp Apple thành công rất lớn và đem lại khoản doanh thu cũng như lợi nhuận khổng lồ trong nhiều năm liên tiếp. CEO của Apple, Tim Cook, cũng nhận xét phân khúc cao cấp có tiềm năng không hề kém cạnh phân khúc đại chúng và đó là lý do để Apple tiếp tục con đường đã định. "Luôn có tiềm năng từ phân khúc đại chúng. Nhưng chúng tôi không nằm trong phân khúc đó. Có những khách hàng luôn muốn có những sản phẩm tốt nhất hơn là quan tâm tới giá. Và tôi muốn cạnh tranh điên cuồng để chiếm lĩnh những khách hàng đó", ông cho biết. Song song đó, Apple vừa công bố kết quả kinh doanh của quý 1 năm tài chính 2020, theo đó doanh thu của hãng là 91, 8 tỉ USD, cao kỉ lục từ trước đến nay, vượt luôn dự đoán của các nhà phân tích, tăng 8, 3% so với năm ngoái. Về lợi nhuận ròng ghi nhận 22, 2 tỉ USD, tăng 19%. Đây có thể xem là quý kinh doanh cực kì thành công của Apple nhờ iPhone 11, AirPods, AirPods Pro doanh thu từ các mảng dịch vụ cùng với sức mua tăng vào mùa mua sắm cuối năm. Tổng cộng hiện đã có 1, 5 tỉ thiết bị iDevices đang sử dụng trên toàn cầu. Trong khi đó, Vsmart đang tỏ rõ quyết tâm là một hãng điện thoại giá rẻ. Chìa khóa của Vsmart cũng không hề khác biệt với Realme và Xiaomi trước đây: Phá giá cấu hình. So với smartphone trong cùng tầm giá, cấu hình của Vsmart bao giờ cũng cao hơn hẳn. Ví dụ, chiếc Joy 3 mới đây sử dụng Snapdragon 632 và 3 camera trong khi Redmi 8A chỉ dùng Snapdragon 439 còn Realme C2 dùng Helio P22 và camera đơn. Người mua kinh phí hạn hẹp nhưng lại cần một trải nghiệm mượt mà hơn và một bộ camera đa năng hơn chắc chắn sẽ tìm đến smartphone của Vsmart. Bên cạnh nỗ lực gia tăng thị phần, VinSmart còn đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao tỷ trọng của các dòng điện thoại thông minh dưới 2 triệu đồng. Theo báo cáo của GfK, từ 1% tổng thị trường vào đầu tháng 2/2020 – đến cuối tháng 3/2020, phân khúc dưới 1 triệu đồng đã tăng lên 4, 4%, trong đó Vsmart chiếm 77%. Tương tự, phân khúc điện thoại thông minh dưới 2 triệu đồng đã tăng từ 6, 5% lên 11, 1%, trong đó Vsmart chiếm 70% toàn phân khúc. Bấm để xem Place (địa điểm) Có thể thấy, sau khi đã củng cố được vị thế của mình tại thị trường trong nước và một số nước lớn, Apple tiến tới thực hiện các kí kết về phân phối độc quyền sản phẩm Iphone đến nhiều nước hơn trên thế giới. Khi các thị trường truyền thống châu Âu và Mỹ đã "bội thực" smartphone, châu Á sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho Apple. Hiện nay, có rất nhiều nhà phân phối lớn trên thế giới về sản phẩm iPhone. Điển hình là một số nhà phân phối lớn như Verizon Wireless, Sprint, nhà mạng AT&T.. ở Mỹ, Orange tại Pháp, MTS tại Nga, T-Mobile tại châu Âu.. Còn để mở rộng kênh phân phối của mình tại thị trường Việt Nam, Apple đã lần lượt kí kết các hợp đồng phân phối độc quyền sản phẩm Iphone với hai nhà mạng lớn của VN đó là Vinaphone và Vietel. Đó là về độ phủ sóng, ngoài ra Apple còn 1 điểm đáng chú ý khác mà các hãng điện thoại lớn cũng phải kiêng dè – hệ thống bán hàng. Hiện nay các cửa hàng của Apple được xây dựng gồm có 2 cấp: Cấp thứ nhất là Apple Premium Reseller (APR), cấp 2 là Apple Authorised Reseller (AAR), cả 2 đều do Apple quản lý nghiêm ngặt, chất lượng hàng hóa và chế độ bảo hành như nhau. Điểm khác biệt là về diện tích và cách trưng bày. APR thường có diện tích trên 100m2, nằm trong các khu vực trung tâm, chi phí đầu tư lớn còn AAR thì linh hoạt hơn, nằm ở nhiều địa điểm phong phú. Khác biệt thứ 2, AAR là đại lý ủy quyền của Apple, nhưng hoàn toàn có thể bán sản phẩm của các hãng khác. Còn APR thì chỉ được phép bán sản phẩm của Apple, cùng các phụ kiện, ngoài ra không được bán sản phẩm cùng loại của hãng khác chưa qua công nhận của Apple. Các cửa hàng do Apple ủy nhiệm đều phải tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu thiết kế gian hàng, chính sách kinh doanh. Đối với cấp độ cao nhất như APR, doanh nghiệp phải tuân thủ thiết kế chi tiết cho gian hàng của Apple tại Mỹ, nội thất cũng phải nhập từ nước ngoài. Trong cửa hàng, vị trí đặt iPad, iPhone, Macbook, phụ kiện hay nơi đặt bảng giá, banner, tờ rơi.. cũng phải theo làm đúng thiết kế do Apple yêu cầu. Theo giới chuyên môn, Apple Store có được thành công như hiện nay chủ yếu nhờ sở hữu 5 yếu tố tạo nên sự khác biệt, đó là tính thẩm mỹ của cửa hàng; thái độ phục vụ niềm nở của nhân viên; khâu tư vấn và đưa ra lời khuyên nhiệt tình; hỗ trợ khách hàng tốt và tạo ra được cảm hứng cho khách hàng. Đồng thời, theo xu hướng phát triển của các nền tảng công nghệ, đế chế "Táo khuyết" nay đã lan sang các nền tảng dịch vụ online. Đầu năm 2018, trang thương mại điện tử Lazada đã được Apple ủy quyền trở thành nhà phân phối trực tuyến toàn khu vực Đông Nam Á. Nhận thấy tiềm năng, sau khi được Alibaba đầu tư 4 tỷ USD, Lazada bắt đầu mở rộng kinh doanh, trong đó có mảng phân phối trực tiếp sản phẩm của Apple. Quay trở lại Việt Nam, "tân binh" Vsmart cũng đang tỏ ra rất nỗ lực để tập trung tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường trong nước khi sở hữu hệ thống phân phối smartphone lớn, với hơn 5.000 điểm bán hàng khắp nước. Có thể thấy, bước đi của Vsmart cũng giống như bao hãng điện thoại thông minh khác – chiếm lĩnh thị trường nội địa là ưu tiên hàng đầu. Vì thế, hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh là hệ thống phân phối smartphone lớn nhất thị trường, với hơn 5.000 điểm bán hàng khắp cả nước, điều mà ngay những thương hiệu đang giữ "ngôi vương" về thị phần cũng không thể sánh bằng. Với 3 tiêu chí "dễ mua, dễ dùng, dễ sửa", có lẽ Vsmart là thương hiệu điện thoại có triết lý gần gũi nhất với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Trong đó, yếu tố "dễ mua" được đặt lên hàng đầu bởi lợi thế vượt trội về mạng lưới phân phối smartphone Vsmart. Việc đưa sản phẩm công nghệ Việt chinh phục thị trường châu Âu khó tính khẳng định khát vọng đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới, trong đó điện thoại thông minh là sản phẩm đầu tiên của Tập đoàn Vingroup. Ngày 20.3. 2019, Công ty VinSmart (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã chính thức công bố Ra mắt thương hiệu và sản phẩm Vsmart tại Tây Ban Nha. Theo Công ty VinSmart, các sản phẩm Vsmart sẽ được phân phối qua chuỗi gần 90 cửa hàng của Công ty MediaMarkt - nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng số một châu Âu - với hơn 35 năm kinh nghiệm và đã có mặt tại 13 quốc gia trên thế giới. Sau đó không lâu, vào tháng 5/2019, Vsmart cùng với đối tác phân phối sản phẩm là Công ty Strong Source, đã chính thức gia nhập thị trường Myanmar. Theo đó, các sản phẩm Vsmart sẽ được phân phối thông qua gần 1.500 cửa hàng của nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng và kinh doanh đa ngành số 1 tại Myanmar. Qua Strong Source, Vsmart đồng thời hợp tác với 2 nhà bán lẻ lớn (phân phối trực tiếp và trực tuyến) tại Myanmar là Mytel (Viettel) và Shop.com. Mm (Alibaba). Điểm đến tiếp theo, chỉ sau gần một năm thành lập VinSmart (6/2018), công ty của Vingroup đã sẵn sàng bắt đầu sứ mệnh quốc tế với việc chiếm lĩnh phân khúc thị trường điện thoại di động Nga. Từng sản phẩm sẽ có từng phân khúc khách hàng nhất định. Còn giá sẽ phù hợp nhất cho từng phân khúc mà Vingroup đã lựa chọn để bán hàng ở Nga. Nếu so sánh với giá ở Việt Nam thì mức độ chênh lệch không nhiều. Qua đó chúng ta có thể thấy rõ: Trong khi Apple với nhiều năm là 1 đế chế điện thoại thông minh, đã thâm nhập sâu vào từng nền tảng và làm rất tốt khâu triển khai đội ngũ bán hàng. Ở vị trí tân binh, hiện tại Vsmart với khát vọng tỏ rõ ưu thế trước các đối thủ kỳ cựu, sau khi làm tốt ở thị trường nội địa đã không ngừng lại mà chủ động bắt tay với các nhà phân phối nhằm tìm kiếm cơ hội từ các thị trường trên thế giới.